intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KẾ RÚT LUI VÀ BẢO TOÀN LÂU DÀI

Chia sẻ: Thanh Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

96
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đó là mưu kế bảo vệ lợi ích, danh dự lâu dài cho bản thân và cho hệ thống. Đối với người có địa vị xã hội hoặc tổ chức cao đó là việc rút lui về nghỉ một cách danh dự và trọn vẹn đúng lúc, hoặc đối với một tổ chức (một doanh nghiệp, một quốc gia v.v) đó là mong muốn kéo dài sự ổn định và phát triển vững bền tổ chức thì phải dùng mưu kế này: nó là cả một quá trình bao gồm nhiều công việc phải làm, nhiều triết lý phải thực...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KẾ RÚT LUI VÀ BẢO TOÀN LÂU DÀI

  1. KẾ RÚT LUI VÀ BẢO TOÀN LÂU DÀI (Bảo toàn kế): Đó là mưu kế bảo vệ lợi ích, danh dự lâu dài cho bản thân và cho hệ thống. Đối với người có địa vị xã hội hoặc tổ chức cao đó là việc rút lui về nghỉ một cách danh dự và trọn vẹn đúng lúc, hoặc đối với một tổ chức (một doanh nghiệp, một quốc gia v.v) đó là mong muốn kéo dài sự ổn định và phát triển vững bền tổ chức thì phải dùng mưu kế này: nó là cả một quá trình bao gồm nhiều công việc phải làm, nhiều triết lý phải thực hiện. Trước hết là làm bất cứ việc gì cũng phải suy cho hết lý, tôn trọng tính khoa học, tính khách quan của quy luật để phân biệt sự thật mà hoạt động cho đúng. · Một hôm Mặc Tử (sinh vào khoảng 450 TCN) nhà Triết học Kiêm ái Trung Quốc lại tranh luận với Trình Phàn. Mặc Tử dẫn lời của Khổng Tử để trách Trình Phàn. Trình Phàn nói: - Ông đã phản đối đạo nho (thủ lĩnh là Khổng Tử), sao lại dẫn lời Khổng Tử nói? Mặc Tử đáp: - Lời ta dẫn là lời của Khổng Tử nói đúng. Câu nói này không thể sửa được. Có lý trí thì dù sao vẫn có lý. Ông thấy chim bay trên trời mà bay thật là cao thì nắng khô sẽ tới, nhìn con cá lội trong nước mà lội thật sâu thì thời tiết sẽ càng nóng hơn. Lúc bấy giờ thì dù thông minh như vua Vũ (2205-2197 TCN), vua Thang (1766-1753 TCN) có vắt kiệt óc cũng không thể đảo ngược được chân lý này. Chim và cá tuy không thông minh như người, song người thông minh nhất trong thiên hạ như Vũ, Thang cũng không thể không phục chân lý bay cao lặn sâu của chim cá. Ta cũng vậy, sở dĩ ta biện dẫn lời của Khổng Tử là vì cái hợp đạo lý trước sau vẫn phải công nhận nó hợp đạo lý. (Giang Ninh - Mặc Tử ông tổ của đức kiên nhẫn - NXB Đồng Nai 1995 trang 62-63). · Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê-nin cũng đã từng nói: Sự thật là chân lý, chân lý là khách quan. Điều thứ hai, làm bất cứ việc gì cũng phải chính tâm và ngay thẳng, đúng đạo lý - cái mà Khổng Tử gọi là chính danh.
  2. Quý Cao làm quan nước Vệ có xử án chặt chân một người. Sau nước Vệ loạn, Quý Cao chạy trốn ra đến cửa thành, gặp người giữ cửa thành, chính là người mình chặt chân ngày trước. ... Người ấy lại bảo: - Ở đây có cái nhà. Qúy Cao mới chạy vào nhà ẩn. Bởi vậy quan quân đuổi theo không thể bắt được. Lúc Quý Cao sắp đi, bảo người giữ thành rằng: - Trước ta theo phép nước mà chặt chân ngươi, nay ta gặp nạn, chính là cái dịp để ngươi báo thù mà ngươi ba lần chỉ chỗ cho ta trốn, thương ta như thế nghĩa làm sao? Người giữ thành nói: - Tội tôi đáng chặt chân, tránh sao cho khỏi. Lúc ông luận tội, xoay sở pháp luật, ý muốn nới tay, tôi cũng biết. Lúc án đã định, đem ra hàn hình nét mặt ông buồn rầu, tôi lại biết lắm. Ông làm như thế, há có vị riêng gì tôi, đó là tâm địa bậc quân tử tự nhiên như vậy... Thê cho nên tôi muốn cứu ông. Khổng Tư nghe truỵên này, nói rằng: - Cũng một cách dùng pháp thuật, dùng mà có lòng nhân từ, thì gây nên ơn, dùng mà ra dáng tàn bạo thì gây nên oán. (Cổ học tinh hoa). Vua Nghiêu đến chơi đất hoa. Viên quan giữ bờ cõi đất Hoa chúc rằng: - Xin chúc nhà vua sống lâu. Vua Nghiêu nói: - Đừng chúc thế. Viên quan lại chúc: - Xin chúc nhà vua giàu có.
  3. Vua Nghiêu nói: - Đừng chúc thế. Viên quan lại nói: - Xin chúc nhà vua lắm con trai Vua Nghiêu lại nói: - Đừng chúc thế. Viên quan lấy làm lạ, hỏi: - Sống lâu, giàu có, lắm con trai, người ta ai cũng muốn, một mình nhà vua không muốn, là cớ làm sao? Vua Nghiêu nói: - Lắm con trai thì sợ nhiều; giàu có thì công việc nhiều; sống lâu thì nhục nhã nhiều. Ba điều ấy không phải là những điều gây nên đức hay cho mình, nên ta từ chối. Viên quan nói: - Nhà vua nói như thế,thực là một bậc quân tử. Nhưng trời sinh ra người, mỗi người phải có một việc, thì có lo sợ gì? Giầu có mà biết đem của chia với người ta, thì còn công việc gì? Ăn uống có chừng, thức ngủ có độ, trong bụng lúc nào cũng thư thái tự nhiên, thiên hạ hay thì cũng hay với thiên hạ, thiên hạ mà dở thì làm cho thiên hạ hay, trăm tuổi nhắm mắt nhục nhã làm sao được. (Cổ học Tinh hoa, SĐD trang 138-139). Qua giai thoại kể trên có thể hiểu được lẽ sống của đời người không phải là đơn giản, nếu hiểu không đúng, cái vinh cái nhục đâu phải là dễ thực hiện được. Tiếp theo, hàng loạt vấn đề phải thực hiện chính xác mới có thể làm cho một đời người trọn vẹn thanh thản; mới có thể làm cho hệ thống tồn tại ổn định, vững bền.
  4. 64 mưu kế trên là những tổng kết thực tiễn của con người trong chiều dài tồn tại, diệt vong, phát triển của các cá nhân, tổ chức, quốc gia tương ứng với 64 tình thế được đề cập trong tác phẩm Kinh Dịch. Thực tế,còn có thể có những mưu kế đặc biệt khác, nhưng về cơ bản nó là sự vận dụng một trong số 64 mưu kế đã nêu. Việc sử dụng mưu kế với tâm địa tốt lành sẽ đem lại may mắn, tiến bộ cho người. Còn đối với kẻ xấu, kẻ ác việc sử dụng mưu kế nhất thời có thể đem lại thành công (trong phạm vi nào đó), nhưng chỉ là tạm bợ và không bền vững.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2