Khai thác tài sản trí tuệ mạng yếu tố địa danh để phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế
lượt xem 3
download
Bài viết chủ yếu phân tích về tình hình khai thác TSTT mang yếu tộ địa danh với mục đích phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đưa ra những đánh giá cũng như các phương án đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khai thác tài sản trí tuệ mạng yếu tố địa danh để phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11. KHAI THÁC TÀI SẢN TRÍ TUỆ MẠNG YẾU TỐ ĐỊA DANH ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ EXPRESSING INTELLECTUAL ASSETS NETWORK LOCATION FACTOR FOR TOURISM DEVELOPMENT IN THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyễn Văn Sơn1 TÓM TẮT: Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phƣơng địa thế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung. Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có nhiều cảnh quan đẹp, mang đậm nét lịch sử lâu đời của vùng đất Cố Đô, cùng với đó là những địa phƣơng có nhiều TSTT có tiềm năng phát triển lớn. Việc phát triển du lịch nhất thiết phải có các điều kiện về tài nguyên du lịch, mà TSTT địa phƣơng lại đóng góp phần lớn trong các tài nguyên đó. Hay nói cách khác, TSTT địa phƣơng là nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch. Đồng thời, du lịch phát triển cùng với sự tham gia của cộng đồng cũng mang lại những giá trị kinh tế, xã hội cho địa phƣơng, góp phần bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của địa phƣơng, cải thiện đời sống của những ngƣời sở hữu TSTT, thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Chính vì thế, việc khai thác các TSTT mang yếu tố địa danh trong du lịch là một hƣớng đi bền vững, vừa góp phần giữ gìn đƣợc bản sắc văn hóa của Thừa Thiên Huế, đồng thời có thể mang lại lợi ích kinh tế cho ngƣời dân địa phƣơng. Bài viết chủ yếu phân tích về tình hình khai thác TSTT mang yếu tộ địa danh với mục đích phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đƣa ra những đánh giá cũng nhƣ các phƣơng án đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả. Từ khóa: địa danh, du lịch, tài sản trí tuệ, Thừa Thiên Huế ABSTRACT: Thua Thien Hue province is an important locality in the socio- economic development strategy of the central region. Rich tourism resources, many beautiful landscapes, bearing the long history of the Ancient Capital, along with the localities with many shopping malls with great development potential. The development of tourism necessarily has the conditions of tourism resources, which local shopping malls contribute the majority of those resources. In other words, the local shopping mall is an important factor attracting tourists. At the same time, 1 ThS., Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế; Email: sonnv@hul.edu.vn 146
- tourism development with the participation of the community also brings economic and social values to the locality, contributing to the preservation and promotion of local cultural heritage, improving the lives of people who own information technology, promoting the development of the tourism industry. Therefore, the exploitation of shopping malls with landmark elements in tourism is a sustainable direction, both contributing to preserving the cultural identity of Thua Thien Hue, and can bring economic benefits to local people. The article mainly analyzes the situation of exploiting shopping malls with weak landmarks with the purpose of tourism development in Thua Thien Hue province. From there, make assessments as well as proposed options to improve efficiency. Keywords: Place, Tourism, intellectual asset, Thua Thien Hue 1. Đặt vấn đề Hiện nay, công nghiệp du lịch đang ngày càng đƣợc chú trọng và phát triển. Phát triển du lịch gắn liền với phát triển kinh tế đƣợc coi nhƣ là phát triển một ngành công nghiệp không khói. Việt Nam là một đất nƣớc có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và đặc biệt. Để tạo ra đƣợc bƣớc phát triển đột phá cho ngành du lịch Việt Nam cần khơi dậy tiềm năng về tài sản trí tuệ địa phƣơng, thế mạnh đƣợc tạo ra từ hoạt động đổi mới, các sáng tạo của mỗi địa phƣơng, chứ không chỉ dựa vào lợi thế về tài nguyên, thiên nhiên nhƣ trong thời gian trƣớc. Khai thác tài sản trí tuệ nhằm phát triển du lịch đang là xu thế chung hiện tại trên thế giới nhằm tạo ra nét đặc trƣng riêng biệt, dấu hiệu nhận biết của địa phƣơng trên bình diện quốc gia và quốc tế cho những sản phẩm, dịch vụ du lịch2. Tỉnh Thừa Thiên Huế nổi tiếng với nền văn hóa du lịch lâu đời gắn liền với lịch sử phát triển của quốc gia. Ngoài những di sản văn hóa đƣợc thế giới công nhận và bảo tồn, nơi đây còn là cái nôi của những làng nghề truyền thống với những sản phẩm trí tuệ địa phƣơng độc đáo, là điểm đến thu hút lƣợng khách du lịch đông đảo cả trong và ngoài nƣớc. Có đƣợc tiềm năng lớn nhƣ vậy nhƣng việc phát triển du lịch dựa trên hoạt động khai thác tài sản trí tuệ tại đây vẫn chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mực. Chính thì lý do đó, trong bài viết này 2 Cục sở hữu trí tuệ, 2016, Phát triển du lịch tại Việt nam cần phải khai thác tài sản sở hữu trí tuệ, https://dangkybaohothuonghieu.com/phat-trien-du-lich-tai-viet-nam-can-phai-khai-thac-tai-san-so-huu-tri- tue.html, truy cập ngày 10/09/2021 147
- tác giả sẽ nhận xét thực trạng khai thác tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh tại tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đƣa ra những đánh giá, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động khai thác này. 2. Khái niệm Tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh “Tài sản trí tuệ” (intellectual asset) là khái niệm đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ kế toán, đầu tƣ, quản trị. Hiểu đơn giản thì đó là tài sản vô hình của doanh nghiệp, có khả năng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp đƣợc tạo ra bởi hoạt động đổi mới sáng tạo, sáng chế, những thiết kế độc đáo của tổ chức hoặc những hoạt động khác của nhân viên. Từ khái niệm này có thể định nghĩa khái niệm tài sản trí tuệ (TSTT) mang yếu tố địa danh, “là tri thức do con ngƣời tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo có mối liên hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội và con ngƣời của một vùng đất hoặc khu vực địa lý, có khả năng ứng dụng và tạo ra giá trị từ việc sử dụng tri thức đó”. Có thể chia TSTT thành các nhóm dựa trên cơ sở tiếp cận về TSTT gắn với tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của địa phƣơng nhƣ sau: Thƣơng hiệu (Brand): thuật ngữ thƣơng hiệu đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp nhất là các tên gọi gắn liền với điểm du lịch địa phƣơng đó, nhƣng lại là yếu tố quan trọng nhất đối với thƣơng hiệu địa phƣơng trong phát triển du lịch. Các thƣơng hiệu này thƣờng đƣợc bảo hộ dƣới dạng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận để tạo ra công cụ quản trị hữu hiệu đối với các thƣơng hiệu địa phƣơng. Các thƣơng hiệu du lịch sẽ đạt đƣợc sự nhận biết rộng rãi trên phạm vi quốc tế khi đƣợc chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế nhƣ di sản văn hóa thế giới của UNESCO. Các đặc sản địa phƣơng: Đặc sản địa phƣơng là cách gọi chung dành cho những sản phẩm, mặt hàng mang tính chất đặc thù, có những đặc điểm riêng do điều kiện tự nhiên, con ngƣời và truyền thống nơi xuất xứ. Các đặc sản địa phƣơng thƣờng đƣợc quản lý tập thể dƣới dạng các nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của địa phƣơng và trong phát triển du lịch. Ví dụ nhƣ Rƣợu Bàu đá Bình Định, Kẹo Cu đơ Hà Tĩnh, Mè xửng Huế…. Tri thức truyền thống và văn hóa dân gian: Là sản phẩm sáng tạo của nhiều thế hệ và cộng đồng xã hội phản ánh và xác định lịch sử, văn hóa, bản sắc và các giá trị xã hội của cộng đồng đó. Sau nhiều thế kỷ phát triển, các tri thức truyền thống này có những hình thức thể hiện mới và đƣợc chuyển thành hàng hóa, phục vụ mục tiêu phát 148
- triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Cũng giống nhƣ các sản phẩm đặc sản địa phƣơng, các tri thức truyền thống này dù đƣợc gọi dƣới nhiều tên khác nhau nhƣng thƣờng vẫn gắn với thƣơng hiệu địa phƣơng, ví dụ cồng chiêng Tây Nguyên, chợ tình Sapa, Nhã nhạc cung đình Huế… Trong ba nhóm đối tƣợng trên, thƣơng hiệu gắn với điểm đến thƣờng là yếu tố trung tâm, kết hợp với các yếu tố đặc trƣng khác của địa phƣơng nhƣ sản phẩm đặc sản và văn hóa truyền thống, tạo thành dấu hiệu nhận biết tổng thể về địa phƣơng đó, hay còn gọi là thƣơng hiệu địa phƣơng. Cách phân loại về TSTT mang yếu tố địa danh này cho thấy TSTT địa phƣơng và tài nguyên du lịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển du lịch theo định hƣớng kinh tế mũi nhọn hiện nay thì đây là một cách tiếp cận có ý nghĩa quan trọng3, chỉ ra rằng việc phát triển du lịch nhất thiết phải có các điều kiện về tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn, mà TSTT mang yếu tố địa danh đóng góp một phần hoặc toàn bộ vào các tài nguyên đó. Nói cách khác, TSTT mang yếu tố địa danh là nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch. Ngƣợc lại, du lịch phát triển với sự tham gia của cộng đồng, mang lại những giá trị kinh tế, xã hội cho địa phƣơng, góp phần bảo tồn các di sản tự nhiên, văn hóa, cải thiện cuộc sống cho cộng đồng, những ngƣời sở hữu TSTT địa phƣơng, thúc đẩy du lịch phát triển. Vì vậy, khai thác các TSTT mang yếu tố địa danh trong du lịch là hƣớng phát triển bền vững, vừa gìn giữ đƣợc bản sắc văn hóa mỗi địa phƣơng, chống lại sự ảnh hƣởng của các yếu tố ngoại lai đồng thời có thể mang lại lợi ích kinh tế cho địa phƣơng đó.4 3. Thực trạng khai thác tài sản trí tuệ địa phƣơng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thống kê trên phạm vi cả nƣớc, đã có 41 tỉnh/thành phố có sản phẩm đƣợc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, 61 tỉnh/thành phố có sản phẩm đƣợc bảo hộ nhãn hiệu tập thể và 51 tỉnh/thành phố có sản phẩm đƣợc bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận. Đối với nông sản, vùng có số lƣợng nông sản đƣợc bảo hộ nhiều nhất tính đến tháng 10/2019 là Đồng 3 Trieu Nhan (2012), Tổng cục du lịch triển khai kế hoạch công tác 2012 http://www.tapchidulich.net.vn/tong-cuc-du-lich-trien-khai-ke-hoach-cong-tac-2012.html, truy cập ngày 08/09/2021 4 Lê Thị Thu Hà, Lê Ngọc Lâm (2016), Đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch ở Việt Nam, https://tailieu.vn/doc/dang-ky-va-khai-thac-tai-san-tri-tue-dia-phuong-trong-phat-trien-du-lich-o- viet-nam-2157834.html, truy cập ngày 09/09/2021 149
- bằng sông Cửu Long 284 sản phẩm (22,88%), tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc với 279 sản phẩm (22,48%), Đồng bằng sông Hồng 218 sản phẩm (17,57%), Duyên hải Miền Trung 116 sản phẩm (9,35%), Bắc trung Bộ 100 sản phẩm (8,05%), Đông Nam Bộ 64 sản phẩm (5,15%) và Tây Nguyên là khu vực có số lƣợng nông sản đƣợc bảo hộ thấp nhất với 55 sản phẩm (4,43%)5. Qua số liệu thống kê trên có thể nhận thấy việc đăng ký quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm trí tuệ mang yếu tố địa danh tại khu vực Miền Trung Tây Nguyên nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trên thực tế chƣa đƣợc đẩy mạnh. Điều này làm khiến các sản phẩm trí tuệ của địa phƣơng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trƣờng, cũng nhƣ không thể khẳng định đƣợc uy tín đối với một bộ phận ngƣời tiêu dùng khi sản phẩm đó hoàn toàn chƣa đăng ký bảo hộ. Bên cạnh hình thức chỉ dẫn địa lý, các tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm cần triển khai thêm hình thức nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận. Hai hình thức này thƣờng đƣợc sử dụng để quảng bá, giới thiệu các đặc trƣng về vùng miền xuất xứ của sản phẩm, nhằm đem lại lợi ích kinh tế. Việc tạo lập nhãn hiệu là việc đầu tiêu cần phải làm, nhƣng đi kèm với đó phải có kế hoạch quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu. Có nhƣ vậy thì các sản phẩm mang nhãn hiệu địa phƣơng mới có thể phát huy đƣợc giá trị. Qua tìm hiểu một số nhãn hiệu chứng nhận mang yếu tố Địa danh tại Huế nhƣ Bún bò Huế. Ngày 25/11/2016, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận số 4-0272400-000 cho nhãn hiệu Bún bò Huế. Ngày 13/7/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có Quyết định số 1623/QĐ-UBND ban hành "Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Bún bò Huế". Mục đích của Quy chế này nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cùng xây dựng Nhãn hiệu chứng nhận “Bún bò Huế” thành một nhãn hiệu có uy tín trên thị trƣờng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu chứng nhận trong việc chế biến và cung cấp dịch vụ đối với sản phẩm bún bò Huế.6 Với việc ban hành quy chế quản lý song hành cùng với hoạt động đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm của mình, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho thấy tầm nhìn cũng nhƣ thái độ 5 Nguyễn Văn Sơn (2021), Pháp luật về bảo hộ và khai thác nhãn hiệu địa phương mang yếu tố địa danh, qua thực tiễn tại các tỉnh Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế. 6 Nguyễn Văn Sơn (2021), Pháp luật về bảo hộ và khai thác nhãn hiệu địa phương mang yếu tố địa danh, qua thực tiễn tại các tỉnh Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế. 150
- nghiêm túc đối với việc hình thành và phát triển các sản phẩm trí tuệ địa phƣơng trong chủ trƣơng phát triển kinh tế của tỉnh nhà. 4. Đánh giá hoạt động khai thác tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh tại tỉnh Thừa Thiên Huế 4.1 Về những kết quả đạt được. Thứ nhất, nhiều sản phẩm trí tuệ (SPTT) mang yếu tố địa danh đã đƣợc cấp giấy chứng nhận bảo hộ của cục SHTT, đảm bảo lợi ích cho các chủ sở hữu trong việc khai thác sản phẩm đó. Thứ hai, một số đặc sản địa phƣơng hình thành dựa trên các yếu tố văn hóa hay truyền thống đã đƣợc khai thác cho mục đích phát triển du lịch. Đặc biệt đối với Nhã nhạc cung đình Huế đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2013. Thứ ba, hình thành đƣợc tƣ duy tạo lập TSTT làm thƣơng hiệu cho các điểm du lịch trọng yếu của địa phƣơng, từ đó phát triển lên mô hình khai thác TSTT địa phƣơng, mang lại lợi ích đáng kể cho phát triển du lịch. 4.2 Về những hạn chế còn tồn tại. Hạn chế về chính sách của nhà nƣớc. Thứ nhất: Nhà nƣớc chƣa thực sự coi TSTT địa phƣơng là một nguồn tài nguyên để phát triển du lịch cũng nhƣ chƣa có những chính sách khuyến khích đối với việc khai thác TSTT địa phƣơng trong phát triển du lịch. Luật du lịch và các văn bản liên quan chƣa có quy định cụ thể về nội dung này. Thứ hai: Chƣa có sự thống nhất giữa các chính sách liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và việc phát huy giá trị của TSTT địa phƣơng trong phát triển du lịch. Điều này khiến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khai thác TSTT địa phƣơng gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình. Thứ ba: Quy hoạch phát triển du lịch tổng thể chƣa có định hƣớng cụ thể về việc phát huy giá trị của các TSTT địa phƣơng cho phát triển du lịch. Hạn chế của địa phƣơng. Thứ nhất: Việc nhà nƣớc chƣa có quy hoạch tổng thể về phát huy giá trị TSTT địa phƣơng trong phát triển du lịch kéo theo việc địa phƣơng cũng chƣa có chiến lƣợc 151
- xây dựng các thƣơng hiệu địa phƣơng gắn liền với địa danh và khai thác các TSTT địa phƣơng của mình. Thứ hai: Các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh các TSTT địa phƣơng chƣa tìm đƣợc tiếng nói chung trong phân chia lợi ích, kích thích khai thác TSTT địa phƣơng đối với phát triển du lịch. Thứ ba: Việc duy trì và phát triển các TSTT địa phƣơng còn gặp nhiều khó khăn, chƣa nhận đƣợc sự chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo địa phƣơng. 5. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả trong việc khai thác tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh trong phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Phần lớn các tài sản trí tuệ mang yếu tố địa danh tại tỉnh Thừa Thiên Huế đều có chủ sở hữu là các hộ kinh doanh nho lẻ, quy mô sản xuất nhỏ, lại thiếu kiến thức về đăng ký bảo hộ cũng nhƣ phƣơng án khai thác TSTT gắn với du lịch còn chƣa thực sự đƣợc quan tâm. Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả trong việc khai thác TSTT địa phƣơng trong phát triển du lịch, tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những phƣơng án nhƣ sau: 5.1 Đối với cơ quan quản lý. Thứ nhất, cần tăng cƣờng hoạt động phổ biến các quy định của pháp luật về bảo hộ TSTT đến với ngƣời dân trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Thứ hai, Cần ban hành quy chế giám sát về hoạt động khai thác TSTT địa phƣơng gắn với phát triển du lịch. Tránh tình trạng khai thác kém hiệu quả, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng thấy đến tài nguyên môi trƣờng. Thứ ba, Các cơ quan chuyên trách cần thƣờng xuyên tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, đồng nhất quan điểm bảo hộ và khai thác từ cấp Trung ƣơng đến địa phƣơng. Thứ tư, có chiến lƣợc phát triển lâu dài đối với các sản phẩm mang lại lợi ích kinh tế cao nhƣ các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nông sản, các sản phẩm truyền thống đƣợc đa số khách du lịch quan tâm. 5.2 Đối với chủ sở hữu tài sản trí tuệ. Thứ nhất, chủ sở hữu TSTT cần phải đổi mới tƣ duy khai thác TSTT không chỉ là phát triển kinh tế mà còn gắn với phát triển du lịch. 152
- Thứ hai, thực hiện đăng ký bảo hộ đối với sản phẩm chƣa đăng ký bảo hộ, để nâng cao vị thế, uy tín cũng nhƣ sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng. Thứ ba, tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động khai thác TSTT địa phƣơng gắn với phát triển du lịch. Thứ tư, cần mở rộng thêm các hiệp hội thƣơng mại để thống nhất về lợi ích kinh tế trong quá trình khai thác TSTT, tránh những mâu thuẫn không đáng có ảnh hƣởng đến lợi ích chung. 6. Kết luận Có thể thấy hiện nay pháp luật chƣa có định nghĩa cụ thể nào về TSTT mang yếu tố địa danh, TSTT mang yếu tố địa danh trong phát triển du lịch. Các định nghĩa về TSTT mang yếu tố địa danh chủ yếu là của các nhà nghiên cứu khoa học. Điều này cũng tạo nên một trở ngại pháp lý cho việc bảo hộ và khai thác TSTT mang yếu tố địa danh khi mà số lƣợng TSTT mang yếu tố địa danh và TSTT mang yếu tố địa danh trong phát triển du lịch đang ngày một gia tăng. Chính vì thế, việc hoàn thiện pháp luật về SHTT, pháp luật về du lịch cần phải có quy định riêng và thống nhất về bảo hộ và khai thác TSTT mang yếu tố địa danh trong phát triển du lịch. Đối với pháp luật về du lịch thì cần phải thừa nhận việc khai thác TSTT ở địa phƣơng là một nguồn tài nguyên du lịch để làm căn cứ cho các cơ quan chức năng trong việc ban hành các quy chế bảo hộ và khai thác TSTT mang yếu tố địa danh. Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cần nhìn nhận lại tầm nhìn phát triển du lịch dựa trên hoạt động khai thác TSTT đã đƣợc bảo hộ mang yếu tố địa danh nhằm đƣa ra những thay đổi kịp thời, hiệu quả để tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh tiếp tục phát triển chất lƣợng sản phẩm, khẳng định thƣơng hiệu du lịch thông qua các mặt hàng khi đến tay du khách trong và ngoài nƣớc. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Thu Hà (2016). Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ địa phương ở Việt Nam. Đề tài khoa học mã số B2015-08-22. 153
- 2. Lê Ngọc Lâm, Lê Thị Thu Hà (2016), Đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu và phát triển số 3 2016. 3. Nguyễn Văn Sơn (2021), Pháp luật về bảo hộ và khai thác nhãn hiệu địa phương mang yếu tố địa danh, qua thực tiễn tại các tỉnh Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế. 4. Tổng cục du lịch (2012) Triển khai kế hoạch công tác http://www.tapchidulich.net.vn/tong-cuc-du-lich-trien-khai-ke-hoach-cong-tac- 2012.html, truy cập ngày 08/09/2021 5. Trần Thị Bích Lê (2019), Bảo hộ và khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch, Luận văn thạc sĩ. 6. Quốc hội (2017), Luật du lịch. 7. Thừa Thiên Huế (2019), Diễn đàn du lịch Huế 2019. http://www.vtr.org.vn/thua-thien-hue-huong-den-phat-trien-du-lich-thong-minh- va-ben-vung.html, truy cập ngày 08/09/2021 8. Cái Văn Long (2019), Tiềm năng phát triển va thu hút đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà báo & Công luận, https://congluan.vn/tiem-nang-phat-trien-va- chinh-sach-thu-hut-dau-tu-cua-tinh-thua-thien-hue-post60399.html, truy cập ngày 12/09/2021 154
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đăng ký và khai thác tài sản trí tuệ địa phương trong phát triển du lịch ở Việt Nam
19 p | 85 | 8
-
Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và khai thác sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Quảng Ngãi)
16 p | 43 | 5
-
Thực trạng và giải pháp khai thác phát huy nhãn hiệu tập thể mang yếu tố địa danh tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay
14 p | 41 | 3
-
Tạo lập, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ địa phương tại tỉnh Gia Lai: Thực trạng và giải pháp
13 p | 50 | 3
-
Thực tiễn quản lý, khai thác tài sản trí tuệ là nhãn hiệu tập thể mang tên địa danh phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Ngãi
15 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn