intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN:HIỆN TRẠNG THỦY LỢI CỦA KHU VỰC KHE GIAO

Chia sẻ: Nguyenn Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:146

85
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khu vực Khe Giao nằm trên địa phận thị trấn nông trường Thạch Ngọc phía Tây nam huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Hệ thống Khe Giao dự kiến xây dựng ở tọa độ 18O19'20'' vĩ Bắc và 105O46' kinh đông bao gồm hồ chứa Khe Giao dự kiến xây dựng trên thượng nguồn Khe Giao (thuộc địa phận thị trấn nông trường Thạch Ngọc cách thị xã Hà Tĩnh 18 km về phía Tây và cách quốc lộ 15A 1km về phía Đông) và khu tưới nằm về phía Bắc tỉnh lộ 3 nối thị xã Hà Tĩnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN:HIỆN TRẠNG THỦY LỢI CỦA KHU VỰC KHE GIAO

  1. LUẬN VĂN: HIỆN TRẠNG THỦY LỢI CỦA KHU VỰC KHE GIAO
  2. Chương 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC KHE GIAO §1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA KHU VỰC KHE GIAO Khu vực Khe Giao nằm trên địa phận thị trấn nông trường Thạch Ngọc phía Tây nam huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Hệ thống Khe Giao dự kiến xây dựng ở tọa độ 18O19'20'' vĩ Bắc và 105O46' kinh đông bao gồm hồ chứa Khe Giao dự kiến xây dựng trên thượng nguồn Khe Giao (thuộc địa phận thị trấn nông trường Thạch Ngọc cách thị xã Hà Tĩnh 18 km về phía Tây và cách quốc lộ 15A 1km về phía Đông) và khu tưới nằm về phía Bắc tỉnh lộ 3 nối thị xã Hà Tĩnh và quốc lộ 15A gồm 500 ha canh tác của xã Thạch Ngọc, thị trấn nông trường Thạch Ngọc và một phần xã Sơn Lộc huyện Can Lộc. Các phía của khu vực Khe Giao giáp với: + phía Bắc giáp với xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) + phía Nam giáp với thị xã Hà Tĩnh + phía Tây giáp với huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) + phía Đông giáp với huyện Thanh Chương (Nghệ An) §1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH CỦA KHU VỰC KHE GIAO Nhìn chung địa hình của khu vực Khe Giao phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều khe lạch và các vùng cao thấp cục bộ xen kẽ, thường là chuyển tiếp giữa vùng đồi núi cao phía Tây và dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Địa hình khu vực Khe Giao bao gồm hai vùng là núi cao và đồng bằng. Địa hình vùng núi có cao độ thay đổi từ 40400 m, các đỉnh núi thường nhọn, sườn dốc từ 25O35O, bề mặt bị chia cắt mạnh, địa mạo có dạng bóc mòn, rửa trôi còn khu vực đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, địa mạo có dạng tích tụ, cao độ từ 39 m. Cụ thể như sau: Vùng núi : Địa hình là một thung lũng chạy dọc theo suối, có chiều dài 23 km, chiều rộng khoảng 500600 m, cao độ trung bình là 4060 m, thấp dần và co hẹp tại vị trí suối đổi hướng từ
  3. Đông Nam-Tây Bắc sang Nam-Bắc, cao độ đáy suối là 39,0 m. Sau vị trí này, độ dốc lòng suối tăng nhanh và trên đoạn dài 800 m cao độ đáy suối giảm từ 39,00 m đến 17,0 m. Vùng đồng bằng: Địa hình vùng này khá phức tạp, nhất là khu vực thị trấn nông trường Thạch Ngọc, đất đai canh tác bị chia cắt, phân tán bởi nhiều khe lạch, ao đầm, gò đồi nhỏ. Cao độ trung bình của vùng này là 3,09,0 m, phần lớn có cao độ 4,06,0m. Hướng dốc chính Nam-Bắc và có xu hướng dốc vào giữa. §1.3 ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG Thổ nhưỡng khu tưới chủ yếu gồm đất phù sa không được bồi đắp, đất feralit phát triển trên đá phiến thạch và đất phù sa cũ. Phân bố chủ yếu ở xã Thạch Ngọc, Sơn Lộc và một phần vùng thấp của thị trấn nông trường Thạch Ngọc là đất phù sa không được bồi đắp. Loại đất này chua, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng. Với bề mặt bằng phẳng, tầng canh tác dày, độ pH=4,55,0 ; mùn và NPK tổng số từ trung bình đến khá, loại đất này thích hợp để trồng lúa. Phân bố chủ yếu ở địa phận thị trấn nông trường Thạch Ngọc là hai loại đất feralit phát triển trên các loại đá phiến thạch, biến chất và đất phù sa cũ, bạc màu có sản phẩm feralit. Hai loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác mỏng, thích hợp cho trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày như khoai, lạc, đậu, v.v... Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý của đất khu vực Khe Giao : Bảng 1.1-Các chỉ tiêu cơ lý của đất Dung trọng  n G C K W O  Sét Bụi Cát Sạn B 3 (t/m ) (%) (kg/cm2) (t/m3) (%) (%) cm/s W C 30,22 27,33 40,51 1,94 0,16 22,4 1,74 1,42 2,72 47,7 0,915 66,9 0,254 16 4,2.10-5 §1.4 ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN TRONG KHU VỰC
  4. I. Đặc điểm thủy văn: 1. Đặc điểm sông ngòi: Khu vực Khe Giao chỉ có một số khe suối nhỏ chảy tập trung vào sông Kênh Càn trong đó Khe Giao là một nhánh của sông Rào Cấy, chi lưu phía tả của sông Kênh Càn (sông Hạ Vàng) đổ ra biển đông tại Cửa Sót. Khe Giao bắt nguồn từ dãy núi cao 300-400 ở phía tây nam huyện Thạch Hà, đoạn thượng nguồn chảy theo hướng Đông Nam-Tây Bắc, đoạn sau (từ ngã ba Khe Giao) chảy theo hướng Tây Nam-Đông Bắc. Ngoài Khe Giao còn có các khe Bến Thỏ, khe Lò Rèn tuy nhiên Khe Giao có lưu vực và chiều dài dòng chảy lớn hơn cả. Suối Khe Giao tính từ thượng nguồn đến vị trí nhập lưu với sông Rào Cấy có chiều dài là 20 km, diện tích lưu vực là FLV=7,15 km2, độ dốc lòng suối là JS=27,6% và có độ cao trung bình là 200 m. 2. Đặc trưng dòng chảy bùn cát : Các đặc trưng bùn cát của lưu vực Khe Giao như sau + độ đục trung bình nhiều năm: =105 (g/m3) + lưu lượng bùn cát : R=0,0343 (kg/s) + tổng lượng bùn cát : Vbc=1321,9 (m3/năm) + lượng bùn cát lơ lửng : Wll=1081,6 (tấn/năm) + lượng bùn cát di đẩy : Wdi đẩy=324,5 (tấn/năm) + lượng bùn cát đáy : Wbcd=1189,7 (tấn/năm) II. Đặc điểm khí tượng:  Mạng lưới trạm khí tượng quanh khu vực Khe Giao Ở khu vực Khe Giao có trạm đo mưa Thạch Ngọc (có tài liệu quan trắc từ 1961-1982) và xung quanh còn có các trạm khí tượng khác là + Trạm khí tượng Hà Tĩnh, tại thị xã Hà Tĩnh, cách khu vực 15km về phía Đông, có tài liệu quan trắc từ 1955 đến nay. + Trạm đo mưa Kẻ Gỗ, cách khu vực 20km về phía Đông Nam có tài liệu từ 19571990.
  5. + Trạm quan trắc thủy văn gần khu vực Khe Giao nhất là trạm Kẻ Gỗ có tài liệu đo các yếu tố dòng chảy từ 19571975 (có Flv=229 km2) và trạm Khe Lá có tài liệu đo các yếu tố dòng chảy từ 19701992.  Các yếu tố khí tượng của khu vực Khe Giao: a. Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí ở khu vực Khe Giao khá cao với nhiệt độ trung bình năm là 23,8O và nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40,1o(tháng 6,7). Vào mùa đông thì nhiệt độ có thể hạ thấp xuống còn là 6,8o(tháng 12,1). Sau đây là bảng nhiệt độ tháng trung bình nhiều năm Bảng 1.2- Nhiệt độ không khí trạ m Hà Tĩnh (OC): Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm TTB 17,3 18,0 20,7 24,3 27,8 29,1 29,3 28,5 26,5 24,2 21,2 18,9 23,8 Tmax 31,5 35,8 38,1 39,1 39,2 40,1 39,5 39,7 37,5 35,2 32,7 30,1 40,1 Tmin 7,3 8,2 10,5 13,4 17,3 19,5 22,0 22,3 17,0 15,2 11,3 6,8 6,8 b. Độ ẩm không khí: Khu vực Khe Giao có độ ẩm không khí cao có thể dao động từ 74%92% và độ ẩm trung bình là 86%. Bảng 1.3- Độ ẩm không khí trạm Hà Tĩnh (%) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm RTB 91 92 92 88 81 77 74 80 87 89 89 88 86 c. Bốc hơi: Như đã trình bày ở trên thì khu vực Khe Giao có nhiệt độ không khí khá cao nên lượng bốc hơi khá cao nhất là vào các tháng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Lào. Lượng bốc hơi cả năm Ztb = 799,1mm và lượng bốc hơi tháng lớn nhất có thể lên đến Zmax= 100,5mm. Bảng1.4- Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm trạm Hà Tĩnh (mm)
  6. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Z 34,5 26,6 35,7 52,0 92,8 116,1 136,1 100,5 60,0 53,4 47,4 44,0 799,1 XTB năm=2295,5 mm ; d. Mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến 9, mùa mưa bão ở miền Trung thường chậm hơn đồng bằng Bắc bộ. Lượng mưa mùa mưa chiếm đến 70% lượng mưa cả năm, ngoài mưa chính vụ còn có mùa mưa tiểu mãn vào tháng 5, 6 và7. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9, lượng mưa tháng lớn nhất có thể đạt tới 525 mm. Lượng mưa ngày lớn nhất có thể đạt 550 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa tháng nhỏ nhất là tháng 2, tháng 3. Lượng mưa trung bình nhiều năm là 2295,5 mm Lượng mưa được phân phối trong năm như sau: Bảng 1.5- Bản phân phối lượng mưa năm (mm) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 XTB 84,76 52,19 80,17 75,79 159,2 134,2 146,2 217,5 539 468,4 230,1 108,1 d. Số giờ nắng trung bình: Vào tháng 5 ở khu vực Khe Giao có số giờ nắng là lớn nhất Smax=7,29 giờ/ngày trong khi số giờ nắng trung bình chỉ có 4,56 giờ/ngày và số giờ nắng của tháng 2 chỉ có 1,75 giờ/ngày. Bảng 1.6- Số giờ nắng trung bình (giờ/ngày) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm S 2,55 1,75 2,26 4,59 7,29 6,86 7,59 5,84 5,16 4,56 3,2 2,8 4,56 e. Gió: Khu vực Khe Giao nằm trong vùng ven biển miền trung tương đối khuất đối với gió mùa mùa hạ và hướng đón gió mùa đông, hình thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Hướng gió trong n ăm là hướng Tây Bắc và đông bắc, tốc độ gió trung bình từ 1,42,0 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất có thể lên đến 40 m/s. Từ tháng 5 đến tháng 7 th ường bị ảnh
  7. hưởng của gió Lào (gió Tây Nam) có 22 ngày gió Lào thổi làm cho nhiệt độ không khí tăng cao, độ ẩm hạ thấp, gây khô hạn và nóng làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây.
  8. Bảng 1.6- Tốc độ gió trung bình (m/s): Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm W 1,8 1,6 1,4 1,5 1,6 1,6 1,9 1,5 1,6 2,0 2,0 1,9 1,7 f. Bão: Hàng năm trung bình 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Hà Tĩnh gây ra mưa lớn ngập lụt (theo thống kê thì diện tích ở Khe Giao bị ngập lụt hàng năm là 97 ha), tập trung vào tháng 8, 9,10.
  9. Chương 2 : TÌNH HÌNH DÂN SINH – KINH TẾ - XÃ HỘI §2.1 TÌNH HÌNH DÂN SINH Khu vực Khe Giao gồm xã Thạch Ngọc, thị trấn nông trường Thạch Ngọc (thuộc huyện Thạch Hà) và xóm 2 xã Sơn Lộc (thuộc huyện Can Lộc). Theo tính toán và tài liệu thống kê tính đến hết năm 2004 thì mật độ dân số là 230 người/km2, dân số khu vực Khe Giao là 7890 người với: + Nữ : 4055 người + Nam : 3835 Tốc độ tăng dân số của khu vực Khe Giao năm 2003 là 1,7%. Theo dự đoán thì trong vòng 20 năm tới dân số của khu vực này có thể lên tới con số 10690 người với tỷ lệ phát triển dân số là 1,6%. Hiện nay trình độ dân trí của khu vực Khe Giao chưa cao, chỉ có 70 người có trình độ đại học và 230 người tốt nghiệp phổ thông trung học. §2.2TÌNH HÌNH KINH TẾ Nền kinh tế của khu vực Khe Giao vẫn mang tính thuần nông, mức thu nhập bình quân đầu người còn rất thấp từ 1,11,6 triệu đồng/người/năm, thậm chí ở thị trấn nông trường Thạch Ngọc chỉ đạt 900 đ/người/năm. Số hộ khá chiếm 2232%, số hộ trung bình chiếm 4252%, số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 2434%. I. Kinh tế nông nghiệp : Lúa nước là cây trồng chính chiếm diện tích lớn nhất với 698,3 ha (chiếm 58,7% diện tích đất nông nghiệp). Một năm lúa được trồng 3 vụ là Đông Xuân, Hè Thu và Mùa với các giống lúa hiện nay đang sử dụng là : + Vụ hè thu: CR203, lúa lai, Khang dân18, IR352, BM98-55... + Vụ mùa : Bao Thai, Mộc tuyền, Cu đỏ+trắng... + Vụ Đông Xuân: 314, chiêm địa phương, IR1820,IR353-66, Nhị ưu63,838...
  10. Màu và cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là Đậu, lạc, khoai lang, ngô, mía... và thường được gieo trồng vào vụ Đông Xuân. Nhìn chung thì diện tích và năng suất cây trồng còn thấp. Nếu cung cấp đ ủ nước thì diện tích canh tác sẽ được mở rộng đồng thời n ăng suất cây trồng cũng được nâng cao, từ đó sản lượng sẽ tăng lên . Bảng 2.1 - Diện tích đất canh tác trong khu vực Khe Giao (ha) Loại diện tích canh tác Thạch Ngọc TTNT T.Ngọc Xóm 2 Sơn Lộc Cộng Lúa 1 vụ (chiêm xuân) 155 72 10 237 Lúa 2 vụ (chiêm+mùa) 273 104 40 417 Màu (lạc, ngô, đậu...) 109,5 55,5 15 180 Cộng 537,5 231,5 65 834 Thời vụ của các loại cây trồng trong khu vực Khe Giao được ghi rõ ở bảng sau: Bảng 2.2- Thời vụ các loại cây trồng chính TT Loại cây trồng Gieo Cấy Thu hoạch 1 Lúa đông xuân 15 - 20/XI 30/XII 10 - 20/V 2 Lúa hè thu 01 - 05/V 25/V - 01/VI 30/IX - 01/X 3 Ngô chiêm 15/XII 10/IV 4 Lạc 10/I - 5/II 10/V 5 Đậu 10/I - 20/I 20/IV Bảng 2.3- Cơ cấu diện tích, năng suất cây trồng Diện tích gieo trồng Năng suất bình Sản lượng TT Loại cây trồng hàng năm (ha) quân (tấn/ha) (tấn) 1 Lúa đông xuân 423 2,8 1184 2 Lúa hè thu 140 2,5 350
  11. 3 Lạc 69 1,0 69 4 Khoai 84 6,0 504 5 Đậu 146 0,4 58,4 II. Kinh tế chăn nuôi: Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng thứ hai sau kinh tế nông nghiệp trồng trọt. Hiện nay hình th ức chăn nuôi chủ yếu ở Khe Giao la chăn nuôi theo hộ gia đ ình và vật nuôi chính là trâu, bò, lợn và gia cầm, ngoài ra còn có ngành nuôi trồng thủy sản. Trong tương lai thì tập trung phát triển chăn nuôi gia súc theo hình thức trang trại nhất là thị trấn nông trường Thạch Ngọc-nơi có điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển hình thức chăn nuôi này. III. Các ngành kinh tế khác: Như đã nói ở trên người dân vùng này chủ yếu sống dựa vào nghề nông. Ngoài việc phát triển kinh tế lâm nghiệp (diện tích rừng trồng tại thị trấn nông trường Thạch Ngọc là 367 ha)thì các ngành kinh tế khác như công nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... đều kém phát triển. IV. Cơ sở hạ tầng: a. Điện : Toàn bộ khu vực Khe Giao đã được phủ lưới điện quốc gia, có 4 trạm biến áp với tổng công suất 1060KVA, 6,6 km đường dây cao thế và 43 km đường dây hạ thế cung cấp điện đầy đủ dùng cho sản xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây. b. Đường: Giao thông trong khu vực Khe Giao tương đối thuận lợi vì có quốc lộ 15A chạy qua ranh giới vùng dài hơn 3 km, mặt đ ường trải nhựa rộng 45 m, ngoài ra còn có tỉnh lộ 3 chạy qua khu vực dài hơn 6 km và hơn 20 km tuyến đường liên thôn tuy nhiên đa số là đường đất. c. Trường : Khu vực Khe Giao có 2 trường cấp một và 2 trường cấp hai , hầu hết đã được kiên cố hoá. d. Trạm:
  12. Toàn vùng có 2 trạm y tế trong đó số giường bệnh là 9, số y sỹ là 4 người và số y tá là 5 người tuy nhiên chưa có bác sỹ tại tuyến xã và trang thiết bị còn thiếu thốn. c. Cấp nước sinh hoạt: Đa số hộ dân nơi đây đang sử dụng nguồn n ước sông suối, ao hồ để sinh hoạt. Về mùa khô thì nguồn nước mặt bị nhiễm mặn nên gây ảnh hưởng đến chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất.
  13. §2.3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Khu vực Khe Giao là vùng có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, do đó để nâng mức sống của người dân thì không chỉ chú trọng về trồng trọt mà phải từng bước đưa ngành chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính, nâng cao tỷ trọng các ngành kinh tế khác như tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... Phương hướng chung: Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thạch Hà khoá 26 (2000-2005) đã đề ra phương hướng chung để phát triển Kinh tế-xã hội của vùng là: " Triệt để khai thác mọi tiềm năng và lợi thế vốn có, huy động mọi nguồn lực để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, chuyển nhanh nền kinh tế thuần nông sang nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá, kinh tế thủy sản, cải tạo vườn tạp và kinh tế đồi núi, tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp-xây dựng cơ bản và dịch vụ. Xóa cơ bản hộ đói, giảm hộ nghèo, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mới và đời sống văn hóa lành mạnh, thế trận quốc phòng an ninh vững chắc, đảm bảo ổn định chính trị để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế xã hội..." Mục tiêu cơ bản là : + Đạt tổng sản lượng lương thực 89.000 tấn + Bình quân lương thực đầu người 428 kg/người + Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 88,5% + Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 7% + Đạt mức bình quân thu nhập đầu người 44,3 triệu đồng/năm Phương hướng phát triển kinh tế: Đối với kinh tế nông nghiệp lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn sản xuất với dịch vụ và chế biến, đảm bảo vững chắc an toàn lương thực, tạo nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến
  14. Về trồng trọt: nâng cấp các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chịu sâu bệnh, hợp với địa phương, chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất và sản lượng. Sau đây là một số chỉ tiêu về diện tích, năng suất cây trồng như sau: Bảng 2.4 - Chỉ tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng : Sản lượng Diện tích gieo TT Loại cây trồng Năng suất (tấn/ha) trồng (ha) (tấn) 1 Lúa Đông xuân 523 4,5 2353,5 2 Lúa Hè thu 703 4,2 2353,5 3 Lạc 129 1,8 232 4 Đậu 180 1,0 47 5 Khoai lang 4 7,0 28 Chuyển đổi cơ cấu diện tích màu, trên cơ sở tổng diện tích 180 ha không đổi, theo hướng tăng diện tích trồng lạc và đậu là những cây có giá trị kinh tế cao, giảm tối thiểu diện tích trồng khoai lang vì nó cho thu nhập thấp. Về thủy lợi: biện pháp hàng đầu để thâm canh tăng vụ, bên cạnh đó tiếp tục đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi hiện có, đồng thời nghiên cứu giải pháp khai thác nguồn n ước Khe Giao để đảm bảo tưới chủ động cho 703 ha đất canh tác vùng phía tây kênh N1 thuộc các xã Thạch Ngọc và thị trấn nông trường Thạch Ngọc. Bên cạnh việc chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp thì cũng cần chú ý đến các ngành tiểu thủ công nghiệp, từng bước xây dựng kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
  15. Chương 3: HIỆN TRẠNG THỦY LỢI CỦA KHU VỰC KHE GIAO §3.1 HIỆN TRẠNG THỦY LỢI Mặc dù ở huyện Thạch Hà có hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ tuy nhiên ở khu vực Khe Giao thì chỉ có một phần nhỏ diện tích (90100 ha) nằm ở cuối của kênh N1-hệ thống thuỷ lợi Kẻ Gỗ còn phần lớn diện tích còn lại (703 ha) nằm ngoài khu tưới của hệ thống trên. Mặt khác Khe Giao là vùng bán sơn địa có điều kiện địa hình phức tạp, cao trình mặt ruộng lại đều bằng hoặc lớn hơn mực nước thiết kế trong hai kênh nhánh N1-17 và N1-18 của kênh N1 vì cao độ đáy cống thượng lưu kênh N1-17 là (+3,15)m, cao độ đáy cống th ượng lưu kênh N1- 18 là (+2,72)m trong khi đó cao độ của đất canh tác vùng Khe Giao đa số từ (+4,0)(+8,0)m. Còn các hồ đập nhỏ trong vùng cũng chỉ tưới được cho một số diện tích hạn chế mà các công trình này đã được xây dựng từ lâu và trên các khe nhỏ, dòng chảy mùa kiệt rất nhỏ hoặc không có, hồ không có khả năng điều tiết vì vậy năng lực tưới thấp, không ổn định và thường xuyên bị thiếu nước vào vụ mùa và vụ hè thu. Diện tích tưới nước hiện tại của khu vực Khe Giao được ghi ở bảng sau: Bảng 19- Bảng thống kê diện tích tưới hiện tại của khu vực Khe Giao (ha): TT Tên xã Công trình Diện tích tưới Ghi chú Kênh N1-17 40 Không ổn định, thiếu nước vụ mùa+Hè thu Kênh N1-18 50 1 Thạch Ngọc Đập nhỏ 30 Không ổn định, thiếu nước Tát+Bơm 180 Thiếu nguồn nước nhỏ 2 Đập nhỏ 11 Không ổn định, thiếu nước Thị trấn nông
  16. trường Tát+Bơm 155 Thiếu nguồn nước nhỏ Cụ thể hiện trạng công trình đầu mối, hệ thống kênh và công trình trên kênh của khu vực Khe Giao như sau:
  17. 1.Công trình đầu mối: Hiện nay ở khu vực Khe Giao chưa có công trình đầu mối nào thực sự đáng kể để phụ trách tưới tiêu cho phần lớn diện tích canh tác mà chỉ có các công trình do địa phương xây dựng như đập Xá, đập Lã, v.v... Đập Xá là một đập nhỏ được địa phương xây dựng trên một nhánh khe phía hữu Khe Giao để cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích canh tác của thị trần Nông trường Thạch Ngọc. Đập Lã cũng là một đập nhỏ do địa phương xây dựng ở hạ lưu Khe Giao để tưới cho một số diện tích của thôn Nam Lâm, dòng chảy sau khi qua tràn đập Lã nhập sang khe Thỏ. Ngoài ra còn có một số đập nhỏ tưới cục bộ cho 5-7 ha như đập Treo, đập Vịnh, đập Mười,v.v... Các hồ đập nhỏ trong vùng cũng chỉ tưới được cho rất ít diện tích canh tác, vào mùa khô hay xảy ra thiếu nước. 2.Hệ thống kênh mương và công trình trên kênh: Hệ thống kênh mương của khu vực Khe Giao chỉ có 2 kênh nhánh của kênh N1 thuộc hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ là N1-17 và N1-18. Mà 2 kênh nhánh này cũng chỉ phụ trách tưới 1 phần nhỏ diện tích canh tác (khoảng 90100 ha) vì cao trình mặt ruộng của khu vực Khe Giao hầu hết từ (+4,0)(+8,0)m trong khi cao độ đáy cống thượng lưu kênh N1-17 là (+3,15)m và của kênh N1-18 là (+2,72)m. Mặt khác các công trình trên kênh vừa thiếu lại vừa yếu, hầu hết không có cống lấy n ước đầu kênh, cầu máng,v.v... Với hiện trạng kênh mương và công trình như vậy thì đa số diện tích đất canh tác của khu vực Khe Giao (hơn 700 ha) không được cung cấp đủ nước là điều dễ hiểu. §3.2 NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỆ THỐNG THỦY LỢI CỦA KHU VỰC KHE GIAO I. Những tồn tại chính: Hệ thống thủy lợi của khu vực Khe Giao còn rất yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, có thể thấy ba điểm tồn tại nổi bật là:
  18. Một là chưa có một công trình đầu mối đủ lớn có khả năng điều tiết dòng chảy, có đủ năng lực tưới cho 703 ha đất canh tác còn lại đang ở tình trạng thường xuyên thiếu nước vào vụ Hè thu. Ngoài ra còn cung cấp nước sinh hoạt cho hơn 10000 người dân nơi đây. Hai là hệ thống kênh tưới còn quá thiếu, chỉ có 2 kênh nhánh của kênh N1 thuộc hệ thống thủy lợi Kẻ Gỗ phụ trách cho khoảng 90100 ha diện tích nằm ở cuối kênh N1 mà thôi. Còn phần lớn diện tích canh tác còn lại của khu vực Khe Giao nằm ngoài khu tưới của kênh nhánh của kênh N1. Ba là mặc dù trục tiêu chính của khu vực Khe Giao là suối Khe Giao và các nhánh của Khe Giao nhưng do địa hình phức tạp, lại chưa có hệ thống kênh tiêu nên khi có mưa lớn (nhất là vào các tháng 8,9,10 thường có bão lụt hoặc áp thấp nhiệt đới) gây ra úng ngập, đặc biệt là xã Thạch Ngọc có tới 97 ha bị úng ngập. II.Phương hướng quy hoạch: Khu vực Khe Giao là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán và lũ lụt. Nạn hạn hán xảy ra nghiêm trọng nhất là vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 7, là khoảng thời gian mà gió Lào hoạt động mạnh, tốc độ gió có thể đạt tới cấp 45 làm cho nhiệt độ tăng cao, độ ẩm hạ thấp, bốc hơi mạnh. Còn vào các tháng 8,9,10 lại hay xảy ra lũ lụt vì tại thời điểm này trung bình có hai cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực gây ra mưa lớn trên diện rộng. Như vậy khu vực Khe Giao là nơi thường xuyên chịu thiên tai nhưng hệ thống thủy lợi vùng này lại yếu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Xuất phát từ yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân và từ những tồn tại của hệ thống thủy lợi khu vực Khe Giao thì việc xây dựng hồ chứa Khe Giao bao gồm cụm công trình đầu mối (đập đất, tràn xả lũ, cống lấy nước) và hệ thống kênh tưới là điều thiết yếu. Mặt khác dựa vào điều kiện tự nhiên: Khe Giao là suối chính có diện tích lưu vực khá lớn Flv = 7,15 km2, lại có dòng chảy quanh năm, kết hợp với các điều kiện khác nh ư địa hình, địa chất thì việc xây dựng hồ chứa là hoàn toàn hợp lý. Một khi hồ chứa Khe Giao được xây dựng sẽ đảm bảo các mục tiêu sau:
  19. + Cấp nước tưới chủ động cho 703 ha canh tác của xã Thạch Ngọc, thị trấn Nông trường Thạch Ngọc và xóm 2 xã Sơn Lộc huyện Can Lộc + Tạo nguồn nước sinh hoạt cho 11.000 người dân trong vùng, thay thế cho nước giếng bị nhiễm chua mặn. + Giảm lũ cho hạ lưu. + Cải tạo môi sinh và cải thiện môi trường Với việc có hồ chứa Khe Giao tức là nguồn nước tưới chủ động sẽ tận dụng được đất đai, bố trị lại cơ cấu cây trồng, thời vụ cho hợp lý đồng thời giúp cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên đất-nước một cách bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước xóa hộ đói giảm hộ nghèo.
  20. Chương 4: TÍNH TOÁN CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN §4.1 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG TÍNH TOÁN CHỌN TRẠM, TẦN SUẤT THIẾT KẾ VÀ THỜI ĐOẠN TÍNH TOÁN I. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán: 1. Mục đích: Các yếu tố khí tượng, thủy văn là căn cứ để từ đó xác định ra chế độ tưới cho cây trồng, ngoài ra còn phục vụ cho công tác quy hoạch thiết kế và cải tạo hệ thống công trình. ứng với tần suất thiết kế đã có từ đó xác định ra các đặc trưng khí tượng, thủy văn thiết kế. 2. Ý nghĩa: Việc tính chính xác các yếu tố khí tượng chính xác sẽ đảm bảo yêu cầu dùng nước cho các loại cây trồng vì các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió, bốc hơi, v.v... ảnh hưởng rất lớn đến yêu cầu dùng nước của cây trồng. Còn việc tính toán chính xác các yếu tố thủy văn sẽ giúp cho việc xác định chính xác lượng dòng chảy đến, từ đó kết hợp với lượng nước yêu cầu ta sẽ biết được lượng nước thừa thiếu để từ đó có biện pháp quy hoạch, nâng cấp cải tạo hệ thống. Ngoài ra còn giúp xác định tương đối chính xác quy mô kích thước công trình. 3. Nội dung tính toán: Nội dung tính toán các đặc trưng khí tượng bao gồm:  Xác định mô hình mưa tưới thiết kế của 3 vụ: vụ đông xuân, vụ hè thu, vụ màu.  Tính toán các yếu tố khác như nhiệt độ, độ ẩm, lượng bốc hơi…  Nội dung tính toán các đặc trưng thủy văn bao gồm:  Tính toán quá trình dòng chảy đến thiết kế.  Tính toán quá trình dòng chảy lũ thiết kế. II. Chọn trạm, tần suất thiết kế và thời đoạn tính toán: 1. Chọn trạm đo mưa:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2