intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HOÁ HỌC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHỐI 11

Chia sẻ: Vương Quốc Dũng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

264
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nêu các khái niệm: chất điện li, sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. Lấy ví dụ minh hoạ. 2. Định nghĩa axit, bazơ theo thuyết Arrenius và thuyết Bronsted. Định nghĩa hiđroxit lưỡng tính, muối. lấy ví dụ minh hoạ. 3. Khái niệm tích số ion của nước, pH. Xác định môi trường của dung dịch dựa vào giá trị pH, hay [H+], sự thuỷ phân các muối trong dung dịch. 4. Nêu điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Nắm vững cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HOÁ HỌC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHỐI 11

  1. TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH NĂM HỌC 2008 – 2009 TỔ HOÁ HỌC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHỐI 11 - HỌC KÌ I Dành chung cho ban chuẩn và nâng cao. A- CHƯƠNG I – SỰ ĐIỆN LI I – LÍ THUYẾT: 1. Nêu các khái niệm: chất điện li, sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. Lấy ví dụ minh hoạ. 2. Định nghĩa axit, bazơ theo thuyết Arrenius và thuyết Bronsted. Định nghĩa hiđroxit lưỡng tính, muối. lấy ví dụ minh hoạ. 3. Khái niệm tích số ion của nước, pH. Xác định môi trường của dung dịch dựa vào giá trị pH, hay [H+], sự thuỷ phân các muối trong dung dịch. 4. Nêu điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Nắm vững cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng. II. BÀI TOÁN Nắm vững các dạng toán về tính pH của dung dịch, viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn của phản ứng, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch. 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (viết phương trình ion thu gọn của phản ứng): a. CaCO3 + HCl →…………………. b. FeS + ………→ FeCl2 + ………….. c. CaCl2 + ……..→ CaCO3 + ……… d. NH4Cl + Ba(OH)2 →……………… e. Fe2(SO4)3 +……..→ K2SO4 + ……. e. BaCO3 + ………… → Ba(NO3)2 +…… f. AlCl3 + ……..→ Al(OH)3 + ……… g. Al(OH)3 + NaOH → ……………….. h. Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 → ………… i. NaOH + ………..→ Fe(OH)3 + ……… 2. Xác định môi trường của các dung dịch sau: Na2S, NH4NO3, Cu(NO3)2, Na2SO4, AgNO3, Na3PO4, (NH4)2CO3. 3. Dung dịch NH3 1M có độ điện li α = 0,43%. Tính pH của dung dịch và hằng số Kb của bazơ. 4. Tính pH của dung dịch trong những trường hợp sau: a. 100ml dung dịch chứa 0,365 (g) HCl
  2. b. Trộn lẫn 100 ml dung dịch H2SO4 0,2M với 100 ml dung dịch HCl 0,1M. c. Hoà tan 3,42 (g) Ba(OH)2 vào 2 lít nước. 5. Cho 3,9 g Zn vào 0,5 lít dung dịch HCl có pH = 1. Tính thể tích H2 thoát ra ở đktc. 6. Dung dịch axit hipoclorơ HClO 0,1M. Biết hằng số Ka = 5.10-8. Tính giá trị độ điện li α và pH của dung dịch. 7. Trộn lẫn 15 ml dung dịch NaOH 2M và 10 ml dung dịch H2SO41,5M. Tính pH của dung dịch thu được. 8. Cho 3,6 (g) Mg tác dụng với 200 ml dung dịch H2SO4 1M. a. Viết các phương trình xảy ra dưới dạng phân tử và ion b. Tính pH của dung dịch thu được. 9. Trộn 250 ml dung dịch H2SO4 0,05M với 250 ml dung dịch NaOH a mol/lít thì thu được 500 ml dung dịch Y có pH = 12. Tính giá trị của a. 10. a) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Na2CO3, biết rằng 100ml dung dịch tác dụng hết với 50 ml dung dịch HCl 2M. b) Trộn lẫn 50 ml dung dịch Na2CO3 với 50 ml dung dịch CaCl2. Tính nồng độ mol/l của các ion và các muối có trong dung dịch thu được. 11. Trộn lẫn 100ml dung dịch NaHSO4 1M với 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch D. a Viết phương trình phân tử và phương trình ion của phản ứng xảy ra trong dung dịch. b. Tính nồng độ các ion trong dung dịch thu được. B. CHƯỜNG II: NITƠ – PHOTPHO I – LÍ THUYẾT 1. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của nitơ, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế nitơ 2. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của amoniac, ứng dụng và điều chế amoniac. Tính chất hoá học của muối amoni. 3. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của axit nitric, ứng dụng và điều chế axit nitric. Tính chất hoá học của muối nitrat. 4. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của photpho, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế phopho. Tính chất hoá học của axit photphoric, muối photphat. 5. Các loại phân bón hoá học: thành phần, tính chất, cách điều chế. II – BÀI TOÁN Các dạng bài tập: viết chuỗi phản ứng, nhận biết các muối nitrat, muối photphat, các loại phân bón hoá học, bài tập về phản ứng của các nguyên tố và hợp chất với axit nitric.
  3. 1. Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy chuyển hoá sau: NaNO2 → N2 NH3 → NO → NO2 HNO3 → NaNO3 → NaNO2. a. b. Quặng photporit → photpho → điphotpho pentaoxit → amoniphotphat → axit photphoric→ canxi photphat. c. NH4Cl→ NH3 → N2 → NO → NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → CuO → CuO 2. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau ở dạng phân tử và ion (nếu có) P + HNO3 đặc →…………………………. a. f. NH4NO3 …………+ …………. b. C + HNO3 đặc →………………………… g. Mg + HNO3 → …… + NO + ……….. S + HNO3 đặc →………………………… h. Al + HNO3 → ………+ c. NH4NO3 +…… d. Fe3O4 + HNO3 → ….......+ NO + ……… i. Mg(NO3)2 ……………………… FeO + HNO3 → ….......+ NO + ……….. e. j. Fe(NO3)3 ……………………….. 3. Nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: a. Na3PO4, NaNO3, NH4NO3, (NH4)3PO4 b. Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3. 4. Hoà tan 12,8 (g) kim loại hoá trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 60% (D = 1,365 g/ml), thu được 8,96 lít (đktc) một khí duy nhất màu nâu đỏ. Xác định kim loại và thể tích dung dịch HNO3 đã dùng. 5. Hoà tan 0,6 g kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,112 lít khí N2. Tìm M. 6. Cho 60 g hỗn hợp Cu, CuO tan hết trong 3 lít dung dịch HNO3, cho 13,44 lít (đktc) khí NO bay ra. Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đầu, nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng. 7. Cho 1,29 gam hỗn hợp gồm Zn và Cu tác dụng với V ml dung dịch HNO3 2M thu được 0,896 lít khí màu nâu đỏ thoát ra ở đktc . Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu và thể tích dung dịch HNO3 đã dùng. 8. Hoà tan hoàn toàn 1,35 gam một kim loại R bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 21. Xác định kim loại R. 9. Phải dùng bao nhiêu lít khí N2 và bao nhiêu lít H2 để điều chế được 11,2 lít NH3. Biết rằng hiêu suất phản ứng chuyển hoá là 30%. 10. Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (Các thể tích được đo ở cùng nhiệt độ và áp suất). Tính thể tích NH3 tạo thành và hiệu suất của phản ứng.
  4. 11. Cho dung dịch có chứa 11,76 g H3PO4 vào dung dịch có chứa 16,8 g KOH. Tính khối lượng các muối thu được sau phản ứng. 12. Đốt cháy 15,5 g photpho rồi hoà tan sản phẩm cháy vào 200 g nước thì thu được dung dịch H3PO4. Tính nồng độ dung dịch thu được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2