intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Hoamaudon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:160

50
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án "Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình" là xác lập nội dung và các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của một địa phương cấp tỉnh; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VŨ LAN HƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH HÒA BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VŨ LAN HƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn 2. TS. Nguyễn Thị Tú Hà Nội, năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Thương mại. Các số liệu trích dẫn, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 4 năm 2022 Nghiên cứu sinh Vũ Lan Hương
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Sau đại học, Khoa Khách sạn - Du lịch của Trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể giáo viên hướng dẫn khoa học bao gồm thầy PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn và cô TS. Nguyễn Thị Tú đã rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Hòa Bình; Ban Giám đốc, các phòng chức năng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình; Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình; Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình; Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đã nhiệt tình hỗ trợ, trả lời phỏng vấn, điều tra và cung cấp tài liệu để tôi thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp đã chia sẻ, giúp đỡ, động viên khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2022 Nghiên cứu sinh Vũ Lan Hương
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN…................................................................................................ ii MỤC LỤC......................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ viii DANH MỤC CÁC HÌNH……......................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU……....................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài luận án ........................................................ 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu .................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6 4. Những đóng góp mới của đề tài luận án ……................................................. 7 5. Kết cấu của luận án ……................................................................................ 8 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN…… 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án…… 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch…………………. 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch……………………………………………………………… 12 1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh……………………………………. 16 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về du lịch của tỉnh Hòa Bình…………. 18 1.1.5. Một số kết luận rút ra qua tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và khoảng trống nghiên cứu của đề tài luận án………... 20 1.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………… 21 1.2.1. Phương pháp luận …...…………………………………………... 21 1.2.2. Quy trình nghiên cứu ……………………………………………. 22 1.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu……..…………………………….. 24 1.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu…………………………………… 29 Tiểu kết chương 1…………………………………………………………….. 30
  6. iv CHƯƠNG 2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH…… 31 2.1. Một số khái niệm cơ bản về phát triển du lịch và quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch…………………………………………………….. 31 2.1.1. Khái niệm, điều kiện, nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh…………………………………………………. 31 2.1.2. Khái quát về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh………………………………………………………………. 38 2.2. Nguyên tắc, công cụ, nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh……………………….. 44 2.2.1. Nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch 44 2.2.2. Công cụ quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch…………… 47 2.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh………………………………………………………………. 49 2.2.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh………………………………………………………. 58 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh………………………………………………... 62 2.3.1. Các yếu tố chủ quan……………………………………………. 62 2.3.2. Các yếu tố khách quan………………………………………….. 65 2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của một số địa phương cấp tỉnh và bài học rút ra cho tỉnh Hòa Bình………………… 69 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của một số địa phương cấp tỉnh………………………………………………………... 69 2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Hòa Bình trong quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch………………………………………………... 72 Tiểu kết chương 2…………………………………………………………….. 73 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH HÒA BÌNH…. 75 3.1. Khái quát về tiềm năng, lợi thế và một số kết quả đạt được của du lịch Hòa Bình………………………………………………………………... 75 3.1.1. Tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình……… 75 3.1.2. Một số kết quả đạt được của du lịch Hòa Bình giai đoạn 2015-2020... 80
  7. v 3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình………………………………………………………………... 90 3.2.1. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch của quốc gia………………………………………………… 90 3.2.2. Việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về du lịch của tỉnh Hòa Bình……………………………… 92 3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Hòa Bình 96 3.2.4. Quản lý thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình…… 100 3.2.5. Việc quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch……………… 104 3.2.6. Việc quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép hoạt động du lịch………………………………………………………………………… 108 3.2.7. Quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường 110 3.2.8. Việc quản lý phát triển nhân lực du lịch, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình……………………….. 112 3.2.9. Việc tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình……………………. 116 3.3. Đánh giá chung…………………………………………………………. 118 3.3.1. Những thành công và nguyên nhân…………………………….. 118 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân………………………………… 120 Tiểu kết chương 3…………………………………………………………….. 122 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH HÒA BÌNH……………………………………………………………. 123 4.1. Quan điểm, mục tiêu trong phát triển du lịch và những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước của tỉnh Hòa Bình đối với phát triển du lịch……….. 123 4.1.1. Quan điểm, mục tiêu trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình 123 4.1.2. Những vấn đề đặt ra cho quản lý nhà nước của tỉnh Hòa Bình đối với phát triển du lịch……………………………………………………… 125 4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình……………………………………………. 127 4.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật theo thẩm quyền về phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình………………………………………………... 127 4.2.2. Tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực du lịch của tỉnh Hòa Bình 130
  8. vi 4.2.3. Tăng cường hiệu quả quảng bá, xúc tiến du lịch ………………... 133 4.2.4. Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh Hòa Bình…….. 135 4.2.5. Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình…………………………………………………….. 137 4.2.6. Hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh Hòa Bình……… 138 4.2.7. Tăng cường quản lý sức chứa của điểm đến du lịch Hòa Bình … 139 4.2.8. Chú trọng bảo tồn tài nguyên du lịch trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình………………………………………………………………… 140 4.2.9. Xây dựng môi trường du lịch của tỉnh Hòa Bình an ninh, an toàn 142 4.2.10. Tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình…………………………………………. 143 4.2.11. Các giải pháp khác……………………………………………. 143 4.3. Một số kiến nghị ………………………………………..……………… 145 Tiểu kết chương 4……………………………………………………………. 145 KẾT LUẬN………………………………………………………………….. 147 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ TRONG THỜI GIAN ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CỦA NGHIÊN CỨU SINH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN……………………………………………………………………. 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………. 151 CÁC PHỤ LỤC………………………………………………………………. 158
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA 1. CQĐP Chính quyền địa phương 2. CSHT Cơ sở hạ tầng 3. CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật 4. GTTB Giá trị trung bình 5. GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh 6. HĐDL Hoạt động du lịch 7. KDDL Kinh doanh du lịch 8. KT-XH Kinh tế - xã hội 9. NCKH Nghiên cứu khoa học 10. PTDL Phát triển du lịch 11. QLNN Quản lý nhà nước 12. TNDL Tài nguyên du lịch 13. UBND Ủy ban Nhân dân 14. VBPL Văn bản pháp luật 15. VH,TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Tổng lượng khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020 80 Bảng 3.2. Tổng thu từ khách du lịch của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2020 82 Bảng 3.3. Đóng góp của du lịch tỉnh Hòa Bình đối với kinh tế của tỉnh 83 Bảng 3.4. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020……………………………………………………. 84 Bảng 3.5. Thống kê số lượng doanh nghiệp lữ hành, đơn vị vận chuyển du lịch của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020………………………… 86 Bảng 3.6. Hệ thống văn bản pháp luật đã ban hành về du lịch của tỉnh Hòa Bình………………………………………………………………... 93
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu của luận án……………………………..... 23 Hình 1.2. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp……………………………..... 25 Hình 2.1. Mô hình mối quan hệ giữa doanh thu du lịch và lượng khách du lịch 56 Hình 3.1. Số lượng khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 – 2020 81 Hình 3.2. Số lượt khách du lịch giai đoạn 2016-2020 theo kế hoạch và thực hiện 81 Hình 3.3. Kết quả đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch của quốc gia………………………. 92 Hình 3.4. Kết quả đánh giá việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về du lịch của tỉnh Hòa Bình…………… 95 Hình 3.5. PCI của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020……………………. 101 Hình 3.6. Kết quả đánh giá quản lý thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình…………………………………………………………………… 104 Hình 3.7. Cơ cấu thị trường khách du lịch đến tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020 105 Hình 3.8. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch của tỉnh Hòa Bình…………………………………………………… 106 Hình 3.9. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép hoạt động du lịch của địa phương…………………………….. 109 Hình 3.10. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường………………………………………………... 112 Hình 3.11. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý phát triển nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình….. 114 Hình 3.12. Kết quả khảo sát thực trạng việc tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình…………………………………………………………………… 116
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài luận án Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao được nhiều quốc gia trên thế giới coi là một trong những ngành kinh tế quan trọng hàng đầu. Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan trọng “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra ngước ngoài. Tuy nhiên, sự phát triển nào cũng có tính hai mặt của nó. Theo đó, phát triển du lịch (PTDL) có thể đem lại những hiệu quả tích cực nhưng cũng có thể mang đến những hiệu ứng tiêu cực nếu không được định hướng và kiểm soát kịp thời. Để sự phát triển của du lịch không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà còn tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân, là phương tiện quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước thì rất cần thiết phải có sự quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch. Tại Việt Nam, với ý nghĩa vô cùng quan trọng này, QLNN về du lịch là một nội dung được quy định trong Luật Du lịch 2017. Nhận thức được tầm quan trọng rất lớn của QLNN đối với sự phát triển của du lịch, hiện đã có khá nhiều công trình khoa học được công bố liên quan đến QLNN về du lịch ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu QLNN về du lịch nói chung có bài viết “Quản lý nhà nước về du lịch” của tác giả Trương Điện Thắng (2010) trên Báo điện tử Đà Nẵng hay “Managing Tourism” của S.Medlik (1995). Quan tâm nghiên cứu về một nội dung cụ thể của QLNN về du lịch có các tác giả với các công trình nghiên cứu như Jenkins C. L. (1980) với bài viết “Tourism policies in developing countries: A critique, International Journal of Tourism Management”; tác giả Hồ Đức Phước (2010) với luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch Việt Nam”; Hoàng Văn Hoan (2002) với luận án tiến sĩ “Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong kinh doanh du lịch ở Việt Nam”. Nghiên cứu QLNN đối với một loại hình du lịch, lĩnh vực du lịch cụ thể có các công trình như đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Bộ “Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tú (2018) hay bài viết “Bàn về quản lý nhà nước với phát triển du lịch cộng đồng” của các tác giả Bùi Xuân Nhàn và Trần Thu Phương (2019). Vấn đề công cụ và phương pháp QLNN được đề cập
  13. 2 đến trong công trình nghiên cứu “Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của tác giả Lương Xuân Quỳ (2006); luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay” của Trịnh Đăng Thanh (2004). Ở một góc nhìn khác, tác giả Rich Harrill (2004) lại quan tâm đến vấn đề thái độ người dân đối với PTDL, thể hiện trong nghiên cứu “Residents’ Attitudes toward Tourism Development: a Literature Review with Implications for Tourism Planning”. Quan tâm đến bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực có tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2020) với luận án tiến sĩ “Vai trò của Nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”. Nghiên cứu QLNN về du lịch trong phạm vi một tỉnh hoặc liên tỉnh có các đề tài luận án tiến sĩ như “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của Nguyễn Minh Đức (2007); “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” của Nguyễn Tấn Vinh (2008); “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập kinh tế quốc tế” của Ngô Nguyễn Hiệp Phước (2018); “Quản lý nhà nước về du lịch tại Đồng bằng Sông Cửu Long” của Trần Thị Xuân Mai (2019); hay bài viết trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Du lịch Lâm Bình Tuyên Quang, Tiềm năng, thực trạng và giải pháp” với tựa đề “Provincial government management in developing community based tourism – case study in Sơn La province” của các tác giả Bùi Xuân Nhàn và Trần Thu Phương (2019). Bàn về vai trò của CQĐP cấp tỉnh trong PTDL có tác giả như: Nguyễn Minh Đức (2006) với bài viết “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch” trên Tạp chí Du lịch điện tử; Nguyễn Mạnh Cường (2015) với luận án tiến sĩ “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình” hay Nguyễn Hoàng Tứ (2016) với luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững trên địa bàn các tỉnh miền Trung - Việt Nam”; bài viết “Quản lý của chính quyền địa phương cấp tỉnh với phát triển du lịch bền vững” của tác giả Bùi Xuân Nhàn (2016) hay bài viết trên Tạp chí Quản lý Nhà nước “Bàn về tính quyền lực, tính tự quản của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay” của Trần Thị Diệu Oanh (2016). Nghiên cứu về QLNN đối với một lĩnh vực kinh doanh du lịch cụ thể có luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch
  14. 3 tại Hải Phòng” của Nguyễn Thị Tâm (2018). Trong khi đó, Ngô Thị Huyền Trang (2020) với luận án tiến sĩ “Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam” quan tâm đến vai trò của người dân trong quản lý PTDL nông thôn. Như vậy, có thể thấy rằng QLNN về du lịch là vấn đề quan trọng, đang được quan tâm nghiên cứu khá nhiều. Các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của QLNN về du lịch như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng, nội dung, công cụ, phương pháp QLNN ở cấp trung ương và địa phương. Mặc dù QLNN đối với PTDL có một số nội dung tương đồng nhưng không hoàn toàn đồng nhất với QLNN về du lịch. QLNN đối với PTDL không đơn thuần là làm sao để du lịch phát triển mà phải kiểm soát mức độ phát triển của du lịch sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Theo đó, các vấn đề có liên quan bao gồm kiểm soát sự phát triển về lượng khách, thị trường khách, về mức độ kêu gọi đầu tư, mức độ liên kết, hợp tác, các vấn đề về quản lý hiệu quả sức chứa của điểm đến du lịch,… Tuy vậy, cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề này hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống, do đó, cần có những công trình nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện những vấn đề này. Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW được ban hành ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, nhiều địa phương trong cả nước cũng xác định phát triển kinh tế thông qua PTDL. Tuy nhiên, cũng giống như các lĩnh vực khác, quá trình phát triển của ngành du lịch cũng bộc lộ nhiều bất cập như sự phát triển quá nóng, sự mất cân đối trong quá trình phát triển, sự xuất hiện các mâu thuẫn về lợi ích của các bên tham gia và các tệ nạn xã hội, dẫn đến tình trạng không đảm bảo an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu tới các lĩnh vực phát triển khác của địa phương,… Chính vì vậy, đối với một địa phương cấp tỉnh, để du lịch phát triển một cách hiệu quả và bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên tham gia vào hệ thống du lịch, thực hiện được các mục tiêu kép về phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo tồn và giữ gìn được những nét độc đáo của văn hóa địa phương, đồng thời giữ gìn, tôn tạo và phát triển được tài nguyên du lịch (TNDL) của địa phương,… cần thiết phải có sự quan tâm quản lý và kiểm soát của nhà nước. Vai trò của QLNN đối với PTDL của địa phương là định hướng, tổ chức và phối hợp, điều tiết các hoạt động trong PTDL, giám sát quá trình PTDL nhằm đảm bảo du lịch của địa phương
  15. 4 phát triển phù hợp với chiến lược PTDL của quốc gia, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương và thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương đó. Tất cả các vấn đề trên đang đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục có thêm các nghiên cứu để bổ sung luận cứ về lý luận và thực tiễn, góp phần phát triển ngành du lịch nói riêng và phát triển KT-XH nói chung ở góc độ của quốc gia và của từng địa phương. Hòa Bình là một tỉnh miền núi, có vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, là vùng đất có truyền thống lịch sử, quê hương của nền văn hóa thời tiền sử nổi tiếng thế giới - "văn hóa Hòa Bình" cách đây hàng chục vạn năm. Hiện nơi đây còn bảo tồn, lưu giữ hàng trăm chiếc trống đồng và gần mười ngàn chiếc chiêng cổ. Đây cũng là nơi sản sinh và còn lưu giữ được những áng Mo sử thi “Đẻ đất - Đẻ nước” của người Mường. Cùng với những giá trị nhân văn đa dạng, phong phú, độc đáo trong nếp sống, tín ngưỡng, lễ hội, sinh hoạt và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật,... của các dân tộc như Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông, Hòa Bình còn được thiên nhiên ưu đãi với những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như động Đá Bạc, khu du lịch Thác Thăng Thiên, động Tiên Phi, Thung Nai,…; các điểm du lịch được nhiều du khách ưa thích như bản du lịch Giang Mỗ (xã Bình Thanh), khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh, khu du lịch suối khoáng Kim Bôi, nhà máy Thủy điện Hòa Bình, bảo tàng không gian văn hóa Mường,... Toàn tỉnh có 41 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, 53 di tích cấp tỉnh, nhiều lễ hội dân gian các dân tộc,… Đây thực sự là những tiềm năng rất lớn cho du lịch Hòa Bình để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch văn hóa, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch thể thao giải trí,… Trong những năm gần đây, Hòa Bình được xem là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế với nhiều kết quả đáng ghi nhận về lượng khách, tổng thu từ du lịch, mức độ đóng góp vào nền kinh tế của tỉnh,… Tuy nhiên, trên thực tế, mức độ PTDL của tỉnh được đánh giá là chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và chưa có hướng đi bền vững, bộc lộ nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng (CSHT), cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT), chất lượng nhân lực du lịch, thị trường, sản phẩm du lịch,… Để giải quyết vấn đề này, QLNN đối với PTDL của tỉnh có vai trò vô cùng quan trọng. Trong khi đó, hiện nay QLNN đối với PTDL của tỉnh còn có một số hạn chế như: hệ thống văn bản pháp luật (VBPL) về du lịch chưa thực sự hoàn chỉnh, còn thiếu các VBPL quy định về quản lý loại hình cơ sở lưu trú homestay, farmstay, về khai thác hang động trong kinh doanh du lịch, quy tắc ứng xử trong hoat động du
  16. 5 lịch,... nên ít nhiều gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện; công tác quản lý thu hút đầu tư PTDL và quảng bá, xúc tiến PTDL chưa hiệu quả; chưa làm tốt công tác quản lý sức chứa tại các điểm đến du lịch, đặc biệt là ở các điểm du lịch tâm linh vào mùa lễ hội, cũng như chưa có các giải pháp bảo tồn tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường trong PTDL,… Chính vì vậy, trong thời gian tới, để du lịch Hòa Bình phát triển hiệu quả, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh, cần phải có các biện pháp để tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh, trong đó, vai trò của chính quyền địa phương (CQĐP) tỉnh là rất quan trọng. Từ thực trạng trên, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình nhằm thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển một cách hiệu quả, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, tương xứng với tiềm năng sẵn có, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH của tỉnh là yêu cầu và là nhiệm vụ cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: "Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là xác lập nội dung và các tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh; phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài luận án gồm: Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh và nghiên cứu kinh nghiệm thực tế về QLNN đối với PTDL của một số địa phương cấp tỉnh trong và ngoài nước, qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình nhằm chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của QLNN đối với PTDL của tỉnh, đồng thời xác định nguyên nhân của hiện trạng đó, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình.
  17. 6 Ba là, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu trên, các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu gồm: (1) Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bao gồm những nội dung gì? Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch có đặc điểm gì khác với quản lý nhà nước về du lịch? (2) Nguyên tắc, công cụ, nội dung và tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh là gì? (3) Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến QLNN đối với PTDL của địa phương cấp tỉnh và những bài học kinh nghiệm nào có thể được rút ra cho tỉnh Hòa Bình trong QLNN của tỉnh đối với PTDL? (4) Thực trạng QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình hiện nay như thế nào? Có những thành công, hạn chế nào trong QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình? Nguyên nhân của thành công, hạn chế đó là gì? (5) Cần có giải pháp, kiến nghị gì để tăng cường QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình giai đoạn đến năm 2030? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung Quản lý nhà nước đối với PTDL trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố theo phân cấp quản lý gồm QLNN trung ương và QLNN của CQĐP cấp tỉnh, thành phố. Trong đó, quá trình phát triển KT-XH nói chung và PTDL nói riêng của mỗi địa phương cấp tỉnh luôn xuất hiện các mâu thuẫn và chính nó là nguồn gốc cho sự vận động và phát triển. Để du lịch của địa phương cấp tỉnh phát triển đạt được mục tiêu đặt ra đồng thời phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam cũng như chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh thì vai trò định hướng, tổ chức và phối hợp, điều tiết, giám sát các hoạt động trong PTDL của tỉnh là rất lớn. Chính vì vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu những
  18. 7 nội dung và các tiêu chí đánh giá QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL trên địa bàn tỉnh. Các vấn đề được nghiên cứu tiếp sau đây sẽ tập trung vào đối tượng quản lý là CQĐP cấp tỉnh. Trên cơ sở các nội dung QLNN về du lịch nói chung, luận án sẽ tập trung nghiên cứu về QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về QLNN đối với PTDL của địa phương; tổ chức bộ máy QLNN về du lịch; quản lý thu hút đầu tư PTDL; quản lý xúc tiến phát triển thị trường du lịch; quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép hoạt động du lịch; quản lý bảo tồn, khai thác TNDL và bảo vệ môi trường; quản lý phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL; tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong PTDL,… Về không gian Luận án nghiên cứu thực trạng QLNN đối với PTDL trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Về thời gian Luận án nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2015 – 2020, trong đó tập trung vào việc phân tích các dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019. Dữ liệu năm 2020 được sử dụng để nghiên cứu bối cảnh hiện tại do hoạt động du lịch năm 2020 bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid-19, không thể hiện được tính quy luật. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 06/2020 đến tháng 11/2020. Các giải pháp đề xuất cho QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình đến năm 2030 và các năm tiếp theo. 4. Những đóng góp mới của đề tài luận án Về lý luận Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTDL và QLNN về du lịch để vận dụng vào xác lập cơ sở lý luận của QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh, đồng thời nghiên cứu xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDL của một địa phương cấp tỉnh và sử dụng để khảo sát, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh. Về thực tiễn Luận án nghiên cứu kinh nghiệm QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của một số địa phương cấp tỉnh trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho QLNN đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình.
  19. 8 Phân tích, đánh giá được thực trạng QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu nội dung QLNN đối với PTDL của tỉnh, nhằm tìm ra những nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình thông qua các tiêu chí đánh giá. Đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị khả thi nhằm tăng cường QLNN của CQĐP cấp tỉnh đối với PTDL của tỉnh Hòa Bình giai đoạn đến năm 2030 và các năm tiếp theo. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và phương pháp nghiên cứu của luận án Chương 2. Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của địa phương cấp tỉnh Chương 3. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình Chương 4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình.
  20. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch Phát triển du lịch là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây bởi các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Trong các công trình nghiên cứu đã công bố, phần lớn các nghiên cứu đề cập đến PTDL dựa trên quan điểm phát triển bền vững. Các nghiên cứu này đều đã khái quát hóa một số cơ sở lý luận về PTDL và PTDL bền vững như khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc PTDL và PTDL bền vững,… Có thể kể đến các tác giả với các công trình nghiên cứu như: Đề tài NCKH cấp Nhà nước “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” của tác giả Phạm Trung Lương (2002); Martin Mowforth và Ian Munt (2001) với “Tourism and Sustainability”; Antonio Machado (2003) với “Tourism and Sustainable Development”; Daniela Drumbrăveanu (2004) với “Principles and practice of sustainable tourism planning, in: Nationala pentru Turism”; Richard W. Butler, Douglas G. Pearce (2004) với “Tourism Development”; “Making Tourism More Sustainable - A Guide for Policy Makers” của UNEP & UNWTO (2005); hay bài viết “Tourism development and the environment: beyond sustainability?” của Richard Sharpley (2009). Cụ thể: Tác giả Phạm Trung Lương (2002) đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về PTDL bền vững; xác định những vấn đề cơ bản đặt ra đối với PTDL bền vững thông qua phân tích thực trạng PTDL tại Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2000 dưới góc độ khai thác tài nguyên và thực trạng môi trường du lịch; tham khảo một số kinh nghiệm quốc tế về PTDL bền vững; đề xuất các giải pháp đảm bảo PTDL bền vững trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Đề cập đến du lịch với vai trò là ngành kinh tế quan trọng, cần đầu tư phát triển, nhất là đối với các quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về mặt cảnh quan hoặc có nền văn hóa đặc sắc, Martin Mowforth và Ian Munt (2001) cho rằng, để du lịch thực sự mang lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước cũng như cho địa phương, vấn đề quyết định là ngay từ đầu phải chú ý phát triển ngành này theo các tiêu chuẩn bền vững. Phát triển bền vững ở đây được hiểu là thu nhập từ ngành du lịch ngày càng gia tăng; hoạt động du lịch ngày càng thu hút và giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2