CÁC CẤP ĐỘ CHIẾN LƯỢC
lượt xem 173
download
Chiến lược có thể được xây dựng để nâng cao tính cạnh tranh hoặc đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, trong khi đó các sản phẩm và dịch vụ lại được phát triển ở cấp độ các đơn vị kinh doanh. Vai trò của doanh nghiệp là quản lý các đơn vị kinh doanh và phát triển sản phẩm sao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có tính cạnh tranh và có khả năng đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÁC CẤP ĐỘ CHIẾN LƯỢC
- Dang Dinh Tram STRAMAGIC Master of Marketing Strategy & Management 23 November 2004 THEME : Strategy Policy Management Marketing Finance Human Resource CÁC CẤP ĐỘ CHIẾN LƯỢC Chiến lược có thể được xây dựng trên ba cấp độ khác nhau : Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp • Chiến lược đơn vị kinh doanh • Chiến lược bộ phận hay chức năng. • Chiến lược có thể được xây dựng để nâng cao tính cạnh tranh hoặc đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, trong khi đó các sản phẩm và dịch vụ lại được phát triển ở cấp độ các đơn vị kinh doanh. Vai trò của doanh nghiệp là quản lý các đơn vị kinh doanh và phát triển sản phẩm sao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh có tính cạnh tranh và có khả năng đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp. Textron là một công ty thực hiện chiến lược đa dạng hóa. Sự thành công của Textron có được là do việc thực hiện tốt một nhóm các hoạt động kinh doanh ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Textron đã phát triển bốn phân đoạn thị trường cơ bản : Chế tạo máy bay chiếm 32% doanh số. • Sản xuất ôtô chiếm 25% doanh số • Công nghiệp khác chiếm 39% doanh số • Hoạt động tài chính chiếm 4% doanh số. • Trong khi doanh nghiệp phải quản lý danh mục các hoạt động kinh doanh để tăng trưởng và tồn tại, thì sự thành công của doanh nghiệp đa dạng hóa lại phụ thuộc vào khả năng quản lý các dòng sản phẩm riêng biệt. Tương tự, khi mà trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh với Textron, thì doanh nghiệp cần phải chú ý đến các đối thủ cạnh tranh và xây dựng chiến lược cho từng đơn vị kinh doanh. * Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp Chiến lược ở cấp doanh nghiệp liên quan đến việc lựa chọn các hoạt động kinh doanh ở đó các đơn vị kinh doanh phải cạnh tranh, đồng thời có sự phát triển và phối kết hợp giữa các đơn vị với nhau. Chiến lược tổng thể của doanh nghiệp có các đặc điểm : C. 118 – MEASE - 59bis boulevard Jourdan - 75014 Paris Email : dangdinhtram@yahoo.com Web : www.dangdinhtram.itgo.com
- Dang Dinh Tram STRAMAGIC Master of Marketing Strategy & Management Định hướng mục tiêu chung và nhiệm vụ của doanh nghiệp : Bao gồm việc xác định • các mục tiêu, các dạng hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ tiến hành và cách thức quản lý và phối kết hợp các hoạt động. Định hướng cạnh tranh : Đó là việc xác định thị trường hoặc đoạn thị trường mà • doanh nghiệp sẽ cạnh tranh. Quản lý các hoạt động kinh doanh độc lập và mối quan hệ giữa chúng : Chiến lược • tổng thể nhằm vào phát triển và khai thác tính cộng hưởng (synergy) giữa các hoạt động thông qua việc phân chia và phối kết hợp các nguồn lực giữa các đơn vị độc lập hoặc giữa các hoạt động riêng rẽ. Thực hành quản trị : Chiến lược cấp doanh nghiệp cho phép xác định cách thức quản • lý các đơn vị kinh doanh hoặc các nhóm hoạt động. Doanh nghiệp có thể thực hiện công tác quản lý thông qua việc can thiệp trực tiếp (đối với phương thức quản lý tập quyền) hoặc tạo sự tự chủ quản lý cho các đơn vị kinh doanh (đối với phương thức quản lý phân quyền) trên cơ sở sự tin tưởng. Doanh nghiệp có nhiệm vụ sáng tạo giá trị gia tăng thông qua việc quản lý danh mục tất cả các hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo sự thành công đối với mỗi hoạt động trong dài hạn, phát triển các đơn vị kinh doanh và hơn nữa đảm bảo các hoạt động được phối kết hợp hài hòa với nhau. * Chiến lược các đơn vị kinh doanh Một đơn vị kinh doanh chiến lược có thể là một bộ phận trong doanh nghiệp, một dòng sản phẩm hay một khu vực thị trường, chúng có thể được kế hoạch hóa một cách độc lập. Ở cấp độ đơn vị kinh doanh, vấn đề chiến lược đề cập ít hơn đến việc phối kết hợp giữa các đơn vị tác nghệp nhưng nhấn mạnh hơn đến việc phát triển và bảo vệ lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và dịch vụ mà đơn vị quản lý. Chiến lược đơn vị kinh doanh liên quan đến : Việc định vị hoạt động kinh doanh để cạnh tranh. • Dự đoán những thay đổi của nhu cầu, những tiến bộ khoa học công nghệ và điều • chỉnh chiến lược để thích nghi và đáp ứng những thay đổi này. Tác động và làm thay đổi tính chất của cạnh tranh thông qua các hoạt động chiến lược • như là gia nhập theo chiều dọc hoặc thông qua các hoạt động chính trị. Michael Porter đã khám phá ba dạng chiến lược cơ bản (chiến lược giá thấp, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung), chúng có thể được áp dụng ở cấp độ đơn vị chiến lược để tạo ra lợi thế cạnh tranh và phòng thủ chống lại các tác động bất lợi từ năm lực lượng cạnh tranh. C. 118 – MEASE - 59bis boulevard Jourdan - 75014 Paris Email : dangdinhtram@yahoo.com Web : www.dangdinhtram.itgo.com
- Dang Dinh Tram STRAMAGIC Master of Marketing Strategy & Management * Chiến lược bộ phận chức năng Cấp độ chức năng của tổ chức đề cập đến các bộ phận tác nghiệp. Chiến lược ở cấp độ này liên quan đến các quy trình tác nghiệp của các hoạt động kinh doanh và các bộ phận của chuỗi giá trị. Chiến lược ở các chức năng marketing, tài chính, nguồn nhân lực hay nghiên cứu và phát triển nhằm vào phát triển và phối kết hợp các nguồn lực mà thông qua đó các chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả. Chiến lược bộ phận chức năng của tổ chức phụ thuộc vào chiến lược ở các cấp cao hơn. Đồng thời nó đóng vai trò như yếu tố đầu vào cho chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp. Ví dụ như việc cung cấp thông tin về nguồn lực và các năng lực cơ bản mà chiến lược ở các cấp cao hơn cần phải dựa vào; các thông tin về khách hàng, sản phẩm và cạnh tranh. Một khi chiến lược ở các cấp cao hơn được thiết lập, các bộ phận chức năng sẽ triển khai đường lối này thành các kế hoạch hành động cụ thể và thực hiện đảm bảo sự thành công của chiến lược tổng thể./. C. 118 – MEASE - 59bis boulevard Jourdan - 75014 Paris Email : dangdinhtram@yahoo.com Web : www.dangdinhtram.itgo.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị chiến lược - PGS,TS. Nguyễn Thị Liên Diệp
76 p | 705 | 119
-
Bài giảng Chương 2: Xây dựng kế hoạch và chiến lược marketing - ThS. Đỗ Khắc Xuân Diễm
51 p | 181 | 28
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 4 - PGS.TS. Hà Văn Hội
109 p | 137 | 25
-
Chiến lược kinh doanh nổi bật của doanh nghiệp thương mại
4 p | 160 | 22
-
Chiến lược giá của các đại gia bán lẻ
9 p | 123 | 19
-
Chương 4: Các loại hình chiến lược công ty
59 p | 138 | 16
-
Bài giảng Quản trị thương hiệu góc tiếp cận tư duy chiến lược - PGS.TS.Nguyễn Quốc Thịnh
51 p | 117 | 15
-
Bài giảng Quản trị chiến lược - Bài 2: Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp
19 p | 107 | 14
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 1 - Vũ Hoàng Nam
31 p | 74 | 8
-
Bài giảng Quản trị chiến lược: Chương 5 - Vũ Hoàng Nam
19 p | 105 | 7
-
Bài giảng Quản lý chiến lược: Phần 3 - TS. Phùng Tấn Việt
19 p | 84 | 7
-
Bài giảng Marketing chiến lược: Chương 2 - TS. Phạm Thị Huyền
6 p | 14 | 5
-
Bài giảng Quản trị marketing bán lẻ: Chương 5 - Cái Vĩnh Chi Mai
11 p | 15 | 5
-
Bài giảng Marketing chiến lược: Chương 1 - TS. Phạm Thị Huyền
8 p | 6 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Quản trị chiến lược (Mã học phần: STM 331)
20 p | 10 | 4
-
Bài giảng Marketing chiến lược: Chương 1 - Tổng quan về marketing chiến lược
26 p | 4 | 3
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 4 - PGS.TS. Hà Văn Hội (2013)
109 p | 24 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn