intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng dưới góc nhìn phê bình nữ quyền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

39
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng dưới góc nhìn phê bình nữ quyền" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng dưới góc nhìn phê bình nữ quyền, từ đó chỉ ra ý thức nữ quyền được thể hiện trong tác phẩm. Phát hiện và phân tích yếu tố nữ quyền trên bình diện nội dung và nghệ thuật trong các tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng dưới góc nhìn phê bình nữ quyền

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ TUYẾT TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG DƢỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LU N VĂN THẠC S BÌNH DƢƠNG – 2022
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ TUYẾT TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG DƢỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LU N VĂN THẠC S NGƢỜI HƢỚNG D N HOA HỌC PGS.TS VÕ VĂN NHƠN BÌNH DƢƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Mọi tƣ liệu, kết quả trình bày trong luận văn đều trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác, các trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Ngƣời thực hiện Lê Thị Tuyết i
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến: PGS.TS Võ Văn Nhơn, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi trong quá trình viết và hoàn thành luận văn. Viện đào tạo sau đại học Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một cùng các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Ban giám hiệu Trƣờng THPT Bến Cát, tổ Ngữ Văn nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ tập. Xin gửi tất cả tình cảm và lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên, chia sẻ giúp tôi hoàn thành khóa học và luận văn đúng thời hạn. ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 2 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 8 6. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 9 7. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................. 9 Chƣơng 1. HÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN VÀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ HOÀNG .................................................................................... 10 1.1. Lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền ...................................... 10 1.1.1. Lý thuyết nữ quyền ................................................................................ 10 1.1.2. Phê bình văn học nữ quyền .................................................................... 16 1.2. Xã hội miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 và nhà văn Nguyễn Thị Hoàng ... 21 1.2.1. Bối cảnh xã hội miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 ............................... 21 1.2.1.1. Khái lƣợc về bối cảnh lịch sử, xã hội ............................................. 21 1.2.1.2. Khái lƣợc về bối cảnh văn hóa ....................................................... 23 1.2.2. Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng .................................................................. 26 1.2.2.1. Sơ lƣợc về cuộc đời ........................................................................ 26 1.2.2.2. Khái quát về sự nghiệp ................................................................... 28 Tiểu kết ................................................................................................................ 31 Chƣơng 2. NỘI DUNG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG DƢỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN .................................................. 32 2.1. Những cảm hứng chính trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng ............... 32 2.1.1. Chiến tranh và phận ngƣời ..................................................................... 32 2.1.2. Tình yêu và tình dục .............................................................................. 36 iii
  6. 2.2. Kiểu nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng ......................... 46 2.2.1. Nhân vật tìm kiếm bản thể ..................................................................... 46 2.2.2. Nhân vật bi kịch ..................................................................................... 51 2.2.3. Nhân vật nổi loạn ................................................................................... 55 Tiểu kết ................................................................................................................ 63 Chƣơng 3. NGHỆ THU T TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG DƢỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN .................................................. 64 3.1. Điểm nhìn trần thuật mang cảm thức giới..................................................... 64 3.1.1. Điểm nhìn của ngƣời kể chuyện ............................................................ 64 3.1.2. Điểm nhìn của nhân vật ......................................................................... 67 3.2. Ngôn ngữ trần thuật giàu cảm thức giới ....................................................... 70 3.2.1. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện giàu nhạc tính ............................................ 70 3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật giàu cá tính ............................................................. 74 3.2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại ......................................................................... 75 3.2.2.2. Ngôn ngữ độc thoại ........................................................................ 78 3.3. Giọng điệu dạt dào thiên tính nữ ................................................................... 82 3.3.1. Giọng trữ tình, thƣơng cảm ................................................................... 82 3.3.2. Giọng chất vấn, hoài nghi ...................................................................... 85 3.3.3. Giọng triết lý, chiêm nghiệm ................................................................. 89 Tiểu kết ................................................................................................................ 94 ẾT LU N ......................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM HẢO ................................................................................. 99 PHỤ LỤC iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cuối thế kỉ XIX phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, tạo nên những làn sóng đấu tranh đòi quyền bình đẳng và tiến bộ cho phụ nữ. Cuộc đấu tranh giành lại vị thế cho phái nữ không chỉ diễn ra trong đời sống kinh tế, chính trị xã hội mà còn diễn ra trong đời sống văn học. Phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho giới nữ đã ảnh hƣởng mạnh mẽ và tác động sâu rộng đến văn học. Phụ nữ dần trở thành đối tƣợng trung tâm, đối tƣợng phản ánh của văn học. Họ đã khơi nguồn cảm hứng cho sáng tác văn chƣơng, trở thành những hình tƣợng văn học với những thông điệp có ý nghĩa sâu sắc về giới. Chính sự thay đổi to lớn này đã tạo nên âm hƣởng nữ quyền mạnh mẽ. Âm hƣởng này ngày càng len lỏi vào văn học và ngấm sâu vào tƣ duy của các nhà văn tạo nên một thế giới hình tƣợng mới mẻ trong sáng tác văn chƣơng. Tƣ tƣởng nữ quyền của các nƣớc Phƣơng Tây đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu phê bình văn học nữ quyền ở Việt Nam. Đặc biệt ở nƣớc ta, chịu sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo, phong kiến “trọng nam khinh nữ” đã tạo nên nhiều sự bất công cho ngƣời phụ nữ. Vì vậy, đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ không chỉ là vấn đề cấp bách của xã hội mà còn là sứ mệnh của văn chƣơng. Bởi lẽ, văn học không chỉ đơn giản hƣớng con ngƣời đến với các đẹp, cái thiện mà nó còn phải phản ánh đƣợc hiện thực cuộc sống với những vấn đề mang giá trị nhân văn sâu sắc. Theo đó, tác phẩm văn học cần cất lên tiếng nói của ngƣời phụ nữ và vì phụ nữ. Chính điều này đã tạo nên những tác phẩm văn học mang âm hƣởng nữ quyền và thể hiện sự ý thức về giới một cách mạnh mẽ. Phê bình văn học nữ quyền trở thành hƣớng nghiên cứu mới và khơi nguồn sáng tạo cho văn học Việt Nam nói chung và văn học Nam Bộ nói riêng. Đầu thế kỷ XX, trên văn đàn Nam Bộ đã xuất hiện một số tác phẩm văn học lấy ngƣời phụ nữ làm hình tƣợng trung tâm để phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến giới nữ. Đến nửa cuối thế kỷ XX, vấn đề nữ quyền trở thành đề tài nóng bỏng trong văn chƣơng. Các nhà văn nữ xuất hiện với nhiều phong cách khác nhau. Trong số những cây bút nữ ấy, Nguyễn Thị Hoàng đƣợc xem là cây bút tiêu biểu 1
  8. với lối viết chân thật và đầy táo bạo, nhà văn đã đề cập đến vấn đề nữ quyền cùng những thông điệp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nguyễn Thị Hoàng dùng ngòi bút và tài năng của mình khai thác, khám phá, miêu tả đời sống của ngƣời phụ nữ dƣới nhiều khía cạnh. Qua tiểu thuyết, nhà văn đem đến cho chúng ta những suy ngẫm về giới nữ với những suy nghĩ, trăn trở và cả những hành động đầy táo bạo. Các tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng đều lấy phụ nữ làm hình tƣợng trung tâm. Mỗi tiểu thuyết đều xoay quanh câu chuyện về cuộc đời của ngƣời phụ nữ. Đó là một thế giới đầy phức tạp, bí ẩn và táo bạo. Là một cây bút nữ đầy tài năng, thế nhƣng tiểu thuyết của nhà văn lại bị bỏ quên trong một thời gian dài. Đến tháng 3 năm 2021, Vòng tay học trò cùng bốn tiểu thuyết khác của nhà văn đƣợc Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn cho tái bản. Đây là cơ hội để chúng ta tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng. Nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng dƣới góc nhìn phê bình nữ quyền sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về ý thức nữ quyền trong văn học miền Nam trƣớc năm 1975, đồng thời qua tiểu thuyết của nhà văn ngƣời đọc sẽ thấy đƣợc thế giới nữ với những thông điệp mang giá trị nhân văn sâu sắc. Chính vì những điều nói trên, ngƣời viết lựa chọn đề tài Tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng dưới góc nhìn phê bình nữ quyền. 2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng dƣới góc nhìn phê bình nữ quyền, từ đó chỉ ra ý thức nữ quyền đƣợc thể hiện trong tác phẩm. Phát hiện và phân tích yếu tố nữ quyền trên bình diện nội dung và nghệ thuật trong các tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng. Qua việc tìm hiểu tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng dƣới góc nhìn phê bình nữ quyền, chúng tôi mong muốn đề tài đem lại sự đánh giá khách quan về giá trị của tiểu thuyết và những đóng góp của tác giả. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3.1. Tình hình nghiên cứu nữ quyền trong văn xuôi Nam Bộ giai đoạn 1954 - 1975 2
  9. Tiếp thu tƣ tƣởng nữ quyền của Phƣơng Tây, văn học Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 xuất hiện nhiều tác phẩm mang âm hƣởng nữ quyền. Đặc biệt là văn chƣơng đô thị miền Nam với nhiều cây bút sáng tạo và những tác phẩm thể hiện ý thức nữ quyền sâu sắc. Sự xuất hiện của dòng văn học nữ quyền góp phần tạo nên sự phong phú cho văn học Việt Nam nói chung và mang lại một diện mạo mới cho văn chƣơng đô thị miền Nam nói riêng. Gắn liền với những tác phẩm văn học thể hiện ý thức về giới là sự ra đời của một số công trình nghiên cứu nữ quyền trong văn học. Nhà văn Doãn Quốc Sỹ trong cuốn Văn học và tiểu thuyết (1973), với phần “Đồ biểu văn xuôi Việt Nam” đã thống kê các tác giả văn xuôi ở miền Nam với những những nhận định và đóng góp của các cây bút nữ. Nhà văn Võ Phiến với cuốn Văn học miền Nam – Tổng quan (1986) đã chỉ ra âm hƣởng nữ quyền trong văn xuôi đô thị miền Nam và những nét riêng của các nhà văn nữ: Nhã Ca là tiếng nói của sự tự do, là phong cách phóng khoáng, độc lập. Nguyễn Thị Thụy Vũ và Túy Hồng lại bạo dạn và táo bạo trong việc xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ. Còn Nguyễn Thị Hoàng là cây bút đầy táo bạo và để lại nhiều dấu ấn khi viết về đề tài tình yêu. Trên trang web http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn, tác giả Lý Lan có bài viết Phê bình văn học nữ quyền. Trong bài viết này tác giả đã đƣa ra một số nhận định khái quát về phê bình văn học nữ quyền và sự vận dụng của phê bình văn học nữ quyền ở Việt Nam. Trên Tạp chí Nghiên cứu văn học (Viện Văn học, số tháng 7/2010), tác giả Hồ Khánh Vân có bài viết Ý thức nữ quyền và sự phát triển bước đầu của văn học nữ Nam Bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đầu thế kỉ XX. Bài viết khẳng định đầu thế kỉ XX là giai đoạn sôi nổi của tƣ tƣởng nữ quyền Việt Nam và điểm qua một số tác giả có đóng góp trong việc nghiên cứu văn học dƣới góc nhìn nữ quyền nhƣ Phan Khôi, Nguyễn Thị Kiêm. Tuy nhiên, tác giả cho rằng ý thức nữ quyền trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX chƣa hình thành một hệ thống tƣ tƣởng, một khuynh hƣớng nghiên cứu rõ ràng, mạnh mẽ. Ngoài ra, Hồ Khánh Vân có nhiều bài viết đi sâu tìm hiểu về lý thuyết nữ quyền và văn 3
  10. học nữ quyền. Trong đó bài viết Bước đầu xác lập một số khái niệm trong phê bình văn học nữ quyền đăng trên Tạp chí Đại học Sài Gòn (số chuyên đề năm 2010 – Niên giám Bình luận Văn học 2010), tác giả đã đƣa ra những khái niệm liên quan đến lĩnh vực phê bình nữ quyền nhƣ giới tính, nữ tính, nữ quyền, văn học nữ, văn học nữ tính, văn học nữ quyền. Cũng trên Tạp chí Đại học Sài Gòn, Hồ Khánh Vân viết bài Từ quan niệm về lối viết nữ đến việc xác lập một phương pháp nghiên cứu trong phê bình nữ quyền (Niên giám Bình luận Văn học 2011), với bài viết này tác giả đã chỉ ra những đặc trƣng cơ bản của lối viết nữ và một số phƣơng pháp nghiên cứu trong phê bình nữ quyền. 3.2. Những bài báo, công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng Nguyễn Thị Hoàng là một trong những nhà văn nữ tiêu biểu của văn học miền Nam trƣớc năm 1975. Tên tuổi của nhà văn gắn với tiểu thuyết Vòng tay học trò. Đây là cuốn tiểu thuyết gây ra nhiều tranh luận. Năm 1964, Vòng tay học trò đƣợc đăng trên tạp chí Bách Khoa, cuốn tiểu thuyết vừa đƣợc đón nhận nồng nhiệt, vừa gây nên những tranh luận, bàn tán không ngớt. Năm 1966, tiểu thuyết Vòng tay học trò đƣợc xuất bản thành sách và trở thành đề tài nóng trên văn đàn lúc bấy giờ. Ngoài Vòng tay học trò, Nguyễn Thị Hoàng còn viết nhiều tiểu thuyết khác, tuy nhiên các tiểu thuyết của nhà văn đã vắng bóng trong một thời gian dài nên độc giả ít có cơ hội để tìm hiểu về cây bút nữ này cùng với những tác phẩm mang phong cách riêng của nhà văn. Vì vậy, sự trở lại của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng cùng với những tác phẩm – đứa con tinh thần của tác giả là cơ hội quý báu để độc giả đƣợc tiếp cận tìm hiểu. Xoay quanh tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng có một số bài viết sau: Nhà văn Võ Phiến với cuốn Văn học miền Nam – Tổng quan (1986) đã nhận định Nguyễn Thị Hoàng là cây bút táo bạo. Đồng thời, tác giả cho rằng tiểu thuyết viết về tình yêu của Nguyễn Thị Hoàng có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với công chúng văn học. Trần Hữu Tá với cuốn Nhìn lại một chặng đường văn học (2000) đã khái quát một số ý kiến phê phán về Vòng tay học trò của các cây bút phê bình. Đó là 4
  11. ý kiến của Lê Nguyên Trung trên Tin Văn ngày 02/06/1967. Ý kiến của Long Điền trên Thần Chung. Đó là ý kiến của Hội bảo vệ Nhân phẩm và Quyền lợi phụ nữ, hội này cho rằng Vòng tay học trò là cuốn sách đồi trụy, vì vậy hội lên tiếng yêu cầu những ngƣời có chức trách phải có thái độ và biện pháp cứng rắn đối với Vòng tay học trò. Cũng trên Tin văn số 17, Lữ Phƣơng có bài viết tổng kết cuộc phê phán về Vòng tay học trò. Theo ông Vòng tay học trò là tác phẩm đáng lên án. Trong cuốn Văn học miền Nam 1954 -1975 (2019), tác giả Nguyễn Vy Khanh đã khái quát về cuộc đời, sự nghiệp cùng một số nhận định về các tác phẩm của nhà Văn Nguyễn Thị Hoàng. Trong cuốn Văn học Sài Gòn 1954 – 1975: Những chuyện bên lề (2020) do Lê Văn Nghĩa biên soạn đã nhận xét về văn phong độc đáo của Nguyễn Thị Hoàng qua những câu văn dài và ngắn. Trong cuốn Lược sử văn học Việt Nam (2021) do Trần Đình Sử chủ biên, tác giả đã nhận định sự xuất hiện của các nhà văn nữ nhƣ Nguyễn Thị Thụy Vũ, Túy Hồng, Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng là một hiện tƣợng đáng chú ý. Tác phẩm của các nhà văn nữ hƣớng về cuộc sống con ngƣời, đặc biệt là ngƣời nữ với ý thức về giới sâu sắc. Giáo trình Văn học Việt Nam đại cương (2022) do Biện Minh Điền (chủ biên) đã đƣa ra một số nhận định về sự cách tân của thể loại văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng. Trong cuốn sách này, tác giả nhận định về sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa hiện sinh đối với tiểu thuyết. Con ngƣời trong tiểu thuyết của các nhà văn nhƣ Nhã Ca, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh, Nguyễn Thị Hoàng đều gắn với sự cô đơn, lạc lõng, với cảm giác lo âu, bất an. Ngòi bút của các nhà văn hƣớng tới quyền sống của con ngƣời, khơi dậy tinh thần đấu tranh cho quyền sống của con ngƣời. Ngoài những công trình nêu trên, xoay quanh tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng có một số bài báo, bài viết nhƣ sau: 5
  12. Vào tháng 10 năm 2018, trên trang web http://thuykhue.free.fr, có bài viết Nguyễn Thị Hoàng – Người yêu muôn thuở, bài viết đã khái quát cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. Ngày 16 tháng 1 năm 2021, trên trang web https://diendantheky.net có bài viết Nguyễn Thị Hoàng – “Đâu biết đời kia vẫn đợi chờ”, bài viết đã đem đến cho độc giả nhiều thông tin về nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. Đó là những nỗi niềm, những tâm tƣ của nữ nhà văn trong suốt một thời gian dài vắng bóng cùng những bộc bạch đầy xúc động của nhà văn về cuộc sống cũng nhƣ “nghiệp” văn chƣơng. Ngày 7 tháng 4 năm 2021, trên báo Tuổi trẻ có bài Tác giả “Vòng tay học trò” đình đám một thời – nhà văn Nguyễn Thị Hoàng: Viết là một ước nguyện, bài viết xoay quanh quan điểm sáng tác, những suy nghĩ về cuộc sống về sự nghiệp viết văn của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. Ngày 16 tháng 04 năm 2021, trên trang Web https://cand.com.vn, tác giả Nguyễn Hoàng Diệu Thủy có viết bài về Nguyễn Thị Hoàng với nhan đề Có một nhà văn của tuổi trẻ và bản ngã đam mê. Bài viết nhƣ một lời nhận định về nhà văn Nguyễn Thị Hoàng – nhà văn của tuổi trẻ và bản ngã đam mê. Ngày 19 tháng 4 năm 2021 tại hội trƣờng D (Trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội), Khoa Viết văn, Báo chí phối hợp với công ty cổ phần Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề Sự trở lại của Văn học đô thị miền Nam: Trường hợp Nguyễn Thị Hoàng. Tại buổi tọa đàm tiến sĩ Mai Anh Tuấn khẳng định sự trở lại của những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng đánh dấu một mốc mới trong hành trình nhận thức lại sự đa dạng của văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. Các nhà nghiên cứu cho rằng sau 46 năm bị lãng quên, việc tái bản 5 tiểu thuyết của nhà văn là cầu nối, là cơ hội để độc giả tiếp cận với văn học đô thị miền Nam trƣớc đây. Ngày 23 tháng 4 năm 2021, trên báo Thể thao văn hóa có bài Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng với tiểu thuyết “Vòng tay học trò”: Dạt dào “thiên tính nữ, bài viết xoay quanh sự trở lại của Vòng tay học trò, đồng thời cho thấy Nguyễn Thị Hoàng là một hồn văn dạt dào thiên tính nữ. 6
  13. Tác giả Hà Minh Châu có bài viết Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng đăng trên Trên Tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn, số 76 (04/2021). Trong bài viết này tác giả đã nhận định và làm rõ những dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng. Trên trang Web http://Vanchuongviet.org ngày 01/03/2022, tác giả Đỗ Nguyễn có bài Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng – Niềm đam mê ngôn ngữ. Với bài viết này tác giả đã chỉ ra những điểm độc đáo và sáng tạo trong cách dùng ngôn ngữ của Nguyễn Thị Hoàng. Nhìn chung về tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng sau một thời gian dài vắng bóng đã xuất hiện trở lại là cơ hội để độc giả cũng nhƣ các nhà nghiên cứu tiếp cận và có sự nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, chính xác hơn. Nói về tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng có những bài viết và công trình nghiên cứu nhƣ đã nêu trên. Tuy nhiên việc tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng chƣa có một công trình cụ thể nào. Vì vậy, luận văn với đề tài Tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng dưới góc nhìn phê bình nữ quyền, chúng tôi mong muốn sẽ đem lại cái nhìn bao quát về tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng, đặc biệt là ý thức nữ quyền đƣợc thể hiện qua tác phẩm. Từ đó góp phần tìm hiểu sự đa dạng của văn học miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Với đề tài Tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng dưới góc nhìn phê bình nữ quyền, luận văn xác định đối tƣợng nghiên cứu là ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng. Vận dụng lý thuyết nữ quyền làm rõ những cảm hứng chính; kiểu nhân vật nữ và đặc trƣng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện luận văn, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu, phân tích tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng. Cụ thể là 5 tác phẩm đƣợc Nhà xuất bản Hội Nhà văn tái bản vào năm 2021, gồm: Vòng tay học trò; Tiếng chuông gọi người tình trở về; Một ngày rồi thôi; Tuần trăng mật màu xanh; Cuộc tình trong ngục thất. 7
  14. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài Tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng dưới góc nhìn phê bình nữ quyền, ngƣời viết vận dụng lý thuyết nữ quyền, thi pháp học, phân tâm học để tiếp cận tác phẩm. Bên cạnh đó, để thực hiện đề tài luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau: Phương pháp phê bình văn học nữ quyền: Chúng tôi vận dụng lý thuyết phê bình văn học nữ quyền để làm rõ ý thức nữ quyền đƣợc thể hiện trong các tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng. Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phƣơng pháp này giúp ngƣời viết hệ thống lý thuyết nữ quyền, phê bình văn học nữ quyền. Từ đó vận dụng vào phân tích các tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng. Phương pháp loại hình: Sử dụng phƣơng pháp này giúp ngƣời viết bao quát đặc trƣng thể loại tiểu thuyết, từ đó xác định đƣợc đặc trƣng của lối viết và sự sáng tạo của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. Phương pháp lịch sử xã hội: Chúng tôi vận dụng phƣơng pháp này để tìm hiểu các sáng tác của Nguyễn Thị Hoàng trong bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể. Đó là bối cảnh xã hội miền Nam giai đoạn 1954 – 1975. Phương pháp phê bình tiểu sử học: Phƣơng pháp này giúp ngƣời viết cảm nhận, phân tích tác phẩm dựa trên những hiểu biết về cuộc đời nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. Phương pháp xã hội học văn học: Đây là phƣơng pháp hỗ trợ ngƣời viết tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tác giả, tác phẩm trong bối cảnh cảnh xã hội cụ thể. Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để tìm hiểu những tác động của xã hội đến văn học, từ đó làm rõ các tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng. Phương pháp so sánh: Ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp so sánh để làm nổi bật âm hƣởng nữ quyền trong từng tác phẩm và chỉ ra sự khác biệt giữa nhà văn Nguyễn Thị Hoàng với các nhà văn cùng thời. Cụ thể, luận văn so sánh vấn đề tình dục, nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng với tiểu thuyết của Nguyễn Thị Thụy Vũ. 8
  15. 6. Đóng góp của đề tài Làm rõ âm hƣởng nữ quyền đƣợc thể hiện trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng. Đánh giá khách quan về giá trị của tác phẩm và những đóng góp của nhà văn. Từ đó, đề tài trở thành tài liệu tham khảo có ý nghĩa khi nghiên cứu về nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. 7. Cấu trúc của đề tài Luận văn gồm các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục. Nội dung chính của luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng. Cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN VÀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ HOÀNG Trong chƣơng này, chúng tôi tập trung hệ thống lý thuyết nữ quyền, phê bình văn học nữ quyền. Đồng thời, luận văn khái quát bối cảnh xã hội miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 và giới thiệu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng. Chƣơng 2. NỘI DUNG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG DƢỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN Luận văn tập trung tìm hiểu những cảm hứng chính trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng gồm chiến tranh và phận ngƣời; tình yêu và tình dục. Đồng thời, luận văn làm rõ các kiểu nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng: Nhân vật tìm kiếm bản thể, nhân vật bi kịch, nhân vật nổi loạn. Từ đó luận văn làm rõ ý thức nữ quyền đƣợc thể hiện qua tác phẩm. Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN THỊ HOÀNG DƢỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN Trong chƣơng này luận văn tập trung vào các phƣơng diện nghệ thuật tiêu biểu đƣợc thể hiện trong tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng: điểm nhìn mang cảm thức giới, ngôn ngữ giàu cảm thức giới và giọng điệu dạt dào thiên tính nữ. 9
  16. Chƣơng 1 HÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT NỮ QUYỀN VÀ NHÀ VĂN NGUYỄN THỊ HOÀNG 1.1. Lý thuyết nữ quyền và phê bình văn học nữ quyền 1.1.1. Lý thuyết nữ quyền Trong những năm gần đây, thuật ngữ nữ quyền và chủ nghĩa nữ quyền đƣợc sử dụng khá phổ biến. Vấn đề nữ quyền xuất phát từ phong trào thực tiễn. Đó là phong trào nữ quyền, phong trào này xuất hiện ở phƣơng Tây và đƣợc chia thành ba “làn sóng”. Mỗi làn sóng gắn với các khía cạnh khác nhau của vấn đề nữ quyền. Làn sóng thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Trong giai đoạn này, các nhà nữ quyền đấu tranh giành quyền lợi cho ngƣời phụ nữ ở cả hai lĩnh vực công cộng và riêng tƣ. Ở lĩnh vực công cộng, nổi bật là quyền bỏ phiếu và quyền bầu cử của phụ nữ. Đó cũng chính là mục tiêu, là đòi hỏi của các phong trào nữ quyền ở Pháp, Anh, Mỹ vào đầu thế kỉ XX. Ngoài ra, các nhà nữ quyền còn quan tâm đến quyền giáo dục, quyền thu nhập, quyền sở hữu tài sản và sự bình đẳng trong nghề nghiệp của ngƣời nữ. Đối với họ đây chính là yếu tố để ngƣời nữ trở nên độc lập, không bị phụ thuộc vào nam giới. Bên cạnh lĩnh vực công cộng, các nhà nữ quyền tiến tới đòi quyền lợi cho ngƣời nữ ở lĩnh vực riêng tƣ. Trong lĩnh vực của đời sống riêng tư, các nhà nữ quyền quan tâm đến quyền “sở hữu” thân thể của ngƣời phụ nữ. Họ đấu tranh cho các quyền của ngƣời nữ nhƣ quyền tự quyết định trong hôn nhân, quyền kiểm soát mức sinh, quyền kế hoạch hóa gia đình hay quyền đƣợc độc thân. Làn sóng nữ quyền thứ hai diễn ra vào khoảng năm 1918 đến năm 1968. Trên cơ sở kế thừa những thành quả của làn sóng nữ quyền thứ nhất, làn sóng nữ quyền thứ hai đấu tranh cho quyền bình đẳng pháp lý và xã hội đối với ngƣời nữ. Các nhà nữ quyền trong thời kì này, đặc biệt chú trọng đến các quyền lợi xã hội của phụ nữ nhƣ quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe, quyền đƣợc tự do lao động sản xuất hay các quyền riêng tƣ của phụ nữ. Làn sóng nữ quyền thứ hai đã đem lại nhiều giá trị có ý nghĩa thực tiễn to lớn “Phong trào nữ quyền trong làn sóng thứ 10
  17. hai đã trở thành tiền đề cho sự ra đời những nghiên cứu về phụ nữ. Những nghiên cứu này nảy sinh từ thực tiễn chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho ngƣời phụ nữ” (Nguyễn Thị Nga, 2017, tr21). Làn sóng nữ quyền thứ ba kéo dài từ năm 1968 đến nay. Nhìn chung đây là giai đoạn thể hiện sự trƣởng thành của phong trào nữ quyền và chủ nghĩa nữ quyền. Làn sóng nữ quyền thứ ba chịu sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa. Theo đó, phong trào nữ quyền phát triển sâu sắc và khá toàn diện trên mọi lĩnh vực và nhiều ngành khoa học. Nhƣ vậy, phong trào nữ quyền là phong trào đấu tranh đòi quyền lợi cho phụ nữ trên mọi phƣơng diện và mọi lĩnh vực. Từ những quyền lợi về chính trị, kinh tế nhƣ quyền đƣợc bầu cử; quyền đƣợc tham gia vào các hoạt động xã hội; quyền đƣợc trả lƣơng ngang nhau;…cho đến những quyền lợi cơ bản, thiết thực của ngƣời phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày nhƣ quyền đƣợc giáo dục; quyền sinh sản; quyền đƣợc bình đẳng trong gia đình; quyền đƣợc bảo vệ; quyền chống bạo lực tình dục; chống bạo lực gia đình;… Bắt nguồn từ phong trào thực tiễn, nữ quyền trở thành vấn đề đƣợc xã hội quan tâm và tiếp cận dƣới nhiều góc độ. Tuy cách tiếp cận có khác nhau nhƣng về cơ bản vấn đề hƣớng tới lại giống nhau. Mọi khái niệm, định nghĩa đều hƣớng đến ngƣời phụ nữ cùng với sự ý thức về giới và bình đẳng giới. Theo đó, nhiều khái niệm, định nghĩa về nữ quyền, chủ nghĩa nữ quyền đƣợc đƣa ra. Có thể kể đến một số ý kiến sau: Theo Maggie Humm thì “Nói chung, nữ quyền là hệ tƣ tƣởng giải phóng phụ nữ với niềm tin cho rằng phụ nữ phải chịu đựng tình trạng bất công vì giới tính của họ” (Nguyễn Thị Nga, 2017, tr. 8). Còn Sue Thornham cho rằng “bất kỳ một định nghĩa nào về nữ quyền đều cần thấy đây trƣớc hết là một lực lƣợng xã hội và chính trị, nhằm mục tiêu thay đổi những quan hệ quyền lực hiện tồn tại giữa nam giới và nữ giới” (Nguyễn Thị Nga 2017, tr. 8). Riêng Louise Toupin lại khái quát về nữ quyền với những đặc trƣng cơ bản nhƣ sau: “Đây là một sự ý thức ban đầu mang tính cá nhân, sau đó mang tính tập thể, đƣợc gắn với một cuộc/sự nổi dậy chống lại sự sắp xếp các 11
  18. quan hệ giới tính và địa vị lệ thuộc của phụ nữ trong một xã hội nhất định, vào một thời điểm trong lịch sử của xã hội đó. Đây còn là một cuộc đấu tranh nhằm thay đổi những quan hệ và tình trạng nhƣ vậy” (Nguyễn Thị Nga, 2017, tr. 9). Đối với Mary Hawkesworth thì “nữ quyền là một phong trào chính trị toàn cầu để cải thiện các điều kiện sống của phụ nữ và để loại bỏ bất bình đẳng, bất công trên thế giới” (Nguyễn Thị Nga 2017, tr. 9). Cũng trong cuốn sách Triết học nữ quyền: lý thuyết triết học về công bằng xã hội cho phụ nữ do Nguyễn Thị Nga chủ biên đã đƣa nhận định “nữ quyền là một phong trào lý luận và hành động [chính trị] ghi nhận những quan hệ bất bình đẳng và bị sắp đặt theo hệ thống tôn ti giữa giới nam và giới nữ và tìm cách xóa bỏ những khác biệt này” (Nguyễn Thị Nga 2017, tr. 11). Từ góc độ lý luận, ta thấy cách tiếp cận vấn đề nữ quyền khá phong phú và đa dạng. Nữ quyền là vấn đề nảy sinh từ phong trào thực tiễn. Đây là một phong trào xã hội rộng lớn, nó gắn liền với vấn đề nữ quyền và nhân quyền. Theo đó, có thể khái quát “Chủ nghĩa nữ quyền là một phong trào hoạt động xã hội rộng lớn nhằm gắn vấn đề nữ tính với nhân quyền. Đó là cuộc hành trình “câm lặng và giông bão” trong lịch sử nhân loại, với mục đích đấu tranh cho một xã hội bình đẳng giới” (Trần Huyền Sâm, 2016, tr.19). Nhìn chung, mọi cách hiểu về vấn đề nữ quyền đều tập trung vào việc khẳng định vai trò, vị thế của ngƣời phụ nữ trong đời sống và trong mọi lĩnh vực. Nữ quyền là phong trào đấu tranh xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới. Ngoài ra, nữ quyền còn đƣợc hiểu là thái độ trân trọng, đề cao, bảo vệ và ghi nhận những đóng góp của ngƣời phụ nữ. Đặc biệt, trong xã hội hiện đại, ngƣời phụ nữ có nhiều điều kiện, cơ hội để khẳng định giá trị của bản thân, tự tin thể hiện chính mình, vƣợt qua mọi rào cản về giới tính. Nhƣ vậy, phong trào đấu tranh vì nữ giới là một phong trào vô cùng ý nghĩa và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Vì thế, nữ quyền trở thành vấn đề của nhân loại, của thời đại. Theo đó, phong trào nữ quyền, tƣ tƣởng nữ quyền xuất phát từ phƣơng Tây sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nƣớc khác, trong đó có Việt Nam. 12
  19. Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX là giai đoạn vấn đề nữ quyền, chủ nghĩa nữ quyền đƣợc bàn luận một cách sôi nổi. Nhìn vào lịch sử xã hội Việt Nam, phong trào đầu tiên đề cập đến vấn đề nữ quyền là phong trào Đông kinh nghĩa thục (1907). Đây là phong trào có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Phong trào này khuyến khích phụ nữ tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa. Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam còn xuất hiện trong các tờ báo nhƣ Đông Dương tạp chí, Nam phong tạp chí, Phụ nữ tân văn, Nữ giới chung,… Gắn với các tờ báo này, là những gƣơng mặt tiên phong trong phong trào nữ quyền. Có thể kể đến nhƣ Phạm Quỳnh với bài viết Sự giáo dục đàn bà con gái đăng trên Tạp chí Nam Phong số 4/1917, hay bài Bàn về sự học con gái bây giờ như thế nào cũng đăng trên tạp chí Nam Phong số 23. Cả hai bài viết trên đều thể hiện quan điểm của tác giả về tầm quan trọng của việc giáo dục đối với ngƣời phụ nữ. Có thể thấy, Phạm Quỳnh chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng nữ quyền Phƣơng Tây khi đề cập đến vấn đề giáo dục và quyền lợi của ngƣời nữ. Theo tác giả, phụ nữ ngày nay có quyền bình đẳng về giáo dục. Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam trở nên quen thuộc và có sức lan tỏa hơn khi tờ báo Nữ giới chung của Sƣơng Nguyệt Anh ra đời. Tờ báo này cất lên tiếng nói của ngƣời phụ nữ, dùng ngòi bút đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ. Đồng thời, kêu gọi phụ nữ hãy tham gia vào các hoạt động xã hội, hãy học hành, đấu tranh để xóa bỏ bất bình đẳng giới. Vì vậy, nó nhận đƣợc sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, nhất là nữ giới. Ngoài Nữ giới chung thì Phụ nữ tân văn cũng là một trong những tờ báo đăng nhiều tác phẩm thể hiện tƣ tƣởng nữ quyền. Ngay từ số báo đầu tiên, Phan Khôi đã thể hiện quan điểm của mình về vấn đề nữ quyền. Với bài viết Về văn học của phụ nữ Việt Nam đăng trên báo Phụ nữ tân văn, số 1 ngày 2 tháng 5 năm 1929. Qua bài viết, tác giả đã đề cập đến những thiệt thòi của ngƣời phụ nữ, phụ nữ không đƣợc học tập nhƣ nam giới: “Bởi phụ nữ nƣớc ta xƣa nay đã chịu dốt nát từ đời nọ đời kia nhƣ vậy, cho nên trong đám chị em mình mà đƣợc một vài tay biết chữ, biết làm câu thơ, câu văn, thì đời đã cho là một sự lạ lùng hiếm có. Những ngƣời biết chữ ấy, hãy còn để tiếng đến bây giờ, làm của báu 13
  20. cho những nhà cầm viết khi nào muốn khoe khoang cho nữ giới thì lại đem ra” [18]. Phan Khôi cho rằng phụ nữ hoàn toàn có khả năng tạo nên một nền văn học nữ lƣu đầy triển vọng. Ông hƣớng tới việc xóa bỏ mọi sự bất bình đẳng của phụ nữ trong đời sống và trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Bên cạnh Phạm Quỳnh, Phan Khôi còn có nhiều cây bút nữ khác góp tiếng nói vào phong trào nữ quyền nhƣ Nguyễn Thị Kiêm (Manh Manh nữ sĩ), Phan Thị Bạch Vân, Đạm Phƣơng nữ sĩ,…Họ là những gƣơng mặt tiên phong, luôn dùng ngòi bút để bộc lộ quan điểm và đấu tranh cho nữ quyền. Trong số các nhà văn nữ kể trên, Nguyễn Thị Kiêm và Phan Thị Bạch Vân đã có nhiều tâm huyết và đóng góp quan trọng cho phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nguyễn Thị Kiêm là một nhà báo đầy tài năng, các bài diễn thuyết của nữ sĩ đăng trên Phụ nữ tân văn đều thể hiện đƣợc tinh thần đấu tranh vì nữ giới. Manh Manh nữ sĩ khẳng định vai trò và trị trí quan trọng của nữ giới đối với đời sống văn học. Theo bà: “Cái địa vị của đàn bà ở trong văn học cũng không phải là thấp thỏi gì, theo nhƣ nhiều ngƣời đã tƣởng. Và cái ảnh hƣởng của đàn bà đối với những bậc văn nhân tao sĩ cũng rất là nặng nề thâm thiết, nhờ đó mà văn học phát đạt vô cùng” [18]. Giống với tƣ tƣởng của Phan Khôi và Manh Manh nữ sĩ, Phan Thị Bạch Vân là một trong những gƣơng mặt nữ để lại nhiều dấu ấn cho phong trào đấu tranh vì nữ quyền trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Tƣ tƣởng nữ quyền đƣợc lan rộng khi Nữ lưu thư quán Gò Công do Phan Thị Bạch Vân phụ trách ra đời vào năm 1928. Nữ lưu thư quán Gò Công đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của phong trào nữ quyền ở nƣớc ta: “Sự thu hút rất hiệu quả các cây bút sáng tác có tiếng lúc bấy giờ vào hoạt động chung của thƣ quán cũng là một đóng góp lớn của Phan Thị Bạch Vân trong việc tạo ra một hiệu ứng tinh thần quốc học từ các cây bút nữ lƣu Nam và trung kỳ” [30]. Nói về sự đóng góp của Phan Thị Bạch Vân, tác giả Võ Văn Nhơn có bài Một nhà văn nữ đấu tranh cho nữ quyền vào đầu thế kỷ XX. Trong bài viết này, tác giả đã cung cấp cho ngƣời đọc những thông tin về nữ sĩ, một nữ nhà văn yêu nƣớc và luôn hết lòng đấu tranh cho nữ quyền. Phan Thị Bạch Vân đã đặt nhiều tâm huyết cho Nữ lƣu thƣ quán, nhất là về vấn đề nữ 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2