Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của the New York Times)
lượt xem 15
download
Luận án áp dụng lý thuyết về ẩn dụ ý niệm, đặc biệt là cơ chế ánh xạ và mô hình tri nhận của ẩn dụ ý niệm nhằm tìm hiểu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc (ADCT) trên cơ sở thống kê, miêu tả và phân tích các biểu thức ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị (DNCT) tiếng Việt và tiếng Anh; Nhằm tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, đồng thời lý giải các điểm khác biệt dựa vào cách tƣ duy và đặc trƣng văn hóa dân tộc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của the New York Times)
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ THOA ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG CÁC DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH (TRONG MỤC BÌNH LUẬN QUỐC TẾ CỦA BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ VÀ MỤC OPINION CỦA THE NEW YORK TIMES) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội, năm 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ THOA ẨN DỤ CẤU TRÚC TRONG CÁC DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH (TRONG MỤC BÌNH LUẬN QUỐC TẾ CỦA BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ VÀ MỤC OPINION CỦA THE NEW YORK TIMES) Ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu Mã số: 9222024 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN VĂN HIỆP Hà Nội, năm 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu thống kê là hoàn toàn trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án HỒ THỊ THOA
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm ....................................................... 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về diễn ngôn chính trị và ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị .............................................................................................. 13 1.2. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 19 1.2.1. Cơ sở lý thuyết về ẩn dụ ý niệm ............................................................... 19 1.2.2. Cơ sở lí luận về diễn ngôn chính trị ......................................................... 31 1.2.3. Cơ sở lí luận về so sánh đối chiếu ............................................................ 36 1.3. Tiểu kết .............................................................................................................. 38 Chƣơng 2: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH “CHÍNH TRỊ” TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH .... 40 2.1. Dẫn nhập ........................................................................................................... 40 2.2 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH” ............... 42 2.2.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt ................................................................ 44 2.2.2. Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh ............................................................... 52 2.2.3. So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc "CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH" trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh ........................................ 61 2.3. Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG” ............... 63 2.3.1. Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt ............................................................... 64 2.3.2. Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh ............................................................... 68 2.3.3. So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh ........................................... 74 2.4 Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH” .................................... 75 2.4.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt ................................................................ 76 2.4.2. Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh ............................................................... 81
- 2.4.3. So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................... 85 2.5. Ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT” ................................................... 87 2.5.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt ................................................................ 87 2.5.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh ................................................................ 91 2.5.3. So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh................................................................................ 93 2.6 Phân tích ẩn dụ cấu trúc “CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƢỢNG THỜI TIẾT/ TỰ NHIÊN” ............................................................................................................. 94 2.6.1. Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt ............................................................... 95 2.6.2. Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh ............................................................... 98 2.6.3. So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƢỢNG THỜI TIẾT/TỰ NHIÊN‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh ....................... 100 2.7. Tiểu kết ............................................................................................................ 102 Chƣơng 3: ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ CẤU TRÚC CÓ MIỀN ĐÍCH “QUỐC GIA” TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH . 104 3.1. Dẫn nhập ......................................................................................................... 104 3.2. Ẩn dụ cấu trúc “QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƢỜI”............................. 105 3.2.1. Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt ............................................................. 105 3.2.2. Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh ............................................................. 108 3.2.3. So sánh, đối chiếu ẩn dụ cấu trúc ―QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƢỜI‖ trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh ............................ 111 3.3. Ẩn dụ cấu trúc “ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC GIA LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƢỜI” ....................................................................................................... 113 3.3.1 Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt .............................................................. 114 3.3.2 Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh .............................................................. 117 3.3.3 So sánh ẩn dụ cấu trúc ―ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC GIA LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƢỜI‖ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt ................... 122 3.4. Ẩn dụ cấu trúc “HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC GIA LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI” ............................................................................................. 123
- 3.4.1. Phân tích trên cứ liệu tiếng Việt ............................................................. 123 3.4.2. Phân tích trên cứ liệu tiếng Anh ............................................................. 129 3.4.3. So sánh ẩn dụ cấu trúc ―HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC GIA LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh .................. 137 3.5. Tiểu kết ............................................................................................................ 139 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 141 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 147 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADCT Ẩn dụ cấu trúc ADYN Ẩn dụ ý niệm DNCT Diễn ngôn chính trị MIP Quy trình nhận dạng ẩn dụ- Metaphor Identification Procedure Vd. Ví dụ
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê lƣợt xuất hiện ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―CHÍNH TRỊ‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................. 41 Bảng 2.2. Sơ đồ ánh xạ CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH .................. 43 Bảng 2.3. Sơ đồ ánh xạ ―CHÍNH TRỊ LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG‖ .............. 63 Bảng 2.4. Sơ đồ ánh xạ ―CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH‖ .................................. 76 Bảng 2.5: Sơ đồ ánh xạ ―CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT‖ ................................................. 87 Bảng 2.6: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ ―CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƢỢNG THỜI TIẾT/TỰ NHIÊN‖............................................................................................ 95 Bảng 3.1: Thống kê số lƣợt ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―QUỐC GIA‖ xuất hiện trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh ....................................................... 104 Bảng 3.2. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ ―QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƢỜI‖ ........... 105 Bảng 3.3. Sơ đồ ánh xạ ―ĐẶC ĐIỂM QUỐC GIA LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƢỜI‖ ......................................................................................................... 113
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: So sánh số lƣợng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc "CHÍNH TRỊ LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH" trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh ................ 62 Hình 2.2: So sánh số lƣợng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh ............... 74 Hình 2.3: So sánh số lƣợng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ CHIẾN TRANH‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh ................................... 86 Hình 2.4: So sánh số lƣợng và tỉ lệ lƣợt xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ NHIỆT‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh ............................................ 94 Hình 2.5: So sánh số lƣợng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―CHÍNH TRỊ LÀ HIỆN TƢỢNG THỜI TIẾT/ TỰ NHIÊN‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh ................................................................................................................. 101 Hình 3.1: So sánh số lƣợng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―QUỐC GIA LÀ MỘT CON NGƢỜI‖ trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh ............................ 112 Hình 3.2: So sánh số lƣợng và tỉ lệ xuất hiện ẩn dụ cấu trúc ―ĐẶC ĐIỂM CỦA QUỐC GIA LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƢỜI‖ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt............................................................................................ 123 Hình 3.3: So sánh số lƣợng và tỉ lệ xuất hiện của ẩn dụ cấu trúc ―HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC GIA LÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƢỜI‖ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................................. 138 Hình 3.4: Kết quả thống kê lƣợt xuất hiện ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―QUỐC GIA‖ trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................... 140
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Những năm cuối thế kỉ XX, khoa học tri nhận phát triển đã cung cấp những góc nhìn toàn diện hơn về bản chất của ngôn ngữ và ngôn ngữ học theo hƣớng tri nhận. Nghiên cứu ngày càng nhiều về số lƣợng, thuyết phục về chất lƣợng, giúp chúng ta có thể ―nhìn‖ sâu hơn về bản chất của ngôn ngữ trong mối tƣơng quan với tƣ duy và theo ngôn ngữ học tri nhận thì ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là cánh cửa để khám phá cách tƣ duy. Hiện nay ngôn ngữ học tri đang đƣợc coi ngôn ngữ học giàu năng lực giải thích, giúp ngƣời nghiên cứu thông qua ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ mà khám phá và lý giải mối quan hệ biện chứng giữa bộ ba ngôn ngữ - văn hoá - tƣ duy của con ngƣời. Trong trào lƣu đó, đối tƣợng nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngôn ngữ học, đó là ẩn dụ ý niệm (ADYN). Với ADYN, ẩn dụ không còn là một khái niệm ngôn ngữ học đơn thuần, mà trở thành đối tƣợng đƣợc nghiên cứu sâu trong mối quan hệ với triết học, logic học và tâm lý học. Nhờ ADYN, chúng ta dễ dàng tƣ duy những điều bình thƣờng, cho đến những lý thuyết khoa học trừu tƣợng nhất và ADYN là ―chìa khóa mở ra sự hiểu biết‖ về thế giới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, ở Việt Nam về ADYN từ các nguồn ngữ liệu khác nhau nhƣ diễn ngôn chính trị, diễn ngôn quảng cáo, diễn ngôn khẩu hiệu, văn xuôi, ca dao… Các nghiên cứu đã chỉ ra thông qua ADYN, tƣ tƣởng, hệ giá trị và đặc điểm văn hóa đƣợc biểu hiện một cách rõ ràng, mạch lạc nhất. Chính vì vậy nó đã và đang trở thành một vấn đề sôi nổi, có tính thời sự, thậm chí có thể đƣợc coi là một trong những vấn đề thời thƣợng của ngôn ngữ học đƣơng đại. Diễn ngôn chính trị là một loại diễn ngôn đề cập đến các vấn đề quản lý xã hội, thể hiện mối quan tâm của con ngƣời đối với các vấn đề quản lý nhà nƣớc, có sự liên kết một cách chặt chẽ giữa diễn ngôn và hành động. Diễn ngôn chính trị tác động, giúp ngƣời đọc thấy ra vấn đề, hiểu vấn đề, suy nghĩ về vấn đề đó và có những hành động, ứng xử phù hợp. Vì vậy chủ thể sử dụng diễn ngôn rất đa dạng từ các chính trị gia, nhà tƣ bản đến đông đảo ngƣời dân. Các chính trị gia sử dụng diễn ngôn chính trị nhằm xây dựng hình ảnh bản thân, truyền đạt những quan điểm chính 1
- trị, cam kết hành động và xác lập uy tín cá nhân. Các nhà tƣ bản sử dụng diễn ngôn chính trị trong những hội thảo, diễn đàn đối thoại với nhà cầm quyền trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nƣớc. Ngƣời dân sử dụng diễn ngôn chính trị vào mục đích bày tỏ những quan điểm của bản thân về các vấn đề quản lý nhà nƣớc, các chính sách, các chính khách của nhà nƣớc… mà không quá biểu lộ sự phô trƣơng, thiếu tế nhị trong cách hành văn. Dù có vai trò quan trọng nhƣ vậy, nhƣng trong ngôn ngữ học tri nhận thì các diễn ngôn chính trị chƣa thật sự đƣợc quan tâm và tìm hiểu tƣơng xứng với tầm quan trọng của nó. Thực tiễn nghiên cứu, thu thập cứ liệu, chúng tôi nhận thấy báo Nhân dân điện tử là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, có tính định hƣớng chính trị cao, ngôn ngữ sử dụng mang tính chính luận của Đảng và nhà nƣớc. The New York Times cũng là một trong những tờ báo có lƣợng truy cập lớn nhất tại Mỹ. Tin tức trên hai báo đa dạng, phong phú và đƣợc cập nhật hàng giờ, khối lƣợng độc giả đông đảo, đa dạng. Đề tài lựa chọn chuyên mục ―Bình luận quốc tế‖ ở hai tờ báo lớn của Việt Nam và Mỹ là Báo Nhân dân điện tử và The New York Times trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt bởi đây là hai chuyên mục thể hiện nhiều ẩn dụ ý niệm thông qua các diễn ngôn bình luận chính trị. Đặc trƣng của thể loại này là có sự chặt chẽ và logic cao trong lập luận. Trong đó, cái ngầm ẩn tạo nên logic là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy, liên quan đến sự tri nhận của con ngƣời đối với các hiện tƣợng chính trị - xã hội của đất nƣớc. Chính vì những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài ―Ẩn dụ cấu trúc trong các diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh (trong mục Bình luận quốc tế của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times)‖ để thực hiện luận án tiến sỹ để bổ sung thêm nguồn lý luận làm sáng tỏ nhƣng vấn đề nêu trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án áp dụng lý thuyết về ẩn dụ ý niệm, đặc biệt là cơ chế ánh xạ và mô hình tri nhận của ẩn dụ ý niệm nhằm tìm hiểu việc sử dụng ẩn dụ cấu trúc (ADCT) trên cơ sở thống kê, miêu tả và phân tích các biểu thức ẩn dụ ý niệm trong các diễn ngôn chính trị (DNCT) tiếng Việt và tiếng Anh; nhằm tìm ra những điểm tƣơng 2
- đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, đồng thời lý giải các điểm khác biệt dựa vào cách tƣ duy và đặc trƣng văn hoá dân tộc. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm có liên quan đến đề tài; - Xác lập khung lí luận cần thiết về ngôn ngữ học tri nhận và các khái niệm có liên quan để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu; - Khảo sát ẩn dụ cấu trúc (ADCT) đƣợc sử dụng thế nào trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh và làm rõ cơ chế ánh xạ giữa miền nguồn và miền đích trong các mô hình ẩn dụ; - So sánh các ADCT tìm đƣợc trong hai khối ngữ liệu DNCT tiếng Việt và tiếng Anh nhằm tìm ra điểm tƣơng đồng và dị biệt về đặc trƣng tƣ duy giữa hai cộng đồng ngôn ngữ. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các biểu thức ADCT trong DNCT tiếng Việt và tiếng Anh trong chuyên mục ―Bình luận quốc tế‖ của Báo Nhân dân điện tử và mục Opinion của The New York Times. Trên cơ sở 03 loại ẩn dụ: Ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hƣớng theo phân loại của Lakoff, luận án chỉ tập trung nghiên cứu ADCT (một loại thuộc ẩn dụ ý niệm) có miền đích Chính trị và Quốc gia trong các DNCT tiếng Việt và tiếng Anh, bởi đây là loại ẩn dụ có chức năng tác động mạnh mẽ và phù hợp với loại hình DNCT. Bên cạnh việc làm rõ cơ chế ánh xạ của ẩn dụ cấu trúc, luận án còn tập trung làm rõ đặc điểm của ADCT đƣợc sử dụng trong DNCT của hai ngôn ngữ. 3.2. Ngữ liệu nghiên cứu Để làm rõ ADCT đƣợc sử dụng ở hai miền đích Chính trị và Quốc gia, chúng tôi đã nghiên cứu 720 bài viết DNCT tiếng Việt và tiếng Anh trong 2 chuyên mục ―Bình luận quốc tế‖ của báo Nhân dân điện tử (360 bài viết tiếng Việt) và mục Opinion của The New York Times (360 bài viết tiếng Anh) trong thời gian 03 năm (từ 01/06/2016 đến 30/06/2019) với miền đích xác định trƣớc là ―Chính trị‖ và 3
- ―Quốc gia‖. Luận án lựa chọn chỉ tập trung hai miền đích ―Chính trị‖ và ―Quốc gia‖ vì trong quá trình khảo sát ngữ liệu DNCT trong hai chuyên mục, chúng tôi nhận thấy hai miền đích này có lƣợt xuất hiện ADCT với tần suất lớn và mang tính đại diện cao. Trong thời gian 03 năm, đã có tổng số 4971 lƣợt xuất hiện ADCT trong 02 miền đích là ―Chính trị‖ và ―Quốc gia‖, trong đó miền đích ―Chính trị‖ có lƣợt ADCT xuất hiện là 2145, và miền đích ―Quốc gia‖ có lƣợt ADCT xuất hiện là 2826. Các biểu thức ngôn ngữ trong tiếng Anh đƣợc chúng tôi sử dụng trong luận án đƣợc lấy nguyên gốc từ các bài viết DNCT tiếng Anh trong mục Opinion của The New York Times, không có phần dịch sang tiếng Việt nên phần dịch đƣợc chú trong ngoặc đơn ở chƣơng 2, chƣơng 3 là của tác giả tự dịch ra dựa trên ngữ cảnh của toàn văn bản. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận án, tác giả kết hợp hai phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng và định tính: Nghiên cứu định lƣợng cho phép luận án thiết lập sự so sánh trực tiếp các kết quả tìm đƣợc giữa hai khối ngữ liệu tiếng Việt và tiếng Anh, trong so sánh các số lƣợng các miền nguồn, tần số sử dụng. Nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng để nghiên cứu chi tiết hơn, sâu hơn các ADCT tìm đƣợc trong hai khối ngữ liệu, cách sử dụng các biểu thức ẩn dụ và làm sáng tỏ cách tri nhận của ngƣời Anh và ngƣời Việt thể hiện trong các DNCT, từ đó tìm ra nét tƣơng đồng, dị biệt giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng trong luận án là: Thủ pháp thống kê, phân loại: cho phép tập hợp, phân loại và thống kê các loại ADCT thu thập đƣợc trong DNCT tiếng Việt và tiếng Anh. Các số liệu thống kê cho thấy mức độ thông dụng của các ADCT trong các DNCT, và là cơ sở để đối chiếu về mặt định lƣợng giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Phƣơng pháp miêu tả: đƣợc áp dụng trong việc thu thập, nhận diện cũng nhƣ phân loại các ADCT trong khối liệu nghiên cứu, thủ pháp phân tích diễn ngôn cũng đƣợc sử dụng để hỗ trợ cho phƣơng pháp này nhằm phân tích rõ hơn các ADCT tìm thấy trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh. 4
- Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn: Luận án chú ý đến tƣơng tác của ngữ cảnh, vai trò của ngƣời sử dụng trong môi trƣờng tri nhận, đặc biệt là vận dụng các thủ pháp phân tích của lý thuyết quan yếu (relevance theory). Cách tiếp cận liên ngành: Luận án sử dụng kiến thức từ nhiều ngành khoa học kết hợp giữa tri thức liên ngành và tri thức ngôn ngữ học nhằm sáng tỏ đặc điểm của các ADCT trong diễn ngôn chính trị, từ đó tìm hiểu yếu tố đặc trƣng văn hoá dân tộc, bối cảnh văn hoá xã hội góp phần giải thích các điểm tƣơng đồng và dị biệt của các biểu thức ADCT trong tiếng Anh và tiếng Việt. Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: đƣợc sử dụng để so sánh, đối chiếu các ADCT tìm đƣợc trong hai khối liệu nghiên cứu. Trong luận án, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp đối chiếu hai chiều giữa tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra các điểm tƣơng đồng và dị biệt trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án hệ thống có chọn lọc các khái niệm cốt yếu về ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ ý niệm. Kế thừa cơ sở lí luận từ những nghiên cứu đi trƣớc, thông qua việc nghiên cứu các ẩn dụ cấu trúc có miền đích là CHÍNH TRỊ và QUỐC GIA trong DNCT đƣợc tìm thấy trong ngữ liệu của hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm các ẩn dụ thƣợng danh và hạ danh đã đƣợc sử dụng, tần suất xuất hiện, luận án góp phần bổ sung và làm rõ thêm những điểm tƣơng đồng và dị biệt trong cách tri nhận về DNCT giữa cộng đồng ngƣời nói tiếng Việt và tiếng Anh thông qua hệ thống ẩn dụ ý niệm, từ đó có những đóng góp nhất định vào kho lí luận của ẩn dụ ý niệm nói chung và ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn chính trị nói riêng. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lí luận Về mặt lí luận, các kết quả của nghiên cứu đã góp phần củng cố lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, làm sáng rõ thêm khái niệm, đặc tính của ADYN, cơ chế ánh xạ của các ADYN, quan hệ giữa ẩn dụ trong ngôn ngữ với các đặc điểm tƣ duy, đặc trƣng văn hoá trong DNCT tiếng Việt và tiếng Anh, một lĩnh vực chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều tại Việt Nam. Luận án cũng tiếp tục khẳng định vai trò tri nhận và giao tiếp của ADYN trong DNCT, và minh hoạ cho tính đa dạng văn hoá của ADYN. 5
- Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống các ADYN đối với thể loại bài viết DNCT, nêu rõ những đặc trƣng cơ bản xuất hiện trong DNCT tiếng Việt và tiếng Anh, đồng thời tìm ra mối quan hệ giữa ẩn dụ, DNCT và bối cảnh lịch sử đi kèm. Nó mở ra hƣớng nghiên cứu sâu hơn về thể loại DNCT hiện vẫn còn nhiều mảng trống tại Việt Nam. 6.2. Về mặt thực tiễn Những kết quả thu đƣợc của luận án sẽ giúp những nhà ngôn ngữ học hiểu sâu hơn về ADYN dƣới góc độ ngôn ngữ học tri nhận trong văn cảnh là các DNCT tiếng Việt và tiếng Anh. Thông qua phân tích và so sánh các mô hình ẩn dụ và ánh xạ của ẩn dụ trong DNCT của hai ngôn ngữ, kết quả của luận án đƣợc kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cách tiếp cận mới trong việc giảng dạy ngôn ngữ cũng nhƣ giảng dạy các lĩnh vực có liên quan khác tại Việt Nam; đóng góp cho các nhà giảng dạy ngoại ngữ, biên phiên dịch, đặc biệt là trong lĩnh vực tiếng Anh chuyên ngành nói chung và DNCT nói riêng. 7. Cấu trúc của luận án Luận án gồm: phần mở đầu, 3 chƣơng và phần kết luận: Chƣơng 1: Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án. Dựa trên những nghiên cứu đi trƣớc, luận án xác lập khung lý thuyết nghiên cứu ẩn dụ cấu trúc trong tiếng Việt và tiếng Anh làm cơ sở cho việc phân tích ADCT trong DNCT ở chƣơng 2 và 3. Chƣơng 2: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―Chính trị‖ trong diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt, tập trung phân tích các ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―Chính trị‖, đồng thời đƣa ra các biểu thức ẩn dụ cấu trúc phổ biến trong DNCT tiếng Việt và tiếng Anh. Chƣơng 3: Đối chiếu ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―Quốc gia‖ trong diễn ngôn chính trị tiếng Việt và tiếng Anh, tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến những ẩn dụ cấu trúc có miền đích ―Quốc gia‖, đồng thời đƣa ra các biểu thức ẩn dụ cấu trúc phổ biến trong DNCT tiếng Việt và tiếng Anh. Phần kết luận: tóm tắt các kết quả của luận án và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp sau. 6
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm 1.1.1.1 Nghiên cứu ẩn dụ theo hướng truyền thống * Các nghiên cứu ở ngoài nước Trong giai đoạn tiền tri nhận, ẩn dụ đƣợc hiểu là một sự so sánh ngầm giữa hai sự vật, hiện tƣợng. Xét về mặt định nghĩa, theo từ điển Dictionary of Language Teaching & Applied Linguistics (Richards và cộng sự, 1992) ẩn dụ mô tả một sự vật, hiện tƣợng bằng cách nói đến một sự vật hiện tƣợng khác có thể đem ra so sánh với nó. Theo từ điển Oxford Advance Learner‘s Dictionary (Hobby, 2005), ẩn dụ là hiện tƣợng một từ ngữ đƣợc dùng để mô tả, sự vật hiện tƣợng theo một cách khác so với các dùng thông thƣờng của nó, nhằm cho thấy những đặc điểm tƣơng đồng hoặc liên kết về ý nghĩa của hai sự vật hiện tƣợng, từ đó nhấn mạnh sự mô tả độc đáo riêng biệt của biểu thức ẩn dụ. Bên cạnh những định nghĩa theo các từ điển kể trên thì trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu về ẩn dụ khác. Theo nhận xét của Al-Zoubi, Al-Ali và Al-Hasnawi (2006), ẩn dụ là hiện tƣợng ngôn ngữ phổ biến xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ khác nhau và thể hiện ở nhiều cấp độ về mặt ngôn ngữ. Lý do cho sự phổ biến này đƣợc các tác giả giải thích là nhờ việc ẩn dụ có khả năng linh hoạt trong biểu thị ý nghĩa, đơn giản hóa các ý niệm, định nghĩa mang tính trừu tƣợng cao [95]. Theo Charteris-Black (2004), bên cạnh những nhận định của Al-Zoubi, Al-Ali và Al-Hasnawi, ông còn nhấn mạnh rằng hiệu quả của ngôn ngữ và giao tiếp đƣợc nhấn mạnh nhờ vào ẩn dụ do có sức nặng thuyết phục đối với lý trí và tình cảm của ngƣời nghe [99]. Có thể thấy rằng việc sử dụng ẩn dụ trong ngôn ngữ hứa hẹn đạt đƣợc hiệu quả tối đa, bởi đó là kết quả của chắt lọc văn hóa đại chúng dựa trên những giá trị văn hóa dân tộc. Ẩn dụ giống nhƣ hình ảnh phản chiếu của nhận thức và hành động 7
- của một cộng đồng văn hóa, phản ánh quan điểm và nhận thức của họ đối với thế giới khách quan và đời sống xã hội. Tuy nhiên với hƣớng nghiên cứu này, nhà nghiên cứu cho rằng ẩn dụ chỉ là vấn đề thuộc về ngôn ngữ và không thuộc các vấn đề về tƣ duy và hành động, thêm vào đó, hƣớng nghiên cứu này cho rằng lối nói ẩn dụ chỉ xuất hiện trong các dạng ngôn ngữ đặc biệt, ví dụ nhƣ trong thi ca và tu từ học (Lakoff (1989)) [126]. Giống với quan điểm của Lakoff, Kövecses (2015) nhận định, tu từ học truyền thống xem xét ẩn dụ dƣới góc độ là một đặc điểm của từ ngữ, đƣợc xuất hiện với mục đích nghệ thuật và không thƣờng xuyên xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày [124]. Chính vì lý do này, ẩn dụ đƣợc hiểu là cách nói bóng bẩy xuất phát từ nhu cầu biểu đạt những khái niệm hoặc những ý nghĩa mà ngôn ngữ theo lối thông thƣờng khó biểu đạt. Dựa trên những phân tích trên thì ẩn dụ theo hƣớng nghiên cứu truyền thống là cách nói bóng bẩy với mục đích nghệ thuật bởi ẩn dụ dựa trên khái niệm tƣơng đồng hoặc so sánh giữa việc biểu thị nghĩa hình ảnh của hai sự vật hiện tƣợng. Chính sự tƣơng đồng này cho phép giải thích sự vật hiện tƣợng theo lối ẩn dụ. * Các nghiên cứu trong nước Theo quan điểm truyền thống, ở Việt Nam, nhiều nhà ngôn ngữ học định nghĩa ẩn dụ dựa trên cơ sở là sự tƣơng đồng. Đỗ Hữu Châu (1962) cho rằng: ―Ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tên sự vật khác; giữa chúng có mối liên hệ tƣơng đồng‖ [2]. Nguyễn Thiện Giáp (2011) có quan điểm tƣơng tự: ―Ẩn dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tƣợng đƣợc so sánh với nhau‖ [17]. Từ những năm 1990 cách tiếp cận tri nhận trong nghiên cứu ngôn ngữ đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Năm 1990, Nguyễn Lai nghiên cứu Từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt, phân tích sự phát triển của ngữ nghĩa dựa trên những trải nghiệm của tâm lý và vật lý của các từ chỉ hƣớng ra-vào, lên-xuống, đến-tới, lại- qua, sang-về. Công trình này không dùng thuật ngữ ―ngôn ngữ học tri nhận‖, tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu đây là công trình mang màu sắc tri nhận đầu tiên, mở ra hƣớng nghiên cứu mới cho các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam [44]. Năm 2002, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã bƣớc đầu sử dụng thuật ngữ tri giác khi bàn đến ẩn dụ 8
- dƣới lăng kính là một kiểu ―tƣ duy phạm trù‖. Đặc biệt, Trần Văn Cơ (2009) với chuyên khảo Khảo luận ẩn dụ tri nhận đã tổng thuật hai công trình kinh điển của Lakoff và Johnson là ―Metaphors We Live by và Women, Fire and the Dangerous Things: What Categories Reveal about the Mind‖ một cách toàn diện, hệ thống các vấn đề cốt lõi về ẩn dụ ý niệm, các khái niệm then chốt đƣợc phân tích, diễn giải tỉ mỉ bằng ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, mở ra hƣớng đi mới cho các nghiên cứu sau này [6]. Tóm lại với hƣớng nghiên cứu truyền thống thì ẩn dụ chỉ đƣợc xem xét nhƣ một hiện tƣợng chuyển nghĩa của từ, có thể chỉ là hiện tƣợng lời nói (ẩn dụ tu từ) hoặc hiện tƣợng ngôn ngữ (ẩn dụ từ vựng) chứ chƣa đƣợc coi là một phƣơng thức tƣ duy nhƣ ngôn ngữ học tri nhận quan niệm sau này. Phần tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày riêng về nghiên cứu ẩn dụ theo hƣớng ngôn ngữ học tri nhận. 1.1.1.2. Nghiên cứu ẩn dụ theo hướng ngôn ngữ học tri nhận * Các nghiên cứu ở ngoài nước Ngôn ngữ học tri nhận ra đời dẫn đến những thay đổi khi nghiên cứu về ẩn dụ. Dẫn đầu trong nghiên cứu ẩn dụ theo hƣớng ngôn ngữ tri nhận bắt đầu từ những năm 1980 với những công trình nghiên cứu của những nhà khoa học thế giới nhƣ G. Lakoff, M. Johnson, Ch. Fillmore, Z. Kövecses, M. Turner, G. Grady… Nghiên cứu điển hình nhất và đƣợc coi là thành công nhất đối với nghiên cứu ẩn dụ theo hƣớng ngôn ngữ tri nhận là công trình ―Metaphors We Live By‖ của G. Lakoff và M. Johnson (1980). Trong công trình này, Lakoff và Johnson bắt đầu phát triển các khái niệm mới về ẩn dụ ý niệm và bắt đầu liên kết ẩn dụ trong nghiên cứu ngôn ngữ tới những ngành khoa học khác. Lakoff và Johnson cho rằng, ẩn dụ là một quá trình liên quan đến nhận thức hơn là một quá trình ngôn ngữ. Dƣới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ là một phƣơng thức truyền đạt (công cụ) để ý niệm hóa các khái niệm trừu tƣợng hoặc tƣ duy về sự vật; ―hệ thống ý niệm thông thƣờng của chúng ta, dựa vào đó chúng ta vừa suy nghĩ, vừa hành động, về cơ bản mang bản chất ẩn dụ‖. Ban đầu, xu hƣớng nghiên cứu ẩn dụ theo hƣớng ngôn ngữ tri nhận dựa vào trải nghiệm, tuy nhiên xu hƣớng này đã có những phát triển mới về sau. Lakoff 9
- và Johnson cho rằng những ẩn dụ cảm xúc xuất hiện trong ngôn ngữ và xuất phát từ cơ sở văn hóa và sinh học của con ngƣời [130]. Dựa trên nền tảng về ngôn ngữ học tri nhận, Lakoff (1993) tiếp tục phát triển các khái niệm về ẩn dụ, ông phát triển tƣ tƣởng về sự liên hệ giữa quá trình tạo lập hệ thống ý niệm của con ngƣời, cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên và vai trò của ẩn dụ để xây dựng học thuyết về ―tƣ duy nghiệm thân‖ (embodied mind). Học thuyết này nghiên cứu sự liên hệ và phụ thuộc giữa năng lực nhận thức và tƣ duy đến thế giới quan trong đó liên kết với khía cạnh sinh học của con ngƣời: đặc điểm não bộ và cơ thể ngƣời [127]. Việc ứng dụng những thành tựu của các lĩnh vực khoa học khác vào nghiên cứu ẩn dụ đã tạo tiền đề cho việc ứng dụng lý thuyết ẩn dụ vào nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Các nghiên cứu cấu trúc của ẩn dụ đã góp phần làm sáng tỏ thêm cách thức con ngƣời tƣ duy ở một số lĩnh vực quan trọng. Xa hơn, đến nghiên cứu của Grady (1997) thì tác giả còn chỉ ra rằng kinh nghiệm hàng ngày, kinh nghiệm cảm giác của con ngƣời là cơ sở đƣa ra các đánh giá chủ quan của nhận thức ngôn ngữ [111, 112]. Về mối quan hệ giữa ẩn dụ trong văn học và trong ngôn ngữ đời thƣờng, Lakoff và Tunner (1989) chứng minh rằng các ẩn dụ văn học đều có cơ sở sâu xa từ các ẩn dụ đời thƣờng và chỉ khi phép ẩn dụ trong thơ ca ổn định thì ẩn dụ đó mới đƣợc tiếp tục sử dụng, nhập vào ngôn ngữ đời thƣờng. Các ý niệm về đạo đức đƣợc thể hiện một cách rõ ràng trong văn học thông qua các ẩn dụ và thảo luận về ẩn dụ. Qua những thảo luận này những ý niệm hoặc thông điệp đƣợc truyền đạt nhanh và rõ ràng hơn [126]. Trong lĩnh vực pháp luật, chính trị và xã hội, Lakoff và Johnson (1996) đã chứng minh đƣợc rằng: ―Ẩn dụ đóng vai trò then chốt trong kiến tạo thực trạng xã hội và chính trị‖. Trong nghiên cứu của mình, Lakoff và Johnson đã tiến hành nghiên cứu đối tƣợng là thế giới quan của những ngƣời có quan điểm bảo thủ và cấp tiến ở Mỹ. Ông tiến hành nghiên cứu và xem xét quan điểm về kiểm soát súng đạn, thuế phí, các luật liên quan đến nhân quyền, môi trƣờng và nghệ thuật trong một cấu trúc khung tri nhận nhất định [128]. Gibbs (1994) kế thừa những nghiên cứu của 10
- Lakoff để chứng minh rằng ẩn dụ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nhận thức và tâm lý học [108]. Có thể nói, ẩn dụ và lý thuyết về ẩn dụ ngày càng có vai trò quan trọng không chỉ trong ngành nghiên cứu ngôn ngữ học mà còn cả trong những ngành nghiên cứu khoa học khác. * Các nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, ngôn ngữ học tri nhận vẫn là một ngành khoa học khá mới mẻ. Đầu thế kỷ 21, các vấn đề về ngôn ngữ học tri nhận nói chung và ẩn dụ ý niệm nói riêng mới bắt đầu đƣợc nghiên cứu và dần đƣợc định hình và giới thiệu, phát triển bởi nhiều nhà ngôn ngữ học nhƣ Lý Toàn Thắng, Nguyễn Thiện Giáp, Trần Văn Cơ, Nguyễn Đức Dân, Diệp Quang Ban, Trịnh Sâm, Nguyễn Văn Hiệp… Lý Toàn Thắng (2005) với nghiên cứu ―Ngôn ngữ học tri nhận – từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt‖ có thể đƣợc coi là ngƣời đầu tiên giới thiệu ngôn ngữ học tri nhận vào Việt Nam, trong tác phẩm này, tác giả đã đƣa ra hƣớng nghiên cứu về thời gian và không gian trong đó lấy con ngƣời làm trung tâm để theo dõi quá trình nhận thức. Theo hƣớng nghiên cứu này ngôn ngữ phản ánh cách thức con ngƣời tri nhận về thế giới quan xung quanh [71]. Nguyễn Văn Hiệp (2008) bƣớc đầu xác định cách tiếp cận nghiên cứu của ngôn ngữ học chức năng và ngôn ngữ học tri nhận đối với vai trò của nghĩa khi phân tích và miêu tả cú pháp [26], trong công trình ―Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp (2008), tác giả đã đề cập đến một số khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận, áp dụng vào phân tích cú pháp tiếng Việt, nhƣ cách giải thích, phối cảnh, đƣa ra cận cảnh, khung, ẩn dụ ý niệm, tƣơng quan hình-nền. . Trong những năm gần đây, vai trò của ẩn dụ ý niệm đối với ngôn ngữ học tri nhận ngày càng lớn và trở thành chủ đề đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu Việt ngữ học đã tiếp cận nghiên cứu ẩn dụ ý niệm theo các mảng nhƣ: nghiên cứu ẩn dụ trong các diễn ngôn kinh tế; diễn ngôn chính trị; tác phẩm văn học, thi ca; thành ngữ, tục ngữ; âm nhạc… Các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trong Việt ngữ học trong mấy thập kỷ qua là khá nhiều, với nhiều mảng thành tựu nhƣ: nghiên cứu về các ẩn dụ không gian và thời gian (với các tên tuổi: Lý Toàn Thắng, Nguyễn Đức Dân, Trần Văn Cơ, Trịnh 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 205 | 59
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 165 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
220 p | 187 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 156 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 108 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 61 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 33 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 115 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 36 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 27 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt
238 p | 32 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 20 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 14 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn