intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Chia sẻ: Lan Qi Ren | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

55
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm, kết hợp với xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kiểm định chất lượng công trình xây dựng

  1. KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng  của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu   của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm, kết hợp với   xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan. I. Mục tiêu của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng: – Kiểm định để  thay đổi công năng công trình: Thực tế  công trình qua sử  dụng theo  thời gian chúng ta đôi khi cũng cần thay đổi công năng để  phù hợp với nhu cầu sử  dụng hiện tại như:  Chuyển từ văn phòng thành xưởng sản xuất, nhà ở thành văn phòng, nhà ở – văn  phòng thành nhà hàng – khách sạn,  Nâng Thêm Tầng,  Cải tạo nâng tầng.  Khi đó ICCI sẽ kiểm định để trả lời cho Khách hàng câu hỏi: Chuyển công năng (hoặc   nâng tầng) có được hay không, nếu không được thì cần gia cố ở vị trí nào để được? – Kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình: Một số công trình bị sự cố như  nứt, nghiêng, lún khi đang xây dựng hoặc khi đang sử dụng. Khi đó ICCI sẽ kiểm định  để trà lời cho Khách hàng 02 câu hỏi Vì sao công trình có sự cố như vậy và khắc phục   sự cố đó như thế nào? – Kiểm định để giải quyết tranh chấp: Khi có sự tranh chấp giữa Chủ đầu tư  và Nhà  thầu về  chất lượng thi công. ICCI sẽ  kiểm định để  trả  lời cho Khách hàng câu hỏi  Nhà thầu đã làm đúng với hợp đồng và tiêu chuẩn hay chưa? II. Các trường hợp cần thực hiện công tác kiểm định chất lượng: 1. Khi công trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng.
  2. 2. Khi có tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng. 3. Kiểm định định kỳ công trình xây dựng trong quá trình sử dụng. 4. Cải tạo, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ công trình xây dựng. 5. Phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng. 6. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan. 7. Khi có quyết định trưng cầu của cơ quan tố tụng hoặc người tiến hành tố  tụng  (giám định tư pháp xây dựng); 8. Khi có yêu cầu của cơ  quan quản lý nhà nước về  xây dựng hoặc các cơ  quan   quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật (gọi chung là cơ quan quản  lý nhà nước). 9. Bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận an toàn chịu lực trước khi đưa vào sử  dụng đối với các hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng khi xảy ra sự  cố có thể gây thảm họa, bao gồm: Nhà chung cư từ cấp II trở lên; nhà ở riêng lẻ theo quy định tại khoản 2   Điều 43 Nghị định số 71/2010/NĐ­CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy  định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Công trình công cộng: 1. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ  thông có quy mô từ  4 tầng  trở lên hoặc có tổng diện tích sàn cho một hạng mục công trình từ  500m2 trở lên; 2. Trạm y tế, nhà hộ  sinh, nhà điều dưỡng, phục hồi chức  năng,  chỉnh hình, nhà dưỡng lão, phòng chống dịch bệnh và các cơ  sở y 
  3. tế khác có quy mô từ 4 tầng trở lên hoặc có tổng diện tích sàn cho  một hạng mục công trình từ 500m2 trở lên; 3. Trường đại học và cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp,  trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ và  các loại trường khác từ cấp II trở lên; 4. Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa  phương, các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực từ  cấp II trở lên; 5. Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu   phim, rạp xiếc từ cấp II trở lên; 6. Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng, nhà hàng ăn uống,   giải khát từ cấp II trở lên; 7. Sân vận động, nhà thi đấu, tập luyện từ cấp II trở lên; 8. Trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, doanh   nghiệp, các tổ  chức chính trị  xã hội và tổ  chức khác từ  cấp II trở  lên; 9. Các nhà ga hàng không, đường thủy, đường sắt, bến xe ôtô từ cấp  II trở lên; 10. Nhà bưu điện từ cấp II trở lên; 11. Nhà đa năng, khách sạn, ký túc xá, nhà khác, nhà nghỉ từ cấp II trở  lên; 12. Công trình vui chơi, giải trí từ cấp II trở lên;
  4. 13. Nhà bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày và các công trình   khác có chức năng tương tự từ cấp I trở lên; 14. Tháp thu,  phát sóng  viễn  thông,  truyền  thanh,  truyền  hình  nằm   trong khu dân cư từ cấp I trở lên. Công trình công nghiệp dầu khí từ cấp II trở lên gồm: 1. Giàn khoan thăm dò, khai thác trên biển; 2. Nhà máy lọc hóa dầu; 3. Nhà máy chế biến khí; 4. Kho xăng dầu; 5. Kho chứa khí hóa lỏng; 6. Tuyến ống dẫn khí, dầu. Đập thủy lợi, thủy điện, hồ chứa từ cấp II trở lên; Công trình hạ tầng kỹ thuật: 1. Đường sắt cao tốc, đường sắt trên cao; 2. Ga ra ô tô và xe máy từ cấp II trở lên; 3. Công trình tàu điện ngầm; 4. Cầu đường bộ, cầu đường sắt từ cấp I trở lên; 5. Hầm đường ôtô, hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ  từ  cấp I   trở lên;
  5. 6. Hệ thống cáp treo vận chuyển người. Các công trình khác theo quy định của pháp luật có liên quan. III. Lựa chọn tổ chức kiểm định, tổ chức chứng nhận Việc lựa chọn tổ  chức kiểm  định hoặc tổ  chức chứng nhận phải tuân thủ  những  nguyên tắc sau: a) Tuân thủ các yêu cầu của pháp luật về đấu thầu; b) Đáp ứng yêu cầu về năng lực của tổ chức kiểm định theo quy định tại Điều 7 hoặc   của tổ chức chứng nhận quy định tại Điều 10 Thông tư 03/2011/TT­BXD; c) Bảo đảm yêu cầu về tính độc lập, khách quan: Trường hợp thực hiện giám định, chứng nhận an toàn chịu lực, kiểm định theo quy  định tại điểm a, b, đ khoản 1 Điều 3, chứng nhận chất lượng phù hợp theo quy định   tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư  03/2011/TT­BXD thì tổ  chức thực hiện kiểm   định, chứng nhận phải là tổ  chức không tham gia khảo sát xây dựng, thiết kế  xây  dựng, thi công xây dựng, cung ứng vật tư ­ thiết bị lắp đặt vào công trình, quản lý dự  án và giám sát thi công xây dựng cho chính đối tượng công trình được kiểm định,   chứng nhận. Ưu tiên lựa chọn tổ  chức kiểm định, tổ  chức chứng nhận đã được công bố  theo quy   định tại Điều 5 Thông tư 03/2011/TT­BXD trong việc thực hiện việc giám định, chứng  nhận chất lượng phù hợp theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và chứng nhận   an toàn chịu lực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2