Tải toàn bộ cuốn sách tại lamphong17761.blogspot.com<br />
<br />
góc nhìn sinh học về trí nhớ<br />
Ghi nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm nhận, hành động hay suy nghĩ. Nói vắn tắt hơn thì đó là khả năng lưu giữ và gợi lại những điều đã biết, đã trải qua.<br />
<br />
Tái hiện hình ảnh (trí nhớ hình tượng)<br />
Việc tái hiện lại các hình ảnh hay còn gọi là trí nhớ hình tượng trong các thời điểm khác nhau có nguồn gốc phát sinh không giống nhau. Trong giai đoạn đầu, việc tái hiện lại hình ảnh thực hiện được nhờ lưu thông hưng phấn trong các vòng nơ-ron. Sau đó, trong vòng vài phút, việc tái hiện lại các hình ảnh thực hiện nhờ tăng tính thấm của các ion tại các vùng xi-nap do tăng bài xuất các chất môi giới thần kinh vào khe xi-nap sau khi ngừng kích thích. Việc tái hiện lại các hình ảnh sau vài ngày, vài tuần, hoặc lâu hơn nữa là do xuất hiện prô-tê-in hoạt hóa bền vững có khả năng làm tăng tính thấm của màng sau xinap đối với các ion nên việc chuyển sang trạng thái hưng phấn thực hiện được một cách dễ dàng hơn, hình ảnh dễ dàng được tái hiện lại.<br />
<br />
Các loại trí nhớ<br />
Có 3 loại trí nhớ: Trí nhớ tạm thời<br />
Trí nhớ tạm thời:<br />
<br />
Trí nhớ ngắn hạn<br />
<br />
Trí nhớ dài hạn<br />
<br />
Vùng ghi nhớ tạm thời là dạng ngắn nhất của trí nhớ. Vùng ghi nhớ này có thể lưu giữ thông tin tạm thời sau khi nhân tố kích thích kết thúc. Nó hoạt động như một tầng đệm để thu nhận kích thích từ 5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và xúc giác. Thông tin được thu nhận chính xác nhưng trong khoảng thời gian cực ngắn. VÍ DỤ: khi chúng ta nhìn một vật gì đó chỉ trong vòng 1 giây và có thể nhớ được nó trông như thế nào. Kích thích được nhận biết bởi các giác quan có thể bị bỏ qua một cách có chủ đích, trong những trường hợp đó, chúng sẽ biến mất ngay lập tức. Điều này không đòi hỏi sự nhận thức hay chú ý, và được xem như hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát. Bộ não được thiết kế để có thể chỉ xử lý thông tin có ích về sau, và cho phép não nghỉ ngơi hoàn toàn, bỏ qua tất cả mọi thứ đang diễn ra. Còn khi thông tin được nhận thức, nó sẽ được lưu lại trong vùng nhớ tạm thời<br />
<br />
một cách tự động. Khác với những loại trí nhớ khác, trí nhớ tạm thời không thể được kéo dài bằng cách luyện tập. Tuy nhiên, đây là bước cần thiết để lưu giữ thông tin vào vùng trí nhớ ngắn hạn. Thông tin được đưa từ trí nhớ tạm thời sang trí nhớ ngắn hạn qua quá trình chú ý (quá trình nhận thức có chọn lọc, tập trung vào 1 khía cạnh nào đó và bỏ qua tất cả những điều còn lại), quá trình này chọn lọc hiệu quả các kích thích chúng ta muốn ghi nhớ. Như vậy, muốn học bài tốt thì thông tin mà ta được tiếp xúc khi học phải có tác dụng kích thích cao đối với các giác quan. Điều này không hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố đến từ bên ngoài, ta có thể chủ động cải thiện bằng số cách như: - rửa mặt mũi cho tỉnh ngủ trước khi học - xoa bóp bấm huyệt để cải thiện sự tỉnh táo và giúp sáng mắt - giữ cho cơ thể sự thoải mái khi học, tránh ngồi gần các tác nhân gây xao lãng ...<br />
Trí nhớ ngắn hạn:<br />
<br />
Trí nhớ ngắn hạn giúp lưu giữ thông tin tạm thời để làm việc (ví dụ: thông dịch viên phải vừa nhớ thông tin bằng 1 ngôn ngữ và dịch nó ra thành một ngôn ngữ khác).Tuy nhiên, thông tin này sẽ nhanh chóng biến mất trừ khi chúng ta cố gắng lưu giữ lại một cách có ý thức. Trí nhớ ngắn hạn là bước cần thiết đi đến giai đoạn tiếp theo, trí nhớ dài hạn. Sự chuyển thông tin đến vùng trí nhớ dài hạn để nhớ được lâu hơn có thể được kích hoạt và cải thiện bằng cách lặp lại thông tin đó, hoặc hiệu quả hơn nữa, bằng cách gắn thông tin đó với một ý nghĩa hoặc những kiến thức có sẵn. Động lực cũng là một điều quan trọng, khi thông tin liên quan đến một điều quan trọng của chúng ta, nó sẽ dễ được lưu vào bộ nhớ dài hạn hơn. Não có khả năng giữ lại các thông tin từ môi trường xung quanh trong một thời gian ngắn. Đó là bước đầu mã hóa các tín hiệu hướng tâm dưới dạng các xung thần kinh. Nếu không được chọn lọc và củng cố thì các thông tin ban đầu sẽ biến mất một cách nhanh chóng trong vài giây. Ngược lại, nếu não ưu tiên dành cho các xung hướng tâm một sự tập trung nhất định và tuyển chọn chúng, sẽ xảy ra các hiện tượng tiếp theo, chúng được lưu lại thêm vài phút nữa để thử thách dưới dạng trí nhớ trung gian. Sau khi xem xét và so sánh kỹ lưỡng, não sẽ dựa vào mức độ cần thiết và quan trọng của kích thích mà cố định nó dưới dạng trí nhớ dài một cách chắc chắn. Nếu không, các kích thích ban đầu sẽ mờ dần không thể tái hiện lại được.<br />
<br />
Trí nhớ dài hạn<br />
<br />
Trí nhớ ngắn hạn có thể trở thành trí nhớ dài hạn qua quá trình hợp nhất, gồm việc nhắc lại nhiều lần và kết hợp với ý nghĩa. Việc mã hóa các tín hiệu hướng tâm dưới dạng trí nhớ dài là quá trình tích lũy và bổ sung kinh nghiệm cho con người. Nó đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của tất cả các phần thuộc vỏ bán cầu đại não và cấu trúc dưới vỏ. Chính vì thế, mặc dù ta ngày một quên đi nhưng trí nhớ dài hạn lại thường chỉ bị mai một rất ít qua thời gian. Như vậy, muốn nhớ bài lâu, ta phải thường xuyên ôn tập, củng cố.<br />
Ổ hưng phấn:<br />
<br />
Ta cũng chú ý rằng: Trong quá trình hoạt động của hệ thần kinh, có thể xuất hiện ổ hưng phấn cực đại (điểm ưu thế), nên khi các điểm khác dù hưng phấn, cũng bị lôi cuốn vào điểm hưng phấn ưu thế. Do đó dù bất kì một kích thích nào tác động vào cũng khó dập tắt được ổ hưng phấn cực đại đó. Bản chất của hiện tượng này là khi xuất hiện một ổ hưng phấn cực đại trong hệ thần kinh trung ương thì khả năng hoạt hoá các nơ ron được tăng lên. Nhờ đó mà các trường thụ cảm khác nhau sẽ bị lôi cuốn vào phản ứng, cho nên phản ứng xuất hiện tại các trường thụ cảm khác thường mang tính chất của cấu trúc có điểm ưu thế.<br />
<br />
Điều cần nhớ và mức độ nhớ<br />
Trí nhớ của chúng ta diễn ra cũng theo một cơ chế nhất định. Nhớ được nhiều dĩ nhiên là tốt. Nhưng nếu nhớ quá nhiều mà nhớ rời rạc, không có được sự liên kết giữa những điều cần nhớ thì việc áp dụng được những điều cần nhớ vào thực tiễn cũng không hề đơn giản, không những vậy mà còn làm uổng phí công sức ghi nhớ và thường chỉ nhớ được trong một thời gian ngắn. Đôi lúc, chúng ta thường hay nhớ vô tội vạ mà không chịu để ý xem điều đó có cần phải nhớ hay không, có cách nào khác để giảm mức độ cần nhớ để giảm thời gian học thuộc hay không,… để rồi nhớ mà không biết nhớ làm gì, nhớ để áp dụng cho cái gì,…. Do đó, ta phải làm đơn giản tới mức tối đa những điều cần nhớ bằng tìm ra những cái trọng tâm để nhớ và rồi từ trọng tâm đó mà suy ra những cái phụ họa, giải thích khác. VÍ DỤ 1: Công thức tập hợp: Thay vì học thuộc lòng các công thức về tập hợp thì ta có thể dùng biểu đồ Venn để nhớ: Luật phân phối: cách vẽ ra hình: ( ) ( ) ( ) có thể được nhớ bằng<br />
<br />
B<br />
A<br />
Tương tự cho định luật De Morgan: ( )<br />
<br />
C<br />
<br />
B<br />
<br />
A<br />
<br />
Bạn thấy không, những công thức trên không cần phải nhớ nhiều cho lắm mà chỉ cần tưởng tượng hoặc vẽ hình minh hoạ là có thể thấy liền. Mời bạn thử sức với các công thức: ( ( ) ) ( ( ) ) ( ); ( ( ) ( ) ) ( )<br />
<br />
VÍ DỤ 2 Công thức lượng giác: Có nhiều công thức lượng giác, ta không cần nhớ rõ mà chỉ cần nhớ lờ mờ, khi cần thì vẽ một cái đường tròn lượng giác ra để gợi lại trí nhớ là được: Với giá trị lượng giác của các góc đặc biệt, thay vì học tại lòng bàng:<br />
<br />
Ta có thể làm như sau [xem hình 1] (ở đây<br />
<br />
̂ ):<br />
<br />
Ta nhận định rằng, góc ̂ thì cung ̆ sẽ dài bằng cung ̆ . Như vậy, ta định vị được điểm<br />
<br />
<br />
̅̅̅̅ . Dóng xuống trục , ta thấy . ̂ Với , ta cũng dóng từ xuống các trục và thấy: Mà<br />
Hình 1<br />
<br />
. Do đó: ̅̅̅̅<br />
√<br />
<br />
̅̅̅̅<br />
<br />
√ √<br />
<br />
( ) Vậy: Tương tự cho các góc sin và cos khác. Với tan, cot thì để ý rằng: ( )<br />
Hình 2<br />
<br />
( ) ( )<br />
<br />
( )<br />
<br />
( ) ( )<br />
<br />
Mà ta đã biết giá trị của Ví dụ: ( )<br />
<br />
( )<br />
<br />
( ).<br />
<br />
√<br />
<br />
√<br />
<br />
Các công thức: ( ( ) ) ( ) ̂ ) là có thể thấy ( )<br />
<br />
Thì chỉ cần nhìn vào hình 2 (Ở đây: ̂ ngay: ̅̅̅̅ ( ) ̅̅̅̅ ̅̅̅̅̅ ( ) ( ) ( )<br />
( ( ) )<br />
<br />
(<br />
<br />
)<br />
<br />
Từ đó có: ( ) ( )<br />
( ) ( )<br />
<br />
( (<br />
<br />
) ) ( ) <br />
<br />
(<br />
<br />
)<br />
<br />
Bạn thấy không? Đâu có phải nhớ gì nhiều! <br />
<br />