intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng đậu phộng có phủ màng nylon

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

460
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ thuật phủ màng nylon đã được thực hiện ở Trung Quốc từ năm 1978. Năm 1980 mới có 130 ha trồng đậu phộng được phủ nylon. Hiện nay diện tích trồng đậu phộng được phủ nylon ở Trung quốc là gần 400.000 ha, chiếm hơn 10% diện tích gieo trồng đậu phộng của Trung Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng đậu phộng có phủ màng nylon

  1. Kỹ thuật trồng đậu phộng có phủ màng nylon Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Kỹ thuật phủ màng nylon đã được thực hiện ở Trung Quốc từ năm 1978. Năm 1980 mới có 130 ha trồng đậu phộng được phủ nylon. Hiện nay diện tích trồng đậu phộng được phủ nylon ở Trung quốc là gần 400.000 ha, chiếm hơn 10% diện tích gieo trồng đậu phộng của Trung Quốc. Kỹ thuật trồng đậu phộng có phủ màng nylon Kỹ thuật phủ màng nylon đã được thực hiện ở Trung Quốc từ năm 1978. Năm 1980 mới có 130 ha trồng đậu phộng được phủ nylon. Hiện nay diện tích trồng đậu phộng được phủ nylon ở Trung quốc là gần 400.000 ha, chiếm hơn 10% diện tích gieo trồng đậu phộng của Trung Quốc. Kỹ thuật phủ nylon được gọi là cuộc “ cách mạng trắng ”, một trong những biện pháp quan trọng nhất để tăng năng suất đậu phộng. Các kết quả thí nghiệm ở 16 tỉnh thành Trung Quốc vào thời gian 1979 đến 1984 cho thấy năng suất đậu phộng ở diện tích có phủ nylon ( PMG ) là 3,75 - 4,5 tấn/ha, tăng 20 - 50% so với diện tích không che phủ ( NMG). Việc phủ màng nylon còn làm cho hàm lượng dầu trong hạt tăng, tỷ lệ hạt chín đều hơn. Đối với ở Việt Nam, biện pháp phủ màng nylon đã được thực hiện 4 - 5 năm gần đây, đặc biệt các thí nghiệm tại miền Bắc như Nghệ an cho thấy năng suất tăng từ 30 - 40% so với đối chứng không phủ. Tại Ninh Bình, vụ đông năm 2004 đã triển khai trồng trong toàn tỉnh đã đạt 500 ha, tăng 200 ha so với vụ đông 2003. Tại vùng trồng đậu phộng ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu Dầu thực vật cũng đã tiến hành các thử nghiệm về biện pháp phủ màng nylon cho đậu phộng từ năm 2001 - 2002, kết quả thu được rất đáng khích lệ. Năng suất thu được tăng từ 20 -32% so với đối chứng không phủ. Số trái trên bụi và tỷ lệ hạt chắc cũng tăng cao hơn. Kết quả thu được nói trên được bà con nông dân vùng đậu
  2. phộng rất hoan nghênh. Qua kết quả thí nghiệm về biện pháp phủ nylon cho đậu phộng, Viện Nghiên cứu dầu thực vật đã khuyến cao biện pháp kỹ thuật canh tác đậu phộng có phủ màng nylon như sau: Trước hết phải sử dụng loại màng phủ khá đặc biệt, đó là loại màng phủ rất mỏng và trong suốt. Loại màng phủ này có chiều ngang là 1,2 m và độ dày là 0,007 mm. Loại màng này rất tiếc là ở Việt Nam chưa sản xuất mà phải nhập nội mặc dù giá thành không cao. Trước khi phủ màng phải làm đất thật kỹ cho tơi xốp, cào và nhặt, loại bỏ các tàn dư của cỏ trên mặt ruộng, đặc biệt là loại cỏ chỉ do loại này có sức sống mạnh, do màng phủ trong nên cỏ khi mọc mầm vẫn được chiếu sáng sẽ phát triển và có thể đâm thủng màng do màng quá mỏng. Sau khi làm đất xong tiến hành bón lót toàn bộ phân lân, vôi và lượng phân hữu cơ nếu có. Trộn đều với đất và tiến hành lên giò. Giò trồng đậu phộng được làm với chiều ngang là 1m do để phù hợp với kích thước của màng phủ nylon. Tiến hành trồng với khoảng cách hàng cách hàng là 20 cm, hốc cách hốc là 20 cm, cứ mỗi hốc ta gieo 2 hạt. Sau khi gieo tiến hành phun thuốc diệt cỏ và phủ bạt ngay để hạn chế cỏ mọc trở lại. Khi thấy cây đậu phộng lú khỏi mặt đất ( khoảng 4 - 5 ngày sau khi gieo, ta dùng tay chọc lỗ để cho cây lách chồi ra ngoài màng phủ. Do màng phủ khá trong suốt nên khi cây nhú lên ta có thể quan sát được ở mặt ruộng. Chính vì vậy không phải loại màng phủ nào cũng có thể áp dụng cho đậu phộng. Loại màng phủ hiện nay đang có ở thị trường chỉ dùng cho các loại cây trồng khác như rau các loại, dứa hấu… mà không dùng cho đậu phộng được. Việc bón thúc các loại phân được tiến hành bình thường bằng cách rải ngay sát lỗ đã được chọc thủng hoặc cần thì chọc thêm lỗ. Tuy nhiên sau khi bón thì tiến hành tưới cho đậu phộng để tăng độ ẩm trong đất và làm tan phân hoá học bằng phương pháp tưới thấm, có nghĩa là cho nước vào tràn ngập các rãnh giữa các giò. Do chiều ngang của giò không lớn, chỉ có 1 m nên nước đủ khả năng thấm đều vào trong giò. Liều lượng bón phân và thời điểm bón cũng tương tự như bón cho đậu phộng không có phủ màng. Tuy nhiên do phải đầu tư chi phí màng phủ nên phần vật tư này cao hơn
  3. nhưng ngược lại không phải bỏ chi phí công lao động ra làm cỏ. Năng suất thu hoạch có thể đạt từ 3,5 4,0 tấn /ha, tăng năng suất so với không phủ từ 25 - 30%. Tính sơ bộ lợi nhuận đem lại do biện pháp phủ màng nylon có thể cao hơn so với trồng đậu phộng không phủ từ 2,5 - 3 triệu đồng/ha. Đây là một biện pháp kỹ thuật mới rất cần phải được chuyển giao cho nông dân trồng đậu phộng thông qua các Trung Tâm Khuyến Nông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0