intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cố truyền miền Trung

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:32

84
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tết là thời điểm gia đình đoàn viên, quây quần bên mâm cỗ với nhiều món ngon ngày Tết vô cùng đặc biệt. Dưới đây là một số món ăn phổ biến cho mâm cơm ngày Tết cổ truyền miền Trung cũng như các bước hướng dẫn thực hiện của nó, cùng tham khảo và trổ tài bếp núc của bạn để có những món ăn ngon sum vầy bên gia đình và bạn bè nhé! Chúc các bạn thành công!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn cách làm món ngon ngày Tết cố truyền miền Trung

  1. HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM MÓN NGON NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN MIỀN TRUNG Tết là thời điểm gia đình đoàn viên, quây quần bên mâm cổ với nhiều món ngon ngày Tết vô  cùng đặc biệt. Mỗi năm mới có 1 lần sum họp đông đủ, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ, nói  cười ăn uống bên nhau trong sự vui vẻ ấm áp với nhiều ý nghĩa rất thiêng liêng… Dưới đây là  một số  món ăn phổ  biến cho mâm cơm ngày Tết cổ  truyền miền Trung cũng như  các bước   hướng dẫn thực hiện của nó, cùng tham khảo và trổ tài bếp núc của bạn để có những món ăn   ngon sum vầy bên gia đình và bạn bè nhé! Chúc các bạn thành công! 1. Bánh tét miền Trung Cách gói bánh tét miền Trung luôn mang hương vị riêng biệt khó lẫn với vùng miền nào khác.  Bánh tét từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống đặc trưng của người miền Trung và Nam Bộ  mỗi độ Tết đến, xuân về. Nếu muốn tự mình gói bánh tét miền Trung gửi tặng người thân,  bạn hãy tham khảo ngay cách làm được chia sẻ sau đây nhé! 1.1 Nguyên liệu Khi gói bánh tét miền Trung cần chuẩn bị những nguyên liệu chính gồm: 1 kg nếp dẻo 500 gram đậu xanh cà vỏ 300 gram thịt mỡ Hành lá, hành tím Lá chuối Lạt Các loại gia vị (muối, tiêu, bột ngọt, đường,..)
  2. 1.2 Các bước gói bánh tét miền Trung Bước 1: Ngâm đậu xanh, ướp thịt làm nhân bánh tét Bạn rửa sạch đậu xanh, sau đó, ngâm nước ấm khoảng 4 tiếng cho đậu mềm và nở ra. Tiếp  đến, bạn bắc chảo lên bếp, đun sôi dầu và cho hành lá vào. Sau đó, bạn tiếp tục cho đậu và  một ít muối vào chung, trộn đều lên khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  3. Thịt mua về bạn rửa sạch rồi cắt miếng vuông dài khoảng 3 – 4cm. Sau khi cắt thịt, bạn ướp  gia vị vào (gồm muối, tiêu, bột ngọt, đường). Bạn tiếp tục dùng màng bọc thực phẩm bọc thịt kín lại, rồi để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng  45 phút. Bước này sẽ giúp nhân thịt thơm ngon và đậm đà hương vị hơn. Bước 2: Ngâm nếp với lá dứa làm bánh tét có màu xanh Gạo nếp bạn nhặt sạch sạn, bụi bẩn rồi vo lại bằng nước. Sau đó, bạn ngâm gạo nếp trong  nước khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau 2 giờ, bạn cho vào một ít muối và đổ nước ép lá dứa vào ngâm chung. Đây là bí quyết giúp  cách gói bánh tét miền Trung có màu xanh tự nhiên đẹp mắt. Ngâm khoảng vài giờ, bạn vớt gạo nếp ra, để ráo. Dây lạt bạn đem ngâm nước khoảng 10 phút rồi để ráo (bước này giúp dây dẻo dai hơn).
  4. Bước 3: Cách gói bánh tét bằng lá chuối kiểu miền Trung Bạn trải lá chuối ra thớt, hoặc mâm đựng, rồi cho nếp vào (khoảng 200 gram gạo nếp), trải  nếp đều ra. Bạn cho vào giữa một lớp đậu xanh, rồi thịt và thêm một lớp đậu xanh phủ kín thịt.
  5. Bạn gấp hai mí lá ngoài lại với nhau, cuốn tròn, dùng dây lạt buộc ở giữa. Tiếp đến, bạn bẻ một đầu lá dằn xuống, dùng kéo cắt đi phần lá dư. Rồi bạn gấp đầu lá  thành hình vuông, đặt hai miếng lá bịt đầu chéo nhau. Đồng thời, dùng dây lạt buộc lại cho  chặt. Cách gói bánh tét miền Trung ở đầu kia bạn làm tương tự. Sau đó, bạn dùng dây lạt buộc giống đầu đòn bánh (nghĩa là bạn buộc hai đầu chéo nhau theo  chiều dọc đòn bánh để giữ cho lá hai đầu không bị bung ra), rồi dùng dây buộc 6 đến 8 vòng  ngang. Với phần còn thừa bị xoắn thì bạn cuộn lại.
  6. Bước 4: Luộc bánh tét Bạn đun nước sôi trong một cái nồi to, cho lá chuối gói bánh dư vào đáy nồi. Khi nước sôi, bạn xếp bánh đã gói vào nồi (bạn lưu ý cho lượng nước phải ngập hết bánh),  lấy lá chuối đậy lên. Cách gói bánh tét miền Trung khi luộc không được đậy nắp, đun liên tục  trong vòng 8 tiếng đồng hồ. Sau 8 tiếng bánh đã chín, bạn lấy bánh ra ngâm nước lạnh từ 10 đến 15 phút cho bánh nguội,  rồi treo lên cho ráo nước.
  7. 1.3 Lưu ý khi chọn nguyên liệu gói bánh tét miền Trung Với đậu xanh, bạn nên chọn hạt nhỏ, ruột vàng thì bánh sẽ thơm ngon hơn. Khi chọn mua thịt, bạn nên mua thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn. Khi thực hiện cách gói  bánh tét miền Trung, không nên chọn thịt quá nạc sẽ làm mất độ ngon dẻo của bánh. Khi chọn lạt buộc bánh, bạn chọn loại lạt mỏng, mềm, dẻo dai. Nếp bạn chọn loại có hạt đều, ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa dẻo vừa thơm. Vào những ngày đầu năm, nhà nhà ai cũng tranh thủ ít thời gian để quây quần bên nhau và gói  bánh. Không khí ấm cúng đó đã trở thành nét văn hóa quen thuộc của dân tộc Việt những ngày  đầu năm mới. Cách làm bánh tét miền Trung không cầu kỳ như bánh tét Nam Bộ, đặc biệt là  miền Tây. Thế nhưng, để có một đòn bánh tét ngon, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ từng công  đoạn – ngay từ bước chọn nguyên liệu, cho đến bước gói bánh. Khi thưởng thức, bạn cắt bánh thành từng khoanh tròn. Cách làm bánh tét miền Trung ăn kèm  với củ kiệu chua ngọt và dưa chua thì vị bánh càng ngon hơn nữa nhé. Tết này, nếu muốn tự  tay nấu nướng hết các món ăn trong nhà, bạn có thể tham khảo cách muối củ kiệu miền Trung  kết hợp bánh tét cho đúng điệu nhé! 2. Nem chua
  8. Nem chua là món ăn được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trong các bữa tiệc hoặc những  dịp đặc biệt của gia đình. Đa số các bà nội trợ thường mua sẵn nêm chua được bày bán ngoài  hàng vì nghĩ rằng cách làm nem phức tạp. Tuy nhiên, với cách làm nem chua đơn giản nhất tại  nhà dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự tay làm nên những chiếc nem thơm ngon đến khó  cưỡng. 2.1 Nguyên liệu Nguyên liệu cần chuẩn bị cho quá trình làm nem chua gồm: 0,5kg thịt nạc mông 150g bì lợn thái sợi 1 muỗng cà phê muối 2 muỗng canh đường 1 muỗng canh nước mắm 1 muỗng cà phê tiêu 1 gói gia vị nem chua Thái Lan 4 củ tỏi bóc vỏ
  9. Ớt tươi Lá ổi non 2.2 Cách làm nem chua Chọn miếng thịt thật tươi, lọc hết gân, xơ. Rửa sạch, thấm thật khô, thái miếng rồi cất vào  ngăn đá tủ lạnh cho thịt đông lại vừa đủ tạo thành một lớp băng mỏng phủ bên ngoài. Bì mua loại đã thái sợi để làm nem chạo nhưng chưa trộn thính. Hoặc tự làm bì thái sợ bằng  cách: cạo sạch lông, luộc chín, thấm khô, lạng mỡ dính phía dưới rồi thái sợi mỏng. Mẹo dễ  thái bì là nên thái khi bì còn nóng sẽ rất mềm. Bỏ thịt đang ở dạng đông đá vào máy xay nhuyễn cùng với 3 củ tỏi, muối, đường, gia vị, nước  mắm, hạt tiêu. Ngay khi thịt nhuyễn thì dừng lại (thịt vẫn có độ lạnh) kẻo xay kĩ quá thịt bị  nóng dẫn đến bở. Nếu máy xay không đủ lớn thì chia thịt ra xay thành nhiều mẻ nhỏ, vẫn  nguyên tắc trên. Cho thịt và bì vào một âu lớn, trộn đều cùng với gói gia vị nem to trước. Dùng máy quết là tốt  nhất, cần đảm bảo cho thịt luôn lạnh trong quá trình làm, vì vậy nếu thao tác chậm thì sau mỗi  khâu các bạn có thể cho thịt vào tủ lạnh, nem làm chín bằng nhiệt lạnh sẽ có màu đỏ đẹp. Khi thịt đã được quết đều thì cho gói gia vị nem nhỏ vào, thao tác phải thật nhạnh tay vì gói  gia vị nhỏ làm thịt kết dính và mau chóng cứng lại tạo thành các khe hở. Trải màng nilon bọc thực phẩm. Trút thịt cùng ớt, tỏi, lá ổi vào rồi gói chặt lại. Nhớ nhanh tay  nhé, tổng thời gian cho khâu này không quá 3 phút. Để thịt ở nhiệt độ phòng 24h cho thịt lên men, sau đó có thể dùng được. Cất nem vào tủ lạnh  để ăn dần.
  10. 3. Dưa món Dưa món là món ăn ưa thích, ăn kèm bánh chưng, bánh tét của người dân miền Trung và miền  Nam trong những ngày Tết. Món này tuy đơn giản nhưng để thật sự bắt miệng người ăn thì  cũng không phải dễ. Cùng tham khảo ngay công thức làm dưa món sau đây để chuẩn bị một  món ăn hấp dẫn cho gia đình mình nhé! 3.1 Nguyên liệu Đu đủ sống: 1 trái Cà rốt: 2 củ Củ kiệu: 200 gr Ớt: 5 trái Hành tím: 200 gr Su hào: 2 củ
  11. Đường: 600 gr Nước mắm: 600 ml 3.2 Cách chế biến dưa món Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Tiến hành bỏ rễ, lột vỏ của củ kiệu và hành tím. Đem ngâm nước muối pha loãng trong vòng 1  tiếng cho sạch rồi vớt ra rổ, để ráo. Các loại củ gồm cà rốt, đu đủ, su hào bạn đem rửa sạch rồi thái nhỏ ra. Không nên thái quá  nhỏ vì khi phơi sẽ bị teo lại. Sau đó, cho tất cả nguyên liệu vào ngâm trong nước muối. Sau 20 phút thì vớt ra, xả nước  sạch rồi bóp cho ra bớt nước. Lặp lại thao tác như vậy từ 2 – 3 lần để cho nguyên liệu không  bị hăng.
  12. Bước 2: Phơi khô nguyên liệu Đem tất cả nguyên liệu đi phơi khô ngoài nắng. Thời gian phơi khô khoảng 20 tiếng. Sau đó  bạn lại đem chúng vào trụng qua nước sôi cho sạch lại rồi để ráo nước. Nếu không có thời gian phơi nắng, bạn có thể đem tất cả chỗ rau củ trên cho vào lò nướng,  sấy khô ở 100 độ C, cho đến khi rau củ khô héo, trong lúc sấy nhớ đảo tay liên tục cho tất cả  được khô đều. Bước 3: Chế biến dưa món Bắc nồi lên bếp. Cho vào nồi 500ml nước mắm cùng 500 gram đường. Tiếp tục nêm thêm 1  muỗng bột ngọt rồi đợi đến khi đường tan hết thì tắt bếp.
  13. Bạn tiến hành bỏ nguyên liệu phơi khô gồm củ kiệu, đu đủ, su hào, củ kiệu, hành tím và ớt  vào hũ sạch. Sau đó đổ tiếp hỗn hợp nước mắm đường đã để nguội vào. Cố gắng điều chỉnh sao cho phần nước mắm đường phải ngập hết các loại rau củ. Để  khoảng 2 – 3 ngày là dưa món bắt đầu ngấm và có thể ăn được. Bước 4: Thành phẩm Dưa món giòn ngon, chua ngọt cay cực hấp dẫn ăn kèm với bánh chưng, bánh tét ngày Tết là  ngon hết sẩy đấy nhé! Mẹo thực hiện thành công:
  14. Cà rốt, su hào mua loại còn tươi, mới; đu đủ mua loại còn xanh để khi làm lên nó được  giòn ngon. Nước mắm làm dưa món các bạn có thể sử dụng nước mắm ăn của mình hàng ngày  như nước mắm nam ngư, chin­su,... vì nó có độ mặn vừa phải, lại thơm nữa. Bảo quản dưa món trong ngăn mát tủ lạnh và dưa món sẽ thơm ngon, giữ được lâu, an  toàn hơn khi bảo quản trong hũ thủy tinh nhé! 4. Tôm chua Tôm chua ngọt thường dùng làm nộm hoặc chấm với các món luộc, rau cuốn bánh tráng được  rất nhiều người yêu thích. Hiện nay, món ăn này được bán ở rất nhiều nơi nhưng những sản  phẩm làm sẵn thường khiến người dùng e ngại về vấn đề an toàn thực phẩm và chất lượng  hương vị. 4.1 Nguyên liệu 1kg tôm đất 1 củ riềng 2 củ tỏi 2 trái ớt
  15. 1 nắm lá ổi Gia vị: Nước mắm nguyên chất, rượu trắng 40 độ, đường. Lưu ý: Để chế biến tôm chua ngọt, bạn có thể chọn tôm đất hoặc tôm biển để làm. Tuy nhiên,  bạn nên cân nhắc lựa chọn tôm đất vì đây là loại tôm sống ở vùng nước ngọt, ít mùi  tanh hơn tôm biển. Món ăn ngon hay không phụ thuộc nhiều vào chất lượng tôm. Tôm càng tươi, thịt chắc thì khi ngâm thịt sẽ càng dai và ngon hơn. Vì vậy, khi mua tôm,  bạn nên chọn tôm tươi, còn sống, khỏe, giãy mạnh, vỏ cứng, thân màu trắng trong và  các chân còn nguyên. 4.2 Các bước làm tôm chua Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Tôm tươi mua về bạn cắt đầu, rút chỉ đen ở sống lưng, nặn hết phân, rửa sạch rồi để ráo  nước. Cho tôm vào ngâm với rượu trắng trong khoảng 2 – 3 tiếng rồi vớt ra để ráo, không cần  rửa lại. Gọt vỏ củ riềng, rửa sạch, cắt thành sợi nhỏ. Bóc vỏ tỏi, cắt thành lát mỏng. Loại bỏ hạt ớt, rửa sạch, cắt thành lát mỏng. Rửa sạch lá ổi, để trên rổ cho ráo nước.
  16. Bước 2: Nấu nước mắm ngâm tôm chua Cho nước mắm nguyên chất và đường vào nồi với tỉ lệ 1:1 (lưu ý, bạn có thể tự điều chỉnh  lượng nước mắm và đường sao cho vừa đủ ngâm tôm). Bắc nồi lên bếp, nấu với lửa nhỏ để đường tan hoàn toàn rồi tắt bếp, đợi nguội. Đây là thao  tác quan trọng trong cách muối tôm chua Huế vì nó ảnh hưởng lớn đến hương vị thành phẩm. Bước 3: Ngâm tôm Trộn chung tôm, riềng, ớt, tỏi với nhau rồi xếp vào hộp nhựa (hoặc lọ thủy tinh), đổ hỗn hợp  nước mắm ngâm sao cho ngập tôm. Xếp lá ổi lên trên, dùng vỉ nén chặt để tôm ngập nước rồi đậy kín lại. Đem hộp tôm đi phơi nắng 5 – 7 ngày thì sẽ thấy tôm chuyển sang màu đỏ là tôm chín. Cách  làm tôm chua kiểu Huế trong những ngày không có nắng là để hộp tôm gần bếp khoảng 10 –  15 ngày.
  17. Bước 4: Thưởng thức Khi tôm chín, bạn có thể cho thêm đu đủ bào sợi vào trộn đều và thêm ít đường để tạo vị ngọt.  Ngâm thêm khoảng 2 ngày để đu đủ thấm gia vị là có thể thưởng thức đặc sản tôm chua ngay  tại nhà.
  18. 4.3 Bảo quản tôm chua Cách bảo quản: Bạn nên để tôm ngâm chua ngọt ở những nơi thoáng mát. Thông thường, với cách này, bạn có  thể bảo quản thành phẩm được trong 1 – 2 tháng, còn sau khi thêm đu đủ vào ngâm cùng thì  chỉ để được trong vòng 7 – 10 ngày. Sau khoảng thời gian đó, tốt nhất bạn nên bảo quản tôm  trong ngăn mát tủ lạnh để đảm bảo thành phẩm không bị chua. Tôm chua ăn với gì? Tôm chua được dùng kèm với rất nhiều món ăn khác nhau như bánh chưng, bánh tét, xôi, thịt  luộc, nộm, cơm trắng… để tăng hương vị và giúp món ăn trông đẹp mắt hơn. 5. Chả bò Chả bò (giò bò) là một món ăn thơm ngon và hấp dẫn cho bữa ăn của gia đình, đây cũng là món  không thể thiếu trong bữa cơm Tết của người dân miền Trung, hãy cùng tham khảo bí quyết  làm chả bò qua những bước được giới thiệu sau đây nhé! 5.1 Nguyên liệu Thịt bò: 1 kg Mỡ heo: 200 g Thì là: 1 muỗng canh Tỏi: 1 củ Bột nổi: 1 muỗng canh (baking powder) Bột bắp: 2 muỗng canh Đá viên đập nhuyễn: 90 g Gia vị: nước mắm, đường tiêu, bột ngọt Dụng cụ: nồi hấp, máy xay Cách chọn thịt bò ngon: Chọn mua những thớ thịt bò nhỏ, mềm, có màu đỏ tươi, thớ thịt không mịn (trừ khi là  thịt bò tơ), gân trắng nhỏ và mỡ có màu vàng tươi. Không mua những thớ lớn và cứng.  Lấy tay ấn vào thớ thịt bò thấy không dính tay và không có mùi hôi là thịt bò ngon. Thịt bò cái thường ngon hơn thịt bò đực. Ngon nhất vẫn là loại thịt bò còn tơ vì thịt  mềm, mỡ trắng, thớ mịn.
  19. Còn thịt bò có màu tái xanh hoặc có những nốt trắng tròn giữa các thớ thịt là bò bị sên,  bị sán hay bị lại gạo. Thịt bò có các dấu hiệu: màu sậm, mỡ vàng đậm là bò già, ăn sẽ  dai, xương màu vàng, độ đàn hồi của thịt kém, thịt nhão, bề mặt của thịt nhớt là bò  bệnh, không ngon. Đây là những loại thịt không nên mua để đảm bảo an toàn. 5.2 Cách chế biến chả bò Bước 1: Sơ chế thịt bò và mỡ heo Thịt bò làm sạch, cho vào ngăn đông để đông đá khoảng 1 ­ 2 tiếng. Lựa ra khoảng 50g mỡ,  còn lại cắt nhỏ. Cho vào tủ đông khoảng 1 ­ 2 tiếng cho đông lại. Bắc nồi nước sôi khoảng 150ml nước trên bếp, cho 50g mỡ còn lại vào nồi, luộc sơ, thêm 1  muỗng canh đường, luộc khoảng 3 phút. Vớt ra, để nguội một chút rồi cắt nhuyễn. Thêm 1 muỗng canh đường, trộn đều. Để phơi ngoài gió hoặc phơi nắng khoảng 1 tiếng cho  se lại, làm chả sẽ giòn ngon hơn. Thịt bò đã đông cứng lại, bạn lấy ra thái nhỏ. Mẹo nhỏ: Mỡ heo sẽ giúp cho chả bò không bị khô. Nếu không có tủ đông, bạn có thể cho vào  ngăn đá tủ lạnh, tuy nhiên thời gian đông sẽ lâu hơn, khoảng 3 ­ 4 tiếng.
  20. Bạn thái thịt càng nhỏ, máy xay sẽ đều và nhanh hơn, máy cũng không bị quá tải. Thịt  bò có chứa gân, nếu thái lớn khi bỏ vào máy xay sẽ rất khó xay. Bước 2: Xay thịt bò Cho hết phần thịt bò đã cắt nhỏ vào máy xay, xay nhuyễn. Sau khi xay xong cho vào tủ đông  đá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2