Giáo trình thẩm định giá máy móc thiết bị (phần 2)
lượt xem 107
download
Tham khảo tài liệu 'giáo trình thẩm định giá máy móc thiết bị (phần 2)', kỹ thuật - công nghệ, cơ khí - chế tạo máy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình thẩm định giá máy móc thiết bị (phần 2)
- Giáo trình thẩm định giá máy móc thiết bị (phần 2) V. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC, THIẾT BỊ 1. Khái niệm: Quy trình thẩm định giá là một kế hoạch thực hiện có tổ chức và logic, được sắp xếp phù hợp với các quy tắc cơ bản đã được xác định rõ, nó giúp c ho nhà thẩm định giá có thể đưa ra một kết luận ước tính giá trị có cơ sở và có thể tin tưởng được. 2. Quy trình thẩm định giá: Nhìn chung, qui trình thẩm định giá máy móc thiết bị tương tự như qui định thẩm định giá các loại tài sản khác nhưng nội dung cụ thể của các bước cần được điều chỉnh phù hợp với việc thẩm định giá máy thiết bị. 2.1. Xác định vấn đề (xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và cơ sở thẩm định giá). - Nghiên cứu, khảo sát thực tế máy móc, thiết bị, qua đó ghi nhận các đặc trưng về kỹ thuật, công dụng; đặc điểm pháp lý của máy móc, thiết bị.
- - Xác định mục đích thẩm định giá và các nguồn tài liệu cần thiết nào phục vụ cho công việc thẩm định giá. - Ngày có hiệu lực của việc thẩm định giá, mức thu tiền dịch vụ thẩm định giá (sau khi thoả thuận với khách hàng) và thời gian hoàn thành báo cáo thẩm định. - Hợp đồng thẩm định giá: cần thảo luận mục đích, nội dung, phạm vi, đối tượng thẩm định giá đã được ghi nhận trong hợp đồng thẩm định giá, nhằm tránh việc khiếu nại, không chấp nhận kết quả thẩm định sau này. 2.2. Lập kế hoạch thẩm định giá - Cần có kế hoạch, trình tự thu thập tài liệu trên thị trường làm cơ sở để so sánh, cụ thể là nguồn tài liệu đúng đắn, đáng tin cậy, chính xác. - Cần có kế hoạch phân tích tài liệu thu thập được, tài liệu nào có thể sử dụng được và tài liệu nào không sử dụng được. - Lập đề cương báo cáo thẩm định giá và chứng thư (văn bản trả lời) kết quả thẩm định giá . - Lên lịch thời gian về tiến độ thực hiện kế hoạch phù hợp, để có hoàn thành báo cáo thẩm định đúng thời hạn cho khách hàng. 2.3. Thu thập số liệu thực tế (khảo sát hiện trường nếu có) - Thu thập các thông tin về giá trên thị trường thế giới và thị trường trong nước liên quan đến tài sản, hàng hoá cần thẩm định giá.
- - Cần phân biệt nguồn tài liệu theo thứ tự chủ yếu và thứ yếu, các tài liệu chi tiết thuộc từng lĩnh vực nghiên cứu cụ thể như: kỹ thuật, kinh tế, khoa học, xã hội... - Phân tích, xác minh, so sánh số liệu trong hồ sơ thẩm định giá với những thông tin về giá thu thập được, tài liệu nào có thể so sánh được và tài liệu nào không so sánh được. - Điều quan trọng là các tài liệu thu thập được phải được kiểm chứng thực tế và cần được giữ bí mật, không được phép công khai. - Trong trường hợp cần thiết tiến hành khảo sát thực trạng tài sản. 2.4. Vận dụng số liệu thực tế và phân tích. - Phân tích thị trường: Các vấn đề của thị trường ảnh hưởng đến giá trị tài sản cần thẩm định giá (cung cầu, lạm phát, độc quyền mua, độc quyền bán...) - Phân tích tài sản: Các tính chất và đặc điểm nổi bật của của tài sản ảnh hưởng đến giá trị tài sản như: xác định mức độ hao mòn của tài sản: cần xác định các đặc điểm kỹ thuật, tính chất và hiện trạng của tài sản để xác định chất lượng còn lại do hao mòn hữu hình và vô hình. - Phân tích so sánh về các đặc điểm có thể so sánh được của tài sản, lựa chọn thông tin phù hợp nhất làm cơ sở thẩm định giá. 2.5. Xác định giá trị tài sản thẩm định giá .
- Mụ c đích c ủ a b ướ c này là d ự ki ế n k ế t qu ả th ẩ m đ ị nh giá tài s ả n m ộ t cách h ợ p lý nh ấ t: - Căn c ứ m ụ c đích, lo ạ i tài s ả n và các thông tin thu th ậ p đ ượ c, l ự a ch ọ n ph ươ ng pháp th ẩ m đ ị nh giá phù h ợ p. - Tính toán và d ự ki ế n k ế t qu ả th ẩ m đ ị nh giá 2.6. L ậ p báo cáo và ch ứ ng th ư th ẩ m đ ị nh giá. Nội dung của báo cáo thẩm định giá phụ thuộc vào bản chất và mục đích của công việc thẩm định giá. Báo cáo thẩm định giá là sản phẩm của toàn bộ công việc thẩm định giá, là kết quả của những nỗ lực và kỹ năng nghề nghiệp của nhà thẩm định giá. Báo cáo kết quả thẩm định giá do thẩm định viên về giá lập theo qui định tại tiêu chuẩn số 04 ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18-4-2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Kết thúc bước này, doanh nghiệp thẩm định giá, tổ chức có chức năng thẩm đinh giá phải thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định giá của mình đến khách hàng bằng chứng thư thẩm định giá. VI. KHẤU HAO MÁY, THIẾT BỊ: Chúng ta biết rằng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, máy, thiết bị là tài sản cố định của doanh nghiệp, có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trong quá trình đó máy, thiết bị vẫn giữ nguyên hình thái vật
- chất ban đầu nhưng giá trị hao mòn dần và được chuyển dần từng bộ phận vào giá trị sản phẩm dưới hình thức khấu hao. Bộ phận chuyển dịch của máy móc thiết bị này là một yếu tố chi phí sản xuất của doanh nghiệp và được bù đắp khi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường. Tuy nhiên không phải loại máy móc nào cũng là tài sản cố định của doanh nghiệp để được trích khấu hao, mà chỉ những loại thoã mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn dưới đây: - Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. - Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định. Mức giá trị này thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế nhất định. Ở nước ta hiện nay quy định giá trị tối thiểu cho máy móc để được trích khấu hao là 10 triệu đồng. Những máy, thiết bị thoã mãn cả 2 điều kiện trên thì sẽ được trích khấu hao theo chế độ hiện hành của Bộ Tài Chính. Để hiểu về khấu hao và trích khấu hao ta lần lượt nghiên cứu các các nội dung sau: 1.1 Nguyên giá Máy móc thiết bị: Định nghĩa: Nguyên giá tài máy móc thiết bị là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có móc thiết bị tính đến thời điểm đ ưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, bao gồm:
- - Giá mua thực tế cùa máy móc - Các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử. - Laĩ vay ngân hàng (phần vay để mua máy thiết bị nếu có) - Thuế và các khoản phải nộp (Lệ phí trước bạ...) 1.2 Hao mòn Khái niệm: Hao mòn của máy móc là sự giảm dần về giá trị của máy móc do tham gia vào hoạt động kinh doanh. Hao mòn do bào mòn của tự nhiên là hao mòn hữu hình, hao mòn do tiến bộ của kỹ thuật là hao mòn vô hình. Giá trị giảm dần do hao mòn được chuyển dịch dần dần vào sản phẩm hoàn thành. Hao mòn vô hình có thể có do các trường hợp sau: - Năng suất lao dộng nâng cao, nên người ta có thể sản xuất được máy móc mới có tính năng tác dụng như máy cũ nhưng giá rẻ hơn. - Do kỹ thuật cải tiến người ta sản xuất được loại máy mới tuy giá trị bằng máy cũ nhưng có công suất cao hơn. 1.3 Khấu hao móc thiết bị: Khái niệm: Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy
- móc thiết bị vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của máy móc thiết bị. Trong quá trình sản xuất, máy móc thiết bị sử dụng bị hao mòn hữu hình, vô hình và chuyển dịch dần giá trị vào sản phẩm hoàn thành. Bộ phận giá trị này là một yếu tố chi phí sản xuất hợp thành giá thành sản phẩm, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao máy móc thiết bị. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích để bù đắp lại dần dần và tích luỹ thành quỹ khấu hao. Giá trị của bộ phận máy móc tương ứng với mức hao mòn chuyển dịch dần vào sản phẩm gọi là chi phí khâú hao của máy móc thiết bị. 1.3.1. Ý nghĩa của việc tính toán khấu hao chính xác - Giúp cho việc tính giá thành, phí lưu thông và xác định lãi lỗ của doanh nghiệp được chính xác. - Có tác dụng đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản suất mở rộng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp. - Trong công tác thẩm định giá giúp thẩm định viên xác định chính xác thời gian còn lại phải tính khấu hao của máy thiết bị, qua đó ước tính được chất lượng còn lại của máy thiết bị để phục vụ công tác thẩm định giá. 1.3.2. Các phương pháp tính khấu hao: Việc lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp là việc làm hết sức quan trọng để có được nguồn vốn nhằm bù đắp hao mòn, đầu tư mua mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. a/ Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định
- Công thức tính: NG KH = Nsd Trong đó: KH: Mức trích khấu hao trung bình hàng năm. NG: Nguyên giá của máy móc thiết bị. Nsd: Thời gian sử dụng của máy móc thiết bị (năm) Tỷ lệ khấu hao bình quân năm = KH NG *100% NG = Nsd *100% NG 1 = *100% Nsd Ưu điểm : Mức khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn làm cho giá thành sản phẩm được ổn định. Số tiền khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng đủ để bù đắp giá trị ban đầu của máy móc thiết bị. Cách tính này đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra.
- Nhược điểm: Do mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được trích một cách đồng đều, nên khả năng thu hồi vốn chậm, nhiều trường hợp không phản ánh đúng lượng hao mòn thực tế của máy móc thiết bị,đặc biệt đối với những máy móc thiết bị có tỷ lệ hao mòn vô hình lớn. Nhận xét: Luỹ kế số tiền khầu hao đến năm cuối cùng luôn luôn bằng nguyên giá của tài sản. Để khắc phục hao mòn vô hình, có thể khấu hao nhanh theo 2 phương pháp dưới đây, nhằm thu hồi vốn nhanh để tái tạo máy móc mới hiện đại hơn, có công suất cao hơn. a/ Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: - Công thức tính Số tiền khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của máy thiết bị * Tỉ lệ khấu hao Trong đó: Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp này thường lớn hơn tỷ lệ khấu hao của phương pháp đường thẳng, cụ thể:
- Tỷ lệ khấu hao = Tỉ lệ khấu hao BQ theo * Hệ số phương pháp tuyến tính + Hệ số cụ thể phụ thuộc vào thời hạn sử dụng máy móc: - “ Đến 4 năm: hệ số 1,5 - “ Từ trên 4 năm đến 6 năm: hệ số 2 - “ Từ trên 6 năm trở lên: hệ số 2,5. Đặc điểm: Theo phương pháp này, số tiền trích khấu hao hàng năm được giảm dần theo bậc thang luỹ thoái. Số tiền trích khấu hao nhiều ở những năm đầu và giảm dần ở những năm sau. Lạm phát càng cao thì người ta dùng tỉ lệ khấu hao càng lớn để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp. - Ưu điểm: Có khả năng thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình của máy móc thiết bị. - Nhược điểm: - Số tiền khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng không đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc. Do vậy, thường đến nửa năm cuối thời gian phục vụ của máy móc thiết bị, người ta trở lại dùng phương pháp khấu hao tuyến tính cố định.
- - Cách tính phức tạp, hệ số khó xác định chính xác. - Mức khấu hao khác nhau giữa các năm nên phân bổvào giá thành sản phẩm không ổn định. Nhận xét: Tổng của luỹ kế số tiền khấu hao với giá trị còn lại đến năm cuối cùng luôn luôn bằng nguyên giá của tài sản. điều này giúp có thể kiểm tra được việc tính toán số tiền khấu hao hàng năm của chúng ta có đúng hay không ? c) Phương pháp khấu hao tổng số: - Công thức tính : Số tiền khấu hao hàng năm = NG máy móc thiết bị * Tỷ lệ khấu hao mỗi năm. Trong đó: Tỷ lệ khấu hao mỗi năm = số năm phục vụ còn lại của máy, thiết bị/ tổng số của dãy số thứ tự (từ 1 cho đến số hạng bằng thời hạn phục vụ của máy). Theo phương pháp này thì tỉ lệ khấu hao mỗi năm khác nhau và giảm dần. Ưu điểm: - Giống phương pháp 2: Thu hồi vốn nhanh hơn phương pháp 1, hạn chế được hao mònvô hình -Khắc phục được nhược điểm củaphương pháp 2: Số khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng đủ bù đắp giá trị ban đầu củâmý móc thiết bị. - Số khấu hao được trích luỹ kế đến nămcuối cùng đủ bù đắp giá trị ban đầu của máy móc.
- Nhược điểm: - Cách tính phức tạp - Mức khấu hao khác nhau giữa các năm nên phân bổ vào giá thành sản phẩm không ổn định. Nhận xét: Tổng tỉ lệ khấu hao tất cả các năm luôn luôn bằng 100%. đây là kết quả để có thể kiểm tra xem việc tính tỉ lệ khấu hao mỗi năm của chúng ta có đúng hay không? d, Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm Căn cứ: - Hồ sơ tài sản, xác định số lượng/khối lượng sảnphẩm theo công suất thiết kế: Công thức: Mức trích khấu hao = Số lương Sp.Sx x Mức trích khấu hao bình trong tháng quân tính cho 1 đơn vị SP trong tháng
- Mức trích khấu hao bình quân = . Nguyên giá . tính cho một đơn vị sản phẩm Số lượng theo công suất thiết kế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình thẩm định giá máy móc thiết bị (phần 1)
7 p | 380 | 145
-
Giáo trình thẩm định giá máy móc thiết bị (phần 3)
15 p | 309 | 120
-
Giáo trình thẩm định giá máy móc thiết bị (phần cuối)
9 p | 260 | 104
-
Giáo trình công nghệ chế tạo máy - Chương 13: Gia công định hình
13 p | 267 | 72
-
GIÁO TRÌNH MÁY ĐIỆN II - PHẦN III CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG CỦA MÁY ĐIỆN XOAY CHIỀU - CHƯƠNG 2
19 p | 181 | 48
-
Giáo trình máy CNC và Robot công nghiệp 6
6 p | 123 | 29
-
Quản lý rủi ro có hiệu quả , phương thức tiếp cận mới để các nhà quản lý dự án bước vào thế kỷ 21
9 p | 106 | 23
-
Chương 13: Dây quấn phần ứng MĐ xoay chiều
14 p | 71 | 12
-
Quá trình hình thành giáo trình hướng dẫn cân kính trong nền công nghiệp vật chất p3
9 p | 59 | 6
-
Ảnh hưởng của giao tiếp đến đánh giá lỗi robot trong tương tác người – robot
5 p | 24 | 4
-
Nghiên cứu thiết kế mạch thoại riêng cho các hộ gia đình sống lân cận nhau
4 p | 38 | 2
-
Kết quả rà soát, cập nhật chuẩn đầu ra và chương trình ngành Khoa học Hàng hải
7 p | 34 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn