Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
lượt xem 9
download
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM để qua đó thấy rõ những nguyên nhân và các tác động của nó. Đưa ra những phân tích và đánh giá về thực trạng nợ xấu, thực trạng công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Từ kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới và điều kiện của Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu phù hợp cho ngành ngân hàng Việt Nam, cùng với kiến nghị đối với các chủ thể có liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LAI NGUYỄN THANH NGUYÊN GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LAI NGUYỄN THANH NGUYÊN GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Văn Dân TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Tại Việt Nam những năm gần đây, nợ xấu bắt đầu có xu hƣớng tăng rõ rệt do bị tích tụ từ nhiều năm trƣớc và chịu sự tác động bất lợi của các yếu tố kinh tế vĩ mô trong lẫn ngoài nƣớc. Nợ xấu có những tác động nguy hại đến toàn bộ nền kinh tế, làm tắc nghẽn dòng vốn và đe dọa an toàn hệ thống tài chính quốc gia, ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển của mạng lƣới ngân hàng vốn là “huyết mạch” của nền kinh tế và từ đó kéo sức khoẻ cả nền kinh tế đi xuống. Nên có thể nhận thấy phòng ngừa và xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hoá tài chính của hệ thống NHTM là một trong những vấn đề rất cần đƣợc quan tâm hiện nay. Vì vậy, ngƣời viết đã chọn đề tài “Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam” Luận văn cung cấp cơ sở lý luận về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM để qua đó thấy rõ những nguyên nhân và các tác động của nó. Từ những dự liệu thu thập đƣợc, trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích lý thuyết kết hợp với thực tiễn và diễn giải quy nạp để làm rõ vấn đề nghiên cứu; đƣa ra những phân tích và đánh giá về thực trạng nợ xấu, thực trạng công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu, chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Với các kết luận về thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, ngƣời viết đã đƣa ra một số giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu phù hợp với thực tế của ngành ngân hàng Việt Nam, cùng với kiến nghị đối với các chủ thể có liên quan.
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Lai Nguyễn Thanh Nguyên Sinh ngày: 13 tháng 03 năm 1989, tại thành phố Hồ Chí Minh Quê quán: Tây Ninh Là học viên cao học khóa XX của Trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Mã số học viên: 020120180075 Cam đoan đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam” Chuyên ngành: Tài chính − Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Văn Dân Luận văn đƣợc thực hiện tại: Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ một trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của ngƣời viết, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2019 Ký tên
- LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Quý Thầy, Cô của Trƣờng Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã quan tâm chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm bổ ích để giúp tôi có đƣợc sự tự tin trong việc nghiên cứu, hoàn thiện luận văn và nâng cao năng lực công tác của bản thân và đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn: - PGS.TS. Đặng Văn Dân – Ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. - Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. - Các Thầy, Cô của Phòng Đào tạo sau đại học – Trƣờng Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong việc thực hiện luận văn. Luận văn là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu về nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trong thời gian qua. Trong quá trình thu thập tài liệu và thực hiện luận văn, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ góp ý của Quý Thầy Cô để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn và kính chúc Quý Thầy, Cô sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
- MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................... 3 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 3 6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ........................................ 4 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 5 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................... 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÈ PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................... 6 1.1.Khái niệm về rủi tín dụng và nợ xấu trong hoạt động của NHTM ......... 6 1.1.1.Rủi ro tín dụng.............................................................................................. 6 1.1.2. Nợ xấu ......................................................................................................... 7 1.2. Một số vấn đề cơ bản về nợ xấu .................................................................. 9 1.2.1. Nguyên nhân của nợ xấu ............................................................................. 9 1.2.2. Tác động của nợ xấu ................................................................................. 14 1.2.3. Các chỉ tiêu đo lƣờng nợ xấu .................................................................... 16 1.3. Phòng ngừa và xử lý nợ xấu của NHTM ................................................. 17 1.3.1. Nội dung phòng ngừa và xử lý nợ xấu ...................................................... 17
- 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phòng ngừa và xử lý nợ xấu ...................... 21 1.4. Kinh nghiệm phòng ngừa, xử lý nợ xấu trong thực tiễn của một số nƣớc và bài học cho Việt Nam ................................................................................... 22 1.4.1.Kinh nghiệm của Nhật .............................................................................. 22 1.4.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc .................................................................... 24 1.4.3. Kinh nghiệm của Mỹ ................................................................................. 27 1.4.4. Bài học cho Việt Nam ............................................................................... 31 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................. 35 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM......................................... 37 2.1. Khái quát tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam ............ 37 2.1.1. Hệ thống các NHTM trong giai đoạn hiện nay ......................................... 37 2.1.2. Khái quát tình hình cấp tín dụng của các NHTM Việt Nam .................... 39 2.2. Thực trạng nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam4 ................................ 3 2.2.1. Diễn biến nợ xấu ....................................................................................... 43 2.2.2. Cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế ............................................................. 49 2.2.3. Nợ xấu tại một số NHTM ......................................................................... 53 2.3. Nguyên nhân gây ra nợ xấu....................................................................... 56 2.3.1. Nhóm nguyên nhân từ môi trƣờng pháp lý ............................................... 56 2.3.2. Nhóm nguyên nhân từ nội bộ hệ thống tài chính Việt Nam ..................... 61 2.3.3. Nhóm nguyên nhân từ cơ chế xử lý nợ xấu .............................................. 67 2.3.4. Nhóm nguyên nhân từ việc giám sát, thanh tra của NHNN ..................... 67 2.4. Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam ....... 68 2.4.1. Các quy định liên quan đến phòng ngừa và xử lý nợ xấu của cơ quan quản lý Nhà nƣớc ......................................................................................................... 68 2.4.2. Các biện pháp phòng ngừa nợ xấu của NHTM......................................... 74 2.4.3. Các biện pháp xử lý nợ xấu của NHTM ................................................... 75 2.5. Đánh giá công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu....................................... 78
- 2.5.1. Thành quả đạt đƣợc ................................................................................... 78 2.5.2. Hạn chế trong hoạt động phòng ngừa, xử lý nợ xấu và nguyên nhân84 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................. 89 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM......................................... 91 3.1. Định hƣớng công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam ..................................................................................................................... 91 3.2. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu ................................................................... 92 3.2.1 Vận hành tốt quá trình khai thác và phân tích tín dụng ............................. 92 3.2.2. Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát tín dụng độc lập ....................... 95 3.2.3.Kiểm soát chặt chẽ cũng nhƣ hạn chế việc giải ngân bằng tiền mặt95 ................................................................................................................................. 3.2.4. Siết chặt quy trình thẩm định tài sản bảo đảm .......................................... 96 3.2.5. Kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân ......................................................... 96 3.2.6. Tích cực theo dõi thu hồi nợ gốc và lãi ..................................................... 97 3.2.7. Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng ............................................................................................................ 97 3.2.8.Xây dựng hệ thống các chính sách quản trị rủi ro; tuân thủ các quy định về giới hạn, đảm bảo an toàn trong cấp tín dụng ..................................................... 99 3.3. Giải pháp xử lý nợ xấu............................................................................. 101 3.3.1. Thành lập, nâng cấp bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu........................ 101 3.3.2. Xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ............................................... 102 3.3.3. Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro .................................................. 102 3.3.4. Bán nợ ..................................................................................................... 103 3.3.5. Tái cơ cấu nợ ........................................................................................... 103 3.3.6. Lấy nợ nuôi nợ ........................................................................................ 104 3.3.7. Chứng khoán hoá các khoản nợ .............................................................. 105 3.3.8. Chuyển nợ thành vốn góp ....................................................................... 107
- 3.3.9. Một số giải pháp xử lý nợ xấu dứt điểm khác......................................... 109 3.4. Một số kiến nghị ....................................................................................... 110 3.4.1. Về phía cơ quan quản lý Nhà nƣớc ......................................................... 110 3.4.2. Về phía các NHTM ................................................................................. 119 3.4.3. Về phía khách hàng vay vốn ................................................................... 121 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................... 123 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 124 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 131
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACB: NHTM cổ phần Á Châu AEG (Advisory Expert Group): Nhóm chuyên gia tƣ vấn của Liên Hiệp Quốc Agribank: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam AMC (Asset Management Corporation): Công ty quản lý tài sản BCBS (Basel Committee on Banking Supervision): Uỷ ban Basel về Giám sát ngân hàng BIDV: NHTM cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam CIC (Credit Information Center): Trung tâm thông tin tín dụng DATC (Debt and Asset Trading Corporation): Công ty Mua bán nợ Việt Nam DNNN: Doanh nghiệp Nhà nƣớc Eximbank: NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu FIDF (Financial Institutions Development Fund): Quỹ phát triển các định chế tài chính GDP (Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế ECB: Ngân hàng Trung Ƣơng Châu Âu ( The European Central Bank) RRTD: Rủi ro tín dụng TSBĐ: Tài sản bảo đảm USD: Đô la Mỹ ( The united States Dollar) CBRC: Ủy ban Pháp chế Ngân hàng Trung Quốc ( The China Banking Regulatory Commission) MBBank: NHTM cổ phần Quân đội NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc NHTW: Ngân hàng trung ƣơng NHTM: Ngân hàng thƣơng mại Sacombank: NHTM cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín
- SHB: NHTM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội TCTC: Tổ chức tài chính TCTD: Tổ chức tín dụng TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên VAMC (Vietnam Asset Management Corporation): Công ty quản lý tài sản Việt Nam Vietcombank: NHTM cổ phần Ngoại thƣơng VietinBank: NHTM cổ phần Công thƣơng VPBank: NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng WTO (World Trade Organization): Tổ chức thƣơng mại thế giới
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lƣợng các NHTM tại Việt Nam ..................................................... 37 Bảng 2.2. Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản toàn hệ thống TCTD Việt Nam tại thời điểm 31/12/2018 ......................................................................................... 39 Bảng 2.3. Nợ xấu của hệ thống TCTD Việt Nam giai đoạn 2007 – 3/2019 ....... 44 Bảng 2.4. Tỷ trọng các nhóm nợ trong nợ quá hạn giai đoạn 2014 – 2018 ........ 48 Bảng 2.5. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo ngành của các NHTM Việt Nam tại thời điểm 2018 ........................................................................................................... 50 Bảng 2.6. Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTM giai đoạn 2014 – 2018 .................... 53
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ các nguyên nhân gậy ra nợ xấu................................................. 10 Hình 2.1. Tổng vốn điều lệ các nhóm NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 ............................................................................................................. 39 Hình 2.2. Tốc độ tăng truogn73 tín dụng của các NHTM Việt Nam ................. 39 Hình 2.3. Giá trị dƣ nợ và tốc độ tăng trƣởng tín dụng toàn hệ thống giai đoạn 2008 -2018........................................................................................................... 43 Hình 2.4. Diễn biến nợ xấu toàn hệ thống TCTD Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 ..................................................................................................................... 45 Hình 2.5. Nợ xấu toàn hệ thống TCTD Việt Nam giai đoạn 2007 – 3/2019 ..... 48 Hình 2.6. Tỷ trọng các nhóm nợ trong nợ quá hạn giai đoạn 2014 – 2018 ....... 49 Hình 2.7. Dƣ nợ tín dụng theo nghành của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 .................................................................................................................. 51 Hình 2.8. Tốc độ tăng (giảm) dƣ nợ tín dụng theo ngành của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 ................................................................................ 52 Hình 2.9. Danh sách NHTM cỏ tỷ lệ nợ xấu trên 3% tại thời điểm 2018 ......... 54 Hình 2.10. Danh sách NHTM cỏ tỷ lệ nợ xấu dƣới 3% tại thời điểm 2018 ....... 54 Hình 2.11. Diễn biến tỷ lệ nợ xấu qua các năm của nhóm NHTM vƣợt 3% tại 2018 ..................................................................................................................... 55 Hình 2.12. Diễn biến tỷ lệ nợ xấu qua các năm của nhóm NHTM không vƣợt 3% tại 2018.......................................................................................................... 56
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trƣờng, hệ thống ngân hàng đƣợc ví nhƣ huyết mạch của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động một cách thông suốt, lành mạnh là tiền đề để các nguồn lực tài chính đƣợc luân chuyển, phân bổ và sử dụng có hiệu quả , từ đó kích thích tăng trƣởng kinh tế một cách bền vững. Tuy nhiên bên cạnh vai trò to lớn đó, ngƣời ta không thể không nói tới những “ tổn thất ” và " hậu quả ” nặng nề mà hệ thống ngân hàng có thể gây ra nếu nhƣ các hoạt động của chúng trở nên " trục trặc ” . Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể tạo ra phản ứng dây chuyền , kéo theo đó là sự sụp đổ của cả hệ thống. Nhắc tới nguyên nhân của khủng hoảng tài chính , phải nhắc tới những rủi ro trong hoạt động ngân hàng mà tâm điểm của nó là những rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng. Bài học về các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên các thị trƣờng tài chính - tiền tệ lớn trên thế giới nhƣ Mỹ, Nhật, Trung Quốc . . . cho thấy việc các ngân hàng thƣơng mại chủ động ứng phó với các rủi ro và xây dựng cho mình những chiến lƣợc quản trị rủi ro là thực sự cần thiết Rủi ro tín dụng luôn gắn liền với các khoản Nợ xấu ( non - performing loan ) , đó là các khoản nợ không còn khả năng sinh lời hay không có khả năng thu hồi . Bởi vậy , quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng là quản lý các khoản nợ xấu . Việc quản lý để ngăn ngừa những khoản nợ xấu phát sinh cũng nhƣ có những biện pháp để xử lý đã và đang trở thành vấn đề quan trọng hiện nay trong hoạt động tài chính ngân hàng . Xu hƣớng tự do hoá thƣơng mại và tự do hoá tài chính ngày càng rộng khắp , mạnh mẽ đã và đang chi phối khuynh hƣớng , cấu trúc vận động của hệ thống tài chính , NHTM Việt Nam . Điều này đồng nghĩa với việc các NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt không chỉ riêng ở thị trƣờng trong nƣớc mà còn ở nƣớc ngoài . Bởi vậy các NHTM Việt Nam cần phải có những hoạch định riêng cho mình nhằm đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên trƣờng quốc tế. Hiện nay cùng với xu hƣớng phát triển chung trong lĩnh vực ngân hàng , hệ thống NHTM Việt Nam đã mở rộng phạm vi hoạt động theo hƣớng tăng tỷ trọng dịch vụ phi tín dụng. Tuy nhiên chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng hiện
- 2 tại và trong tƣơng lai tín dụng và đem lại nguồn thu chính cho các ngân hàng này. Do vậy, kiểm soát chất lƣợng tín là yêu cầu cần thiết trong quản trị ngân hàng , với mục tiêu đảm bảo cho hoạt động tín dụng an toàn , hiệu quả . Các quốc gia trên thế giới và các tổ chức tài chính quốc tế nhƣ Ngân hàng thế hơn (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) hay uỷ ban Basel đã quan tâm rất nhiều đến việc quản lý nợ xấu khi xây dựng chiến lƣợc kiểm soát rủi ro tín dụng. Việc phát sinh nhiều khoản thiệt hại đáng kể do thực hiện những khoản tín dụng kém hiệu quả đã khiến các ngân hàng ngày càng chú trọng hơn đến quản lý nợ xấu . Quản lý nợ xấu một cách có hệ thống giúp nhận biết các khoản nợ xấu , từ đó có thể phòng ngừa hay xử lý nó hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, nợ xấu chỉ thực sự bắt đầu đƣợc quan tâm đúng mức trong vài năm gần đây. Các kết quả nghiên cứu đã gây ra mối lo ngại lớn về rủi ro tín dụng đối với các nhà quản trị ngân hàng cũng nhƣ các nhà hoạch định chính sách. Nợ xấu hiện này nhƣ cục máu đông trong mạch máu, nên có bơm đến mấy, máu tín dụng vẫn không thể chảy đƣợc. Nợ xấu ở mức cao trở thành gánh nặng của các NHTM, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Nếu không đƣợc quản lý nghiêm túc nó sẽ tiếp tục gây ra nhiều thiệt hại lớn cho hệ thống NHTM Việt Nam, giảm lợi thế cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế . Chính bởi vậy, việc quản lý nợ xấu đang đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc và các NHTM Việt Nam ráo riết thực hiện nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng , giải tỏa tắc nghẽn cho hệ thống tín dụng. Tuy nhiên , câu hỏi đặt ra là quản lý nợ xấu sẽ đƣợc thực hiện bằng cách nào để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả ? Xuất phát từ thực trạng trên, ngƣời viết đã chọn vấn đề : “Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM để qua đó thấy rõ những nguyên nhân và các tác động của nó. Đƣa ra những phân tích và đánh giá về thực trạng nợ xấu, thực trạng công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Từ kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các nƣớc trên thế giới và điều kiện của Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu phù hợp cho ngành ngân hàng Việt Nam, cùng với kiến nghị đối với các chủ
- 3 thể có liên quan. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU − Nội dung của công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu? Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện phòng ngừa và xử lý nợ xấu nhƣ thế nào? − Tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM ra sao? Nguyên nhân gây ra nợ xấu là gì? Quá trình phòng ngừa và xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM đã thực sự hiệu quả hay chƣa? − Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu của các NHTM? − Hƣớng đi nào với những giải pháp cụ thể ra sao là khả thi dành cho hệ thống ngân hàng trong công tác phòng ngừa và xử lý dứt điểm nợ xấu? 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu: Những khía cạnh thuộc về cơ sở lý luận và thực tiễn về nợ xấu của các NHTM và công tác phòng ngừa, xử lý nợ xấu. Phạm vi nghiên cứu: Chỉ tập trung vào nội dung phòng ngừa và xử lý nợ xấu của các NHTM, không bao gồm tất cả các vấn đề về rủi ro tín dụng; các số liệu, thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu đƣợc thu thập chung cho toàn hệ thống ngân hàng và một số ngân hàng cụ thể trong giai đoạn 2014 - 2018. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vận dụng các phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích và diễn giải quy nạp để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Các mục tiêu nghiên cứu của công trình này đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng các phƣơng pháp phân tích lý thuyết. Trong đó, phân tích lý thuyết bao gồm việc phân tích các công trình nghiên cứu trƣớc đây, dựa trên những nguồn tài liệu thứ cấp khác nhau (Secondary Data); sử dụng công cụ Microsoft Excel để tạo lập các bảng tính thu thập dữ liệu và xây dựng các đồ thị phân tích; Microsoft Word để viết lại các kết quả; Kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn nhằm làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu, nêu lên những vấn đề cơ bản về nợ xấu và phòng ngừa, xử lý nợ xấu, phân tích tình hình hiện nay để từ đó đề ra các giải pháp hiệu quả.
- 4 6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Là một biến số kinh tế đƣợc nhiều quốc gia quan tâm, do đó các đề tài về nợ xấu cho đến nay cũng đã đƣợc nhiều tác giả, học giả trong và ngoài nƣớc lấy làm đề tài nghiên cứu phân tích. Nhìn chung, liên quan đến nợ xấu ở Việt nam thì hầu nhƣ chỉ tập trung vào các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc do vốn dĩ Việt Nam luôn có những đặc thù riêng. Đồng thời các nghiên cứu này phần nhiều vẫn là các bài báo, bài viết trên các tạp chí khoa học, các tranh luận ở hội thảo khoa học nhƣ: Bùi Bảo Ngọc (2012), Tình hình nợ xấu của Việt nam và một số giải pháp khắc phục, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế xã hội, số 81, 2012; Lê Quốc Phƣơng (2013), Bàn về giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 9, 2013; Nguyễn Thị Mùi (2012), Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ, Tạp chí Tài chính, số 11, 2012. Một số đề tài nghiên cứu chuyên sâu về nợ xấu ở Việt Nam trong thời gian gần đây: Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê thị Hoài Diễm (2012), Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Đức Toàn (2013), Giải pháp hạn chế nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Lâm Phú (2014), Giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Huệ (2014), Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam.. Nhƣ vậy, vấn đề nợ xấu đã đƣợc nghiên cứu khá nhiều, tuy nhiên khi xem xét nội dung thì tác giả nhận thấy: − Thứ nhất: Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu công tác phòng ngừa sự phát sinh của nợ xấu hoặc các giải pháp về xử lý các khoản nợ xấu, chứ chƣa có sự kết hợp toàn diện giữa hai vấn đề này. Trong khi đó thực tiễn đòi hỏi phải quản lý nợ xấu đồng thời trên cả hai giác độ cả phòng ngừa và xử lý những khoản nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. − Thứ hai: Một số công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một ngân hàng cụ thể mà chƣa mở rộng ra phạm vi toàn bộ hệ thống ngân hàng. − Thứ ba: Một số các nghiên cứu tập trung vào phân tích các nhân tố tác động
- 5 đến nợ xấu và đƣa ra những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết nợ xấu, tuy nhiên có một số giải pháp chƣa thật phù hợp với thông lệ quốc tế, tình hình thực tế và định hƣớng xử lý nợ xấu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Thêm vào đó có thể thấy năm 2015 là một năm then chốt trong công tác ứng phó với nợ xấu của ngành ngân hàng, rất nhiều sự kiện mới quyết liệt đã đƣợc triển khai và số liệu liên quan nợ xấu theo đó cũng không ngừng biến đổi, điều này hiển nhiên các nghiên cứu trƣớc đó không thể nào thực hiện đƣợc. Chính vì lẽ đó nên tác giả hy vọng tuy rằng nghiên cứu về một vấn đề đã cũ là nợ xấu, nhƣng sẽ mang lại những nội dung mới và có giá trị, đề cao tính hiệu quả thiết thực lên hàng đầu. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu giúp các nhà hoạch định, điều hành chính sách thấy rõ hơn về những chỉ đạo trong phòng ngừa và xử lý nợ xấu tác động đến tình hình nợ xấu ra sao và từ đó có cái nhìn cũng nhƣ những bƣớc đi đúng đắn trong tƣơng lai. - Nghiên cứu giúp các nhà quản lý, lãnh đạo ngân hàng điều hành hoạt động và thiết lập chính sách quản lý rủi ro tín dụng, phòng ngừa và xử lý nợ xấu hiệu quả nhằm giảm thiểu nợ xấu, tăng tính an toàn và khả năng sinh lời cho ngân hàng mình. - Nghiên cứu còn là bƣớc đệm khuyến khích các nhà nghiên cứu khác quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Đây là vấn đề rất mang tính thời sự và cần đƣợc đào sâu nghiên cứu trên nhiều góc độ hiện nay. 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về phòng ngừa và xử lý nợ xấu trong hoạt động của NHTM. Chƣơng 2: Thực trạng phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu cho các NHTM Việt Nam.
- 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Khái niệm về rủi tín dụng và nợ xấu trong hoạt động của NHTM 1.1.1. Rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng hiểu một cách khái quát nhất là rủi ro phát sinh trong quá trình ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, khi cam kết của khách hàng – thanh toán cả tiền gốc và lãi đầy đủ và đúng hạn – không đƣợc thực hiện, từ đó gây ra những tổn thất tài chính cho ngân hàng. Nhƣ vậy, khái niệm rủi ro tín dụng đề cập đến cả hai đối tƣợng “tiền gốc” và “tiền lãi”, cũng nhƣ hai tính chất “đầy đủ” và “đúng hạn”. Điều đó có nghĩa là việc vi phạm vào một trong bốn biến trên đều kích hoạt rủi ro tín dụng xuất hiện. Bên cạnh khái niệm trên, theo định nghĩa của Hiệp ƣớc Basel 2010 và Rose (2002) thì rủi ro tín dụng là khả năng mà ngân hàng sẽ mất một phần hoặc toàn bộ khoản vay từ những sự kiện đe dọa khả năng thanh toán của khách hàng. Các sự kiện không mong muốn này bao gồm phá sản của khách hàng hoặc sự cố tình từ chối thanh toán khoản nợ của khách hàng. Theo quan điểm này, những sự kiện đe dọa khả năng thanh toán của khách hàng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và nó có thể là do khách quan hay do chủ quan từ chính khách hàng. Theo Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lời, rủi ro xảy ra khi khách hàng sai hẹn – có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hẹn (Bank Managerment,University of South Carolina, The Dryden Press, page 107). Theo Henie Van Greuning; Sonja Brajovic Bratanovic: rủi ro tín dụng đƣợc định nghĩa là nguy cơ mà ngƣời đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng, đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn,
- 7 hoặc tồi tệ hơn là không chi trả đƣợc toàn bộ. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng (WB). Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam có định nghĩa: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng" (sau đây gọi tắt là "rủi ro") là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Cũng theo khoản 1 điều 3 Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 rủi ro tín dụng cũng có thể đƣợc hiểu: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. 1.1.2. Nợ xấu Hai thuật ngữ thông dụng để chỉ nợ xấu là “bad debt” và “non-performing load”. Theo nhƣ Farlex Financial Dictionary định nghĩa thì “bad debt” tức :” là nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng mà bên cho vay không thể thu hồi. Nợ vay trở thành nợ xấu khi bên cho vay đã thực hiện mọi nỗ lực hợp lý để thu nợ nhƣng không đạt kết quả. Thông thƣờng điều này xảy ra khi bên đi vay tuyên bố phá sản hoặc việc thu nợ kéo dài gây tổn thất chi phí lớn hơn giá trị khoản nợ. Doanh nghiệp hạch toán nợ xấu nhƣ một khoản chi phí, làm giảm thu nhập chịu thuế.” Còn thuật ngữ “non-performing load” đƣợc định nghĩa là một khoản vay đã hoặc gần rơi vào trạng thái vi phạm giao ƣớc (default) khi ngƣời vay lỗi hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng. Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2005): “ một khoản vay đƣợc coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đƣợc vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 15 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn