intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHÁI QUÁT VỀ KHỚP NỐI RZEPPA, chương 3

Chia sẻ: Van Teo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

140
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô hình ADAMS được xác định để mô phỏng chuyển động và lực tương tác của mỗi phần tử trong khớp đẳng tốc RZEPPA. Những phần tử này được xem như những chuyển động học vững chắc của vật thể. Lực tiếp xúc được tái tạo với lực giảm rung của lò xo. Sự biến dạng của vật liệu được tính toán bởi độ cứng tuyến tính hoặc không tuyến tính. Vì vậy, lực tương tác giữa các phần được xác định bởi những vị trí tương đối của chúng và vận tốc tương đối của chúng. Những lực này về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHÁI QUÁT VỀ KHỚP NỐI RZEPPA, chương 3

  1. Chương 3: Mô hình ADAMS của khớp đẳng tốc RZEPPA Mô hình ADAMS được xác định để mô phỏng chuyển động và lực tương tác của mỗi phần tử trong khớp đẳng tốc RZEPPA. Những phần tử này được xem như những chuyển động học vững chắc của vật thể. Lực tiếp xúc được tái tạo với lực giảm rung của lò xo. Sự biến dạng của vật liệu được tính toán bởi độ cứng tuyến tính hoặc không tuyến tính. Vì vậy, lực tương tác giữa các phần được xác định bởi những vị trí tương đối của chúng và vận tốc tương đối của chúng. Những lực này về cơ bản được tổng hợp theo những điểm sau đây :  Lực tiếp xúc giữa bi và rãnh : Nó được mô phỏng như thực hiện nhiệm vụ va chạm ADAMS . Độ cứng không tuyến tính được tính toán theo thuyết Hertz.  Lực tiếp xúc giữa bi và cửa sổ vòng cách: vòng cách được coi như là ống lót ADAMS. Độ cứng của vòng cách sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn.  Lực tương tác giữa vỏ cầu, vòng cách và lõi cầu : Là những lực cấu thành đơn giản ADAMS.
  2.  Lực ma sát : Áp dụng hệ số hằng của lực ma sát. Hệ số hằng phụ thuộc vào điều kiện làm việc . Trong mô hình này thân vỏ cầu bị ép bởi khớp uốn. Nó cũng có thể tạo thành những góc khác nhau. Sự quay vòng cũng được áp dụng trong thân vỏ cầu và mômen tồn tại trong trục lõi cầu. Trong thí nghiệm này số vòng quay được sử dụng là 200 v/ph. *) Mô phỏng, kiểm tra khoảng cách góc giữa các rãnh trượt bi trên lõi cầu Sự mô phỏng được thực hiện với khớp đẳng tốc RZEPPA có góc 60 và mômen tải trọng là 300 Nm. Trong thí nghiệm này khoảng cách của những rãnh cầu ngoài được xem là lý tưởng. Có hai loại rãnh trượt bi trong lõi cầu là rãnh lý tưởng (Hình 1.7) và rãnh có sai số về khoảng cách góc (Hình 1.8) nhưng cả hai đều tuân theo mô hình ADAMS. Sự phân phối ứng suất Hertz của các rãnh trượt bi trên lõi cầu có cùng hướng với ứng suất trên các rãnh trượt bi vỏ cầu. Đồ thị ứng suất Hertz của khớp sử dụng lõi cầu lý tưởng là đường gạch chấm trên đồ thị (Hình 1.9a,b,c). Rõ ràng nếu nhìn trên đồ thị thì phân bố ứng suất thì, với các rãnh cách đều nhau 60 có hình dạng của đồ thị là tương đối giống nhau. Mỗi một rãnh đạt được ứng
  3. suất Hertz cực đại tại những thời điểm khác nhau nhưng về giá trị là nó gần bằng nhau vì vậy các rãnh làm việc là bền như nhau. Đối với khớp sử dụng lõi cầu có sai số sẽ xảy ra hiện tượng về sự phân bố tải trọng không đều nên sự phân bố ứng suất Hertz cũng không trùng với sự phân bố ứng suất Hertz trên lõi cầu lý tưởng. Sự phân bố này được miêu tả bằng các nét liền trên đồ thị (Hình 1.9a,b,c). Nhìn vào đồ thị chúng ta có thể nhận thấy ở các rãnh số 2 và số 5 của khớp đẳng tốc có đường cong ứng suất Hertz lớn hơn so với khớp lý tưởng và lớn hơn rất nhiều so với các rãnh khác trong bản thân nó đặc biệt là rãnh số 3 và số 6. Hình 1.9a : Biểu đồ mô tả ứng suất Herzt trển rãnh số 1 và 2.
  4. Hình 1.9b : Biểu đồ mô tả ứng suất Herzt trển rãnh số 3 và 4. Hình 1.9c : Biểu đồ mô tả ứng suất Hertz trển rãnh số 5 và 6. Sự phân bố ứng suất Hertz không đều giữa 6 rãnh trượt bi ở vỏ cầu ngoài sẽ tạo ra sự hao mòn ở rãnh số 2 và số 5 trong khi ở các rãnh còn lại hình dáng của các rãnh là vẫn không thay đổi.
  5. Để thay đổi kết luận, kiểm tra độ bền của khớp dựa sử dụng lõi cầu, sự kiểm tra độ bền dưới điều kiện giống như mô phỏng sau thời gian vận hành, tất cả các phần đều hoạt động và kiểm tra thì báo cáo này coi như đem ra một chỉ số về khoảng cách lý tưởng của các rãnh trong được chỉ ra như là một sự tham khảo và được gọi là “ khoảng cách hoàn hảo”. Thí nghiệm đã chỉ rõ ràng chỉ có rãnh số 2 và số 5 là có sự xuất hiện của sự ăn mòn trong khi các rãnh còn lại thì không có dấu hiệu của ăn mòn. Từ những kết quả của bài kiểm tra đã chứng minh những giả định phân tích trên là đúng đắn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2