Luận án Tiến sĩ Khoa học Môi trường: Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
lượt xem 5
download
Luận án này được trình bày trong 3 chương, luận án gồm 50 bảng, 18 hình và 156 tài liệu tham khảo. Mở đầu Chương 1 - Tổng quan vấn đề nghiên cứu; Chương 2 - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu; Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận và kiến nghị. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Môi trường: Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ ĐÔNG NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ VÀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ ĐÔNG NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ VÀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 9440301.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. PHẠM MẠNH CƯỜNG 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG LIÊN Hà Nội - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong Luận án này là trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ ở bất kỳ Luận án nào, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. Các thông tin trích dẫn trong Luận án đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các hình, bảng biểu không ghi nguồn trích dẫn là kết quả nghiên cứu của tác giả. Hà nội, ngày 18 tháng 8 năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Đông i
- LỜI CẢM ƠN Luận án “Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” được nghiên cứu sinh hoàn thành trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Bộ môn Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành được Luận án này, nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Phạm Mạnh Cường - Vụ trưởng Vụ nông nghiệp - Văn phòng Chính phủ và PGS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên - Giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Thầy, cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập nghiên cứu để hoàn thành Luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Ban Lãnh đạo Khoa và tập thể thầy cô giáo Khoa Môi trường, tập thể thầy cô giáo Bộ môn Quản lý Môi trường, thầy cô trực tiếp lên lớp giảng dạy, hướng dẫn các chuyên đề trong chương trình đào tạo Tiến sĩ. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Dự án Erasmus + KA107 và PGS.TS. Vũ Văn Mạnh - Khoa Môi trường đã giúp NCS tham gia chương trình thực tập sinh tại Tây Ban Nha để học tập, nghiên cứu và phân tích mẫu phục vụ kết quả của luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, Khoa Tài nguyên và Môi trường, nơi NCS đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho NCS tham gia học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn. Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc và tập thể cán bộ Sở NNPTNT tỉnh Bắc Kạn, Ban Giám đốc và tập thể cán bộ VQG Ba Bể, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn, Hạt kiểm lâm huyện Ba Bể, cán bộ Quỹ PTĐR &BVMT tỉnh Bắc Kạn, GS. Felipe Bravo, TS. Juan Carlos Arranz, trường Đại học Valladolid, Tây Ban Nha đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tư liệu và giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận án. Tác giả xin được cảm ơn đề tài khoa học công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong pháp luật chuyên ngành” do TS. Mai Thanh Dung làm chủ nhiệm, mã số BĐKH.37/16 - 20 thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ ứng phó với Biến đổi khí hậu, Quản lý Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2016 - 2020 đã hỗ trợ, cung cấp thông tin và một số kết quả nghiên cứu từ đề tài hoàn thành Luận án này. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và bạn bè đã ủng hộ và đóng góp những ý kiến quý báu giúp NCS hoàn thành Luận án. Cuối cùng NCS cảm ơn các thành viên trong gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ, là chỗ dựa tinh thần giúp NCS tập trung nghiên cứu hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2020 Tác giả ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................... i Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii Mục lục .................................................................................................................. iii Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................. v Danh mục các bảng............................................................................................... vii Danh mục các hình vẽ, đồ thị ................................................................................ ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 2 4. Điểm mới của luận án ......................................................................................... 3 5. Luận điểm bảo vệ ............................................................................................... 3 6. Cấu trúc của luận án ........................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 4 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 4 1.1.1. Dịch vụ môi trường rừng....................................................................................... 4 1.1.2. Lượng hóa giá trị dịch vụ môi trường rừng Vườn Quốc gia trên Thế giới ........ 6 1.1.3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới ................................................. 12 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam ............................................. 18 1.2.1. Dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam .............................................................. 18 1.2.2. Lượng hóa giá trị dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam ................................. 19 1.2.3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam................................................... 21 1.2.4. Một số nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam ......... 23 1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..................................................................... 31 1.3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 31 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Vườn Quốc gia Ba Bể .............................................. 35 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 36 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 38 2.1. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu ................................................. 38 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 38 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 38 2.2. Tiếp cận nghiên cứu ...................................................................................... 39 2.2.1. Quan điểm và cách tiếp cận nghiên cứu ....................................................... 39 iii
- 2.2.2. Các bước tiến hành luận án ............................................................................. 41 2.3. Các phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 44 2.3.1. Phương pháp kế thừa ....................................................................................... 44 2.3.2. Phương pháp lượng hóa giá trị dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể ................................................................................................. 44 2.3.3. Phương pháp thiết lập cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ............... 57 2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý, tổng hợp số liệu................................................ 59 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 60 3.1. Cơ sở khoa học phân tích, đánh giá dịch vụ môi trường rừng Vườn Quốc gia Ba Bể .................................................................................................................... 60 3.1.1. Phân tích đặc điểm môi trường tự nhiên - xã hội hình thành nên dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể ............................................................ 60 3.1.2. Vai trò của hệ sinh thái rừng - hồ tại Vườn Quốc gia Ba Bể đối với các giá trị dịch vụ môi trường rừng ................................................................................. 62 3.2. Giá trị dịch vụ môi trường rừng Vườn Quốc gia Ba Bể ................................ 69 3.2.1. Giá trị dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể..... 69 3.2.2. Lượng hóa giá trị bảo vệ cảnh quan tại Vườn Quốc gia Ba Bể ........................ 86 3.2.3. Lượng hóa giá trị bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc Gia Ba Bể .......... 92 3.2.4. Giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước................................................................ 95 3.2.5. Giá trị bảo vệ đất chống xói mòn ...................................................................... 101 3.2.6. Tổng hợp giá trị dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc Gia Ba Bể ........... 102 3.3. Khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc Gia Ba Bể........ 103 3.3.1. Đánh giá hiện trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể.. ................................................................................................................................ 103 3.3.2. Một số bài học kinh nghiệm từ hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể.................................................................................................. 109 3.3.3. Xây dựng mô hình chi trả dịch vụ môi trường rừng Vườn Quốc Gia Ba Bể .. ................................................................................................................................ 110 3.4. Một số khuyến nghị về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng........... 122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 124 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 128 PHỤ LỤC iv
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AGB Above ground biomass (Sinh khối trên mặt đất) BGB Below ground Biomass (Sinh khối dưới mặt đất) BQL Ban quản lý BVMT Bảo vệ môi trường BVPTR Bảo vệ và phát triển rừng CAG Carbon above ground (các - bon trên mặt đất) CBG Carbon below ground (các - bon dưới mặt đất) Ctt,cb Các - bonthảm tươi, cây bụi Ctm Các - bon thảm mục CIFOR Center for International Forestry Research (Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế) CSLTDL Cơ sở lưu trú du lịch DEFRA Deparment for Environment Food & Rural Affairs (Cục môi trường thực phẩm và các vấn đề nông thôn) DVMT Dịch vụ môi trường DVMTR Dịch vụ môi trường rừng FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức nông lương của liên hợp quốc) FCPF Forest carbon partner faticity (Quỹ đối tác carbon trong lâm nghiệp HST Hệ sinh thái ICRAF World Agroforestry Centre (Trung tâm nông lâm thế giới) IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change (Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu) LTDL Lưu trú du lịch NCS Nghiên cứu sinh NĐ - CP Nghị định - Chính phủ NNPTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn OTC Ô tiêu chuẩn PES Payment of ecosystem services (chi trả dịch vụ hệ sinh thái) PTĐR&BVMT Phát triển đất rừng và bảo vệ môi trường v
- QĐ Quyết định TEEB The Economics of Ecosystems and Biodiversity (Kinh tế học về hệ sinh thái và đa dạng sinh học) TEV Total economic value (Tổng giá trị kinh tế) TNMT Tài nguyên và Môi trường TTg Thủ tướng TT Thông tư VNĐ Việt Nam đồng VQG Vườn Quốc gia UBND Ủy ban nhân dân UN-REDD United Nations - Reducing Emissions from Deforestation and Degradation (Chương trình giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng của liên hợp quốc) WWF World Wildlife Fund (Quỹ bảo tồn động vật hoang dã) vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. 1. Mức chi trả DVMTR trên thế giới .......................................................... 15 Bảng 1. 2. Danh mục các dự án về chi trả DVMTR được thực hiện tại Việt Nam .. 26 Bảng 1. 3. Chất lượng không khí tại khu vực VQG Ba Bể ...................................... 33 Bảng 2. 1. Số lượng các OTC được thiết lập ở các xã tại khu vực nghiên cứu ........ 46 Bảng 2. 2. Vùng phân chia theo nguồn gốc khách du lịch ....................................... 49 Bảng 2. 3. Giá vé ô tô khách hoặc máy bay tới VQG Ba Bể.................................... 51 Bảng 2. 4. Đơn giá nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ........... 54 Bảng 2. 5. Dân số lưu vực sông Năng ...................................................................... 54 Bảng 3. 1. Số lượng các loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần bảo vệ ........ 64 Bảng 3. 2. Các loại hàng hóa được cung cấp từ giá trị ĐDSH của huyện Ba Bể ..... 65 Bảng 3. 3. Hiện trạng phân bố rừng tự nhiên tại VQG Ba Bể .................................. 69 Bảng 3. 4. Trữ lượng gỗ rừng tự nhiên VQG Ba Bể ................................................ 70 Bảng 3. 5. Mật độ cây phân theo trạng thái rừng...................................................... 72 Bảng 3. 6. Trữ lượng sinh khối cây gỗ theo trạng thái rừng năm 2017 .................... 73 Bảng 3. 7. Kết quả trữ lượng các-bon thân gỗ trung bình của các loại rừng tại VQG Ba Bể năm 2017 ........................................................................................................ 75 Bảng 3. 8. Sinh khối thảm tươi cây bụi phân theo trạng thái rừng tại VQG Ba Bể . 76 Bảng 3. 9. Trữ lượng các-bon tầng thảm tươi cây bụi tại khu vực nghiên cứu ........ 78 Bảng 3. 10. Sinh khối tầng thảm mục phân theo trạng thái rừng tại VQG Ba Bể .... 79 Bảng 3. 11. Trữ lượng các-bon tầng thảm mục tại khu vực nghiên cứu .................. 80 Bảng 3. 12. Trữ lượng các-bon lưu trữ tại VQG Ba Bể ........................................... 81 Bảng 3. 13. Ước tính trữ lượng các-bon hấp thụ hàng năm cho các loại rừng tại VQG Ba Bể .......................................................................................................................................................... 82 Bảng 3. 14. Giá trị dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng tại VQG Ba Bể .......... 84 Bảng 3. 15. Đặc điểm kết quả mẫu điều tra .............................................................. 86 Bảng 3. 16. Kết quả phân chia du khách theo từng vùng tương ứng........................ 87 Bảng 3. 17. Kết quả nghiên cứu giá chi phí thăm quan, hướng dẫn tại VQG Ba Bể87 Bảng 3. 18. Kết quả nghiên cứu chi phí đi lại của du khách .................................... 88 Bảng 3. 19. Kết quả nghiên cứu chi phí cơ hội của khách du lịch ........................... 88 Bảng 3. 20. Kết quả nghiên cứu chi phí tại điểm thăm quan VQG Ba Bể ............... 89 vii
- Bảng 3. 21. Kết quả tổng chi phí du lịch đến VQG Ba Bể theo vùng ...................... 89 Bảng 3. 22. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí du lịch và tỷ lệ du lịch .. 90 Bảng 3. 23. Kết quả số lượng du khách và chi phí du lịch tại VQG Ba Bể ............. 91 Bảng 3. 24. Chi phí nhà nước cấp cho hoạt động trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng .. 93 Bảng 3. 25. Giá trị của dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sinh hoạt của VQG Ba Bể đối với lưu vực sông Năng............................................................. 95 Bảng 3. 26. Chi phí sản xuất điện bằng máy phát điện chạy xăng ........................... 96 Bảng 3. 27. Giá trị điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sản xuất thủy điện của HST rừng tại VQG Ba Bể ......................................................................................... 96 Bảng 3. 28. Các cơ sở khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp ........... 98 Bảng 3. 29. Chi phí để sản xuất ra lượng nước lạnh phục vụ nuôi trồng thủy sản ... 99 Bảng 3. 30. Tổng giá trị dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước tại VQG Ba Bể . 100 Bảng 3. 31. Khả năng bảo vệ đất, hạn chế xói mòn của một số thảm thực vật rừng ...101 Bảng 3. 32. Tổng giá trị các DVMTR tại VQG Ba Bể ........................................... 102 Bảng 3. 33. Các đối tượng cung cấp DVMTR tại huyện Ba Bể ............................. 104 Bảng 3. 34. Đơn vị mua DVMTR tại VQG Ba Bể ................................................. 105 Bảng 3. 35. Các bên cung cấp DVMTR tại VQG Ba Bể ........................................ 111 Bảng 3. 36. Mức độ sẵn lòng chi trả để bảo vệ cảnh quan, ĐDSH VQG Ba Bể .... 111 Bảng 3. 37. Số tiền du khách sẵn lòng trả cho dịch vụ cảnh quan VQG Ba Bể ..... 112 Bảng 3. 38. Tiền chi trả DVMT rừng từ các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch tại VQG Ba Bể ............................................................................................................. 113 Bảng 3. 39. Mức chi trả giá trị DVMTR từ các cơ sở sản xuất công nghiệp hưởng dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước từ VQG Ba Bể ......................................... 114 Bảng 3. 40. Mức chi trả giá trị DVMTR từ các cơ sở sản xuất thủy điện hưởng dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước từ VQG Ba Bể ................................................. 115 Bảng 3. 41. Mức chi trả dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân khu vực VQG Ba Bể và lưu vực sông Năng ................ 116 Bảng 3. 42. Tổng tiền chi trả cho các hộ dân tham gia bảo vệ rừng tại VQG Ba Bể ................................................................................................................................. 119 viii
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1. 1. Sơ đồ giá trị DVMTR tại VQG theo cách tiếp cận TEV ........................... 9 Hình 1. 2. Các phương pháp lượng hóa giá trị DVMTR tại VQG ........................... 10 Hình 1. 3. Sơ đồ chi trả DVMTR.............................................................................. 14 Hình 1. 4. Sơ đồ cơ chế chi trả DVMTR tại Việt Nam ............................................ 23 Hình 1. 5. Số tiền thu được từ DVMTR tại Việt Nam.............................................. 28 Hình 1. 6. Tỷ lệ các nguồn thu tiền DVMTR ........................................................... 28 Hình 1. 7. Bản đồ vị trí VQG Ba Bể ......................................................................... 32 Hình 2. 1. Sơ đồ khung logic của luận án ................................................................. 43 Hình 2. 2. Đường cầu giải trí .................................................................................... 52 Hình 2. 3. Sơ đồ chi trả theo hình thức trực tiếp....................................................... 58 Hình 3. 1. Phân bố cây phân theo cấp kính và trạng thái rừng ................................. 72 Hình 3. 2. Phương trình tương quan giữa tỷ lệ du lịch và chi phí du lịch ................ 90 Hình 3. 3. Phương trình đường cầu du lịch tại VQG Ba Bể ..................................... 91 Hình 3. 4. Lưu vực sông Năng ................................................................................ 104 Hình 3. 5. Cơ chế chi trả DVMTR theo hình thức gián tiếp tại VQG Ba Bể ......... 105 Hình 3. 6. Lưu vực sông Tà Lèng ........................................................................... 107 Hình 3. 7. Cơ chế chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể theo hình thức trực tiếp ......... 108 Hình 3. 8. Sơ đồ mô hình chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể .................................... 121 ix
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ sinh thái (HST) rừng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội loài người [Hogarth, 2013] thông qua việc cung cấp hàng hóa và các dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Các dịch vụ hệ sinh thái rừng được chia thành 4 nhóm: (1) Dịch vụ cung cấp - là các sản phẩm mà con người sử dụng trực tiếp như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, thực phẩm,...); (2) Dịch vụ điều tiết - là các chức năng sinh thái của hệ sinh thái như điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, xói mòn đất, điều hòa khí hậu,... (3) Dịch vụ văn hóa - là các lợi ích phi vật chất về tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo,... và (4) Dịch vụ hỗ trợ - là các lợi ích hỗ trợ các dịch vụ khác như chu trình dinh dưỡng, hình thành đất... Chi trả dịch vụ hệ sinh thái/dịch vụ môi trường đã và đang được triển khai ở nhiều quốc gia, tạo nguồn lực tài chính đáng kể cho quản lý rừng, đặc biệt đóng góp trong bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, hầu hết các dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không có giá trên thị trường, nên giá trị của DVMTR thường không được phản ánh đúng. Hiện nay, cũng có nhiều nghiên cứu về lượng hóa giá trị DVMTR của Vườn Quốc gia (VQG), tuy nhiên phần lớn là các nghiên cứu đơn lẻ một vài giá trị. Vì vậy, rất cần các nghiên cứu tổng giá trị DVMTR nhằm phản ánh hết giá trị DVMTR tại một khu vực nhất định, để người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ, duy trì phát triển rừng bền vững, đồng thời làm cơ sở để xây dựng cơ chế, chính sách chi trả DVMTR bổ sung nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Ở Việt Nam, Chính sách chi trả DVMTR được chính thức triển khai từ năm 2011 quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 (nay là Nghị định 147/2016/NĐ-CP); đặc biệt chi trả DVMTR được quy định trong Luật Lâm nghiệp 2017, quy định 5 loại DVMTR được chi trả là: (1) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn đất, bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; (2) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; (3) Hấp thụ và lưu trữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh. (4) Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa đạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch. (5) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định giá trị, đối tượng, phạm 1
- vi và cơ chế chi trả, nên đến nay mới chỉ có 3/5 loại DVMTR quy định trong Luật Lâm nghiệp được thực hiện chi trả. Hai dịch vụ còn lại là dịch vụ hấp thụ và tích lũy các-bon rừng và dịch vụ cung cấp bãi đẻ, thức ăn, nguồn con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng để nuôi trồng thủy sản hiện vẫn chưa được chi trả do chưa có các hướng dẫn cụ thể. VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn có nhiều tiềm năng cung cấp các DVMTR có giá trị, nhưng hiện nay mới chỉ có dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước cho thủy điện được chi trả, nên chưa khai thác hết tiềm năng DVMTR tại VQG Ba Bể. Năm 2013, dưới dự hỗ trợ của tổ chức ICRAF đã triển khai chi trả DVMTR thí điểm theo hình thức chi trả trực tiếp [60]. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn nhiều bất cập nên sau năm 2015 hình thức chi trả trực tiếp không được duy trì [45]. Từ năm 2017 đến nay, chỉ còn chi trả theo hình thức gián tiếp thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (Quỹ BVPTR) trung ương và Quỹ phát triển đất rừng và bảo vệ môi trường (Quỹ PTĐR&BVMT) tỉnh Bắc Kạn. Liệu VQG Ba Bể còn các giá trị DVMTR khác mà chưa được tiến hành chi trả hay không? Hình thức chi trả nào sẽ phù hợp với VQG Ba Bể? Hay việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể thực sự có hiệu quả và phù hợp với người dân hay không? Có phát huy được vai trò của chính sách hay chưa? Xuất phát từ các lý do trên, cần thiết tiến hành “Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung Nhằm góp phần hoàn thiện hơn cơ sở khoa học về chính sách chi trả DVMTR và thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở VQG Ba Bể, góp phần quản lý rừng bền vững và tạo nguồn sinh kế ổn định cho cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng. * Mục tiêu cụ thể 1. Lượng hóa được giá trị DVMTR tại VQG Ba Bể. 2. Đánh giá được hiện trạng thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể. 3. Đề xuất được mô hình chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn * Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp thông tin khoa học cho việc lượng hóa giá trị 5 loại DVMT chính tại VQG Ba Bể. 2
- Cung cấp thông tin khoa học tiếp tục hoàn thiện chính sách chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể. * Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án đưa ra các đề xuất hoàn thiện chính sách chi trả DVMTR tại VQG Ba Bể, góp phần quản lý rừng bền vững và tạo nguồn sinh kế ổn định cho cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng. 4. Điểm mới của luận án 1. Xác định được giá trị kinh tế của 5 loại DVMTR quan trọng tại VQG Ba Bể. 2. Đề xuất các khuyến nghị chính sách để góp phần hoàn thiện chi trả DVMTR ở Bắc Kạn và thúc đẩy tạo nguồn tài chính cho quản lý rừng bền vững. 5. Luận điểm bảo vệ HST rừng tại VQG Ba Bể cung cấp các giá trị trực tiếp và gián tiếp, ổn định môi trường khu vực do đó tạo ra các giá trị DVMTR đặc trưng cho khu vực nghiên cứu. Chi trả DVMTR tạo ra nguồn tài chính ổn định trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhưng mỗi khu vực sẽ có đặc thù riêng tạo nên mô hình chi trả đặc trưng cho VQG Ba Bể. 6. Cấu trúc của luận án Luận án được trình bày trong 3 chương, luận án gồm 50 bảng, 18 hình và 156 tài liệu tham khảo. Mở đầu Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận và kiến nghị 3
- CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Dịch vụ môi trường rừng * Khái niệm Hiện nay, trên thế giới chưa có một khái niệm chính thức về dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), nhưng vì coi rừng là một hệ sinh thái (HST), nên có thể hiểu DVMTR cũng là dịch vụ HST rừng. Khái niệm dịch vụ HST được nhiều nhà khoa học quan tâm từ những năm 70. Nhưng theo Báo cáo đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (MEA) năm 2005 “dịch vụ HST là các lợi ích mà con người hưởng thụ từ các HST bao gồm 4 chức năng: chức năng cung cấp hàng hoá, chức năng điều tiết, chức năng văn hóa và chức năng hỗ trợ”[MEA, 2005]. Một số nghiên cứu khác cho rằng dịch vụ HST rừng là “sự đóng góp của cấu trúc và chức năng sinh thái tạo ra sự thịnh vượng của con người”(Felix Müller, 2007). Theo tổ chức kinh tế sinh thái và đa dạng sinh học (The Economics of Ecosystems and Biodiversity) cho rằng “dịch vụ HST có tác động trực tiếp và gián tiếp tới sự thịnh vượng của con người” [TEEB, 2010]. Như vậy, dù theo khái niệm nào thì DVMTR đều được tạo ra từ cấu trúc và chức năng của HST và nó mang lại những lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho người. * Vai trò và ý nghĩa của dịch vụ môi trường rừng DVMTR góp phần duy trì cuộc sống của con người và các sinh vật sống trên Trái đất này. Dịch vụ cung cấp không gian sống của rừng đem lại nơi cư trú cho 80% sinh vật trên cạn [Jenkins, 2018]. Dịch vụ cung cấp nguồn gen và sinh vật của rừng đã góp phần cấu thành nên sinh quyển. Sự ĐDSH của rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với khoa học, cảnh quan du lịch phát triển kinh tế. Chính sự ĐDSH đã cung cấp nguyên vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như cuộc sống hàng ngày. Hàng năm dịch vụ cung cấp gỗ từ rừng vào khoảng 1,7 tỷ m3 trên toàn thế giới và 80% lượng gỗ trên đến từ các nước đang phát triển [Krieger, 2001]. Một số nghiên cứu về giá trị trực tiếp của DVMTR đã đem lại những cải thiện nhất định đối với sinh kế nông thôn [Hogarth, 2013; Angelsen, 2014]. Dịch vụ cung cấp các nguồn dược liệu vô cùng quý hiếm từ rừng giúp con người chữa trị nhiều bệnh nan 4
- y. Dịch vụ điều tiết của rừng có ý nghĩa lớn trong vai trò điều hòa khí hậu, ngăn gió, chắn bão, duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định trên bề mặt Trái đất, trung bình HST rừng có thể hấp thụ được 36,4 tấn /năm/ha bụi từ không khí. Mỗi năm sinh vật quang hợp trên Trái đất khoảng 170 tỷ tấn CO2, để tạo ra khoảng 100 tỷ tấn chất hữu cơ, 115 tỷ tấn O2 tự do, tạo điều kiện cho sự tồn tại và tiến hóa của các dạng sống trên Trái đất. DVMTR cũng duy trì, kết nối các quá trình sinh địa hóa trên Trái đất [Smith, 2012]. Điều này cho thấy các DVMTR có ý nghĩa và vai trò lớn đối với cuộc sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. * Phân loại dịch vụ môi trường rừng Phân loại DVMTR đã được tranh luận nhiều trong những năm gần đây [Krieger, 2001; Costanza, 2008; De Groot, 2010] và theo nhiều phương án khác nhau. Theo Krieger (2001) cho rằng DVMTR rừng bao gồm: + Dịch vụ cung cấp gỗ; + Dịch vụ cung cấp lâm sản ngoài gỗ: củi, dược liệu, thực phẩm, cây sợi, măng, nấm, động vật hoang dã… + Dịch vụ bảo vệ đầu nguồn: bảo vệ nguồn nước, đất phục vụ cho các hoạt động sản xuất của người dân hạ lưu, phát triển thủy điện, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. + Dịch vụ hấp thụ CO2: góp phần điều hòa khí hậu, giảm khí nhà kính. + Dịch vụ du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng. + Dịch vụ ổn định và chống xói mòi đất: rừng giúp cho đất ổn định, giảm xói mòn và rửa trôi chất hữu cơ. + Dịch vụ điều hòa không khí: cây rừng hấp thụ các chất độc hại trong không khí và cải thiện chất lượng không khí để tốt cho sức khỏe của con người. + Dịch vụ cung cấp lưu trữ thông tin, vật liệu di truyền của ĐDSH. + Dịch vụ quản lý dịch hại. + Lợi ích thẩm mỹ. + Kiểm soát hiểm họa thiên nhiên. Trong các DVMTR kể trên thì dịch vụ bảo tồn ĐDSH, điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, hạn chế suy thoái và xói mòn đất, điều tiết và duy trì nguồn nước là những nhóm DVMT quan trọng nhất [Jenkins, 2018]. 5
- Tuy nhiên, phương án phân loại DVMTR được công nhận nhiều nhất là theo đánh giá HST thiên niên kỷ năm 2005. Trong đó, các DVMTR được phân thành 4 nhóm dịch vụ chính theo cấu trúc và chức năng của HST rừng bao gồm [MEA, 2005]: + Dịch vụ cung cấp là các sản phẩm được tạo ra hoặc cung cấp bởi HST rừng như: gỗ, củi, thực phẩm, dược liệu, nhiên liệu, nước sạch… + Dịch vụ điều tiết là lợi ích mà con người được hưởng từ sự điều tiết của các quá trình sinh thái như: điều tiết lũ lụt, hạn hán, chống xói mòn đất và dịch bệnh… + Dịch vụ hỗ trợ là dịch vụ cần thiết cho sự sinh trưởng của các dịch vụ HST khác như: cung cấp môi trường sống, hình thành đất và chu trình dinh dưỡng… + Dịch vụ du lịch và văn hóa là những lợi ích phi vật chất từ HST như: giá trị du lịch, giải trí, nghiên cứu, tôn giáo và các lợi ích phi vật chất khác. 1.1.2. Lượng hóa giá trị dịch vụ môi trường rừng Vườn Quốc gia trên Thế giới DVMTR tại các VQG ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của con người, tuy nhiên hầu hết các DVMTR này đều không có giá trên thị trường nên giá trị của nó thường không được phản ánh đúng. Vì vậy, cần phải nghiên cứu lượng hóa giá trị DVMTR tại VQG để các bên liên quan nhận thức đúng và duy trì việc bảo vệ DVMTR tại VQG. Tuy nhiên, việc lượng giá DVMTR rất khó khăn, phức tạp không phải dịch vụ nào cũng lượng hóa được giá trị một cách chính xác và thuyết phục. Nên các nhà khoa học trên thế giới thường sử dụng phương pháp tiếp cận tổng giá trị kinh tế của VQG để xác định các giá trị DVMTR từ đó xác định các phương pháp lượng hóa cho phù hợp. 1.1.2.1. Cách tiếp cận tổng giá trị kinh tế của Vườn Quốc gia Các Vườn Quốc gia (VQG) được thành lập, quản lý, sử dụng chủ yếu cho mục tiêu bảo tồn rừng và HST rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái. Tuy nhiên hiện nay, có nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của các VQG và họ có thể chi trả cho các sản phẩm, dịch vụ đó. Theo khái niệm kinh tế, đó là nhu cầu của thị trường. Vì vậy, theo xu thế tất yếu của thị trường, các VQG sẽ trở thành các đơn vị cung cấp hàng hóa cho thị trường. Họ bán các dịch vụ về ĐDSH, dịch vụ du lịch, dịch vụ điều tiết và duy trì nguồn nước... để có kinh phí phát triển các VQG. 6
- Vấn đề là cần xác định các nhu cầu của từng loại khách hàng để có chiến lược cung cấp các loại hàng hóa dịch vụ tương ứng. Các hàng hoá, dịch vụ và sản phẩm của các VQG có khả năng tái tạo cao, chúng không bị mất đi mà ngược lại, nếu được chăm sóc và bảo vệ thì chúng ngày càng có giá trị cao hơn. Do vậy các nhà quản lý VQG cần phải xác định rõ các giá trị kinh tế của VQG để có kế hoạch quản lý và kinh doanh một cách hợp lý và bền vững. Các giá trị này được biết đến thông qua cách tiếp cận về tổng giá trị kinh tế (TEV- total economic value) và được phân thành giá trị sử dụng và giá trị chưa sử dụng [Pearce, 2001]: - Giá trị sử dụng: hình thành từ việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên bao gồm: giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị ý niệm (giá trị chọn lựa): + Giá trị sử dụng trực tiếp: là các giá trị thu được từ các hoạt động trực tiếp sử dụng các sản phẩm, DVMTR của VQG như tham quan, du lịch, thu hái sản phẩm tự nhiên, dịch vụ bảo tồn gen, học tập nghiên cứu. Các hoạt động dịch vụ này có thể thương mại hoá - có nghĩa là được bán trên thị trường (du lịch, nghiên cứu, thu hái sản phẩm tự nhiên…), hoặc phi thị trường hay không có quy chế thị trường để trao đổi mua bán các dịch vụ này (ví dụ như thu lượm củi đun, hay chăn thả gia súc). Giá trị của các dịch vụ thương mại hoá được đánh giá bằng giá thị trường. Tuy nhiên nếu giá này được các cơ quan hành chính quy định thì giá đó có thể chưa phản ánh giá trị thực tế của thị trường. Giá trị của các dịch vụ phi thị trường rất khó xác định, và thường được định giá trên cơ sở so sánh với giá các sản phẩm cùng loại trên thị trường, hoặc dựa vào mức độ sẵn lòng trả của người dùng (WTP). Phương pháp này hiện đang sử dụng phổ biến trong việc nghiên cứu định giá các loại DVMT phi thị trường của VQG. + Giá trị sử dụng gián tiếp: giá trị này thu được từ các hoạt động gián tiếp sử dụng các dịch vụ của VQG. Các dịch vụ gián tiếp này có thể liên quan đến chức năng sinh thái của VQG như điều hòa khí hậu, hấp thụ các-bon, chống xói mòn, là nơi cư trú của các loài côn trùng giúp thụ phấn cho cây cỏ, mùa màng; hay là nơi trú ẩn của các loài chim ăn thịt, góp phần giảm bớt sự phá hoại của các loài gặm nhấm. Các giá trị sử dụng gián tiếp rất đa dạng và khó để định giá trên thị trường. Cần có các phương pháp kỹ thuật khác để đánh giá. 7
- + Giá trị ý niệm (giá trị chọn lựa): giá trị này được thể hiện thông qua việc chọn lựa các cách thức sử dụng tài nguyên trong tương lai, được đo bằng giá sẵn lòng trả (WTP) cho việc bảo vệ hệ thống tài nguyên thiên nhiên hoặc các thành phần của hệ thống, dựa trên xác suất là vào một ngày nào đó sau này chúng sẽ được sử dụng (vì lợi ích của bản thân sau này). Ví dụ, trong tương lai có thể nghiên cứu và tìm ra các gen mới có thể sử dụng vào nông nghiệp, dược phẩm hay mỹ phẩm. - Giá trị chưa sử dụng: là giá trị nằm trong bản chất của sự vật, nhưng không liên quan đến việc sử dụng thực tế cũng như chọn lựa cách sử dụng sự vật này. Đây là giá trị thể hiện giá trị tồn tại, quyền được sống và tồn tại của các giống loài khác ngoài con người hoặc của các quần thể, HST. Đôi khi cũng không có sự phân biệt rõ ràng giữa giá trị ý niệm và giá trị chưa sử dụng. Giá trị chưa sử dụng bao gồm giá trị tồn tại và giá trị kế thừa. + Giá trị tồn tại: là những giá trị cụ thể của môi trường hay một nguồn lực đối với con người, không phụ thuộc vào việc nguồn lực đó được sử dụng ở thời điểm hiện tại hay tương lai. + Giá trị kế thừa: là giá sẵn lòng trả (WTP) để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của các thế hệ sau. Nó không có giá trị sử dụng đối với cá nhân trong hiện tại, nhưng có giá trị sử dụng hoặc không sử dụng cho thế hệ tương lai. Theo kinh tế học về hệ sinh thái và đa dạng sinh học còn đưa thêm khái niệm giá trị vị tha thuộc nhóm giá trị chưa sử dụng [TEEB, 2010]. Giá trị gắn liền các cá nhân với thực tế là những người khác thuộc thế hệ hiện tại có quyền tiếp cận đến các lợi ích được cung cấp bởi các loài và hệ sinh thái. Các giá trị trên đây tạo thành tổng lợi ích cho sự phát triển hiện tại và tổng lợi ích bảo tồn. Khi sử dụng một giá trị này của tài nguyên thiên nhiên, thường phải hy sinh một số giá trị khác (nếu khai thác gỗ rừng thì phải hy sinh giá trị hấp thụ và lưu trữ các-bon, điều hòa vi khí hậu vùng và ngược lại). Khó có thể trong một phương thức sử dụng lại thu được hết tổng giá trị kinh tế môi trường tại VQG do đó phải lựa chọn các cách sử dụng môi trường sao cho các giá trị hy sinh là thấp nhất. Sơ đồ tổng giá trị DVMT rừng của VQG được trình bày tại Hình 1.1. 8
- Giá trị của VQG Giá trị sử dụng Giá trị chưa sử dụng Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng Giá trị ý niệm Giá trị kế thừa Giá trị tồn tại trực tiếp gián tiếp (lựa chọn) (lưu truyền) Lợi tức từ gỗ củi, - Bảo vệ vùng đầu nguồn mật ong, - Điều hòa vi khí hậu phấn hoa… - Hấp thụ, lưu trữ các-bon - Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn Giá trị cảnh quan Giá trị cảnh cho thế hệ tương Bảo tồn quan thuộc cá lai, hoặc ý muốn ĐDSH nhân trong bảo tồn thiên tương lai nhiên Từ sự phát triển Từ sự bảo tồn TỔNG LỢI ÍCH PHÁT TRIỂN TỔNG LỢI ÍCH BẢO TỒN Hình 1. 1. Sơ đồ giá trị DVMTR tại VQG theo cách tiếp cận TEV [De Groot, 2010] 1.1.2.2. Các phương pháp lượng hóa giá trị dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia trên thế giới Cũng chính vì vai trò quan trọng của các DVMTR nên đã có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, để lượng hóa giá trị và lợi ích của các DVMTR tại các VQG [Costanza, 1998; Nunes, 2001; Katila, 2003; Suh, 2005; Markandya, 2008; Driml, 2010; Pasicha, 2017; Bilmes, 2019]. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phân thành 4 nhóm phương pháp chính: (i) Phương 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 160 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 155 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 160 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
270 p | 22 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 12 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 18 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 24 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 21 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua dạy học môn Mĩ thuật
224 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 10 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 12 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 14 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn