Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
lượt xem 0
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng" nhằm nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận pháp luật hiện hành về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Long An; Đánh giá thực trạng pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp vì mục đích phát triển KT – XH nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc và bất cập đang tồn tại, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển KT – XH, nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ HOÀNG TRIỀU PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT CỦA DOANH NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số chuyên ngành: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ XUÂN THẮNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ HOÀNG TRIỀU PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT CỦA DOANH NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số chuyên ngành: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ XUÂN THẮNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi: Ngô Hoàng Triều. Học viên Cao học Luật Kinh tế khóa 2 – Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định và ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. TP.HCM, ngày…..tháng…...năm 2024 Tác giả Ngô Hoàng Triều
- ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành nội dung luận văn chuyên ngành Luật Kinh tế, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô Khoa Luật Kinh Tế, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến Thầy PGS.TS. Hồ Xuân Thắng đã hướng dẫn tác giả tận tình, tận tâm trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo đã giảng dạy, phản biện, đánh giá và nhận xét, làm nền tảng cho tác giả hoàn thiện luận văn. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và gia đình đã động viên, khích lệ, ủng hộ nhiệt tình trong thời gian tác giả thực hiện luận văn. Trân trọng!
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tóm tắt: Hiện nay, hoạt động thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đang là vấn đề hết sức nóng bỏng và nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân. Vì đây là hoạt động có sự ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất, dễ gây ra những bức xúc trong nhân dân, làm xuất hiện nhiều trường hợp khiếu nại, tố cáo và khởi kiện kéo dài. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh, bổ sung để khắc phục các quy định pháp luật còn bất cập, nhằm bảo vệ quyền và lợi chính đáng của các chủ thể bị thu hồi đất. Theo quy định của pháp luật về đất đai, doanh nghiệp cũng là một trong các “chủ thể bị thu hồi đất”, nhưng so với các chủ thể khác, doanh nghiệp chưa được pháp luật quan tâm một cách đúng mực. Các vấn đề xoay quanh việc bồi thường, hỗ trợ cho doanh nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng còn tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập. Các quy định pháp luật điều chỉnh còn lỏng lẻo, chồng chéo, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Luận văn được triển khai với mục tiêu phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Đồng thời, kết hợp với việc liên hệ thực tế trên địa bàn tỉnh Long An, để đưa ra những khó khăn, bất cập trong áp dụng pháp luật về thu hồi đất đối với chủ thể sử dụng đất là doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất những giải pháp, nhằm hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Trong luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp đối chiếu để nghiên cứu một số vấn đề lý luận, phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp để nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, và phương pháp bình luận, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật.
- iv Luận văn đã trình bày và phân tích những nội dung lý luận cơ bản về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, bao gồm khái niệm và đặc điểm về người sử dụng đất là doanh nghiệp; khái niệm và đặc điểm của việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội; khái niệm và đặc điểm pháp luật thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, kết hợp với phân tích vai trò của pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Bên cạnh đó, luận văn còn có những phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Long An, luận văn đã chỉ ra những điểm bất cập còn tồn tại, như xác định giá bồi thường về đất, thẩm quyền thu hồi đất của doanh nghiệp và các bất cập về hỗ trợ doanh nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Dựa trên những bất cập đó, tác giả đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nói chung và hoạt động thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nói riêng.
- v Thesis Summary Title: Legal Regulations on Land Requisition by Enterprises for Socio- Economic Development in the Interest of the Nation and the Public. Summary: Currently, the issue of land requisition for socio-economic development in the interest of the nation and the public is a highly sensitive topic that receives significant attention from the public. This activity directly affects the rights and interests of land users and can lead to discontent among the people, resulting in numerous complaints and prolonged legal disputes. Consequently, Vietnamese laws have undergone various adjustments and amendments to address the existing legal loopholes and protect the legitimate rights of entities whose land is being requisitioned. According to land legislation, enterprises are one of the entities subject to land requisition. However, compared to other stakeholders, enterprises have not received sufficient attention from the law. There are still many obstacles and deficiencies surrounding compensation and support for enterprises when the government requisitions land for socio-economic development in the interest of the nation and the public. The current legal provisions are vague and overlapping, directly impacting the business operations and production activities of enterprises. This thesis aims to analyze and evaluate the existing legal provisions regarding land requisition by enterprises for socio-economic development in the interest of the nation and the public. Additionally, it combines practical observations in Long An province to identify the existing shortcomings, difficulties, and obstacles in the application of land requisition laws concerning business entities. Based on these findings, the thesis proposes solutions to improve the legal framework for land requisition by enterprises for socio-economic development in the interest of the nation and the public. The thesis employs analytical, historical, comparative, and synthesis methods to study theoretical issues, as well as evaluation, comparison, and interpretation methods to examine practical aspects and propose solutions to enhance the legal framework.
- vi The thesis presents and analyzes fundamental theoretical aspects of land requisition by enterprises for socio-economic development in the interest of the nation and the public. This includes the concept and characteristics of enterprises as land users, the concept and characteristics of state land requisition for socio- economic development, and the concept and characteristics of the legal framework for land requisition by enterprises for socio-economic development in the interest of the nation and the public. Moreover, it elucidates the role of the legal framework for land requisition by enterprises for socio-economic development in the interest of the nation and the public. The thesis also outlines the formation and development of the legal framework for land requisition by enterprises for socio- economic development in the interest of the nation and the public. Furthermore, it provides an analysis and evaluation of the current legal provisions regarding land requisition by enterprises for socio-economic development in the interest of the nation and the public. Through practical research conducted in Long An province, the thesis identifies existing deficiencies, such as valuation of compensation, the authority responsible for land requisition by enterprises, and issues related to support for enterprises when the government requisitions land for socio-economic development in the interest of the nation and the public. Based on these deficiencies, the author proposes recommendations and solutions to improve the legal framework for land requisition activities for socio-economic development in the interest of the nation and the public in general, and specifically for land requisition by enterprises for socio-economic development in the interest of the nation and the public.
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắc Cụm từ tiếng Việt UBND Ủy ban nhân dân TN&MT Tài nguyên và môi trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn DNTN Doanh nghiệp tư nhân KT – XH Kinh tế – xã hội LĐĐ Luật Đất đai SDĐ Sử dụng đất GPMB Giải phóng mặt bằng NXB Nhà xuất bản CNH – HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- viii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................................................ 4 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ................................................................. 5 7. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HỒI ĐẤT CỦA DOANH NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG THEO PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI ............................................................... 13 1.1. Cơ sở lý luận về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ...................................................................... 13 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của người sử dụng đất là doanh nghiệp ......... 13 1.1.1.1. Khái niệm người sử dụng đất là doanh nghiệp ................................... 13 1.1.1.2. Đặc điểm người sử dụng đất là doanh nghiệp .................................... 16 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của việc Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội .................................................................................. 20 1.1.2.1. Khái niệm Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội .......................................................................................................................... 20 1.1.2.2. Đặc điểm của việc Nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội ............................................................................................................. 22 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ................................ 23 1.1.3.1. Khái niệm pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ................................................. 23 1.1.3.2. Đặc điểm pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ......................................................... 27
- ix 1.1.4. Vai trò của pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong nền kinh tế thị trường hiện nay ............................................................................................................... 29 1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ................................ 30 1.2.1. Chủ thể sử dụng đất là doanh nghiệp khi bị Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ................................ 30 1.2.2. Những trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ............................................................................ 33 1.2.3. Thẩm quyền thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ...................................................................... 38 1.2.4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ................................ 41 1.2.4.1. Quyền của doanh nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ......................................................... 41 1.2.4.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ................................................. 46 Kết luận chương 1 .................................................................................................. 47 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT CỦA DOANH NGHIỆP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÌ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ................... 49 2.1. Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2015 đến nay .......................................................... 49 2.1.1. Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp đang sử dụng làm tài sản thế chấp, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2015 đến nay ............................................................................................................................. 49
- x 2.1.2. Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về hỗ trợ cho doanh nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2015 đến nay .......................... 56 2.1.2.1. Thực trạng về mức hỗ trợ ổn định sản xuất cho doanh nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất ......................................................................................... 56 2.1.2.2. Thực trạng về giải quyết địa điểm kinh doanh, sản xuất mới cho doanh nghiệp sau khi Nhà nước thu hồi đất ................................................... 58 2.1.3. Thực trang áp dụng quy định pháp luật về xác định giá đất cụ thể để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2015 đến nay ....................................................................................................... 61 2.1.4. Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về thẩm quyền thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2015 đến nay ............................................ 64 2.2. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ........................... 67 2.2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp đang sử dụng làm tài sản thế chấp, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ..................................................................................................... 67 2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ cho doanh nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng .. 68 2.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định giá đất cụ thể để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng ................................................................. 70 2.2.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng .............. 72 Kết luận chương 2 .................................................................................................. 73 KẾT LUẬN............................................................................................................. 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 77
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cả nước đang bước vào giai đoạn tập trung đẩy mạnh phát triển KT – XH và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, bản thân đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng có liên quan hầu hết đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, để có thể thực hiện tốt sứ mệnh nêu trên, cần phải khẳng định hoạt động thu hồi đất là nền tảng, giữ vai trò và tầm quan trọng to lớn đối với sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước. Hiện nay, thu hồi đất để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, chủ thể bị thu hồi đất được đa dạng hóa, ngoài hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp cũng là một trong những chủ thể bị thu hồi đất. Vì thế, đòi hỏi Nhà nước cần có sự quan tâm đúng mực và cẩn trọng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động thu hồi đất. Nếu có bất kỳ sự sai lầm nào xảy ra, cũng có thể gây bức xúc và phản đối từ người dân, gây mất an ninh, trật tự xã hội. Ở Việt Nam, việc phát triển KT – XH của quốc gia gắn liền với vấn đề quy hoạch và kế hoạch SDĐ của từng địa phương trên cả nước. Theo quy định của pháp luật đất đai, quyền định đoạt về đất đai trong giới hạn sở hữu đất đai thì Nhà nước có quyền tuyệt đối đó là quyền thu hồi đất. Khi triển khai các dự án vì mục đích phát triển KT – XH, Nhà nước là chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động thu hồi đất, đồng thời có nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người SDĐ bị ảnh hưởng dự án. Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật, trên cơ sở hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người SDĐ. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp, mà vai trò của Nhà nước đối với nhiệm vụ này là vô cùng quan trọng. Bởi, hoạt động thu hồi đất có tác động trực tiếp đến đời sống ổn định của người SDĐ, quyền lợi của nhà đầu tư và quá trình CNH – HĐH đất nước. Sau một khoảng thời gian áp dụng, LĐĐ 2013 cũng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định. Tại địa bàn tỉnh Long An, có nhiều nội dung của pháp luật về thu hồi đất chưa phù hợp với thực tiễn áp dụng như: Quy trình kiểm đếm; giá bồi thường, hỗ trợ; phương án tái định cư khi người dân bị thu hồi đất, gây bức xúc cho người bị
- 2 thu hồi đất, dẫn đến số trường hợp khiếu nại, khởi kiện về quy trình thu hồi đất ngày càng gia tăng. Bên cạnh hộ gia đình, cá nhân thì doanh nghiệp cũng là một chủ thể bị thu hồi đất cần được quan tâm. Trong hoạt động thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng, LĐĐ 2013 chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp bị thu hồi đất. Trên thực tiễn áp dụng pháp luật, còn xảy ra những bất cập, khó khăn về xác định giá đất bồi thường cho doanh nghiệp và các hỗ trợ cho doanh nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, hay sự lỏng lẻo, chồng chéo trong thẩm quyền thu hồi đất của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá chuyên sâu các quy định pháp luật, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật đối với hoạt động thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng là vô cùng cấp bách và thiết thực. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận pháp luật hiện hành về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Long An; Đánh giá thực trạng pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp vì mục đích phát triển KT – XH nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc và bất cập đang tồn tại, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất vì mục đích phát triển KT – XH, nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ những khái luận, đặc điểm và nội dung quy định của LĐĐ và pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. - Phân tích những thiếu sót, bất cập đang tồn tại trong việc áp dụng quy định pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Long an từ năm 2015 đến nay.
- 3 - Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành để phù hợp với thực tiễn và hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Những quy định pháp luật liên quan đến thu hồi đất của chủ thể SDĐ là doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. Trong đó, tập trung nghiên cứu các quy định của Văn bản hợp nhất LĐĐ 2018 và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến hoạt động thu hồi đất để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. - Thực trạng ban hành các quyết định, văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cũng như thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hiện hành trong hoạt động thu hồi đất để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2015 đến nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu các quy định pháp luật về đất đai liên quan đến hoạt động thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. Luận văn tập trung nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của người SDĐ là doanh nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, không nghiên cứu trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng trong phạm vi tỉnh Long An. - Về thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng từ năm 2015 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn: “Pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Thực tiễn trên địa bàn tỉnh Long An”, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- 4 - Phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá: Được sử dụng khi nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của luận văn. - Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp đối chiếu: Được sử dụng khi nghiên cứu các vấn đề lý luận về thu hồi đất vì mục đích phát triển KT – XH. - Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp: Được sử dụng khi nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Long An. - Phương pháp bình luận, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được sử dụng khi nghiên cứu định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng và nâng cao hiệu quả áp dụng tại tỉnh Long An. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận từ những quy định pháp luật về thu hồi đất, đối với người SDĐ là doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. Chỉ ra các hệ quả về kinh tế và pháp lý khi Nhà nước thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng cụ thể trên địa bàn tỉnh Long An, từ đó có cái nhìn bao quát về hoạt động thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng ở các địa phương khác trên lãnh thổ Việt Nam. Xác định được vai trò và nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước khi thực hiện hoạt động thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. Bên cạnh đó, luận văn cũng phát hiện những hạn chế, khó khăn, bất cập của quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Long An. Từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển KT – XH vì lợi ích quốc gia, công cộng.
- 5 6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Nhà nước thu hồi đất để tạo điều kiện cho sự phát triển KT – XH, đáp ứng kịp xu hướng CNH - HĐH đất nước hiện nay là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Quá trình thu hồi đất trải qua nhiều giai đoạn với trình tự, thủ tục phức tạp như công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, thông báo thu hồi đất, kiểm đếm đất và tài sản trên đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, quyết định thu hồi đất, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất... Trong quá trình thực hiện, không tránh khỏi những sai sót, do quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động này còn chồng chéo, bất cập, dẫn đến nhiều trường hợp khiếu nại, tố cáo, khởi kiện gây mất trật tự an ninh xã hội. Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau liên quan đến hoạt động thu hồi đất của Nhà nước. Những công trình khoa học có liên quan mang ý nghĩa rất quan trọng đối với luận văn, ảnh hưởng đến phương pháp phân tích, đánh giá cơ sở lý luận và thực tiễn, định hướng những vấn đề cần được nghiên cứu bổ sung, giải quyết những vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Qua tổng hợp, tác giả nhận thấy, có một vài công trình nghiên cứu có liên quan mật thiết đến đề tài “Pháp luật về thu hồi đất của doanh nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng”, có giá trị quan trọng trong quá trình thực hiện luận văn của tác giả. 6.1. Luận án Tiến sĩ - Luận án Tiến sĩ luật học, “Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam”, năm 2014 của nghiên cứu sinh Phạm Thu Thủy. Trong luận án, tác giả đưa ra cơ sở lý luận liên quan đến “bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp” và các quy định của LĐĐ 2003, đồng thời tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện như: Bổ sung cơ chế tham vấn cộng đồng ngay từ khi lập phương án bồi thường; hoàn thiện quy định của pháp luật về cơ chế xác định giá đất; hoàn thiện pháp luật về cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện và bắt buộc; bổ sung quy định xây dựng cơ chế đồng bộ trong đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp cho người nông dân bị thu hồi đất.
- 6 - Luận án Tiến sĩ kinh tế, “Chính sách an sinh xã hội đối với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các cụm công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)”, năm 2010 của nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Nhường. Trong luận án, tác giả đi sâu vào phân tích những nội dung lý luận về “chính sách an sinh xã hội, thực trạng đời sống người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp tại Bắc Ninh.” Đồng thời, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện “chính sách về an sinh xã hội đối với người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp.” - Luận án Tiến sĩ kinh tế, “Việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng”, năm 2014 của nghiên cứu sinh Nguyễn Dũng Anh. Trong luận án, tác giả chỉ ra thực trạng còn nhiều hạn chế trong việc tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ những hạn chế này, tác giả đưa ra các giải pháp để giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 6.2. Luận văn Thạc sĩ - Luận văn Thạc sĩ luật học, “Pháp luật về bảo đảm quyền lợi của người nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở Việt Nam”, năm 2014 của Nguyễn Thị Lan Hương. Trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định “pháp luật về bảo đảm quyền lợi của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế.” Phân tích, đánh giá thực trạng “pháp luật về bảo đảm quyền lợi của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế.” Luận văn còn chỉ ra tồn tại, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế này trong các quy định hiện hành. Đồng thời, đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện “pháp luật về bảo đảm quyền lợi của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế.” - Luận văn Thạc sĩ luật học, “Xác định giá trị quyền SDĐ để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - thực tiễn tại Ninh Thuận”, năm 2020 của Trần Ngọc Nam. Luận văn làm sáng tỏ những điểm chưa hoàn thiện của
- 7 pháp luật trong việc xác định giá trị quyền SDĐ để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, từ đó kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị quyền SDĐ để thực hiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong thời gian tới. - Luận văn Thạc sĩ luật học, “Xác định giá đất ở để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, năm 2018 của Phạm Trọng Nghĩa. Luận văn đã đưa ra cách hiểu đúng đắn về xác định giá đất ở, mục đích, vai trò và ý nghĩa của giá đất ở trong hoạt động “bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”, góp phần làm cơ sở để hiểu và vận dụng trong thực tiễn, Đánh giá thực trạng về xác định giá đất ở để “bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất” tại một số địa phương, từ đó rút ra các bất cập trong thực tế hiện nay; Đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định giá đất ở để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay. - Luận văn Thạc sĩ luật học, “Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang”, năm 2018 của Nguyễn Minh Chiến. Luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về “bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” hiện nay, cũng như nêu ra những vướng mắc trong việc áp dụng từ thực tiễn tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; Đề xuất các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về “bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” ở nước ta hiện nay. 6.3. Các đề tài nghiên cứu khoa học và bài báo khoa học liên quan - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – Đại học Luật Hà Nội của TS. Nguyễn Thị Nga, “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - Thực trạng và hướng hoàn thiện”, năm 2013. Trong đề tài này, tác giả minh chứng bằng những vụ việc có thật, chỉ ra những tồn tại, bất cập, những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực thi “pháp luật về bồi thường và bố trí tái định cư khi thu hồi đất.” Qua đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện “pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.” - Đề tài khoa học cấp bộ: “Thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, năm 2016 của Viện Khoa
- 8 học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ), do tác giả Đinh Văn Minh làm chủ nhiệm. Trong đề tài này, tác giả chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến khiếu nại khi thu hồi đất như: “(i) Do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho nhu cầu về đất tăng lên thúc đẩy giá đất tăng cao dẫn đến lợi ích liên quan đến đất lớn; (ii) Chính sách liên quan đến lợi ích người SDĐ còn nhiều bất cập, nhất là giá đất chưa phù hợp và thường xuyên thay đổi; (iii) Thu hồi đất nhưng không ưu tiên trả bằng đất mà trả bằng tiền, điều kiện tại khu tái định cư không bằng khu dân cư có đất bị thu hồi; (iv) Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế nên đòi hỏi quyền lợi vượt quá quy định; (v) Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được chú trọng đúng mức và việc giải quyết khiếu nại từ cơ sở đến các cấp chưa kịp thời, có trường hợp giải quyết không đúng hoặc không giải quyết.” - Bài viết của Nguyễn Đức Biền, “Thực trạng, những vướng mắc trong quá trình nhà nước thu hồi đất để giao, cho thuê và tự thỏa thuận để có đất thực hiện dự án”, tháng 7/2011, tại Hội thảo Tài chính: Đất đai, giá đất và cơ chế, chính sách trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách TN&MT, thuộc Bộ TN&MT tổ chức. - Bài viết của PGS.TS Nguyễn Thị Nhung, “Pháp luật Singapore về thu hồi đất và kinh nghiệm cho Việt Nam trong tiến trình hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Bộ Tư pháp, 2022, Số 3 (360) – 2022. Trong bài viết này, tác giả đã nghiên cứu pháp luật của Singapore về thu hồi đất, từ đó, đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong tiến trình hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất trong thời gian tới. - Bài viết của TS. Nguyễn Quang Tuyến, "Công khai minh bạch bảo vệ quyền lợi của người bị thu hồi đất", Tạp chí luật học số 03/2012. Trong bài viết này tác giả phân tích, so sánh những tồn tại bất cập trong quá trình thu hồi đất, một số vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh trong quá trình thu hồi đất và những thuận lợi và khó khăn của người bị thu hồi đất. Qua đó đề xuất một số giải pháp để bảo vệ người bị thu hồi đất cũng như kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất đai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 271 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 335 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 108 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 104 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 215 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 121 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 77 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 89 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 31 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 181 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 106 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 32 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn