Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải
lượt xem 8
download
Luận văn "Đặc điểm nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu nét nổi bật trong nghệ thuật thể hiện con người và thiên nhiên trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải; Đánh giá những điểm nổi bật về ngôn ngữ, giọng điệu và kết cấu trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG I uong biL; TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ VĂN NHIỆM ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN THÁI HẢI CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƯƠNG – 2021 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LUẬN VĂN THẠC SĨ LÊ VĂN NHIỆM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN THÁI HẢI BÌNH DƯƠNG – NĂM 2021 CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN BÌNH DƯƠNG – 2021
- LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ Đặc điểm nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Kim Tiến. Các số liệu và tài liệu tôi sử dụng trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Bình Dương, ngày 28 tháng 10 năm 2021 Tác giả luận văn Lê Văn Nhiệm i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các thầy cô giáo, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, Viện Sau đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề của toàn khóa học; Lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, Ban giám hiệu và các thầy cô giáo Trường PTDTNT Ninh Sơn đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Bản thân tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà văn Nguyễn Thái Hải đã cung cấp và hỗ trợ nhiều tư liệu quý giá cho quá trình làm luận văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. GVC. Nguyễn Thị Kim Tiến - Người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thiện luận văn này. Với thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè. Trân trọng! ii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ii MỤC LỤC ........................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6 5.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học ............................................................ 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu loại hình ............................................................. 7 5.3. Phương pháp hệ thống, cấu trúc ................................................................. 7 5.4. Phương pháp phê bình tiểu sử..................................................................... 7 6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 7 Chương 1: CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI VĂN HỌC VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN THÁI HẢI.................................................................................. 9 1.1. Sự phát triển của văn học thiếu nhi từ 1975 đến nay ................................. 9 1.1.1. Văn học thiếu nhi Việt Nam 1975 - 1985, phản ánh thế giới tuổi thơ gắn với thời bình........................................................................................................ 9 1.1.2. Văn học thiếu nhi từ 1986 đến nay, phản ánh đời sống trẻ thơ ở nhiều góc độ, phương diện ......................................................................................... 15 1.2. Sự gặp gỡ giữa Nguyễn Thái Hải với văn học thiếu nhi........................... 24 1.2.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp văn học ................................................. 24 1.2.2. Sự chuẩn bị vốn sống, vốn văn hóa viết cho thiếu nhi ........................... 26 1.2.3. Quan niệm sáng tác của Nguyễn Thái Hải khi viết truyện cho thiếu nhi27 Chương 2: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN THÁI HẢI ............................................... 31 iii
- 2.1. Thế giới người lớn qua mắt nhìn của trẻ ................................................... 31 2.1.1. Bố, mẹ - người quan tâm, yêu thương, chở che...................................... 31 2.1.2. Những người hàng xóm thân thiết, biết sẻ chia giúp đỡ ........................ 35 2.2. Thế giới tinh thần của trẻ ............................................................................ 39 2.2.1. Những đứa trẻ giàu cảm xúc với đời sống tâm hồn phong phú.............. 39 2.2.2. Những đứa trẻ tự chủ, có cá tính mạnh mẽ ............................................ 44 2.3. Thiên nhiên qua con mắt của trẻ ................................................................ 48 2.3.1. Thiên nhiên nguyên sơ, thuần khiết, tươi đẹp ........................................ 48 2.3.2. Thế giới đồ vật gần gũi, thân thuộc, hấp dẫn......................................... 51 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU VÀ KẾT CẤU TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN THÁI HẢI .. 55 3.1. Đặc điểm về ngôn ngữ ................................................................................ 55 3.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện ..................................................................... 55 3.1.2. Ngôn ngữ đối thoại ................................................................................. 58 3.1.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ................................................................... 60 3.2. Đặc điểm về giọng điệu ................................................................................ 62 3.2.1. Giọng điệu trữ tình, hồn hậu .................................................................. 63 3.2.2. Giọng điệu hồn nhiên, trong sáng .......................................................... 65 3.2.3. Giọng điệu tinh nghịch, hóm hỉnh .......................................................... 68 3.3. Đặc điểm về kết cấu ..................................................................................... 71 3.3.1. Kết cấu kiểu tạo chất thơ ........................................................................ 71 3.3.2. Kết cấu kiểu xâu chuỗi ........................................................................... 75 3.3.3. Kết cấu theo kiểu phối hợp cả kênh chữ và kênh hình ........................... 77 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... i PHỤ LỤC................................................................................................................ i iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học thiếu nhi là một bộ phận cấu thành của nền văn học dân tộc và có một vị thế đặc biệt. Văn học thiếu nhi đã góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách và làm phong phú tâm hồn con người ngay từ khi còn nhỏ. Văn học dành cho thiếu nhi ở nước ta bắt đầu khá muộn nhưng cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể với sự xuất hiện các nhà văn xuất sắc như: Tô Hoài, Nguyễn Thi, Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa… Tiếp bước chặng đường của các thế hệ nhà văn đi trước là sự xuất hiện của những nhà văn viết cho thiếu nhi vừa tâm huyết nhưng cũng đầy trăn trở như Nguyễn Thái Hải, Trần Thiên Hương, Tạ Duy Anh, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh… Nguyễn Thái Hải là nhà văn có sức viết khá dồi dào, đặc biệt ông rất có duyên với truyện viết dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Mặc dù không theo nghề văn nhưng bằng sự lao động cần cù, đầy trách nhiệm với ngòi bút cùng khả năng sáng tạo tuyệt vời, Nguyễn Thái Hải đã cho ra đời nhiều tác phẩm hay. Các tác phẩm của ông ngày càng hấp dẫn, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả nhỏ tuổi. Sự xuất hiện của Nguyễn Thái Hải khiến nhiều người bất ngờ với một giọng văn trong trẻo, nhẹ nhàng, đáng yêu lạ thường. Những tác phẩm của ông không chỉ thu hút sự quan tâm của độc giả nhỏ tuổi mà còn được cả những độc giả lớn tuổi đón nhận, bởi chúng ta đều có thể bắt gặp một phần hình ảnh tuổi thơ và cả một miền ký ức đẹp đẽ, xa xôi của mình đã bị lãng quên bởi sự tất bật của cuộc đời và nhiều lý do khác nữa. Là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều bạn đọc, vì vậy, ai đã từng đọc qua các tác phẩm của Nguyễn Thái Hải sẽ không thể nào quên được nghệ thuật viết truyện độc đáo và đặc sắc, tạo nên phong cách riêng của ông. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn học thiếu nhi, đặc biệt là truyện viết cho thiếu nhi đã được quan tâm khá rộng rãi, nhưng nhìn chung các công trình mới đi vào nghiên cứu đặc điểm chung của văn học thiếu nhi, còn việc nghiên cứu về tác giả, tác phẩm cụ thể chưa thật chuyên sâu nhất là các tác giả đương đại. Nghiên cứu sâu về truyện do Nguyễn Thái Hải viết cho thiếu nhi vẫn 1
- là một hoạt động còn bỏ ngỏ, chỉ có những bài phỏng vấn, nhận xét, khái quát chung của một số ít phóng viên, nhà văn, chưa có công trình nghiên cứu tỉ mỉ và chuyên sâu về mảng văn học viết cho thiếu nhi của ông. Nhận thức được điều này, chúng tôi tin rằng việc tìm hiểu về Đặc điểm nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải là một việc làm rất cần thiết. Qua đề tài này, chúng tôi cũng mong muốn các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm hơn đến lĩnh vực sáng tác dành cho thiếu nhi nói chung và truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải nói riêng. Đề tài cũng hy vọng các tác giả biên soạn sách giáo khoa và giáo viên giảng dạy có thêm tư liệu để đưa vào Chương trình môn Ngữ văn bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông, đặc biệt là hoạt động học tập, trải nghiệm văn học địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông mới. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguyễn Thái Hải là bút danh ông dùng khi viết cho thiếu nhi. Tuy vậy, khi nhắc đến cái tên Khôi Vũ, người đọc cũng không mấy lạ lẫm với bút danh cũng là tác giả của tiểu thuyết Lời nguyền hai trăm năm. Nhà văn hiện sinh sống ở vùng đất Đồng Nai, đã ghi dấu những đóng góp văn chương của mình không chỉ cho văn học địa phương, vùng Đông Nam Bộ mà còn cho văn học Việt Nam trên hành trình văn học đổi mới, tính từ năm 1986 đến nay. Đề tài của chúng tôi, trong giới hạn và khả năng của mình, liên quan đến các công trình bài viết về sáng tác của Nguyễn Thái Hải, chúng tôi xin dừng lại đề cập và điểm qua một số đánh giá nổi bật về sáng tác của ông ở mảng viết dành cho thiếu nhi. Trong bài viết Truyện Tuổi Hoa của Nguyễn Thái Hải (Khôi Vũ), tác giả Bùi Công Thuấn viết: “… Truyện Tuổi Hoa là truyện viết cho tuổi học trò nhưng Nguyễn Thái Hải đã không ngừng thể nghiệm ngòi bút của mình ở nhiều mặt kiến tạo tác phẩm. Có một nỗ lực rất rõ là anh cố gắng tiếp cận cho được đối tượng nhân vật của mình, nói tiếng nói của nhân vật, suy nghĩ bằng suy nghĩ của nhân vật. Sự đa dạng của nhân vật cũng là sự đa dạng của cách viết. Làm sao viết thật hồn nhiên như cô bé tiểu học cắt trộm trúc quan âm (Cô nhỏ Trúc quan âm), làm sao viết thật tinh nghịch nhưng lại đáng yêu như các cậu trai lớp Nhì (Những 2
- dòng mực tím), làm sao hòa mình vào được Xóm nhỏ với cảnh sống chật chội, tối tăm, thiếu thốn và mưa lũ gây ra bao tai họa, không thể không lên tiếng. Tôi ngạc nhiên khi người sinh viên Nguyễn Thái Hải trẻ tuổi lại có thể lăn vào cuộc sống của các cháu cô nhi (Hoa tầm gửi), những nạn nhân chiến tranh, những đứa bé bị bắt cóc và bán đi (Mùa sương mù), để chia sẻ và dẫn chúng đi về phía yêu thương và ánh sáng. Nhiều truyện nhân vật chính là nhân vật tự kể câu chuyện đời mình, nhờ thế sự việc được nhìn từ bên trong, từ góc tiếp cận khả tín (Tiếng hát Vành Khuyên, Xóm nhỏ, Mùa sương mù...). Con dốc cổng trường như một lời độc thoại, lời đối thoại trong tâm tưởng hay một lá thư tự tình kể truyện, mỗi chương viết cho một nhân vật thân yêu. Mỗi chương như biệt lập song lại tạo nên một cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn. Trái lại, trong truyện Nhóm lửa, mỗi chương là lời kể của một nhân vật. Ngôi kể, góc trần thuật thay đổi liên tục, tạo nên một lối kể truyện rất lạ. Mùa sương mù là truyện có nhiều tình huống như phim trinh thám. Lối viết này Nguyễn Thái Hải còn sử dụng mãi về sau, thí dụ Ai cướp chiếc laptop (2013). Một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của truyện Tuổi Hoa của Nguyễn Thái Hải là kết nối những mạch truyện phức tạp, sáng tạo những tình huống bất ngờ, đặc biệt là tình huống kết truyện, vừa hóa giải các mâu thuẫn, cởi các nút thắt truyện, vừa tỏa sáng chủ đề, tư tưởng; tạo nên niềm vui, niềm hạnh phúc cho người đọc. Mùa sương mù, Chiếc lá thuộc bài, Hoa tầm gửi, Con dốc cổng trường, Tiếng hát Vành Khuyên… là những truyện đầy sáng tạo như thế” (Bùi Công Thuấn, 2018). Ở bài viết này, Bùi Công Thuấn đã đưa ra một đánh giá toàn cảnh những cảm nhận của mình khi đọc những câu chuyện kể về thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải. Mỗi truyện có một màu sắc riêng nổi bật về phong cách, điều này, cho thấy sự tìm tòi, cách thức thể hiện của nhà văn khi lựa chọn vấn đề viết, giọng văn, cũng như lối viết luôn mang lại độ hấp dẫn phù hợp, vừa phải cho cách tiếp nhận của độc giả nhỏ tuổi. Tác giả Nguyễn Một trong bài viết Khôi Vũ: Người lắng nghe tiếng nói của nội tâm (đăng 09:44, 20 thg 3, 2011 bởi Admin VINACOM Garden cập nhật 15:14, 25 thg 11, 2013 bởi Pham Hoai Nhan) nhận định: “Có lẽ không phải lăn lộn nhiều ngoài đời, nên truyện của Nguyễn Thái Hải như những bông hoa tỉa 3
- tót kỹ lưỡng, được cắm vào trong chiếc bình thuỷ tinh trong suốt. Truyện thiếu nhi của anh vừa đẹp đẽ vừa hiền hoà. Hiền hoà đến nỗi hai thằng con trai cãi nhau kịch liệt nhưng anh không dám cho chúng đánh nhau (Truyện dài Những trái sao xoay)”. Trong cuốn Địa chí Đồng Nai, những người soạn sách nhận xét về Nguyễn Thái Hải: “Nhiều tác phẩm của Nguyễn Thái Hải được độc giả nhỏ tuổi ưa thích như: Hoa tầm gửi, Chiếc lá thuộc bài, Mùa sương mù, Ngoài cửa sổ... (1970). Truyện của Nguyễn Thái Hải đưa bạn đọc đến với thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Lời văn nhẹ nhàng mạch lạc. Anh gần gũi, thân thiết và kể với tuổi thơ những chuyện đời nho nhỏ thắm tình nhân ái”. Trên trang báo điện tử http://www.bongtram.com, Trần Hoàng Vy trong bài Nguyễn Thái Hải - Khôi Vũ, cây viết có duyên với truyện thiếu nhi đã viết: “Đọc truyện của Nguyễn Thái Hải, từ những trang viết đồng thoại trong tập Khu vườn hạnh phúc đến những câu chuyện dài đầy những tâm trạng, đau đáu những ước mơ như Cha con ông Mắt Mèo hay tập truyện ngắn Hai con diều bay thấp, người đọc dễ dàng nhận ra lối viết nhẹ nhàng, ngắn gọn và súc tích, hàm chứa phía sau là nụ cười hóm hỉnh và một tấm lòng hồn hậu, yêu thương trẻ… Những truyện ngắn trong chùm truyện Anh em Tín - Nghĩa nêu bật tình yêu thương giữa anh em trong một gia đình, dù với những thú vui, chuyến đi riêng rẽ, anh em Tín - Nghĩa vẫn luôn nghĩ và nhớ về nhau:“Tiếc quá! Nếu có em Nghĩa cùng đi…”, và với Nghĩa thì: “Phải chi có anh Tín cùng đi thì mình…”, rất hồn nhiên và cũng rất trẻ thơ, khi kết luận: “Ừ nhỉ! Tại sao ở nhà hai đứa cứ cãi cọ, chọc ghẹo nhau mà không biết nhường nhịn, thương yêu nhau như những lúc đi xa?”. Ở Hai con diều bay thấp chúng ta lại nhận ra một hành động đầy nghĩa cử bao dung và vị tha của một cậu bé Hoàng, bị bệnh tim không thể vui đùa chạy nhảy như các bạn, nhưng sẵn sàng gửi gắm niềm vui của mình qua các bạn nghèo hơn mình bằng món quà mua gửi “các bạn chơi dùm”. Và đó cũng là mơ ước, khát khao của cậu bé: “Cứ mỗi buổi chiều về, gió lộng, Hoàng lại ra hành lang khách sạn nhìn ngắm những con diều bay lượn phía bãi biển. Những con diều được làm đủ hình dáng: một con bướm có đôi cánh sặc sỡ, một vành trăng lưỡi liềm, một chú chim bồ câu… Nền trời ngoài biển sẫm dần càng làm nổi bật những con diều 4
- xinh đẹp ấy…”. Nhân vật trong truyện thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải là những cô cậu học sinh đủ mọi tầng lớp giàu, nghèo trong xã hội, dễ thương, đáng yêu và cả dễ… ghét, song tất cả đều hồn nhiên, trong sáng, thông minh và có nghĩa khí…”. Bài viết này của Trần Hoàng Vy đã cho thấy diện phản ánh các chủ đề có liên quan khi viết về thiếu nhi, qua đó, thấy được bóng dáng, chất giọng riêng của Nguyễn Thái Hải dành trang văn cho các em ở lứa tuổi này: hóm hỉnh, hồn nhiên. Nhìn chung, những nhận xét, đánh giá của những độc giả yêu mến, của các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình về truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải mới chỉ là những bài nhận xét khái quát về giá trị các tác phẩm đó mang đến cho độc giả hoặc là những nhận xét về một tác phẩm cụ thể. Đó là những giá trị nhân văn về con người và cuộc sống, về những gì thân thuộc xung quanh mà nhiều khi chúng ta không để ý đã được gửi vào như một thông điệp nghệ thuật từ trang viết của nhà văn. Truyện của ông gần gũi với các em thiếu nhi bởi ông nhìn cuộc sống dưới con mắt của trẻ thơ, ông đồng cảm và chia sẻ với các em. Với lối viết nhẹ nhàng, giàu chất thơ và đầy ý nghĩa, truyện của Nguyễn Thái Hải đã để lại nhiều cảm xúc sâu lắng trong lòng độc giả. Qua khảo sát, chúng tôi thấy những đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình về truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải còn rất ít. Đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu quy mô về Đặc điểm nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải. Là độc giả yêu mến truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải, chúng tôi không chỉ muốn tìm hiểu truyện của ông ở mức độ khái quát mà còn mong muốn nghiên cứu sâu tác phẩm của ông để học tập, nhìn nhận những giá trị thẩm mĩ, đặc sắc nghệ thuật theo hướng tiếp cận có tính khoa học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng đề tài chúng tôi nghiên cứu là: Đặc điểm nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải, cụ thể, luận văn đi vào khảo sát ở đặc điểm nghệ thuật thể hiện con người, thiên nhiên qua con mắt nhìn của trẻ và đặc điểm 5
- về ngôn ngữ, giọng điệu và kết cấu trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tiếp cận đặc điểm nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải qua việc lựa chọn khảo sát phạm vi nghiên cứu gồm các tập truyện sau: Sao chim không hót (Tập truyện vừa, 2011), NXB Văn nghệ; Một ngày hè ở biển (Tập truyện ngắn, 2012), NXB Văn hóa - Văn nghệ; Khu vườn hạnh phúc (Tập truyện vừa, 2014), NXB Trẻ; Hai con diều bay thấp (Tập truyện ngắn, 2014), NXB Văn hóa - Văn nghệ và Thám tử học trò (Tập truyện vừa, 2019) - NXB Kim Đồng. Một số tác phẩm khác của Nguyễn Thái Hải cũng sẽ được chúng tôi sử dụng để so sánh vấn đề khi cần thiết. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Khái quát con đường đến với văn học viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải 4.2. Tìm hiểu nét nổi bật trong nghệ thuật thể hiện con người và thiên nhiên trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải. 4.3. Đánh giá những điểm nổi bật về ngôn ngữ, giọng điệu và kết cấu trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau: 5.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Trong phạm vi luận văn, chúng tôi áp dụng phương pháp này vào việc tìm hiểu những yếu tố nghệ thuật làm nên diện mạo chung của nhân vật và phân tích mối liên hệ giữa chúng với nhau. Bên cạnh đó, tác giả áp dụng phương pháp này trong việc nhìn nhận đặc điểm nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải trong tương quan với nghệ thuật xây dựng hình tượng này trong nền văn học thiểu nhi: cụ thể ở ngôn ngữ, kết cấu, giọng điệu. 6
- 5.2. Phương pháp nghiên cứu loại hình Đối với các truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải, khi khảo sát chúng tôi dùng phương pháp nghiên cứu loại hình ở phương diện thể loại tác phẩm để tìm hiểu nét đặc thù trong loại hình truyện, xem xét cái “làm nên truyện” viết cho thiếu nhi của ông. 5.3. Phương pháp hệ thống, cấu trúc Khi tiếp cận những truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống cấu trúc để xem xét mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm, từ đó khái quát giá trị tác phẩm. 5.4. Phương pháp phê bình tiểu sử Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến chủ thể sáng tạo, quá trình hình thành các tác phẩm viết cho thiếu nhi của nhà văn, đồng thời phân tích tiểu sử của nhà văn để chỉ ra mối quan hệ giữa cuộc đời của tác giả và các tác phẩm văn học của ông. Kết hợp với các thao tác phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp trong suốt bản nội dung của chính văn. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Con đường đến với văn học viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải (gồm 21 trang) Trong chương này, tác giả trình bày những nét lớn của văn học thiếu nhi, giới hạn ở thời điểm sáng tác thiếu nhi của tác giả Nguyễn Thái Hải. Cụ thể, chương một, chúng tôi đề cập đến sự phát triển của văn học thiếu nhi từ 1975 đến nay, đồng thời tìm hiểu sự gặp gỡ đường văn của Nguyễn Thái Hải với văn học thiếu nhi. Chương 2. Con người và thiên nhiên trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải (gồm 23 trang) Trong chương 2, tác giả đã đi từ thế giới người lớn qua mắt nhìn của trẻ với nhân vật bố, mẹ - người quan tâm, yêu thương, che chở và những người hàng 7
- xóm thân thiết, biết sẻ chia, giúp đỡ đến thế giới tinh thần của trẻ em gồm những đứa trẻ giàu cảm xúc với đời sống tâm hồn phong phú và những đứa trẻ tự chủ, có cá tính mạnh mẽ. Đồng thời qua đó phân tích thiên nhiên được nhìn từ con mắt của trẻ thơ với vẻ nguyên sơ, thuần khiết, tươi đẹp cũng như thế giới đồ vật gần gũi, thân thuộc, hấp dẫn. Chương 3. Đặc điểm về ngôn ngữ, giọng điệu và kết cấu trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải (gồm 24 trang) Trong chương 3, tác giả đã trình bày chi tiết về đặc điểm về ngôn ngữ, giọng điệu và kết cấu trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Thái Hải qua đặc điểm về ngôn ngữ gồm có ngôn ngữ người kể chuyện với tư cách là người dẫn dắt câu chuyện, hoặc người tường thuật lại chuyện và ngôn ngữ nhân vật ở phương diện ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Đối với đặc điểm về giọng điệu gồm: giọng điệu trữ tình hồn hậu, chân thật, giọng điệu hồn nhiên, trong sáng, trìu mến và giọng điệu tinh nghịch, hóm hỉnh. Ngoài ra, đặc điểm về kết cấu, luận văn chỉ ra ba kiểu kết cấu: kiểu tạo chất thơ, kiểu xâu chuỗi và sự kết hợp cả kênh chữ và kênh hình. 8
- Chương 1 CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI VĂN HỌC VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN THÁI HẢI 1.1. Sự phát triển của văn học thiếu nhi từ 1975 đến nay 1.1.1. Văn học thiếu nhi Việt Nam 1975 - 1985, phản ánh thế giới tuổi thơ gắn với thời bình Trên thế giới, nhìn chung những cuốn sách thuộc lĩnh vực văn học viết cho thiếu nhi là “những sáng tác do các em viết và do các nhà văn chuyên nghiệp viết cho các em, bao gồm những tác phẩm có mặt trong văn học truyền miệng của dân tộc cho tới những tác phẩm văn học hiện đại, gồm cả những tác phẩm trong nước và nước ngoài” (dẫn lại từ Chu Thị Hà Thanh và Lê Thị Thanh Bình, 2004) đã xuất hiện từ rất sớm. Đó là những cuốn sách có nội dung giảng dạy và tính chất giáo lý chặt chẽ gồm sách học vần, sách bách khoa và sách về quy tắc ứng xử trong đời sống xã hội xuất hiện ở châu Âu vào thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI. Theo quy luật phát triển của văn học, những tác phẩm mang tính giáo điều không còn được người đọc đón nhận như trước, nhưng xu hướng đề cao tính nghệ thuật trong tác phẩm ngày càng được quan tâm. Có rất nhiều tác phẩm đã trở thành tác phẩm tiêu biểu của văn học thế giới như: Truyện cổ Andersen, truyện cổ Grim, Robinson Crusoe của Daniel Defoe, Không gia đình của Hector Malot… Ở mỗi quốc gia, văn học thiếu nhi đều có những nét đặc trưng riêng và mang cốt cách của mỗi quốc gia, dân tộc nhưng các tác phẩm hay đều có một điểm chung, đó là đều hướng đến mục đích nhân văn sâu sắc, hướng đến chân - thiện - mỹ trong cuộc sống, giúp con người sống gần nhau hơn. Ở nước ta, sang đầu thế kỉ XX đã bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi. Đáng chú ý là loại Sách hồng dành cho thiếu nhi của Tự lực văn đoàn. Trong giai đoạn 1945-1954 ở Nam Bộ, văn học thiếu nhi cũng rất đáng chú ý với các tủ sách dành cho thiếu nhi. Mặt khác, mảng văn học thiếu nhi của miền Nam giai đoạn 1954-1975 cũng rất phong phú. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho đến ngày nay văn học thiếu nhi Việt Nam đã có những bước đi 9
- khởi sắc khá vững chắc, phát triển vượt trội, phong phú, đa dạng về đề tài, thể loại, chất lượng nghệ thuật của các tác phẩm không ngừng được nâng cao, xuất hiện nhiều cây bút nổi tiếng để lại dấu ấn đậm nét. Nói cách khác, văn học thiếu nhi có sự phát triển mạnh và phong phú, đem lại đóng góp không nhỏ, tạo nên giá trị phong phú cho nền văn học Việt Nam nhất là từ sau năm 1975. Kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất một nhà, toàn dân hồ hởi bắt tay vào công cuộc khôi phục, xây dựng và phát triển đất nước, bộ mặt xã hội đã có những biến đổi to lớn. Văn học thiếu nhi Việt Nam (1975 - 1985) là giai đoạn trăn trở, tìm tòi để có hướng đi mới nhưng nhìn chung vẫn gần với cách tiếp cận cũ. Điều này thể hiện rõ nhất trong những năm đầu sau khi kháng chiến chống Mĩ kết thúc, chủ yếu các tác phẩm vẫn chỉ xoay quanh đề tài kháng chiến được phản ánh từ thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhìn từ góc nhìn ở thời bình. Đó là sự góp mặt của Võ Quảng sau thành công của truyện dài Quê nội. Ông đã tiếp tục mạch cảm xúc và cho ra mắt độc giả tác phẩm Tảng sáng. Điểm nổi bật ở hai tác phẩm này chính là sự ngợi ca quê hương đất nước, ngợi ca cách mạng, ngợi ca nhiệt huyết cách mạng của những em thiếu nhi xứ Quảng anh hùng, quê hương ông. Tuy tuổi các em còn nhỏ nhưng đã mang một tinh thần chiến đấu dũng cảm, ý chí quật cường bất khuất và tình bạn hết sức bình dị, trong sáng, hồn nhiên của các em đã khiến mọi người phải khâm phục. Cùng đề tài kháng chiến còn có Cơn giông tuổi thơ của Thu Bồn, Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt của Phạm Thắng, Kim Đồng của Tô Hoài, Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, Hoa cỏ đắng của Nguyễn Thị Như Trang, Những tia nắng đầu tiên của Lê Phương Liên… Cảm hứng sáng tác của những tác phẩm này chủ yếu đến từ ký ức về “một thời đạn bom” với lớp lớp trẻ em “mang mũ rơm đi học đường dài”. Các em nhỏ từ thành phố sơ tán về nông thôn, xa phố phường nhộn nhịp với cuộc sống sung túc, đủ đầy, giờ phải tự lo, tự chăm sóc cho cuộc sống của mình với bao khó khăn vất vả, thiếu thốn. Bằng lối kể chuyện thiên về hồi tưởng, lời kể dung dị mà thiết tha, các tác phẩm này đã gợi cho 10
- người đọc những cảm giác về một thời thơ ấu đầy gian khổ hào hùng nhưng cũng đầy thi vị khi ở đó lưu giữ những câu chuyện đẹp về tình thầy trò, tình bạn bè thuần khiết, đầm ấm, đáng trân trọng. Những sáng tác dành cho thiếu nhi đã giúp cho những bạn trẻ hôm nay có thể thấu hiểu được những khó khăn gian khổ của lớp lớp thế hệ cha ông đi trước. Từ đó các em biết trân trọng cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, biết cố gắng phấn đấu để xây dựng đất nước tươi đẹp, phồn thịnh. Tuy nhiên, đất nước và con người Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh giờ đây không còn được nhìn nhận một cách đơn giản và một chiều như thời kì trước. Vì thế, trái ngược với những tác phẩm gợi lại “một thời để nhớ” thật cảm động này, các tác phẩm Hồi đó ở Sa Kì của Bùi Minh Quốc, Cát cháy của Thanh Quế, Cơn giông tuổi thơ của Thu Bồn,… đã mạnh dạn viết về những đau thương mất mát trong chiến tranh, điều mà lâu nay văn học cách mạng ít đề cập đến, nhất là văn học viết cho thiếu nhi. Lần đầu tiên, truyện viết cho các em đã đề cập đến sự khốc liệt của chiến tranh với những tổn thất nặng nề do chiến tranh gây ra. Các tác phẩm đã dựng lại không khí chung của đất nước trong thời kì đau thương nhưng anh hùng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Đó là cái thực tế đã được đúc kết, chiêm nghiệm và tái hiện lại một cách toàn diện, sâu sắc qua suy tư, trăn trở của người sáng tác. Trong Hồi đó ở Sa Kì và Cát cháy, Bùi Minh Quốc và Thanh Quế đã dựng nên cảnh tượng em gái Tư một mình dẫn bọn ngụy vào bãi mìn, cùng nổ tung với chúng. Hay hình ảnh cô bé Bích gan góc, không chịu khuất phục trước hành động tra tấn tàn bạo của tên sĩ quan Mĩ đã để lại lòng kính trọng, sự khâm phục và lòng tiếc thương vô hạn trong lòng người đọc. Tuy vậy, những chết chóc, mất mát, tổn thất đau thương được đưa lên trang sách thiếu nhi không phải để bày tỏ một tâm thế bi quan, ảm đạm. Thay vào đó, là những sáng tác sáng ngời, đầy tinh thần tự hào về sự đấu tranh quả cảm, không ngại gian lao của những chú lính tí hon trong công cuộc đấu tranh và giải phóng đất nước. Đó còn là niềm tự hào, hào sảng, ngợi ca những tấm gương sáng của những anh hùng nhí như em Tư, bé Bích… Khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, các tác phẩm dành cho thiếu nhi đã mở ra một hướng thể hiện mới về con người. Đâu đó những bóng dáng các hình 11
- tượng nhân vật được phản ánh được đặt trong mối quan hệ đa chiều với đời sống tinh thần đan xen những xáo trộn tâm linh tế vi, nhỏ nhặt nhất. Vì thế, tác phẩm của các tác giả tập trung vào vấn đề đạo đức con người. Khởi đầu là những tác phẩm dám mạnh dạn phân tích, vạch trần những tệ nạn xã hội, sự lạc hậu, thói nhỏ nhen, ghen ghét và những mưu mô giả dối, những mặt tiêu cực của xã hội đã phần nào tác động vào thế giới trẻ như: Tình thương của Phạm Hổ, Chú bé có tài mở khóa của Nguyễn Quang Thân, Hành trình ngày thơ ấu của Dương Thu Hương. Tiểu thuyết Tình thương (Phạm Hổ) là câu chuyện về một nhóm trẻ sống lang thang, bụi đời đã được trường giáo dưỡng Kim Đồng nhận nuôi, chăm sóc. Mỗi một đứa trẻ là những mảnh đời, hoàn cảnh éo le. Cậu bé Khải, sống trong một gia đình không êm ấm. Vì không chấp nhận sống chung với bố dượng, một người xảo trá, độc ác, mưu mô, Khải quyết định bỏ nhà ra đi. Rời khỏi mái ấm gia đình khiến em sa ngã vào con đường tội lỗi, phạm pháp. Và rồi, may mắn thay, em đã được trung tâm giáo dưỡng đón nhận để chăm sóc, uốn nắn. Dần dà, em ý thức được những lỗi sai của mình trước đây, Khải mỗi ngày tự mình quyết tâm sửa sai những gì mình đã phạm phải. Mọi nỗ lực của em lại không thành khi bị thầy giáo nghi oan cho em, là thủ phạm ăn cắp bộ díp của Phi “quăn”. Không giải thích, không chứng mình được việc mình không làm, Khải rơi vào cảm giác cô đơn, xót xa cho thân phận của mình, em lại quyết định lần nữa: bỏ trốn khỏi trại giáo dưỡng sau khi tìm đến cái chết, nhưng bất thành. Phạm Hổ đã rất thành công khi đặc tả tâm trạng đứng bên bờ vực thẳm giữa một bên là sự sống, một bên là cái chết của nhân vật. Ở tâm hồn còn chưa đủ sức chống chọi với những bất công, tráo trở của cuộc đời, em Khải lại phải luôn dằn vặt, lựa chọn để giành lại cho mình phần tốt đẹp theo cách của một đứa trẻ tự mình phải học cách lớn lên, là một điều quá sức đối với cậu bé. Qua nhân vật Khải, thông điệp mà nhà văn gửi đến cho độc giả chính là một người muốn trở nên tốt, lương thiện thì cần được sống trong môi trường có giáo dục tốt, nếu bên cạnh họ còn những người xấu thì con đường hoàn lương rất dễ gặp những cản trở, cám dỗ cản đường mà chính từ nhận thức còn non yếu của các em, sẽ khó mà phân định hết ranh giới 12
- mong manh của lương tri, sự tốt đẹp với gian dối, xấu xa. Chính hoàn cảnh gia đình éo le, ngang trái là một trong những nguyên nhân dẫn đến con đường sa ngã, phạm tội của phần lớn trẻ em. Thông điệp giáo dục của Phạm Hổ thể hiện rất rõ qua tiểu thuyết Tình thương. Đó cũng là quan niệm sáng tác của chính ông khi lựa chọn mảng đề tài viết cho thiếu nhi: “văn học viết cho các em tập trung vào việc làm thế nào để có thể đánh thức những tình cảm cao quý trong lòng, thức dậy những tiềm năng quan trọng của trẻ về khả năng quan sát thế giới để từ đó biết sống và sống tốt hơn” (Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Phạm Hổ) (Ngô Đình Vân Nhi, 2008). Sự quan tâm chăm sóc tận tình và hết lòng bao dung độ lượng cùng với sự sẻ chia từ người lớn là liều thuốc tốt nhất kéo các em trở về với bản tính lương thiện, hồn nhiên vốn có của mình. Có thể nói, Tình thương là tác phẩm có những tìm tòi và phát hiện mới mẻ trong việc thể hiện số phận con người nhất là thân phận trẻ em, không chỉ đưa đến một vấn đề nóng hổi của xã hội mà còn là bài học trang bị cho trẻ em về tình cảm, tính trung thực, sự sẻ chia… Nếu trước đây những tác phẩm viết cho thiếu nhi khắc họa người lớn thường là hay, chân thật, mẫu mực và người lớn có quyền giáo dục trẻ em thì quan niệm này đến đây không còn phù hợp nữa, nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi xuất hiện những mặt trái đã tác động tiêu cực đến con người. Trên thực tế, nhiều người lớn chưa chắc đã là người tốt, là hoàn hảo và cũng có những đứa trẻ giúp người lớn nhìn rõ bản thân khi có tác động của người lớn. Các vấn đề đạo đức không còn được miêu tả và quan niệm theo kiểu xuôi chiều, phiến diện mà được nhìn nhận từ chính đời sống nội tâm của nhân vật. Nói cách khác, văn học thiếu nhi ở thời điểm từ sau 1975 đã bắt đúng nhịp với văn học dành cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, đúng với đặc điểm tâm sinh lý và ý thức thẩm mỹ riêng. Ở tác phẩm Chú bé có tài mở khóa của Nguyễn Quang Thân, diễn biến tâm trạng của cậu bé Hùng có những điều hết sức đặc biệt. Hùng là chú bé lười học, ham chơi, chú rất nổi tiếng với chùm chìa khóa vạn năng đi ăn trộm khắp nơi nhưng lại luôn mủi lòng trước những số phận bất hạnh. Hùng rất thương mẹ, 13
- người mẹ tần tảo vất vả sớm hôm nhưng cũng không thể mang lại cho em cuộc sống sung túc. Xót xa cho thân phận, em lại càng đau khổ, day dứt hơn khi tìm thấy trong đống đồ ăn cắp của mình, con búp bê - món quà sinh nhật của bé Liên. Hùng đã quyết tâm mạo hiểm thân mình vượt qua mọi hiểm nguy chỉ để trả lại con búp bê ấy cho bé Liên. Nguyễn Quang Thân đã rất thành công khi đưa cái xấu, cái tiêu cực trong hiện thực cuộc sống vào tác phẩm của mình một cách tinh tế. Trong thế giới nhân vật trẻ em, cái xấu là “phép thử” để hình thành nên nhân cách sống tốt đẹp cho các em thông qua những cử chỉ, hành vi, hành động, suy nghĩ theo cách người lớn để trưởng thành của các em. Hùng chính là nhân vật đại diện như thế. Tác giả đã chỉ ra những khía cạnh đạo đức của con người. Đó là sự cảm thông, chia sẻ với người khác và khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Hùng mang một khát vọng lớn lao muốn trở thành một người tốt, muốn làm những việc tốt có ích cho đời nhưng vì sự xấu xa, xuống cấp về đạo đức của một số người lớn đã làm vẩn đục tâm hồn trong sáng, thơ ngây của em. Xây dựng nhân vật Hùng, nhà văn muốn giúp các em nhìn nhận cuộc sống một cách đa chiều: cuộc sống không phải lúc nào cũng tươi đẹp mà nó luôn có hai mặt, các em cần phải thấy được điều đó để không bị hoang mang, bất ngờ, hụt hẫng và để tự tin bước vào cuộc sống với bao khó khăn thử thách đang chờ. Ở một phương diện khác, đề tài lịch sử trong văn học viết dành cho thiếu nhi giai đoạn trước rất phát triển đến giai đoạn này hầu như chững lại. Trong số các tác giả chuyên viết về đề tài lịch sử như Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, Lê Vân,… họ thường khai thác lịch sử gắn với các nhân vật anh hùng và truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc. Đến Tô Hoài đã mở ra một hướng khai thác mới, đó là gắn lịch sử với huyền thoại, phong tục và văn hóa. Đọc Đảo hoang, Nỏ thần, Nhà Chử, bạn đọc được trở về với cái nôi văn hóa của người Việt cổ thời kì khai sơn lập địa. Tác phẩm của Tô Hoài đã cung cấp cho các em những tri thức về truyền thống chống lại thiên tai, địch họa; tri thức về thiên nhiên và con người thời ăn hoa quả thay cơm, săn thú rừng làm thức ăn, thuần hóa thú dữ. Từ đó giúp các em thấy được những mối quan hệ mật thiết giữa con người với thế giới thiên nhiên xung quanh mình để góp phần bảo vệ nó. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cái tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại Việt Nam
87 p | 234 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 266 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 314 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 120 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 215 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 165 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 174 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 105 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 133 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 146 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 162 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 98 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn