Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn xuôi Thế Lữ trong Tự Lực văn đoàn
lượt xem 9
download
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn xuôi Thế Lữ trong Tự Lực văn đoàn tập trung tìm hiểu về đặc điểm văn xuôi Thế Lữ trên phong hóa, ngày nay – nhìn từ nội dung thể tài và kiểu văn bản; đặc điểm văn xuôi Thế Lữ trên phong hóa, ngày nay – nhìn từ giọng điệu, kết cấu, ngôn từ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn xuôi Thế Lữ trong Tự Lực văn đoàn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thu VĂN XUÔI THẾ LỮ TRONG TỰ LỰC VĂN ĐOÀN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Thu VĂN XUÔI THẾ LỮ TRONG TỰ LỰC VĂN ĐOÀN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này người viết xin tri ân cố nhà thơ, nhà văn Thế Lữ, người đã tạo ra những đứa con tinh thần đầy tâm huyết gợi cảm hứng cho tôi thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thành Thi, người thầy hướng dẫn đã bỏ nhiều tâm sức chỉ bảo tận tình, định hướng và giúp đỡ tôi từ những bước đi đầu tiên cho đến khi hoàn thiện luận văn. Xin cảm ơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ và luôn ở bên tôi những lúc khó khăn để tôi có đủ niềm tin và nghị lực vượt qua những gian nan trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn tất cả những nhà nghiên cứu đi trước đã khai mở những con đường, để luận văn có dịp góp thêm chút tiếng nói vào cuộc hành trình của khoa học nghiên cứu những vấn đề về Văn học Việt Nam. Xin trân trọng tất cả những tấm lòng đã đến bên tôi! Trần Thị Thu 3
- MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................3 MỤC LỤC ...............................................................................................................................4 MỞ ĐẦU .................................................................................................................................6 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................6 2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................................7 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................................9 4. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................................9 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................9 6. Đóng góp của luận văn .....................................................................................................10 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .............................................................................12 1.1. Về mối quan hệ giữa hoạt động văn học và hoạt động báo chí của từng thành viên và của toàn nhóm Tự lực văn đoàn .................................................................................12 1.1.1. Vài nét về nhóm Tự lực văn đoàn ........................................................................12 1.1.2. Mối quan hệ hai chiều giữa hoạt động văn học – báo chí của từng thành viên và của toàn nhóm Tự lực văn đoàn ....................................................................................15 1.2. Về hoạt động văn học – báo chí của Tự lực văn đoàn .............................................17 1.2.1. Tự lực văn đoàn và các thành viên ......................................................................17 1.2.2. Các mặt hoạt động và ảnh hưởng .......................................................................20 1.3. Sự nghiệp văn chương của Thế Lữ trong cái nôi Phong Hóa, Ngày Nay ..............29 1.3.1. Vị trí nhiệm vụ của Thế Lữ trên Phong Hóa, Ngày Nay .....................................29 1.3.2. Quá trình hoạt động, trưởng thành của Thế Lữ – một nhà văn, nhà báo chủ chốt trong Tự lực văn đoàn ...................................................................................................31 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI THẾ LỮ TRÊN PHONG HÓA, NGÀY NAY – NHÌN TỪ NỘI DUNG THỂ TÀI VÀ KIỂU VĂN BẢN ..................................................39 4
- 2.1. Các nội dung, thể tài chính trong văn chương Tự lực văn đoàn ............................39 2.2. Nội dung, thể tài văn xuôi hư cấu của Thế Lữ trên Phong Hóa, Ngày Nay ..........40 2.2.1. Nhìn chung về nội dung, thể tài văn xuôi hư cấu của Thế Lữ .............................40 2.2.2. Truyện trinh thám ................................................................................................42 2.2.3. Truyện kinh dị ......................................................................................................49 2.2.4. Truyện “đường rừng” .........................................................................................56 2.2.5. Truyện về cái thường ngày (đời tư – thế sự) .......................................................59 2.3. Nội dung, thể tài văn xuôi phi hư cấu của Thế Lữ trên Phong Hóa, Ngày Nay .........63 2.3.1. Nhìn chung về nội dung, thể tài văn xuôi phi hư cấu của Thế Lữ .......................63 2.3.2. Bình điểm văn chương .........................................................................................64 2.3.3. Bình điểm các vấn đề văn hóa – xã hội ...............................................................69 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI THẾ LỮ TRÊN PHONG HÓA, NGÀY NAY – NHÌN TỪ GIỌNG ĐIỆU, KẾT CẤU, NGÔN TỪ ............................................................78 3.1. Giọng điệu, kết cấu, ngôn từ trong văn xuôi hư cấu ...............................................78 3.1.1. Những giọng văn mang bản sắc riêng .................................................................78 3.1.2. Kết cấu hiện đại, linh hoạt, sử dụng táo bạo, khéo léo nhiều yếu tố kinh dị, kì ảo .......................................................................................................................................83 3.1.3. Ngôn từ đập mạnh vào giác quan, tâm thức của độc giả ....................................87 3.2. Giọng điệu, kết cấu, ngôn từ trong văn xuôi phi hư cấu .........................................93 3.2.1. Giọng phê bình bút chiến, hài hước kết hợp với giọng tâm tình, khích lệ, sẻ chia .......................................................................................................................................93 3.2.2. Kết cấu linh hoạt của một lối viết gọn nhẹ, sắc bén ............................................98 3.2.3. Ngôn từ sắc sảo, linh hoạt, áp sát đời sống ........................................................99 KẾT LUẬN .........................................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................105 5
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tự lực văn đoàn (TLVĐ) là một tổ chức văn học ra đời và chính thức tồn tại trong khoảng 10 năm (Từ 1932 – 1942). Đây là khoảng thời gian mà tình hình xã hội Việt Nam có nhiều biến động, các tầng lớp nhân dân phân hóa, tinh thần nhân dân xáo trộn. Văn học thời kỳ này thay đổi từ diện mạo tới nội dung với hàng loạt những thể tài, thể loại mới hình thành và phát triển. Tự lực văn đoàn góp phần lớn vào việc thay đổi đó của văn học. TLVĐ là một văn đoàn có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động theo tôn chỉ mục đích riêng và chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực văn học. Mọi thành viên chủ chốt đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhóm. Họ hoạt động văn học và báo chí trong mối quan hệ tương hỗ trên phương tiện thể hiện là báo Phong Hóa (PH), Ngày Nay (NN). Từ những công trình nghiên cứu về TLVĐ và các thành viên chủ chốt chúng tôi thấy những điểm đáng lưu ý: - Tư liệu để nghiên cứu về TLVĐ chủ yếu trên các sách mà họ xuất bản chứ chưa đối chứng từ văn bản gốc (báo Phong Hóa, Ngày Nay) như vậy tư liệu ấy có thể chưa đầy đủ, chính xác. Tự lực văn đoàn không chỉ hoạt động trên lĩnh vực văn chương mà còn có báo chí. Vì vậy bản thân hoạt động báo chí của TLVĐ cũng cần được nghiên cứu đầy đủ hơn nếu không thì có thể chưa đầy đủ và chính xác. Vấn đề cần đặt ra là cần nhìn lại TLVĐ trong mối quan hệ với báo chí và văn hóa, văn học. - Việc nghiên cứu các tác giả cụ thể một cách tách bạch với hoạt động sôi động của TLVĐ khiến việc hiểu và đánh giá về tác giả có khi không đầy đủ, không thỏa đáng vì vậy cần phải đặt sáng tác của từng thành viên chủ chốt của TLVĐ trong hoạt động văn học – báo chí chung của nhóm thì có thể có những thỏa đáng, đầy đủ hơn. - Với trường hợp sáng tác của Thế Lữ cũng như vậy. Các công trình nghiên cứu chủ yếu đi vào mảng thơ, văn xuôi hư cấu còn văn phi hư cấu thì mới chỉ ở dạng điểm qua, chưa được nghiên cứu nhiều và sâu. Vì vậy cần phải có sự bổ sung nghiên cứu về văn xuôi phi hư cấu. Văn xuôi nghệ thuật của Thế Lữ cũng cần được nghiên cứu tổng thể, đầy đủ hơn vì các công trình chủ yếu nghiên cứu hai thể loại là truyện kinh dị và truyện trinh thám. Các nghiên cứu đã tách các tác phẩm của Thế Lữ ra khỏi báo PH, NN, tách khỏi hoạt động của TLVĐ hoặc nếu có thì chỉ là nhắc tới chứ chưa nghiên cứu sâu và chưa có công trình nào đặt Thế Lữ trong TLVĐ. Như vậy khó cắt nghĩa thỏa đáng những giá trị thơ văn của Thế Lữ. Ngoài ra Thế Lữ là tác giả, là một nhà thơ lớn được đưa vào sách giáo khoa và vì thế 6
- việc tìm hiểu đầy đủ và đánh giá đúng đắn thơ văn Thế Lữ là một việc rất quan trọng. Ngoài những công trình trên, người viết đã thấy được “ánh sáng mở đường” để có khả năng giải quyết các khúc mắc. Năm 1999 Giáo sư Phong Lê trong bài “Thạch Lam trong Tự lực văn đoàn” đã chỉ rõ “Đời văn Thạch Lam ngắn ngủi nhưng ông được hưởng tất cả ưu thế và thuận lợi của văn đoàn mình.”[51, 191]. Như vậy muốn hiểu đầy đủ, sâu sắc Thạch Lam phải gắn Thạch Lam với TLVĐ. Năm 2004, Lê Minh Truyên thực hiện luận án tiến sĩ Thạch Lam với Tự lực văn đoàn càng là minh chứng cho việc đặt sự nghiệp văn học giai đoạn này của các thành viên trong mối quan hệ với TLVĐ là đúng đắn và cần thiết. Năm 2012, Bà Phạm Thảo Nguyên, con dâu nhà thơ, nhà văn Thế Lữ, cùng các cộng sự sau thời gian dài sưu tầm đã chính thức công bố trên một vài trang mạng nhà nước toàn bộ 414 số báo Phong Hóa, Ngày Nay. Đây là tư liệu quý có độ tin cậy nhất để đánh giá đúng đắn những đóng góp của văn đoàn và của các thành viên cho tiến trình văn học nước nhà. Từ việc nhận thấy những vấn đề như trên và cũng có may mắn từ người khai mở vấn đề là giáo sư Phong Lê, có điều kiện khai thác tác phẩm từ văn bản gốc là báo PH, NN vừa công bố, chúng tôi chọn “Văn xuôi Thế Lữ trong Tự lực văn đoàn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu về Thế Lữ giai đoạn này có thể quy vào hai mảng chủ yếu là mảng thơ và văn xuôi. - Về thơ: Ngay từ khi đang hoạt động ở Phong Hóa, Thế Lữ đã được Nhất Linh, Nguyễn Tường Bách, Nguyễn Nhược Pháp, Lê Tràng Kiều,… đăng bài cổ vũ ngợi ca trên báo. Nhà phê bình Hoài Thanh đã tôn vinh Thế Lữ là “đệ nhất thi sĩ” và ngợi ca: “Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam… Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này… Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa đã tan vỡ.”[85, 163] Năm 1942, trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan nhận định về thơ Thế Lữ: “Ông là một thi sĩ có công đầu trong việc xây dựng nền Thơ mới.”[73, 171] Sau đó là hàng loạt các bài nghiên cứu, các chuyên luận về Thế Lữ của những giáo sư hàng đầu như Dương Quảng Hàm, Hà Minh Đức, Nguyễn Hoành Khung, Phan Cự Đệ, …Họ đều nhận định đóng góp của Thế Lữ vào việc hiện đại hoá thơ ca Việt Nam, người mở đầu của phong trào Thơ mới. Ngoài ra còn có các luận văn, luận án như: Năm 1999, Trần Thị Hạnh có luận văn 7
- “Thế Lữ - nhà thơ tiêu biểu cho thơ mới buổi đầu” (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Năm 2000, Nguyễn Thanh Xuân có luận văn “Những đóng góp của Thế Lữ vào giai đoạn văn học 1930 – 1945” (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 2002, Trần Trung có luận văn “Phong cách nghệ thuật thơ Thế Lữ”, (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội),… - Về văn xuôi: Không chỉ là nhà thơ chân tài, đặt nền móng vững vàng cho thơ mới, Thế Lữ còn là một nhà văn có tài, người mở đầu cho một số thể loại văn xuôi nghệ thuật. Những trang văn xuôi đặc sắc của Thế Lữ đã thực sự là những đóng góp quý vào văn xuôi Việt Nam trước cách mạng. Vũ Ngọc Phan có thể được coi là người đầu tiên nghiên cứu văn xuôi Thế Lữ. Trong cuốn “Nhà văn hiện đại” ông viết “Về tiểu thuyết, tuy loại truyện trinh thám ông chưa thành công, nhưng về những truyện ghê sợ, ông đã chứng tỏ là một tiểu thuyết gia có biệt tài.” [72, 403]. Phạm Thế Ngũ trong cuốn “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” viết “bên cạnh một Thế Lữ mở đường cho thơ mới mà ta sẽ nói về sau, còn một Thế Lữ tiểu thuyết gia cũng có nhiều đặc sắc”[61, 482]. Trong lời giới thiệu tập sách về văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945, Nguyễn Hoành Khung có viết: “Ngôi sao rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới thời kì đầu, cũng là cây bút văn xuôi đặc sắc, dồi dào, đề tài và bút pháp khá đa dạng. Ông được biết trước hết là ở loại truyện kinh dị (…) rồi loại truyện tình lãng mạn đường rừng (...) và nhất là truyện trinh thám, ông là một trong những người dẫn đầu về thể lọai tiểu thuyết ở nước ta.”[44, 423] Năm 1991, trong cuốn “Thế Lữ, cuộc đời trong nghệ thuật” tác giả Hoài Việt đã viết“Thế Lữ là một nhà thơ, nhà văn giàu tưởng tượng, giàu mộng mơ nhưng ông lại rất tỉnh táo trong phương pháp suy luận khoa học”[99, 52]. Phan Trọng Thưởng trong bài “Thế Lữ nghệ sĩ hai lần tiên phong” nhận định: "Với loại truyện li kỳ rùng rợn, không biết ông có phải là tác giả đầu tiên hay không? Nhưng với Vàng và máu (1934), ông có thể được coi là tác giả đạt đến đỉnh cao của loại truyện này" [89, 54]. Bên cạnh đó, có những bài viết cũng đi vào một vài khía cạnh trong văn xuôi Thế Lữ như bài “Thế Lữ và năm hình mẫu truyện trinh thám Edgar Poe” của Hoàng Kim Oanh. Trong bài này người viết có khẳng định “Về truyện, Thế Lữ là một trong số ít những nhà văn đầu tiên góp phần lớn hiện đại hóa truyện truyền kỳ, mở đầu truyện kinh dị huyễn tưởng hiện đại và cũng là một trong những người đặt nền móng cho thể loại truyện trinh thám Việt Nam”[101, 1] 8
- Năm 2006, Phạm Đình Ân có luận án tiến sĩ “Vị trí của Thế Lữ trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại” (Viện Văn học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Công trình đã giúp cho ta thấy được cái nhìn toàn cảnh về văn chương Thế Lữ trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, tuy nhiên về mảng văn xuôi, đặc biệt là văn xuôi phi hư cấu, ông cũng chỉ điểm xuyết để nhận xét chung. Từ những công trình nghiên cứu trên có thể nhận thấy: - Nghiên cứu về thơ Thế Lữ thì khá đầy đủ, đã làm nổi bật khá rõ những giá trị nội dung, nghệ thuật. - Về văn xuôi, một số tác phẩm, thể tài, một số mảng chưa được nghiên cứu đầy đủ và sâu như truyện thường nhật, truyện đường rừng, văn xuôi báo chí. Cần phải bổ khuyết để được đầy đủ hơn. - Chưa đặt văn xuôi Thế Lữ trong bối cảnh Tự lực văn đoàn, trong Phong Hóa, Ngày Nay để nghiên cứu sâu. Từ cách nhìn nhận trên, luận văn sẽ hệ thống hóa những chỗ còn sơ lược, đặt tác phẩm của Thế Lữ trong mối quan hệ với TLVĐ theo hướng Giáo sư Phong Lê đã làm và do đó chúng tôi tiếp cận bài nghiên cứu “Văn xuôi Thế Lữ trong Tự lực văn đoàn” (Dựa trên tư liệu báo PH, NN) 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là toàn bộ sáng tác văn xuôi Thế Lữ bao gồm cả những sáng tác hư cấu và phi hư cấu được đăng tải trên PH, NN. - Phạm vi nghiên cứu là những giá trị, đóng góp văn xuôi Thế Lữ trong mối quan hệ với hoạt động văn chương của TLVĐ. 4. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa về mặt tư liệu văn xuôi Thế Lữ theo thể tài, kiểu văn bản để tìm hiểu văn xuôi của ông đầy đủ. - Tìm hiểu những đặc điểm, giá trị văn xuôi Thế Lữ trong mối quan hệ với hoạt động văn chương – báo chí vủa TLVĐ. 5. Phương pháp nghiên cứu 9
- Triển khai đề tài “Văn xuôi Thế Lữ trong Tự lực văn đoàn”, chúng tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp hệ thống: Là phương pháp chính, nhằm thống kê, phân loại các tác phẩm văn xuôi Thế Lữ sau đó rút ra nhận xét. Phương pháp liên ngành: Phương pháp quan trọng vì tác phẩm văn xuôi của Thế Lữ giai đoạn này gắn liền với hoạt động báo chí. Phương pháp loại hình: Dựa vào đặc điểm chung của một loạt những tác phẩm để khẳng định sự tồn tại và hiệu quả thẩm mĩ của một loại hình nào đó trong văn xuôi Thế Lữ. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số thao tác như so sánh, phân tích, tổng hợp…trong luận văn của mình. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn tập trung chọn lọc, thống kê, phân loại những ấn phẩm văn xuôi Thế Lữ từ văn bản gốc và đặt chúng trong mối quan hệ với TLVĐ để thấy đầy đủ, trọn vẹn về văn xuôi Thế Lữ giai đoạn 1932 – 1942. Bên cạnh đó luận văn còn chỉ ra những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong các ấn phẩm đó nhằm góp thêm một tiếng nói mới để khẳng định và công nhận tài năng Thế Lữ một cách đúng đắn, có cơ sở. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung Tìm hiểu mối quan hệ giữa TLVĐ và Thế Lữ cụ thể là: Về mối quan hệ giữa hoạt động văn học và hoạt động báo chí của từng thành viên và của toàn nhóm Tự lực văn đoàn; Về hoạt động văn học – báo chí của Tự lực văn đoàn; Sự nghiệp văn chương của Thế Lữ trong cái nôi Phong Hóa, Ngày Nay Chương 2: Đặc điểm văn xuôi Thế Lữ trên Phong Hóa – Ngày Nay nhìn từ nội dung thể tài và kiểu văn bản Như nhan đề của chương, chương 2 sẽ tìm hiểu nội dung thể tài, kiểu văn bản làm nên đặc điểm văn xuôi Thế Lữ. Sáng tác của Thế Lữ chủ yếu đăng trên PH, NN, luận văn sẽ tập trung căn cứ vào những tác phẩm đăng báo để tìm hiểu nội dung. 10
- Chương 3: Đặc điểm văn xuôi Thế Lữ trên Phong Hóa – Ngày Nay nhìn từ giọng điệu, kết cấu, ngôn từ Làm rõ một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu trong văn xuôi Thế Lữ về phương diện giọng điệu, kết cấu, ngôn từ. 11
- Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Về mối quan hệ giữa hoạt động văn học và hoạt động báo chí của từng thành viên và của toàn nhóm Tự lực văn đoàn 1.1.1. Vài nét về nhóm Tự lực văn đoàn Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) kết thúc, Pháp là nước thắng trận nhưng lại chịu thiệt hại nặng nề về người và của. Vừa có thể củng cố địa vị “mẫu quốc”, vừa có thể vơ vét về kinh tế, Pháp một mặt cố ý duy trì nền tảng phong kiến thủ cựu ở Việt Nam một mặt đẩy mạnh việc khai thác thuộc địa, đưa văn hóa Pháp vào nhằm “đồng hóa” nước ta. Cũng từ đó, văn hóa học thuật phương Tây bắt đầu phổ cập trong nước. Những tư tưởng tự do dân chủ lan truyền đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức của dân tộc, do sách báo và du học sinh ở Pháp về cùng với những sách dịch của Trung Hoa và Châu Âu. Bên cạnh đó, sự phát triển của thương mại và kĩ nghệ làm cho giai cấp trung sản đòi hỏi một sự thay đổi về chính trị. Cùng với tình hình chính trị, trạng thái văn học nước ta cũng có sự thay đổi. Tiếng quốc ngữ đã được phổ biến rộng rãi thành ngôn ngữ quốc gia. Có nhiều nguyên nhân nhưng một trong số ấy là do ảnh hưởng rộng lớn của báo chí. Những tờ báo lớn lần lượt ra đời như Đông Dương tạp chí (1913), Nam Phong tạp chí (1917), Phụ nữ tân văn (1929), Đông Tây (1930), Gia Định báo…đã thúc đẩy ngôn ngữ quốc gia nói chung và văn học nói riêng lên một bước mới. Tự lực văn đoàn ra đời trong hoàn cảnh ấy. TLVĐ là một văn đoàn do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) khởi xướng và bắt đầu hình thành vào cuối năm 1932, chính thức tuyên bố thành lập vào ngày thứ Sáu, 2 tháng 3 năm 1934 (tuần báo Phong Hóa số 87). Đây là một tổ chức văn học đầu tiên của Việt Nam mang đầy đủ tính chất một hội đoàn sáng tác theo nghĩa hiện đại, và là một tổ chức văn học đầu tiên trong lịch sử văn học của dân tộc Việt do tư nhân chủ xướng, không dính líu đến vua quan, thân hào như các thi xã kiểu cũ (như Tao đàn Nhị thập bát Tú, Tao đàn Chiêu Anh Các, Mặc Vân thi xã), và cũng không phát ngôn cho tiếng nói của quyền lực (như các nhóm Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí,...). Đứng về mặt xã hội, các thành viên trong văn đoàn ấy đều là dân thường, nhưng họ lại tập hợp nhau lại vì một lý tưởng muốn cống hiến cho văn học, thông qua văn học mà đóng góp cho xã hội, và cùng chung sức nhau xã hội hóa hoạt động sáng tác của họ, trong sự vận hành của cơ chế thị trường văn học nghệ thuật đang dấy lên từ Nam ra Bắc thuở bấy giờ. Trong khoảng 10 năm (1932 – 1942) tồn tại, văn 12
- đoàn ấy với những sáng tác văn học, hoạt động báo chí, xuất bản sách, trao giải thưởng,...đã tạo nhiều ảnh hưởng đến văn học và xã hội Việt Nam ở thời kỳ đó. Nguyễn Tường Tam, người chủ xướng của văn đoàn, vốn là người có tinh thần cấp tiến từ lúc còn trẻ, chịu ảnh hưởng của phong trào yêu nước những năm 1925-1926. Sau khi học ở Pháp về (1930), với bằng cử nhân khoa học, để kiếm được một địa vị trong xã hội đối với Nguyễn Tường Tam không có gì khó, nhưng ông đã sớm tập hợp anh em đồng chí dấn bước vào nghề báo đầy chông gai để có dịp thực hiện giấc mộng vẫn ám ảnh mãi trong tâm trí mình. Sau thời gian đầu xin giấy phép ra báo Tiếng cười nhưng không được thì cơ hội đến. Phong Hóa là một tuần báo xuất bản tại Hà Nội. Mười ba số đầu do Phạm Hữu Ninh làm quản lý và Nguyễn Hữu Mai làm Giám đốc chính trị nhưng do “sắp sửa phải đình bản vì không có gì mới mẻ để bạn đọc chú ý” nên đã nhượng lại cho Nguyễn Tường Tam. Nguyễn Tường Tam cùng với sáu người anh em bạn hữu đã làm cho Phong Hóa trở thành “một trái bom nổ” trong làng báo Việt Nam. Lúc đầu, nhóm có sáu thành viên gồm: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) là trưởng đoàn cũng là Giám đốc báo Phong Hóa, Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu). Sau này kết nạp thêm thành viên thứ bảy là Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu). Mặc dù sau này, khi vị thế của nhóm bút đã có tầm ảnh hưởng rộng lớn và có nhiều người cộng tác thường xuyên nhưng họ vẫn không kết nạp thêm. Có thể họ vì muốn bắt chước phái Pleiade (Thất tinh) của Pháp vào thế kỉ thứ XVI. Bên cạnh bảy thành viên chủ chốt ấy thì có những cộng sự viên khác là các nhà văn, nhà thơ như Huy Cận, Trọng Lang, Đoàn Phú Tứ, Đỗ Đức Thu, Trần Tiêu, Thanh Tịnh, Phạm Cao Củng, Nguyễn Khắc Hiếu, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Đinh Hùng, Nguyễn Công Hoan, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Tường Bách,... và các họa sĩ như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cát Tường, Lê Minh Đức (tạo ra nhân vật Xã Xệ),.... Hoạt động của TLVĐ chủ yếu là viết báo và làm văn. Cơ quan ngôn luận của họ là tuần báo Phong Hóa (1932 – 1936) và Ngày Nay (1935 – 1940). Đó là hai tạp chí văn chương rất có giá trị. Ngoài ra còn có nhà xuất bản Đời Nay để tự xuất bản sách của mình. Trụ sở chính của văn đoàn đặt ở nhà số 80 phố Quán Thánh, Hà Nội. Đây là nơi làm việc, cũng là căn nhà chung của anh em trong TLVĐ. Họ cùng nhau làm việc, cùng nhau đồng cam cộng khổ để theo đuổi mục đích chung. Ra đời từ cuối năm 1932 nhưng tới ngày 2 Mars 1934 trong trang hai của báo Phong Hóa, TLVĐ mới chính thức ra tuyên bố thành lập. Nói về việc ra đời nhóm bút, Tú Mỡ kể, do làm nhiều mà khi tính sổ vẫn không thấy lãi nên “Anh Tam bèn họp bàn với anh em, và 13
- đồng ý với nhau rằng: Không thể chơi với nhà tư sản được. Quyết định thành lập “Tự lực văn đoàn” trên nguyên tắc làm ăn dựa vào sức mình, theo tinh thần anh em một nhà; tổ chức không quá 10 người nên không phải xin phép Nhà nước; không cần có văn bản điều lệ: lấy lòng tin nhau làm cốt, chỉ nêu ra trong nội bộ mục đích tôn chỉ, anh em tự giác tuân theo…” [58, 140]. Cũng trong số này, TLVĐ đã ra tuyên ngôn, tôn chỉ hoạt động của mình. Tuyên ngôn của TLVĐ là: “Tự lực văn đoàn họp những người đồng chí trong văn giới; người trong đoàn đối với nhau cốt có liên lạc về tinh thần, cùng nhau theo đuổi một tôn chỉ, hết sức giúp nhau để đạt được mục đích chung, hết sức che chở nhau trong những công cuộc có tính cách văn chương(...)Sau này nếu có thể được, Văn đoàn sẽ đặt giải thưởng gọi là giải thưởng Tự Lực văn đoàn để thưởng những tác phẩm có giá trị và hợp với tôn chỉ của Đoàn.”[PH số 87,2]. Tôn chỉ gồm mười điều: “1. Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thôi: mục đích là để làm giàu thêm văn sản trong nước. 2. Soạn hay dịch những cuốn sách có tư tưởng xã hội. Chú ý làm cho Người và cho Xã- hội ngày một hay hơn. 3. Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những sách có tính cách bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân. 4. Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối văn thật có tính cách An Nam. 5. Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có trí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. 6. Ca tụng những nết hay vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả qúi phái. 7. Trọng tự do cá nhân. 8. Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa. 9. Đem phương pháp khoa học thái tây ứng dụng vào văn chương Annam 10. Theo một trong 9 điều này cũng được, miễn là đừng trái ngược với những điều khác.”[ [PH số 87,2]. Từ tôn chỉ, mục đích cũng như quá trình hoạt động thông qua hai tuần báo PH, NN, ta 14
- nhận thấy TLVĐ đã đề ra và thực hiện hai chủ trương lớn là chủ trương văn học và chủ trương xã hội. Chủ trương văn học: Về hình thức: Họ là những người đầu tiên áp dụng cú pháp của Tây phương. Họ tận dụng mọi khả năng mô tả của tiếng Việt bằng cách tạo ra một lối hành văn hoàn toàn mới, uyển chuyển, trong sáng, linh động và nhẹ nhàng để diễn tả những khía cạnh khác nhau của tâm lí, của tư tưởng. Về nội dung: Sau khi trau dồi văn tự, họ dùng nó làm lợi khi truyền bá tư tưởng mới, mô tả tình cảm của thời đại, nghiên cứu phong tục, xây dựng luận đề. Chủ trương xã hội: TLVĐ chủ trương cải tạo xã hội theo tinh thần mới. Một mặt họ vạch trần, đả phá những cái mà họ cho là lỗi thời như những tập tục cổ hủ, những nguyên tắc luân lý lỗi thời, những nếp sống tinh thần lạc hậu; một mặt họ kêu gọi dân chúng cởi bỏ những xiềng xích cũ, mạnh dạn sống đời sống mới, tự do và tự lập. Theo họ, cái thành trì vững chãi nhất của phong kiến là chế độ đại gia đình với quyền uy tuyệt đối của cha mẹ, sự nô dịch phái nữ gây nên những hủ tục ép duyên, gả bán, làm lẽ, đa thê,… Rất nhiều những tác phẩm văn học của Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng,… công kích thẳng vào thành trì ấy. Bên cạnh đó, bằng những bài phóng sự của Trọng Lang, Thế Lữ, những bài thơ trong mục Giòng nước ngược của Tú Mỡ,… đã công kích vào tận gốc rễ những thói xấu, những mối nguy hại cho người dân như thói cờ bạc, rượu chè, nạn trộm cướp hoành hành, nạn mê tín dị đoan, nạn chạy quyền chạy chức mà không có thực lực của các ông nghị viên, nạn bát nháo trong các dịp hội hè,… Như vậy, bằng những hoạt động văn học và báo chí của mình, TLVĐ đã trở thành nhóm quan trọng, nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học hiện đại. 1.1.2. Mối quan hệ hai chiều giữa hoạt động văn học – báo chí của từng thành viên và của toàn nhóm Tự lực văn đoàn Văn học và báo chí từ đầu thế kỷ XX đã có mối quan hệ lịch sử tự nhiên. Địa hạt văn chương đã cung ứng cho báo chí một nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng. Trên thực tế, đội ngũ nhà báo Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu như đều là nhà văn. Báo chí là miền thu hút những người vốn chuyên làm văn chương, những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng vào làng của mình. Sự thật, một nguyên lý bất di bất dịch của một tác phẩm 15
- báo chí hay văn chương, người viết đều bắt đầu từ nội dung, đó là các hiện tượng mang tính sự kiện nghĩa là các hiện tượng có vấn đề. Cả nhà văn lẫn nhà báo đều kiếm tìm điều đó và giải quyết nó nhằm thúc đẩy cuộc sống phát triển. Rõ ràng sự gặp gỡ của văn chương và báo chí đã tạo ra một nguồn năng lượng rất lớn để có thể bùng nổ những tài năng nghệ sĩ. Văn chương đã không chỉ nâng cao bút lực mà còn góp phần quan trọng vào việc tăng cường bút hồn cho mỗi bài báo. Là một nhóm bút ra đời từ hoạt động làm báo, TLVĐ cũng như các thành viên đã chứng minh rõ mối quan hệ gắn bó, khăng khít, hai chiều giữa văn học và báo chí. Bảy thành viên chủ chốt của báo PH, NN trước hết được mọi người biết tới là những nhà văn, nhà thơ. Nhưng để duy trì tờ báo, ngoài việc lựa chọn các bài viết của những người cộng tác thì họ còn phải sáng tác, viết bài báo. Những tác phẩm văn chương đăng trên báo ngoài mang trách nhiệm của một sản phẩm văn chương nó còn đáp ứng mục tiêu báo chí. Như vậy, họ vừa hoạt động văn học, vừa hoạt động báo chí. Hai hoạt động này của họ đi song hành, bổ sung và hỗ trợ nhau. Nguyễn Thành Thi đã nhận định, “Trong hoạt động của TLVĐ, việc vạch một đường biên giữa hoạt động báo chí và hoạt động văn chương của văn đoàn là không đơn giản bởi tính chất “hai trong một” của nó. Phong Hóa, Ngày Nay chủ yếu là báo văn; tác phẩm văn chương đăng trên các báo này, không phải là tác phẩm báo chí, song lại nhằm thực hiện mục tiêu của báo chí. Tuy vậy, mỗi kì báo cũng chỉ đăng tải một số tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, thơ văn trào phúng, phóng sự văn học; còn lại là tin, bài, (tin vắn, phóng sự điều tra, xã luận, phê bình báo chí), tranh ảnh minh họa, tranh châm biếm, đả kích. Hai mảng tác phẩm (văn học và báo chí) tương hỗ cho nhau, phát huy thế mạnh của cả sự khác biệt lẫn tương đồng giữa chúng. Nhiều khi, để hướng đến mục tiêu chung, tác phẩm báo phải văn chương hóa hoặc tác phẩm văn học phải báo chí hóa ở một vài phương diện nào đó. Ví dụ: các phóng sự báo chí của Phong Hóa, Ngày Nay thường rất đậm chất văn chương, phần nhiều mang dáng dấp tác phẩm văn học; tiểu thuyết đăng trên các báo này thành nhiều kì, để tiện cho người đọc theo dõi, tất nhiên cũng phải sử dụng đến kĩ thuật, tiểu xảo của báo chí, cách tổ chức trần thuật trong tác phẩm cũng phải thích ứng. Vì thế, nghiên cứu văn xuôi TLVĐ, không thể không chú ý đến đặc điểm này: đó là những sáng tác mà cái đẹp, giá trị nhận thức -thẩm mĩ của nó được tạo tác trên lằn ranh báo chí và văn chương, gắn với các bối cảnh chính trị xã hội, văn hóa rất cụ thể.”[96, 33]. Theo Tú Mỡ, mỗi thành viên chủ chốt thay nhau làm chủ bút trong sáu tháng. Họ viết báo, viết văn, làm thơ…dưới nhiều bút danh khác nhau. Như Nguyễn Tường Tam có các 16
- bút danh Nhất Linh, Bảo Sơn, Đông Sơn,…; Trần Khánh Giư có bút danh Khái Hưng; Nguyễn Tường Long có bút danh Hoàng Đạo, Tứ Ly; Nguyễn Thế Lữ có bút danh Thế Lữ, Lê Ta; Nguyễn Tường Lân có bút danh Thạch Lam, Việt Sinh,...Hồ Trọng Hiếu có bút danh Tú Mỡ. Báo PH, NN được các thành viên làm cho trở thành những tờ báo được mọi tầng lớp quần chúng thời ấy hoan nghênh nhiệt liệt vì nó đáp ứng nhu cầu của trí thức, của bình dân. Nó vạch mặt, chế giễu những kẻ tai to mặt lớn, sống trên thì áp bức bóc lột dưới thì luồn cúi xu nịnh mà người bình dân căm ghét. Nó bàn đến và tìm cách thực hiện một cuộc đời tươi sáng thay vào cuộc sống tối tăm, bùn lầy nước đọng. Về văn chương, nó phát huy một lối văn quốc ngữ trong sáng, phê phán, đẩy lùi thứ văn lai căng hoặc thứ văn khuôn sáo trung đại. Những hoạt động này luôn được thực hiện thường xuyên, lồng ghép vào nhau. Để đạt những mục tiêu của văn học, của hoạt động báo chí mà nhóm đề ra, các thành viên chủ chốt của nhóm phải làm việc liên tục tuy nhiên không chồng chéo công việc lên nhau. Nguyễn Tường Tam là người có tài, có tâm và có tầm nhìn, biết đoàn kết cả nhóm trong một ý hướng chung, lại biết khơi gợi đúng thiên hướng của từng người để mỗi tác giả trở thành một cây bút chuyên biệt nổi danh về một thể loại. Như Khái Hưng được ông khuyến khích chuyển từ lối viết luận thuyết trên các báo Văn học tạp chí, Duy tân (dưới bút danh Bán Than) sang viết tiểu thuyết; Tú Mỡ được ông gợi ý chuyên làm thơ trào phúng; Trọng Lang được ông cổ vũ đi hẳn vào phóng sự; còn Thế Lữ dưới con mắt Nguyễn Tường Tam phải là người mở đầu cho "thơ mới". Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu của mình thì các thành viên nói riêng cũng như toàn nhóm TLVĐ cùng một lúc có thể thực hiện nhiều công việc của báo chí và văn học khác nhau. Có thể nói, trong Tự lực văn đoàn các thành viên và toàn nhóm đã luôn thể hiện mối quan hệ hai chiều giữa văn học và báo chí. 1.2. Về hoạt động văn học – báo chí của Tự lực văn đoàn 1.2.1. Tự lực văn đoàn và các thành viên Nhóm TLVĐ gồm bảy thành viên chủ chốt. Họ hoạt động văn học và báo chí trong mối quan hệ tương hỗ. Về hoạt động văn học: Với mục đích sử dụng phương pháp thái tây, sửa đổi lối viết, xây 17
- dựng một nền văn chương tiếng Việt đại chúng, vạch trần tính chất lỗi thời của những tàn dư Nho giáo đang ngự trị trong xã hội,… có những tiểu thuyết của Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Thế Lữ,… Bên cạnh đó là Thơ mới. Với việc cổ súy cho thơ mới, họ cho đăng những bài như Tình già của Phan Khôi và mấy bài của Lưu Trọng Lư đã khơi dậy nhiều tiềm năng thơ mới. Thế Lữ nổi bật với những bài Nhớ rừng, Tiếng sáo thiên thai,…được Nhất Linh viết bài giới thiệu đã đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn cho Thơ mới. Sau đó, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,… đã làm cho Thơ mới nổi lên như diều gặp gió. Bảng 1.1. Thống kê thể loại văn học mà các nhà văn chủ chốt có trên các mục báo Thể loại Tác giả Tác phẩm tiêu biểu Thơ Tú Mỡ, Thế Lữ, Giòng nước ngược, Xuân Diệu Mấy vần thơ, Thơ thơ,… Tiểu thuyết, truyện ngắn Nhất Linh, Khái Đoạn tuyệt, Đời mưa Hưng, Thạch Lam, Thế gió, Nắng trong vườn, Mai Lữ Hương và Lê Phong,… Dịch thuật Thế Lữ, Thạch Lam Về hoạt động báo chí: Mỗi thành viên trong nhóm thay nhau làm chủ bút trong sáu tháng. Những thành viên vẫn đều đặn chịu trách nhiệm trên một số mục nhất định của báo. 18
- Bảng 1.2. Thống kê các mục báo mà các thành viên chủ chốt thường phụ trách trên Phong Hóa và Ngày Nay Mục báo Công việc chính Người phụ trách chính Từ cao đến thấp Nói về người Tứ Ly (Nguyễn Tường Long) Từ nhỏ đến nhớn Nói về việc Tứ Ly (Nguyễn Tường Long) Bàn ngang Nói ngược mà hiểu Tứ Ly (Nguyễn Tường ra xuôi Long) Những hạt đậu dọn Vạch làm trò cười Nhị Linh (Trần Khánh những câu văn sai, viết Giư) ẩu, ngớ ngẩn nhặt ở các sách báo Cuộc điểm báo Điểm cười những Nhị Linh (Trần Khánh điều sai trái lố bịch nhặt ở Giư) các báo Giòng nước ngược Thơ trào phúng Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu) Tin thơ Phê bình thơ trong Lê Ta (Nguyễn Thế Lữ) nước và nước ngoài Bùn lầy nước đọng Đòi chính quyền Hoàng Đạo (Nguyễn thực dân giải quyết như Tường Long) vấn đề tự do của nghiệp đoàn, của báo chí, của dân quê Trước vành móng Bàn về vấn đề công Hoàng Đạo (Nguyễn ngựa. bằng và luật pháp Tường Long) 19
- Tin tức Các tin trong nước Nhất Linh (Nguyễn và ngoài nước Tường Tam) Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động có những mục luôn cố định người đảm trách như Giòng nước ngược (Tú Mỡ), Tin thơ (Thế Lữ),… thì nhiều mục có sự thay đổi, tham gia của nhiều người khác. Ví dụ như mục Điểm báo có cả Khái Hưng, Nhất Linh, mục Tin tức có cả Thạch Lam tham gia,…. Các thành viên trong nhóm ai cũng đảm trách cả hai hoạt động văn học và báo chí. Hai hoạt động này được thực hiện nhiều khi đồng thời trong cá nhân thành viên nói riêng và trong toàn nhóm nói chung. Vì thế, hoạt động báo chí cũng như hoạt động văn chương của văn đoàn trở nên đều tay và ổn định. Mọi thành viên đều có mối quan hệ tương hỗ, họ được phát huy điểm mạnh của cá nhân nhưng đồng thời cũng tạo nên sức mạnh của tập thể trong công việc chung. 1.2.2. Các mặt hoạt động và ảnh hưởng 1.2.2.1. Các mặt hoạt động của Tự lực văn đoàn Hoạt động của TLVĐ trên hai tuần báo PH, NN bao gồm nhiều lĩnh vực. Là một tuần báo nên PH, NN đã đề cập đến nhiều vấn đề về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và ngoài nước, cung cấp tin tức, thỏa mãn nhu cầu thông tin đến người đọc. Những sự kiện lịch sử trọng đại như việc Nhật vào Đông Dương đến những sự việc nhỏ mang tính làng xã như trộm cắp ở làng quê đều đươc nhóm khai thác. Bên cạnh đó những tác phẩm văn học ra đời liên tục với mong muốn vừa đảm bảo cải cách văn chương, vừa đảm bảo cải cách xã hội. Có thể quy hoạt động của TLVĐ vào ba nhóm lớn: Hoạt động văn học – báo chí, Hoạt động văn hóa – xã hội và Hoạt động chính trị Hoạt động văn học – báo chí đồng thời song hành tồn tại từ giai đoạn đầu. Hoạt động văn hóa - xã hội phát triển mạnh ở giai đoạn giữa. Hoạt động chính trị của nhóm chủ yếu tập trung vào những người đứng đầu như Nhất Linh, Hoàng Đạo, xuất hiện và chiếm lĩnh văn đàn ở giai đoạn cuối. Giai đoạn đầu TLVĐ chủ yếu là những hoạt động văn học – báo chí. Nó mang lại những thành công lớn cho TLVĐ. Nhận xét về báo, chính TLVĐ có nói “Phong-hóa ra đời, chú trọng về trào-phúng và văn-chương, được các bạn hoan nghênh và đã xô báo giới đi một bước tiến khá dài, và đã từng phá tan bớt những hủ kiến làm cho nó mờ mịt khối óc người 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 310 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 231 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - Những tương đồng và dị biệt
126 p | 168 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn
123 p | 295 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 307 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 192 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh "trăng" trong thơ Thiền Lý Trần Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc
219 p | 169 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của thơ ca Tùng Thiện Vương trong văn học trung đại Việt Nam
137 p | 116 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 129 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 105 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 160 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm thức thời gian trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ sonnet Shakespeare
249 p | 76 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 124 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XX
129 p | 97 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 94 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 96 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn