intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính, từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận

Chia sẻ: Cẩn Ngôn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

49
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là làm rõ các quy định của pháp luật về các BPBĐ trong XPVPHC trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận, so sánh với các ngành luật khác và thực tiễn nhằm xem xét sự phù hợp quy định pháp luật hiện hành với lý luận và điều kiện của Việt Nam; đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật về các BPBĐ trong XPVPHC tại Ninh Thuận, qua việc phân tích các vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng BPBĐ trong XPVPHC.... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính, từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN AN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ninh Thuận – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN AN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH, TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 8380107 GVHD: TS. TRẦN VÂN LONG Ninh Thuận – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các thông tin, số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích, rút ra một cách trung thực, khách quan và có liên hệ với tình hình thực tiễn của Ninh Thuận. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ các luận văn, luận án nào khác. Ninh Thuận, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn An
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ LỤC BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT - ABSTRACT LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH .............................................................................................................................. 7 1.1 Lý luận chung về biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính .......... 7 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu vi phạm hành chính .......................................... 7 1.1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính.................................................................. 7 1.1.1.2 Đặc điểm hành vi vi phạm hành chính ...................................................... 9 1.1.1.3 Các dấu hiệu vi phạm hành chính ........................................................... 10 1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, căn cứ, đối tượng của xử phạt vi phạm hành chính ................................................................................................................................ 11 1.1.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính .................................................. 11 1.1.2.2 Các đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính: ............................................ 13 1.1.2.3 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính ................................................. 14 1.1.2.4 Căn cứ xử phạt vi phạm hành chính ........................................................ 16 1.1.2.5 Đối tượng xử phạt vi phạm hành chính ................................................... 17 1.2 Khái niệm và các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính ........ 18 1.2.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính .................. 18 1.2.2 Các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính. ............................ 19 1.2.2.1 Biện pháp đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính...................................................................................................... 19 1.2.2.2 Biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính................ 22 1.2.2.3. Biện pháp tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề .............................. 24 1.3 Vi phạm hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế và sự cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm ................................................................................. 26
  5. 1.3.1 Khái niệm, vi phạm hành chính trên lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế .... 26 1.3.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế ................................................... 26 1.3.1.2 Vi phạm hành chính phổ biến trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế .......................................................................................................................... 28 1.3.2. Khái niệm và sự cần thiết áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế ............................................................ 30 1.3.2.1 Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế ............................................................................................................. 30 1.3.2.2 Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế. ....................................................... 31 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 32 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN NINH THUẬN ........................................................................................................................... 33 2.1 Nhận diện những vi phạm hành chính .................................................................. 33 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội có liên quan đến vi phạm hành chính .................... 33 2.1.2 Những vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế phổ biến ... 34 2.2 Thực tiễn xử phạt và áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính tại Ninh Thuận .................................................................................................... 36 2.2.1 Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính ............................................................. 36 2.2.1.1 Từ quy định của địa phương và thực tế xử phạt vi phạm hành chính ..... 36 2.2.1.2 Thực tiễn xử phạt trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế ............... 39 2.2.2 Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính và những vướng mắc phát sinh ........................................................................................ 49 2.2.2.1 Quy định pháp luật về trình tự thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm ....... 49 2.2.2.2 Thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính .................................................................................................................... 54 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 61 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ............................................................................................................................ 62 3.1 Dự báo tình hình vi phạm hành chính trong thời gian tới .................................. 62 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm, nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước............................................................. 64 3.2.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm, nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước. ....................................................................... 64
  6. 3.2.2 Kiến nghị bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính. .......................................................................... 66 3.2.2.1 Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề .......................................................................... 66 3.2.2.2 Hoàn thiện các quy định về thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. ................................................................................. 67 3.2.2.3 Hoàn thiện các quy định về tạm giữ tài sản, giấy tờ dùng làm biện pháp báo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính ........................................................ 68 3.2.2.4 Hoàn thiện các quy định về nơi tạm giữ tang vật, phương tiện .............. 68 3.2.2.5 Hoàn thiện quy định về thu phí đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ ........................................................................................................................ 70 3.2.2.6 Hoàn thiện các quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề dùng làm biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính .................................................................................................................... 71 3.3 Các giải pháp về tuyên truyền pháp luật, nâng cao trách nhiệm doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động các cơ quan quản lý nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả biện pháp bảo đảm. ................................................................................................................ 72 3.3.1 Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ......................... 72 3.3.2 Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .............................................. 73 3.3.3 Nâng cao năng lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trách nhiệm cán bộ, công chức thi hành công vụ ............................................................................................. 74 3.3.4 Tăng cường công tác cải cách hành chính, phối hợp của các lực lượng chức năng trong quản lý công tác xử phạt vi phạm hành chính, các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề. ................................................................................................................................ 75 3.3.5 Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra công tác xử phạt vi phạm hành chính ................................................................................................................................ 76 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 77 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BPBĐ : Biện pháp bảo đảm Luật XLVPHC : Luật Xử lý vi phạm hành chính QĐXPVPHC : Quyết định xử phạt vi phạm hành chính QLNN : Quản lý nhà nước VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật VPHC : Vi phạm hành chính XPVPHC : Xử phạt vi phạm hành chính UBND : Ủy ban nhân dân
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Quy định về chủ thể của VPHC. Bảng 1.2 Đối tượng xử phạt vi phạm hành chính. Bảng 2.1 Chế độ thu phí trông giữ phương tiện tham gia giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Bảng 2.2 Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Bảng 2.3 Các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Nghị định 33/2017/NĐ-CP.
  9. TÓM TẮT Biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quyết định xử phạt, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên pháp luật hiện hành còn có những bất cập nhất định nên hiệu lực, hiệu quả của biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính chưa cao, do đó số trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt còn nhiều. Nghiên cứu, phân tích, so sánh biện pháp bảo đảm của các ngành luật để đưa ra khái niệm biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính, làm rõ đặc điểm, trình tự, thủ tục, sự cần thiết áp dụng biện pháp bảo đảm, những bất cập từ quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng, đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Từ khoá: Biện pháp bảo đảm, Bảo đảm trong xử phạt
  10. ABSTRACT Security measures in sanctioning administrative violations contribute to improving the efficiency for the implementation of guaranteed sanctioning decisions. It contributes to improving the efficiency managementing of state and ensuring the strictness of the law. However, the law on this issue still has certain shortcomings, so the measures to ensure the sanctioning of administrative violations have not yet been effective, the effectiveness is not high, so the number of cases of non-compliance with sanctioning decisions remains much. By researching, analyzing and comparing security measures of other law branches, the author has introduced the concept of security measures in sanctioning administrative violations. The author also clarifies the characteristics, order, procedures and the need to apply security measures. Finally, the author points out the inadequacies from applicable laws and practices, offers solutions to improve the law and improve the efficiency of law application. Keywords: Security measures; Guarantee in sanctioning
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài VPHC diễn ra khá phổ biến trong đời sống xã hội, theo quy luật, điều kiện kinh tế - xã hội càng phát triển thì VPHC càng đa dạng, phức tạp, thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc VPHC gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng như vụ Công ty Vedan xả thải gây thiệt hại 567 tỷ đồng hoặc vụ Công ty Formosa tại Hà Tĩnh xả thải không đúng quy định gây thiệt hại khoảng 0,3% GDP Việt Nam1. XPVPHC là công việc thường xuyên của các cơ quan QLNN, là cách thức thực hiện quyền lực, nâng cao hiệu quả các biện pháp QLNN, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và pháp chế XHCN, có tác dụng to lớn trong phòng ngừa, đấu tranh với vi phạm pháp luật, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, đảm bảo quyền lực của cơ quan Nhà Nước, Quốc Hội, Chính phủ đã quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và BPBĐ trong XPVPHC nói riêng, đây là một chế định pháp luật đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ thể vi phạm trong thi hành QĐXPVPHC, việc cơ quan có thẩm quyền xử phạt áp dụng BPBĐ đối với chủ thể VPHC là nhằm bảo đảm các quyết định xử phạt được thực hiện trên thực tế, quy định về các BPBĐ trong pháp luật hành chính là cần thiết và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung, của Ninh Thuận nói riêng, vì hiện nay ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận lớn quần chúng Nhân dân còn nhiều hạn chế, nền kinh tế còn sử dụng tiền mặt trong thanh toán là chủ yếu, công tác quản lý cư trú còn nhiều thiếu sót…Quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục áp dụng BPBĐ cơ bản chặt chẽ bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và tính công khai, minh bạch trong hoạt động xử phạt của các cơ quan QLNN, tuy nhiên quá trình thực hiện còn có những bất cập, khó khăn nhất định làm hiệu lực, hiệu quả của BPBĐ trong XPVPHC chưa cao, do đó số trường hợp không chấp hành QĐXPVPHC của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chiếm tỷ lệ khá cao, theo Báo của Bộ Tư pháp số trong thời gian từ năm 2015 đến tháng 6/2017 là đã ban hành 28.895.834 quyết định 1 https://baomoi.com/su-co-moi-truong-formosa-gay-thiet-hai-0-3-gdp-cua-viet-nam/c/21194119.epi (truy cập ngày 30/7/2019)
  12. 2 xử phạt hành chính, số quyết định đã thi hành là 25.608.822 chiếm 88,62 %, số quyết định chưa thi hành xong và phải áp dụng biện pháp cưỡng chế là 1.517.534 chiếm 5,25%2. Để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, Ninh Thuận đã có nhiều biện pháp tăng cường QLNN, trong đó có công tác XPVPHC, việc thực hiện XPVPHC chấp hành nghiêm các quy định của của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thực tế quá trình áp dụng pháp luật cũng gặp những khó khăn nhất định xuất phát từ các quy định của pháp luật và từ tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, theo Báo cáo của Công an tỉnh3 thì tổng số quyết định xử phạt do lực lượng Công an Ninh Thuận đã ban hành là 128.236, trong đó đã thi hành quyết định là 127.374, số trường hợp chưa chấp hành quyết định xử phạt là 4.616 chiếm 3,59%, trong số các trường hợp chưa chấp hành quyết đinh XPVPHC có rất nhiều trường hợp đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng BPBĐ (trong phạm vi thời gian nghiên cứu có 1.375 trường hợp), nhưng các cơ quan QLNN có thẩm quyền không biện pháp hữu hiệu để xử lý dứt điểm các trường hợp này, từ đó làm giảm uy tín của cơ quan QLNN, sự nghiêm minh của pháp luật, sự công bằng xã hội. Những tồn tại, hạn chế nêu trên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: các quy định pháp luật hiện hành về áp dụng các BPBĐ còn có những bất cập, chưa đầy đủ, toàn diện về thẩm quyền, thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện; quy định về điều kiện, tiêu chí của nơi tạm giữ tang vật, phương tiện chưa sát với thực tế; thiếu các BPBĐ dựa trên những ứng dụng kỹ thuật phù hợp với thời đại công nghệ thông tin; chưa quy định cụ thể việc xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chủ thể vi phạm cố tình kéo dài hoặc không thực thi QĐXPVPHC…nên chưa giải quyết tất cả các tình huống xảy ra trong thực tế; hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận quần chúng nhân dân, tổ chức chưa cao; cơ quan có thẩm quyền XPVPHC còn thiếu cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực tế, thiếu trang 2 Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo tổng kết thi hành luật xử lý VPHC. 3 Công an Ninh Thuận (2017), Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật XLVPHC trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
  13. 3 thiết bị phục vụ công tác; việc phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong xử lý vi phạm, quản lý các giấy phép, chứng chỉ hành nghề chưa chặt chẽ; … Xuất phát từ những lý do trên nên tác giả chọn đề tài “Pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính, từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” làm luận văn tốt nghiệp, qua đây hy vọng sẽ góp phần khắc phục khiếm khuyết của quy định pháp luật về việc áp dụng các BPBĐ trong XPVPHC, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, góp phần thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật, hiệu quả các BPBĐ trong XPVPHC. 2. Tình hình nghiên cứu. Liên quan đến đề tài có nhiều công trình nghiên cứu như: Luận văn “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự” của tác giả Phan Huy Hiếu, năm 2012, đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về BPBĐ thi hành án dân sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở lý luận, pháp luật của BPBĐ thi hành án dân sự. Phân tích, đánh giá những quy định của Luật Thi hành án dân sự về BPBĐ thi hành án dân sự. Khảo sát tình hình thực hiện các BPBĐ thi hành án dân sự trong thực tiễn hiện nay. Tìm ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện pháp luật về BPBĐ thi hành án dân sự.4 Luận văn “Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Kim Nguyên, năm 2014, đã phân tích về thực trạng của pháp luật các biện pháp cưỡng chế tại Việt Nam. Luận văn gồm có 3 chương, có so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể đưa vào áp dụng tại Việt Nam, luận văn đi sâu phân tích chi tiết thực trạng việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế tại một số tỉnh, thành trên cả nước để rút ra những nguyên nhân gây nên tình trạng nợ đọng thuế hiện nay. Luận văn đã bước đầu xây dựng cơ sở lý luận về quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế và đưa ra một số đánh giá về thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ 4 Phan Huy Hiếu (2012), “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự”, luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  14. 4 nộp thuế ở nước ta, trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng và giải pháp hoàn thiện bộ phận pháp luật này ở nước ta5. Luận án “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Đinh Phan Quỳnh, năm 2018, Luận án gồm 4 chương: Chương 1 tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài; trên cơ sở đó, chỉ ra những nội dung mà luận án có thể tiếp thu cũng như những vấn đề và luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ; Chương 2 tiếp cận các nghiên cứu lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, xây dựng khái niệm và chỉ ra các đặc điểm của xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay. Luận án đã tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách có hệ thống như: Nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý..., Chương 3 thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, phân tích và chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cũng như chỉ ra nguyên nhân, để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và kiến nghị; Chương 4 Phương hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực này; luận án đưa ra các giải pháp, nhóm giải pháp (từ những giải pháp mang tính khái quát đến những giải pháp cụ thể) nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, với mong muốn xây dựng một xã hội giao thông an toàn, văn minh, thân thiện; góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước6. Tuy nhiên các đề tài trên chưa đi sâu vào nghiên cứu các BPBĐ trong XPVPHC, nhất là trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do đó tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính, từ thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” để nghiên cứu, làm rõ thêm quy định của pháp luật và quá trình áp dụng tại địa bàn tỉnh Ninh Thuận. 5 Hoàng Thị Kim Nguyên (2014), “Các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6 Đinh Phan Quỳnh (2018), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
  15. 5 3. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu. 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Lý luận về VPHC, XPVPHC, BPBĐ trong XPVPHC như thế nào; Pháp luật hiện hành quy định như thế nào đối với việc áp dụng, thực hiện các BPBĐ trong XPVPHC (BPBĐ trong XPVPHC là gì; nội dung, trình tự thủ tục, thẩm quyền áp dụng; vai trò của BPBĐ trong XPVPHC, vai trò BPBĐ đối với hiệu lực hiệu quả QLNN). Câu hỏi 2: Thực tiễn áp dụng các BPBĐ trong XPVPHC tại tỉnh Ninh Thuận như thế nào (Những bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện các BPBĐ về thủ tục, thẩm quyền, hiệu lực BPBĐ trong việc thi hành quyết định xử phạt...). Câu hỏi 3: Giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật về các BPBĐ trong XPVPHC; mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan QLNN để nâng cao hiệu quả BPBĐ trong XPVPHC. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ các quy định của pháp luật về các BPBĐ trong XPVPHC trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận, so sánh với các ngành luật khác và thực tiễn nhằm xem xét sự phù hợp quy định pháp luật hiện hành với lý luận và điều kiện của Việt Nam. - Đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật về các BPBĐ trong XPVPHC tại Ninh Thuận, qua việc phân tích các vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng BPBĐ trong XPVPHC. - Đề ra được các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về các BPBĐ; nâng cao hiệu quả hoạt động, quan hệ phối hợp các cơ quan có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả các BPBĐ trong XPVPHC.
  16. 6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quy định của pháp luật về VPHC, XPVPHC, các BPBĐ trong XPVPHC; Thực trạng áp dụng BPBĐ trong XPVPHC, kết quả công tác XPVPHC có áp dụng BPBĐ, những khó khăn, bất cập trong áp dụng BPBĐ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luật XLVPHC năm 2012 và các nghị định về XPVPHC trên các lĩnh vực; Các trường hợp XPVPHC trong lĩnh vực QLNN về kinh tế trên địa bàn Ninh Thuận từ năm 2015 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, so sánh và bình luận để phân tích, đánh giá những điểm hợp lý, chưa hợp lý của các quy định pháp luật hiện hành để đưa ra biện pháp hoàn thiện các BPBĐ. - Phương pháp liệt kê, quy nạp để phân tích số liệu thực trạng áp dụng các BPBĐ trong XPVPHC, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật. 6. Bố cục của luận văn. Luận văn có 03 chương cụ thể Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định pháp luật và sự cần thiết áp dụng biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả các biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính.
  17. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 1.1 Lý luận chung về biện pháp bảo đảm trong xử phạt vi phạm hành chính 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, dấu hiệu vi phạm hành chính 1.1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính VPHC là loại vi phạm phổ biến diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội (năm 2018 trên địa bàn Ninh Thuận đã xảy ra 18.560 vụ vi phạm hành chính7) và liên tục thay đổi theo sự phát triển theo điều kiện kinh tế - xã hội, do đó cần làm rõ khái niệm VPHC, để làm cơ sở tiến hành, áp dụng các biện pháp xử lý và phục vụ nghiên cứu luật pháp. Theo quy định khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012 thì “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về QLNN mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Quy định của Luật XLVPHC xác định VPHC là hành vi “vi phạm quy định của pháp luật về QLNN” là chưa nói lên được chính xác khách thể của VPHC vì “QLNN” là một khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, mục đích của Nhà nước là quản lý xã hội do đó nếu hiểu VPHC là hành vi vi phạm pháp luật về QLNN dễ gây hiểu lầm tất cả các hành vi vi phạm đều là vi phạm hành chính. VPHC là hành vi “mà không phải là tội phạm” việc dùng phương pháp loại trừ không phải là tội phạm là VPHC; việc dùng khái niệm của ngành luật hình sự để giải thích cho ngành luật hành chính là chưa đầy đủ và chưa thể hiện được tính độc lập, tương đối của ngành luật hành chính vì trong thực tế giữa tội phạm và VPHC chỉ là ranh giới rất mong manh, nhiều trường hợp cùng hành vi nhưng lúc này là VPHC, lúc khác là vi phạm hình sự, tuy nhiên để phân biệt giữa tội phạm và VPHC, pháp luật có những 7 Công an tỉnh Ninh Thuận (2018), Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2018.
  18. 8 quy định cụ thể dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, hậu quả tác hại do hành vi đó gây ra, có thể gây ra, công cụ phương tiện, thủ đoạn khi thực hiện hành vi vi phạm, ví dụ như “hành vi đánh bạc trái phép” quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, có giá trị dưới 5.000.000đ nếu trước đó chưa bị xử phạt hành chính thì là VPHC, nếu đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời gian một năm mà tiếp tục vi phạm thì sẽ là tội phạm, nhưng cũng có những hành vi dù có vi phạm với tính chất, mức độ như thế nào thì cũng không bao giờ bị coi là tội phạm như “hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định XPVPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ; hơn nữa việc xem VPHC “không phải là tội phạm” sẽ tạo suy nghĩ không quan trọng, không cần thiết do đó quá trình thu thập tài liệu, cũng cố hồ sơ vi phạm, tuân thủ trình tự, thủ tục của các cơ quan QLNN có thẩm quyền thường chủ quan, xem nhẹ. Liên quan khái niệm VPHC có nhiều tác giả đưa ra những khái niệm khác nhau, chẳng hạn như trong Luận án “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Đinh Phan Quỳnh trên cơ sở phân tích, luận giải những khái niệm VPHC được thể hiện trong một số công trình khoa học, tác giả đồng tình với khái niệm VPHC được trình bày trong Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do Nguyễn Cửu Việt chủ biên:“Vi phạm hành chính là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự QLNN và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự
  19. 9 do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính”8. Theo Giáo trình Luật hành chính, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, qua phân tích các định nghĩa về VPHC trong các VBQPPL của quá trình hình thành, phát triển ngành luật hành chính từ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 đến Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002, tập thể tác giả đã thống nhất nhận định “tuy có sự khác nhau về các diễn đạt, các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất với nhau về những dấu hiệu bản chất của loại vi phạm pháp luật này”9 và thống nhất với định nghĩa vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012. Từ những cơ sở, phân tích trên có thể hiểu khái niệm VPHC như sau “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức có năng lực hành vi hành chính, thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quan hệ xã hội được luật hành chính bảo vệ và theo quy định phải chịu trách nhiệm hành chính” 1.1.1.2 Đặc điểm hành vi vi phạm hành chính Từ khái niệm nêu tại mục 1.1.1.1 thì “vi phạm hành chính” có 04 đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, hành vi đó phải là hành động hoặc không hành động không đúng hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, gồm có luật và các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…về QLNN, đây là dấu hiệu đặc trưng cơ bản để xác định VPHC, do đó không thể xác định người nào đó vi phạm hành chính khi đó mới chỉ là ý nghĩ của họ. Thứ hai, hành vi VPHC là hành vi có lỗi dưới hình thức lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý, tức là chủ thể thực hiện hành vi đó trong trạng thái có nhận thức đầy đủ và điều khiển hành vi của mình, do sơ suất hoặc thiếu thận trọng (vô ý), hoặc có mong muốn hậu quả xảy ra (cố ý). 8 Đinh Phan Quỳnh (2018), “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (trang 33). 9 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật xử lý vi phạm hành chính, NXB CAND, Hà Nội (trang 337).
  20. 10 Thứ ba, hành vi đó phải do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện, về cá nhân phải là người có khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật; đối với tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân. Các cá nhân, tổ chức nước ngoài được coi là chủ thể vi phạm hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết có quy định khác. Thứ tư, hành vi vi phạm các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính quy định, bảo vệ. Các quan hệ xã hội của pháp luật hành chính có phạm vi rất rộng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: trật tự, an toàn xã hội; quản lý kinh tế; bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm…những quy định này được ghi nhận trong các VBQPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 1.1.1.3 Các dấu hiệu vi phạm hành chính - Dấu hiệu khách quan của VPHC là hành vi, đây là dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài và là dấu hiệu bắt buộc trong VPHC, hành vi đó phải vi phạm các quy định do pháp luật hành chính bảo vệ mà theo quy định phải bị xử lý, có thể bằng một trong các hình thức xử phạt hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý khác, do đó để xác định một chủ thể có VPHC hay không chúng ta phải chứng minh được hành vi của chủ thể đó là gì, vi phạm vào quy định nào, thuộc văn bản pháp luật nào và hành vi đó có bị xử lý hay không. Hiểu được chính xác, chi tiết hành vi VPHC sẽ tránh việc vận dụng pháp luật theo kiểu “suy đoán” hoặc “nhận định”. Trong một số trường hợp hành vi VPHC phải được đặt trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định, như: không gian, thời gian, địa điểm thì mới được xem là hành vi VPHC, ví dụ: hành vi “Không niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại”, quy định tại điểm a khoản 2 Điều 50 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013, thì địa điểm phải là “nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại” thời gian phải là “trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại”. Một yếu tố trong mặt khách quan của VPHC là hậu quả do hành vi đó gây ra và dĩ nhiên giữa hành vi VPHC và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau, trong VPHC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2