intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách làm mứt siêu ngon cho mỗi dịp Tết đến xuân về

Chia sẻ: Gusulanshi Gusulanshi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

199
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với dịp Tết Nguyên đán, ngoài bánh chưng, dưa hành thì mứt là món ăn không thể thiếu. Cùng trổ tài làm những món mứt thơm ngon, ngọt lịm lại an toàn để đãi bạn bè, người thân cho ngày Tết cổ truyền thêm trọn vẹn nhé! Chúc các bạn thành công!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách làm mứt siêu ngon cho mỗi dịp Tết đến xuân về

  1. CÁCH LÀM MỨT SIÊU NGON CHO MỖI DỊP TẾT ĐẾN XUÂN VỀ Dịp Tết Nguyên đán, ngoài bánh chưng, dưa hành thì mứt là món ăn không thể  thiếu. Chị  em  cùng trổ  tài làm những món mứt thơm ngon, ngọt lịm lại an toàn đãi bạn bè, người thân cho  ngày Tết cổ truyền thêm trọn vẹn. 1. Mứt quất Nguyên liệu làm mứt quất: 1kg quất chín 800gr đường vàng hoặc đường trắng 1 thìa cà phê vôi bột Muối Nước
  2. Cách làm mứt quất: Bước 1: Quất bạn nên chọn những quả  chín vàng sẽ  cho ra sản phẩm màu vàng đẹp   mắt, rửa sạch quất sau đó cho vào âu nước muối loãng ngâm 30 phút, đổ  ra sả lại cho   sạch rồi để ráo nước. Bước 2: Vôi bột cho vào âu, đổ 1,5 lít nước vào cùng và khuấy đều sau đó để cho nước  vôi lắng cặn. Bước 3: Dùng dao sắc khứa 4 đường dọc trên quả  quất tạo những khe nhỏ  đều nhau,   ấn dẹt cho ra hạt quất và loại bỏ bớt nước quất. Bước 4: Cho quất vào âu sạch sau đó chắt lấy nước vôi trong đổ  vào, ngâm khoảng 6  tiếng sau đó đổ ra rửa lại cho sạch, để ráo nước. Bước 5: Cho quất vào âu sạch rồi thêm đường và trộn đều, ngâm cho đường tan hết là  có thể đem đi xào. Bước 6: Đổ  quất và nước đường vào chảo rồi bật bếp nấu cho sôi, tiếp tục đun 5­7  phút nữa thì vặn lửa nhỏ  hơn để  mứt sôi lăn tăn và quất ngấm đường, thi thoảng bạn  đảo đều. Khi thấy nước cạn dần và sánh lại, miếng mứt trong thì tắt bếp. Bước 7: Gắp quất ra vỉ nướng hoặc khay rồi đem hong trong lò nướng 100 độ  C, hong  khoảng 40­50 phút hoặc bạn cũng có thể  đem phơi nắng tới khi thấy mứt dẻo và khô  như ý muốn là được. Bảo quản mứt quất trong lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp để nơi thoáng mát.
  3. 2. Mứt vỏ bưởi Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt vỏ bưởi: Vỏ bưởi khoảng 500gr 250­ 300gr đường 1 thìa muối 1 bát nước vôi trong Hướng dẫn cách làm mứt vỏ bưởi: Bước 1: Vỏ  bưởi sau khi được tách khỏi quả  thì đem cắt bớt phần vỏ  trắng, nếu quá  dầy. Rửa sạch rồi đem thái dạng sợi to cỡ 1cm. Bước 2: Cho vỏ bưởi vào tô cùng với muối rồi nhồi bóp vài phút cho vỏ bưởi mềm, rửa   lại vài lần vừa rửa vừa bóp cho ra hết chất đắng của vỏ bưởi. Bước 3: Cho vỏ  bưởi vào tô sau đó đổ  nước vôi trong ngập vỏ  bưởi, ngâm khoảng 4  tiếng.
  4. Bước 4: Cho nước vào nồi đun sôi thì cho 1 thìa cà phê muối vào cùng, tiếp theo bạn   cho vỏ  bưởi vào luộc khoảng 3 phút thì vớt ra, đổ  nước đi và thêm nước sạch vào nồi   để tiếp tục luộc. Cứ như vậy bạn luộc khoảng 2­3 lần, bạn lấy 1 mi ếng cùi bưởi cắn  thử thấy vị đắng đã bớt là được. Vỏ  bưởi sau khi đã luộc xong thì ngâm vào chậu nước lạnh 5 phút, vớt ra rồi bóp cho ra bớt   nước. Bước 5: Cho vỏ bưởi vào tô cùng với đường, trộn đều và ướp vỏ bưởi khoảng 4 tiếng   cho ngấm đường. Bước 6: Đổ vỏ bưởi + nước đường vào chảo và bật bếp nấu cho nước đường sôi lên,   để  lửa nhỏ  vừa và thi thoảng đảo đều mứt là được. Nước đường rút cạn bớt thì đảo  liên tục, để lửa nhỏ nhất và sên cho tới khi mứt khô ráo hoàn toàn mới tắt bếp. Đảo thêm khoảng 2­3 phút nữa cho mứt khô hẳn, như vậy mứt mới không bị chảy nước. Đợi  mứt nguội thì cho vào hũ sạch, đậy kín nắp bảo quản ăn dần. 3. Mứt cà rốt Nguyên liệu làm mứt cà rốt: Cà rốt Đường 1 chút vani
  5. Cách làm mứt cà rốt: Bước 1: Cà rốt mua về rửa sạch rồi cắt bỏ đầu đuôi, nạo sạch vỏ sau đó dùng dao thái  thành dạng sợi không quá to cũng không quá nhỏ là vừa. Nếu bạn dùng nạo sợi thì nên   dùng loại lỗ to để khi sên mứt không bị nát nhé. Bước 2: Đổ nước vào nồi đun sôi thì cho 1 xíu muối vào nồi, nước đã sôi bạn đổ cà rốt   vào chần nhanh khoảng 20 giây là vớt ra ngay. Ngâm cà rốt trong chậu nước lạnh 5 phút   cho nguội hẳn thì vớt ra để thật ráo nước. Bước 3: Cho cà rốt vào âu và cân lên, cứ  1kg cà rốt bạn cho 400­500gr đường là vừa,  đảo đều và ướp cà rốt 1 tiếng cho đường tan hết là có thể mang đi sên mứt. Bước 4: Đường sau khi đã tan hết bạn chắt lấy nước đường vào chảo, bật bếp đun cho  nước đường sôi lên khoảng 2­3 phút mới cho cà rốt vào cùng. Thi thoảng đảo đều cho  mứt ngấm đường, nước đường bắt đầu rút cạn bớt thì để  lửa nhỏ  và đảo liên tục, lúc   này đảo mứt sẽ hơi nặng tay. Bạn tiếp tục đảo và cho vani vào cùng, gỡ mứt cho tơi ra  không bị dính vào nhau, mứt sẽ dần dần khô ráo và có đường kết tinh bám trên mứt và   chảo là mứt đã khô. Tắt bếp và tiếp tục đảo thêm vài phút nữa tới khi nhiệt trong chảo giảm hẳn mới thôi, lúc này   mứt đã khô ráo hoàn toàn, để  mứt trong chảo cho tới khi mứt nguội hẳn mới đem đóng gói   hoặc cất trong hộp kín bảo quản nơi thoáng mát là được. 4. Mứt củ đậu Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt củ đậu:
  6. 1kg củ đậu 400gr đường cát trắng 1 chút vani 1 chút muối Hướng dẫn cách làm mứt củ đậu: Bước 1: Củ đậu mua về bạn nên phơi nắng cho héo bớt sau đó rửa sạch rồi lột vỏ, thái  củ đậu thành những thanh dài cỡ 1 ngón tay là vừa. Bước 2: Đổ nước vào nồi đun sôi thì cho 1 chút muối vào nồi, sau khi nước đã sôi mới   cho củ đậu vào chần sơ qua khoảng 1 phút là vớt ra ngay, thả củ đậu vào tô nước lạnh,   ngâm cho củ đậu nguội thì vớt ra để thật ráo nước. Bước 3: Cho củ đậu vào tô rồi thêm đường, đảo đều và ướp củ đậu 2 tiếng cho đường   tan hết là có thể mang đi sên mứt. Bước 4: Sau 2 tiếng bạn đổ củ đậu và nước đường chảy ra vào chảo rộng, bật bếp nấu   cho nước đường sôi lên thì để lửa vừa, thi thoảng đảo đều. Sên cho tới khi mứt cạn bớt  nước và đảo nặng tay thì thêm vani vào cùng và để  lửa nhỏ  nhất, tiếp tục đảo và gỡ  cho các sợi mứt tơi ra,  mứt khô ráo và có đường kết tinh bám trên mứt và lòng chảo thì  tắt bếp. Đảo thêm vài phút nữa cho mứt khô hoàn toàn và nhiệt trong chảo giảm hẳn là   được. Để mứt nguội hẳn thì cho vào túi đóng gói hoặc bảo quản trong hũ đậy nắp kín để dùng trong  dịp Tết.
  7. 5. Mứt dừa non Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt dừa non: 1kg cùi dừa non 400­450gr đường 1 thìa bột nghệ tạo màu vàng 1 thìa bột dâu tây tạo màu hồng Hướng dẫn cách làm mứt dừa non: Bước 1: Dừa bạn nên chọn loại dừa non vừa, không non quá mà cũng không cứng quá.  Nếu dừa non quá khi làm mứt sẽ bị nhũn khó cắt, còn nếu dừa già sẽ cứng. Bạn có thể  dùng móng tay bấm thử thấy hơi mềm là vừa. Bạn tách phần cùi dừa ra khỏi vỏ cứng rồi gọt phần vỏ ngoài cùi dừa cho sạch, tiếp theo thái  dừa thành các miếng bằng đầu đũa . Bước 2: Cho cùi dừa vào chậu nước  ấm rồi rửa lại nhiều lần cho sạch dầu d ừa, khi   thấy nước trong mới thôi. Việc rửa sạch dầu dừa sẽ giúp cho dừa dễ ngấm đường và   khi sên mứt sẽ nhanh khô ráo, mứt để được lâu hơn. Cùi dừa sau khi đã rửa sạch thì vớt  ra để cho ráo nước. Bước 3: Đặt 1 nồi nước lên bếp đun cho sôi lên thì cho cùi dừa vào nồi, luộc sơ  qua   khoảng 1­2 phút là vớt ra, để ráo nước.
  8. Bước 4: Bạn chia cùi dừa vào 2 tô sau đó thêm đường, bột nghệ và bột dâu tây vào 2 tô  sau đó đảo đều cho cùi dừa ngấm đường. Trong quá trình ướp cùi dừa thi thoảng bạn   cũng nên đảo đều, thời gian ướp dừa từ 2­4 tiếng là được. Bạn cũng có thể tạo màu cho  mứt bằng các loại nước ép hoa quả  mà bạn thích, sau đó cũng cho vào  ướp cùng với  đường. Bước 5: Dừa sau khi đã ướp xong thì bạn đổ bất kỳ màu hồng hay vàng vào chảo và chỉ  đổ  phần nước đường vào đun trước, bật bếp đun cho nước đường sôi lên khoảng 3   phút mới cho cùi dừa vào cùng đun cho sôi lên sau đó hạ lửa nhỏ vừa. Thi thoảng đảo đều và tiếp tục sên mứt tới khi nước đường cạn bớt, keo lại  thì để  lửa nhỏ  nhất và đảo liên tục tới khi mứt đã có đường kết tinh mới tắt bếp, tiếp tục đảo thêm vài phút   nữa cho mứt khô ráo hoàn toàn, như vậy mứt sẽ không bị chảy nước. Bước 6: Với các màu mứt còn lại bạn cũng làm tương tự như bước 5. Khi mứt đã sên   xong thì để  cho mứt nguội hẳn sau đó mới đem đóng gói hoặc cất trong hũ sạch, đậy   nắp kín bảo quản nơi thoáng mát. 6. Mứt bí đỏ Nguyên liệu làm mứt bí đỏ:
  9. 500gr bí đỏ 200gr đường 1 bát nước vôi trong 1 chút muối 1 quả cam Hướng dẫn cách làm mứt bí đỏ: Bước 1: Bí đỏ  đem gọt sạch vỏ  cứng sau đó đem thái bí thành những thanh dài hình   vuông. Cam rửa sạch rồi tách lấy phần vỏ  sau đó thái sợi nhỏ, vỏ  cam sẽ  tạo hương  thơm cho món mứt bí đỏ. Bước 2: Rửa sạch bí đỏ  sau đó cho vào tô, chắt lấy nước vôi trong+ 1 chút muối rồi   ngâm bí 3­4 tiếng thì vớt ra rửa lại vài lần với nước lạnh cho thật sạch mùi vôi. Bước 3: Bạn cho đường+ 1 chút nước vào chảo rồi bật bếp đun cho nước đường sôi  lên, đường tan hết thì tiếp tục đun cho nước đường hơi keo lại mới cho vỏ cam, bí đỏ  vào cùng và đảo nhẹ tay cho bí và vỏ cam ngấm đường. Bước 4: Tiếp tục sên cho tới khi nước đường cạn bớt, bí đỏ chuyển màu trong và mứt  khô ráo thì tắt bếp, đảo thêm 1­2 phút nữa cho mứt khô hơn. Bước 5: Cuối cùng bạn cho tất cả  phần mứt vừa sên xong vào khay khay có lót giấy   nến, dàn đều rồi đem phơi nắng khoảng 2 tiếng cho mứt khô dẻo là được. Bảo quản mứt trong hũ kín hoặc đóng gói trong túi.
  10. 7. Mứt hạt sen Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt hạt sen: 500gr hạt sen tươi hoặc khô 300gr đường phèn 1 thìa cà phê vani dạng bột hoặc thay bằng nước hoa bưởi 1 chút muối Hướng dẫn cách làm mứt hạt sen: Bước 1: Hạt sen tươi sau khi mua về đem thông tâm để loại bỏ hết chất đắng của tâm   sen, nếu mua loại hạt sen đã thông tâm thì bỏ  qua bước này, tiếp theo rửa sạch rồi để  ráo nước. Nếu sử dụng hạt sen khô thì nên ngâm nước khoảng 4 tiếng để  hạt sen nở  mềm. Bước 2: Đường phèn cho vào máy xay rồi đậy nắp xay cho đường thật nhỏ  mịn thành  dạng bột, nếu sử dụng đường cát trắng thì không cần xay. Nhưng với cách làm mứt hạt   sen bằng đường phèn sẽ cho thành phẩm ngọt thanh chứ không quá ngọt như đường cát   trắng, khi ăn sẽ rất ngon mà không bị ngọt gắt.
  11. Bước 3: Đổ nước vào nồi đun sôi thì cho 1 chút muối vào cùng, sau đó cho hạt sen vào  luộc tới khi thấy hạt sen vừa chín là vớt ra ngay, thả  hạt sen vào chậu nước lạnh và   ngâm 10 phút cho hạt sen nguội. Lưu ý: Không nên luộc hạt sen chín quá, như  vậy khi sên mứt sẽ  rất dễ  bị  vỡ  nát mà không   còn nguyên hạt. Hạt sen khô phải luộc lâu hơn hạt sen tươi. Bước 4: Hạt sen khau khi đã nguội thì vớt ra, để  ráo sạch nước rồi cho vào tô, thêm   đường phèn đã xay mịn rồi đảo đều cho đường tan hết. Ướp hạt sen khoảng 2­3 tiếng  là có thể mang đi sên mứt. Hạt sen sau khi đã ngấm đường sẽ chuyển màu trong. Bước 5: Đổ  hạt sen+ nước đường vào chảo và bật bếp lửa nhỏ, đun cho nước đường  sôi lên thì thi thoảng đảo nhẹ  nhàng cho hạt sen ngấm đều đường. Với cách làm mứt   hạt sen đường phèn sẽ không có nhiều nước đường như khi dùng đường cát trắng, nên  khi sên cũng nhanh hơn. Bước 6: Tiếp tục sên lửa nhỏ cho tới khi nước đường keo lại và đảo mứt thấy nặng tay  thì đảo liên tục, các hạt sen bắt đầu khô ráo và có đường kết tinh bám trên mứt thì đảo   nhẹ nhàng thêm vài phút nữa rồi thêm vani là tắt bếp. Lúc này có thể  cầm chảo và lắc  nhẹ thêm 1 lúc để mứt khô ráo hoàn toàn là được. Để cho mứt nguội hẳn thì đem bảo quản trong hũ sạch để thưởng thức.
  12. 8. Mứt khế dẻo Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt khế: 500­600gr khế chua 1 củ gừng 1 bát nước vôi trong 250­300gr đường Hướng dẫn cách làm mứt khế: Bước 1: Khế nên chọn quả  múi dầy, không dập nát sẽ  ngon hơn, rửa sạch rồi cắt bỏ  viền múi khế. Tiếp theo bạn tách từng múi khế ra, bỏ hết hạt. Gừng rửa sạch đem thái   sợi. Bước 2: Đổ  khế  vào tô sau đó bạn đổ  nước vôi trong ngập khế, ngâm qua đêm sau đó   vớt ra rửa lại cho sạch mùi vôi. Bước 3: Cho khế  vào tô cùng với đường, trộn đều và  ướp khế  khoảng 3 tiếng cho   đường tan hết.
  13. Bước 4: Đổ khế và nước đường vào chảo rồi bật bếp nấu cho nước đường sôi khoảng  vài phút, hạ  lửa vừa và tiếp tục sên, thi thoảng đảo nhẹ  tay để  mứt khế  không bị  nát.   Nước đường bắt đầu sánh lại và ngả màu vàng nâu thì cho gừng thái sợi vào, sên thêm  vài phút nữa cho mứt thơm mùi vị gừng là tắt bếp. Bước 5: Xếp mứt khế lên giấy nến đặt trên khay rồi đem mứt hong trong lò nướng 100  độ C cho tới khi mứt hơi khô lại là được, nếu có nắng to bạn có thể đem mứt ra phơi,   che đậy kín để tránh bị bụi hoặc côn trùng. Mứt khế xào gừng sau khi đã se lại thì để cho nguội là có thể cất trong hũ sạch, đậy nắp kín   bảo quản nơi thoáng mát hoặc trong ngăn mát tủ lạnh đều được. 9. Mứt xoài dẻo Nguyên liệu làm mứt xoài dẻo: Xoài xanh chua: 1kg Đường hoa mai: 400gram (dùng đường hoa mai mứt sẽ có màu đẹp hơn dùng đường cát   trắng. Vì là món chống ngấy nên bạn có thể giảm thêm đường nếu muốn tăng vị  chua   của mứt) Phèn chua: 1.5 thìa cà phê
  14. Nước vôi trong Cách làm mứt xoài dẻo: Bước 1: Sơ chế Xoài xanh gọt hết phần vỏ xanh đậm, bỏ  hạt, xắt miếng dài vừa như  thường dùng để  làm món xoài trộn muối ớt Ngâm xoài với nước vôi trong khoảng 5 giờ rồi vớt ra. Xả trực tiếp dưới vòi nước lạnh   liên tục cho đến khi miếng xoài hết mùi vôi. Hòa 1.5 thìa cà phê phèn với nước sao cho đủ  ngập 1kg xoài. Đun sôi nồi nước phèn.  Khi nước sôi đưa phèn vào nhúng qua nước khoảng 1­2 phút thì vớt ra rổ sạch. Tiếp tục  xả liên tục dưới vòi nước chảy vài lần rồi để ráo nước. Bước 2: Ướp và sên Cân lại xoài sau các bước sơ chế. Ướp theo tỉ lệ: 1kg xoài ­ 400 gram đường. Xóc đều,   ủ đến khi đường tan hết, miếng xoài hơi có màu trong. Dùng chảo gang rộng lòng, cho hỗn hợp xoài ngâm đường vào đun. Khi đường sôi thì   giảm nhỏ lửa, đảo đều bằng thìa gỗ phẳng để tránh làm nát miếng mứt xoài. Khi miếng xoài trở nên trong veo, có màu cánh gián nhẹ, dùng đũa thử thấy đường kéo  sợi thì tắt bếp. Gắp xoài ra khay lớn có lót giấy nến. Sấy xoài trong lò  ở  nhiệt độ  100oC trong vòng 40­60 phút. Bạn cũng có thể sấy xoài bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh cho đến khi mặt miếng   xoài se lại hoặc phơi khay xoài dưới nắng tự nhiên từ 3­4 nắng Bước 3: Bảo quản Ở  điều kiện thường, mứt xoài dẻo sẽ  ngon trong tầm 2­3 tuần. Nếu để  tủ  lạnh thời   gian có thể lâu hơn. Nên đựng trong hũ thủy tinh đã được luộc sơ, để khô. Mứt xoài dẻo đạt yêu cầu phải có màu trong hấp dẫn, dai dai, dẻo dẻo, chua chua, ngọt   ngọt thơm phức.
  15. 10. Mứt cà chua bi Nguyên liệu làm mứt cà chua bi: 1kg cà chua bi 10gram phèn chua 20gram vôi tôi 400gram đường trắng Cách làm mứt cà chua bi: Bước 1: Sơ chế Chọn loại cà chua bi quả dài, chín vừa tới vẫn còn độ cứng Dùng xiên đầu nhọn (tăm hoặc xiên tre dùng để  xiên thịt nướng) xăm quanh quả  cà  chua. Sau đó rửa sạch cà, để ráo nước. Hòa vôi bột với 1.5l nước lọc, để lắng cặn, lọc lấy nước trong. Cho cà chua vào ngâm   khoảng 10 giờ. Bước này bạn nên làm cẩn thận thì mứt cà chua sẽ dai và có màu trong  veo đẹp mắt. Vớt cà chua ra rổ, dàn mỏng, rửa dưới vòi nước lạnh cho sạch mùi vôi
  16. Bước 2: Ngâm phèn (bước này có thể bỏ qua nếu bạn thích sử dụng cốt chanh để tạo vị chua   thanh nhẹ và tránh lại đường ) Phèn giã nhỏ cho nhanh tan, đun sôi với 1.5l nước, để nguội hẳn Đổ cà chua vào ngâm tầm 10 giờ. Đổ cà chua ra rổ, xả dưới vòi nước lạnh cho sạch phèn.  Bước 3: Ướp đường Bạn nên nếm thử  cà chua để  đánh giá độ  ngọt. Để  cà chua có vị  dễ  dùng, mỗi kg cà   chua bạn nên dùng tương ứng 350­400gram đường, nhiều hơn cà chua sẽ bị ngọt gắt. Ướp đường bằng cách xếp từng lớp cà chua vào tô, mỗi lớp rải 1 lớp đường lên trên  cho đến khi hết thì thôi. Ướp đến khi thấy đường tan hết, hoặc có thể xóc nhẹ cho hỗn   hợp trộn đều.  Bước 4: Đun/Sên mứt Dùng nồi to hoặc chảo rộng, phẳng đáy. Đun nóng nồi. Cho thêm khoảng 50ml nước   vào đun. Trút hỗn hợp mứt đã ngâm đường vào, đun lửa vừa đến khi hỗn hợp sôi. Vặn lửa nhỏ hết cỡ, đun đến khi đường cạn, sánh lại. Thi thoảng đảo nhẹ bằng thìa gỗ  phẳng. Nếu không ngâm phèn thì lúc này bạn cho khoảng 40ml cốt chanh, đảo nhẹ. Khi nào đường sánh lại như  mạch nha, kéo sợi thì tắt bếp. Dùng đũa gắp từng quả  cà  chua ra khay rộng có lót giấy thấm nến Bước 5: Hong cà chua và bảo quản Có ba cách hong cà chua như sau: Lọ thủy tinh luộc sôi, để khô Cách 1: Hong trong điều kiện tự  nhiên, trải đều như  trên, phơi nắng độ  2 ngày tới khi   miếng cà dẻo, đanh lại thì bỏ lọ dùng dần. Bảo quản ở nhiệt độ thường. Cách 2: Xếp từng khay cà chua vào ngăn mát tủ  lạnh, để  đến khi nhìn miếng cà chua   khô lớp vỏ lại thì là được. Cũng bỏ vào lọ, dùng dần. Với cách này thì nên bảo quản lọ  mứt cà chua trong tủ lạnh. Cách 3: Nếu làm mứt vào đúng ngày không gặp nắng, bạn có thể  vặn sấy trong lò  khoảng 90 độ  tầm 30 phút. Đây là cách làm khô mứt lý tưởng nhất, mứt sẽ bảo quản   được khá lâu.
  17. 11. Mứt dứa dẻo Nguyên liệu làm mứt dứa dẻo: Dứa: 2 quả Đường: 600g Chanh: 1 quả Muối ăn: 1 muỗng cà phê Phèn chua: 5g Cách làm mứt dứa dẻo: Dứa gọt vỏ, chú ý gọt sâu vào thịt để bỏ mắt, cắt tròn và bỏ lõi. Ngâm dứa vào nước lạnh có pha 1 muỗng cà phê muối trong khoảng 15 phút rồi vớt ra   rửa sạch  đun sôi 2 lít nước với 5gr phèn chua. Cho dứa vào trần trong khoảng 10 phút rồi vớt ra xả sạch với nước lạnh cho hết phèn  chua. Để dứa ở nơi thoáng gió trong khoảng 2 giờ để dứa ráo nước.
  18. Cho dứa và đường vào nồi, để đường tan hết hoặc để qua đêm cho dứa ngấm đường. Sên mứt dứa ở lửa nhỏ cho đến khi miếng dứa trong, thêm nước cốt chanh vào tiếp tục   sên đến khi dứa ăn có vị dẻo, chua ngọt thì tắt bếp. Muốn dứa ráo đường thì các bạn sấy trong lò ở nhiệt độ 100 độ  C trong khoảng 1 giờ,   sau đó để  nguội và cho vào lọ  thủy tinh để  bảo quản. Với cách làm mứt dứa như  thế  này, bạn sẽ có được sản phẩm vô cùng hấp dẫn. 12. Mứt bí đao Nguyên liệu làm mứt bí: Bí đao, đường Phèn chua Nước vôi trong và vani Tỉ lệ bí đao tươi và đường là 1kg bí đao – 0,5kg đường. Cách làm mứt bí: Bước 1: Bí đao tươi mua về chúng ta dùng dao gọt bỏ  phần vỏ xanh và ruột lấy phần  cùi trắng, rửa sạch thái miếng vuông dài 5cm.
  19. Bước 2: Nước vôi trong pha loãng, ngâm bí vừa thái với nước vôi đã chuẩn bị khoảng 5   đến 7 tiếng. Tốt nhất là ngâm qua đêm sau đó vớt ra rửa lại nhiều lần bằng nước cho   hết sạch mùi vôi. Bước 3: Trần bí với nước phèn chua sôi trong vòng 1 đến 2 phút rồi tiếp tục vớt ra rửa   sạch để ráo nước. Bước 4: Ướp bí với đường, để trong vòng 4 đến 5 tiếng cho đường tan và ngấm vào bí. Bước 5: Bước quan trọng nhất, cho bí đã ngâm đường vào chảo đun nhỏ  lửa, đảo đều  tay. Đảo cho đến khi thấy cạn nước, đường kết tinh bám đều vào bí thì tắt bếp nhỏ  vani vào đảo qua một lượt nữa. Chờ bí nguội và khô bỏ vào lọ thủy tinh bảo quản.  Cách làm mứt bí có vẻ  khó hơn và mất nhiều thời gian hơn so với các loại mứt khác nhưng  với 5 bước hướng dẫn cụ thể nêu trên, các bạn chắc chắn sẽ có mónmứt bí tự làm ngon ngọt,   hợp vệ sinh để đãi khách trong ngày Tết. Hàng năm cứ vào mỗi dịp Tết, các thành viên trong gia đình lại ngồi quây quần bên nhau cùng   thưởng thức những miếng bánh chưng, bánh tét, nhâm nhi những ly trà cùng các loại mứt tết   thanh ngọt và trao nhau những phong bao lì xì, những lời chúc cho một năm mới thuận lợi và   may mắn. Thay vì những loại mứt làm sẵn không rõ nguồn gốc, Tết này các bà nội trợ  hãy  tham khảo các loại mứt có thể tự làm ở nhà trong danh sách trên, vừa sạch sẽ, vừa an toàn lại   giữ được nguyên công dụng của các "vị thuốc” có trong mứt nha. Chúc các bạn thành công!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2