T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
<br />
HIỂU BIẾT, THÁI ĐỘ VÀ MỨC TIÊU THỤ NƯỚC NGỌT CÓ GA<br />
KHÔNG CỒN Ở HỌC SINH HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
TẠI HÀ NỘI NĂM 2015<br />
Nguyễn Thanh Hà*; Lê Thị Thu Hà*; Hà Anh Đức**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả hiểu biết, thái độ và tần suất, lượng tiêu thụ nước ngọt có ga không cồn<br />
(NNCGKC) tại hai trường phổ thong trung học (PTTH) tại Hà Nội năm 2015. Phương pháp:<br />
nghiên cứu mô tả cắt ngang và điều tra tần suất bán định lượng tiêu thụ thực phẩm trên 620<br />
học sinh ở 2 trường THPT Hà Nội năm 2015 (1 trường ở khu vực nội thành và một trường khu<br />
vực ngoại thành). Kết quả và kết luận: hiểu biết về nguy cơ đối với sức khỏe của NNCGKC ở<br />
học sinh rất thấp (11.9% học sinh liệt kê đủ thành phần NNCGKC; 2.7% kể đủ 8/8 nguy cơ sức<br />
khỏe khi sử dụng). 31.4% học sinh không đồng tình từ bỏ uống nước ngọt có ga kể cả khi biết<br />
nguy cơ đối với sức khỏe. 83.1% học sinh có sử dụng nước ngọt có ga trong vòng 1 tháng trước<br />
cuộc điều tra, trong đó mức độ thường xuyên uống NNCGKC cao nhất là 1 - 2 lần/tuần (21,3%).<br />
Trung bình 1 học sinh tiêu thụ 2.094 ml nước ngọt có ga trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra,<br />
học sinh ngoại thành uống nhiều hơn so với nội thành và nam uống nhiều hơn nữ (p < 0,01).<br />
* Từ khóa: Nước ngọt có ga không cồn; Học sinh phổ thong trung học; Hiểu biết; Thái độ;<br />
Tần xuất; Mức tiêu thụ.<br />
<br />
Knowledge, Attitude, Frequency and Level of Consumption Regarding<br />
Non-Alcoholic Carbonated Soft Drinks among Pupils from Two High<br />
Schools in Hanoi in 2015<br />
Summary<br />
Objectives: To describe the knowledge, attitude and frequency and level of non-alcoholic<br />
carbonated soft drink (NCSD) consumption among pupils from two high schools in Hanoi in 2015.<br />
Methods: We used a cross-sectional study design and conducted a semi-quantitative food<br />
frequency survey with the participation of 620 pupils from two high schools in Hanoi in 2015<br />
(one school in the urban area and the other in the suburban area). Results and conclusion: The<br />
high school pupil’s knowledge of health risk related to the consumption of NCSD was very poor<br />
(11.9% of the pupils gave a full list of ingredients in NCSD; 2.7% mentioned all of the eight<br />
health risks when consuming NCSD). Of all the pupils participated in the study, 31.4% refused<br />
to quit the habit of consuming NCSD although they were already aware of health risks related to<br />
NCSD consumption. One month prior to the study, 83.1% of the pupils consumed NCSD, in<br />
which the proportion of pupils taking in NCSD 1 - 2 times/week was the highest (21.3%). On<br />
average, one pupil consumed 2,094 ml NCSD within one month prior to the study, suburban<br />
pupils drank more than urban ones, and male pupils drank more than female ones (p < 0.01).<br />
* Key words: Non-alcoholic carbonated soft drink; pupils of high schools; Knowledge; Attitude;<br />
Frequency; Level of consumption.<br />
* Học viện Quân y<br />
** Bộ Khoa học Công nghệ<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Hà (nth1@heph.edu.vn)<br />
Ngày nhận bài: 24/11/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 06/01/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 20/01/2017<br />
<br />
24<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nước ngọt có ga không cồn là loại nước<br />
uống được ưa chuộng phổ biến trên thế<br />
giới, đặc biệt đối với trẻ em, thanh thiếu<br />
niên nên một lượng rất lớn NNCGKC<br />
được tiêu thụ hàng năm. Trong NNCGKC,<br />
ngoài một phần nước tinh khiết hoặc một<br />
số loại có thêm nguyên liệu tự nhiên,<br />
phần còn lại đều là các chất như hương<br />
vị, chất màu, chất bảo quản [6].<br />
Trên thế giới, trung bình mỗi người<br />
tiêu thụ khoảng 36 lít NNCGKC năm 1997<br />
và đã tăng lên nhanh chóng (43 lít) vào<br />
năm 2010 [4]. Nghiên cứu về sử dụng<br />
NNCGKC ở Mỹ năm 2012 cho thấy, 42%<br />
người trưởng thành uống ít nhất 2 lần/tuần<br />
[2], còn nghiên cứu ở Úc trên nhóm 16 18 tuổi, mỗi lần uống 364 ml NNCGKC,<br />
trong đó nam uống khoảng 480 ml và nữ<br />
uống khoảng 240 ml [8].<br />
Nhiều nghiên cứu đã cảnh báo một số<br />
tác hại đến sức khỏe người dùng nếu sử<br />
dụng hàng ngày hoặc quá mức như: gây<br />
béo phì, mỡ máu, tiểu đường, bệnh gout<br />
và tăng nguy cơ bị ung thư [4, 5, 7]. Bên<br />
cạnh đó, có một số nghiên cứu trên thế<br />
giới đề cập đến kiến thức và thái độ của<br />
người tiêu dùng về NNCGKC và đều thấy<br />
kiến thức và thái độ của đối tượng nghiên<br />
cứu về NNCGKC còn hạn chế [3, 9].<br />
Ở Việt Nam, tỷ lệ sử dụng NNCGKC<br />
rất cao trong các dịp lễ hội, liên hoan<br />
(75.8%). Tần suất tiêu thụ NNCGKC cao<br />
nhất 3 - 4 lần/tuần và 1 - 2 lần/tuần chiếm<br />
khoảng 28,6%, trong đó nam uống nhiều<br />
hơn nữ [6]. Việc xác định lượng tiêu thụ<br />
NNCGKC ở Việt Nam chủ yếu dựa vào<br />
sản lượng bán trên thị trường. Rất ít<br />
nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến hiểu<br />
biết và thái độ của người tiêu dùng về<br />
NNCGKC, đặc biệt ở đối tượng học sinh,<br />
<br />
là nhóm có xu thế sử dụng loại nước này<br />
nhiều nhất trong quần thể. Bài báo này<br />
nhằm: Mô tả hiểu biết, thái độ và xác định<br />
tần suất, lượng tiêu thụ NNCGKC trong<br />
vòng 1 tháng trước cuộc điều tra của học<br />
sinh 2 trường THPT tại Hà Nội, năm 2015.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, bao gồm<br />
phỏng vấn kiến thức, thái độ của học sinh<br />
về NNCGKC và điều tra tần suất tiêu thụ<br />
thực phẩm bán định lượng được tiến<br />
hành ở hai trường THPT tại Hà nội từ<br />
tháng 2 đến tháng 8 - 2015 (thời gian thu<br />
thập số liệu trong nửa đầu tháng 5 - 2015).<br />
* Cỡ mẫu và chọn mẫu:<br />
Áp dụng cỡ mẫu ước lượng cho 1 tỷ lệ,<br />
với các giá trị: Z1-α/2: giá trị giới hạn tương<br />
ứng với độ tin cậy 95% (α = 0,05) thì Z1-α/2 =<br />
1,96; p = 0,273 [10]: tỷ lệ học sinh có hiểu<br />
biết chưa đúng về sử dụng NNCGKC;<br />
d = 0,05 (sai số cho phép) và DE = 2<br />
(hiệu lực thiết kế), tính được cỡ mẫu 610<br />
người, ước tính có 5% đối tượng từ chối<br />
tham gia, nên tổng số học sinh cần lấy<br />
645 người, Như vậy, mỗi trường cần có<br />
320 học sinh.<br />
Sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều<br />
giai đoạn. Chọn 2 trường THPT tại Hà Nội:<br />
1 trường nội thành (Trường Trần Nhân<br />
Tông T) và 1 trường ngoại thành (Trường<br />
Ứng Hoà A) bằng phương pháp bốc thăm.<br />
Mỗi lớp của trường có trung bình khoảng<br />
50 - 55 học sinh. Vì vậy, cần chọn 6 lớp ở<br />
mỗi trường (mỗi khối lớp 10, 11 và 12<br />
chọn 2 lớp bằng phương pháp bốc thăm<br />
ngẫu nhiên), sau đó chọn toàn bộ học<br />
sinh của 6 lớp đã được chọn. Trên thực<br />
tế tổng số học sinh của 2 trường tham gia<br />
nghiên cứu là 620 học sinh.<br />
25<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
* Phương pháp và công cụ thu thập<br />
số liệu:<br />
Cuối mỗi buổi học, học sinh được mời<br />
ở lại để cân đo, trả lời phỏng vấn. Thu<br />
thập hiểu biết và thái độ của học sinh đối<br />
với NNCGKC bằng phiếu phỏng vấn đã<br />
được thử nghiệm trên 15 học sinh và điều<br />
chỉnh cẩn thận sau thử nghiệm.<br />
Tần suất và mức tiêu thụ NNCGKC<br />
trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra<br />
được phỏng vấn bằng phiếu hỏi ghi tần<br />
suất tiêu thụ thực phẩm bán định lượng.<br />
Phiếu điều tra đã liệt kê tất cả loại nước<br />
ngọt có ga đang tiêu thụ phổ biến trên thị<br />
trường tại thời điểm nghiên cứu, điều tra<br />
viên hỏi lần lượt từng loại về số lần tiêu<br />
thụ theo ngày, theo tuần và theo tháng<br />
hoặc trong các dịp liên hoan trong tháng<br />
qua và số lượng mỗi lần tiêu thụ. Để tránh<br />
sai số nhớ lại, điều tra viên gợi ý các dấu<br />
mốc quan trọng hay sử dụng nước ngọt<br />
trong vòng 1 tháng trước cuộc điều tra<br />
như ngày lễ, liên hoan, sinh nhật... Điều tra<br />
viên đã sử dụng ảnh các mẫu cốc, lon,<br />
chai nước ngọt thông dụng nhằm giúp đối<br />
tượng ước lượng một cách chính xác nhất<br />
<br />
số lượng nước ngọt mỗi lần tiêu thụ. Thống<br />
nhất cách ghi chép mức tiêu thụ là ml.<br />
* Phương pháp phân tích số liệu:<br />
Số liệu được nhập bằng phần mềm<br />
Epi.data 3.0 và phân tích bằng phần mềm<br />
SPSS 19.0. Lượng nước ngọt có ga của<br />
1 học sinh trong vòng 1 tháng trước cuộc<br />
điều tra được tính bằng = (lượng nước ngọt<br />
có ga của uống theo ngày x 30) + (lượng<br />
nước ngọt có ga uống theo tuần x 4) +<br />
(lượng nước ngọt có ga uống theo tháng) +<br />
(lượng nước ngọt có ga thỉnh thoảng uống).<br />
* Đạo đức của nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu đã được hội đồng Đạo<br />
đức của Trường Đại học Y tế Công cộng<br />
thông qua và được sự đồng ý của Ban<br />
giám hiệu 2 trường cho phép thực hiện.<br />
Tất cả học sinh đều đọc và ký giấy chấp<br />
thuận nghiên cứu trước khi phỏng vấn.<br />
Kết thúc điều tra, học sinh được nhóm<br />
nghiên cứu tư vấn về nguy cơ sức khoẻ<br />
đối với việc sử dụng NNCGKC.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Thông tin chung về học sinh.<br />
Nội dung<br />
Lớp đang học<br />
(n, %)<br />
<br />
Giới (n,%)<br />
Tự đánh giá về<br />
kinh tế gia đình<br />
(n, %)<br />
<br />
Chi tiết<br />
<br />
Trường Trần Nhân<br />
Tông (n = 313)<br />
<br />
Trường Ứng<br />
Hòa A (n = 307)<br />
<br />
Chung<br />
(n = 620)<br />
<br />
Lớp 10<br />
<br />
116 (37,1)<br />
<br />
98 (31,9)<br />
<br />
214 (34,5)<br />
<br />
Lớp 11<br />
<br />
87 (27,8)<br />
<br />
110 (35,9)<br />
<br />
197 (31,8)<br />
<br />
Lớp 12<br />
<br />
110 (35,1)<br />
<br />
99 (32,2)<br />
<br />
209 (33,7)<br />
<br />
Nam<br />
<br />
140 (44,7)<br />
<br />
130 (42,3)<br />
<br />
270 (43,5)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
173 (55,3)<br />
<br />
177 (57,7)<br />
<br />
350 (56,5)<br />
<br />
Giàu<br />
<br />
6 (1,9)<br />
<br />
12 (3,9)<br />
<br />
18 (2,9)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
256 (81,5)<br />
<br />
226 (73,6)<br />
<br />
481 (77,6)<br />
<br />
Nghèo<br />
<br />
32 (10,2)<br />
<br />
42 (13,7)<br />
<br />
74 (11,9)<br />
<br />
Không biết/không trả lời<br />
<br />
20 (6,4)<br />
<br />
27 (8,8)<br />
<br />
47 (7,6)<br />
<br />
(*: p < 0,05 so sánh giữa nội thành và ngoại thành)<br />
26<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
Tỷ lệ học sinh nam và nữ tham gia nghiên cứu lần lượt 43,5% và 56,5%, tỷ lệ học<br />
sinh tham gia nghiên cứu phân bố tương đối đều ở 3 khối lớp 10, 11 và 12. Đa số<br />
(77,6%) học sinh tự đánh giá kinh tế gia đình ở mức trung bình, trong đó tỷ lệ đánh giá<br />
kinh tế ở mức trung bình ở học sinh nội thành cao hơn so với học sinh ngoại thành<br />
(81,7% so với 73,6%).<br />
1. Hiểu biết, thái độ của học sinh về NNCGKC.<br />
Bảng 2: Hiểu biết về thành phần NNCGKC.<br />
Trường Trần Nhân Tông<br />
(n = 313)<br />
<br />
Trường Ứng Hòa A<br />
(n = 307)<br />
<br />
Chung (n = 620)<br />
(n, %)<br />
<br />
Đường<br />
<br />
257 (82,1)<br />
<br />
231 (75,2)<br />
<br />
488 (78,7)<br />
<br />
CO2<br />
<br />
215 (68,7)<br />
<br />
214 (69,7)<br />
<br />
429 (69,2)<br />
<br />
Một lượng cồn nhỏ<br />
<br />
76 (24,3)<br />
<br />
82 (26,7)<br />
<br />
158 (25,5)<br />
<br />
Hương liệu<br />
<br />
187 (59,7)<br />
<br />
175 (57,0)<br />
<br />
362 (58,4)<br />
<br />
Chất phụ gia<br />
<br />
148 (47,3)<br />
<br />
144 (46,9)<br />
<br />
292 (47,1)<br />
<br />
Chất bảo quản<br />
<br />
204 (65,2)<br />
<br />
178 (58,0)<br />
<br />
382 (61,6)<br />
<br />
Phẩm màu<br />
<br />
214 (68,4)<br />
<br />
215 (70,0)<br />
<br />
429 (69,2)<br />
<br />
Khác<br />
<br />
7 (2,2)<br />
<br />
0<br />
<br />
7 (1,1)<br />
<br />
Không biết<br />
<br />
28 (9,0)<br />
<br />
18 (5,9)<br />
<br />
46 (7,5)<br />
<br />
Biết đủ các thành phần<br />
<br />
31 (9,9)<br />
<br />
43 (14,0)<br />
<br />
74 (11,9)<br />
<br />
Thành phần<br />
<br />
Hiểu biết về thành phần NNCGKC ở học sinh rất thấp, chỉ có 11,9% học sinh liệt kê<br />
đủ tất cả thành phần của NNCGKC (tỷ lệ ở trường nội thành và ngoại thành lần lượt<br />
là 9,9% và 14.0%). 3 thành phần được học sinh biết nhiều nhất là đường (78,7%),<br />
CO2 và phẩm màu (cùng 69,2%). Đáng chú ý, vẫn còn 9% học sinh ở nội thành và<br />
5,9% học sinh ở ngoại thành không biết thành phần của NNCGKC.<br />
Bảng 3: Hiểu biết về nguy cơ đối với sức khỏe khi uống nước ngọt có ga.<br />
Nguy cơ<br />
<br />
Trường Trần Nhân Tông Trường Ứng Hòa A<br />
(n = 313)<br />
(n = 307)<br />
<br />
Chung<br />
(n = 620) (n, %)<br />
<br />
Mắc bệnh tiểu đường<br />
<br />
203 (64,9)<br />
<br />
167 (54,4)<br />
<br />
370 (59,7)<br />
<br />
Đầy hơi, khó tiêu<br />
<br />
173 (55,3)<br />
<br />
167 (54,4)<br />
<br />
340 (54,8)<br />
<br />
Tăng nguy cơ gây ung thư<br />
<br />
77 (24,6)<br />
<br />
92 (30,0)<br />
<br />
169 (27,3)<br />
<br />
Tăng mỡ máu<br />
<br />
79 (25,2)<br />
<br />
74 (24,1)<br />
<br />
153 (24,7)<br />
<br />
Thừa cân, béo phì<br />
<br />
99 (31,6)<br />
<br />
41 (13,4)<br />
<br />
140 (22,6)<br />
<br />
Tăng nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng<br />
<br />
58 (18,5)<br />
<br />
46 (15,0)<br />
<br />
104 (16,8)<br />
<br />
Tăng nguy cơ loãng xương<br />
<br />
44 (14,1)<br />
<br />
47 (15,3)<br />
<br />
91 (14,7)<br />
<br />
Tăng nguy cơ bệnh gout<br />
<br />
30 (9,6)<br />
<br />
25 (8,1)<br />
<br />
55 (8,9)<br />
<br />
Không biết<br />
<br />
48 (15,3)<br />
<br />
39 (12,7)<br />
<br />
87 (14,0)<br />
<br />
Trả lời đúng 8/8 nguy cơ sức khoẻ<br />
<br />
11 (3,5)<br />
<br />
6 (2,0)<br />
<br />
17 (2,7)<br />
<br />
27<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 2-2017<br />
Hiểu biết của học sinh về nguy cơ đối với sức khỏe rất hạn chế ở cả học sinh<br />
trường nội thành và ngoại thành. 2 nguy cơ được học sinh biết nhiều nhất nhưng cũng<br />
chỉ đạt < 60% là mắc bệnh tiểu đường (59,7%) và đầy hơi, khó tiêu (54,8%). 14% học<br />
sinh không biết nguy cơ sức khỏe khi sử dụng NNCGKC và chỉ có 2,7% học sinh trả<br />
lời đúng và đủ 8/8 nguy cơ đối với sức khỏe.<br />
Bảng 4: Thái độ về sử dụng NNCGKC.<br />
Nội dung<br />
<br />
Rất đồng ý (n, %)<br />
<br />
Đồng ý (n, %)<br />
<br />
Không đồng ý (n, %)<br />
<br />
Mức độ đồng tình về việc tiêu thụ nước ngọt có ga<br />
Khu vực (n = 620)<br />
Trường Trần Nhân Tông<br />
<br />
40 (12,8)<br />
<br />
169 (54,0)<br />
<br />
104 (33,3)<br />
<br />
*<br />
<br />
Trường Ứng Hòa A<br />
<br />
25 (8,2)<br />
<br />
130 (42,3)<br />
<br />
152 (49,5)<br />
<br />
*<br />
<br />
Chung<br />
<br />
65 (10,5)<br />
<br />
299 (48,2)<br />
<br />
256 (41,3)<br />
<br />
Nam<br />
<br />
45 (16,6)<br />
<br />
145 (53,7)<br />
<br />
80 (29,6)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
20 (5,7)<br />
<br />
154 (44,0)<br />
<br />
176 (50,2)<br />
<br />
Giới tính (n = 620)<br />
*<br />
*<br />
<br />
Mức độ sẵn sàng bỏ nước ngọt có ga nếu biết nguy cơ đối với sức khỏe<br />
Khu vực(n = 620)<br />
Trường Trần Nhân Tông<br />
<br />
112 (35,7)<br />
<br />
105 (33,5)<br />
<br />
96 (30,7)<br />
<br />
Trường Ứng Hòa A<br />
<br />
94 (30,6)<br />
<br />
114 (37,1)<br />
<br />
99 (32,3)<br />
<br />
Chung<br />
<br />
206 (33,2)<br />
<br />
219 (35,3)<br />
<br />
195 (31,4)<br />
<br />
Nam<br />
<br />
81 (30,0)<br />
<br />
99 (36,7)<br />
<br />
90 (33,3)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
125 (35,8)<br />
<br />
120 (34,3)<br />
<br />
105 (30,0)<br />
<br />
Giới tính (n = 620)<br />
<br />
(*: p < 0,05, so sánh giữa trường nội thành và ngoại thành)<br />
Chỉ có 41,3% học sinh không đồng tình với việc sử dụng NNCGKC, trong đó tỷ lệ<br />
học sinh của trường ngoại thành không đồng tình cao hơn so với nội thành và nữ<br />
không đồng tình cao hơn so với nam (p < 0,05).<br />
Kể cả khi biết nguy cơ về sức khỏe khi sử dụng NNCGKC, vẫn còn khoảng 1/3 số<br />
học sinh (31,4%) không đồng ý từ bỏ uống nươc ngọt có ga kể cả khi biết nguy cơ đối<br />
với sức khỏe. Tỷ lệ này tương đương nhau ở học sinh trường nội thành và ngoại thành,<br />
cũng như giữa học sinh nam và nữ.<br />
28<br />
<br />