intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh "trăng" trong thơ Thiền Lý Trần Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc

Chia sẻ: Dangthingocthuy Dangthingocthuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:219

170
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hình ảnh Trăng trong thơ Thiền Lý Trần Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc" so sánh hình ảnh trăng trong thơ thiền Lý Trần và thơ Đường về phương diện nội dung – ý nghĩa; so sánh hình ảnh trăng trong thơ thiền Lý Trần và thơ Đường về phương diện nghệ thuật. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh "trăng" trong thơ Thiền Lý Trần Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br /> ————————————<br /> <br /> Quản Hồng Vĩ<br /> <br /> HÌNH ẢNH “TRĂNG” TRONG THƠ<br /> THIỀN LÝ TRẦN VIỆT NAM VÀ<br /> THƠ ĐƯỜNG TRUNG QUỐC<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br /> <br /> Thành phố Hồ Chí Minh – 2011<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH<br /> ————————————<br /> <br /> Quản Hồng Vĩ<br /> <br /> HÌNH ẢNH “TRĂNG” TRONG THƠ<br /> THIỀN LÝ TRẦN VIỆT NAM VÀ<br /> THƠ ĐƯỜNG TRUNG QUỐC<br /> <br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số: 60 22 34<br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN.<br /> <br /> Thành phố Hồ Chí Minh – 2011<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 3<br /> 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 4<br /> 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 5<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu........................... 11<br /> 4. Kết cấu luận văn ................................................................................. 12<br /> PHẦN NỘI DUNG................................................................................... 13<br /> Chương 1. Những vấn đề chung ............................................................... 13<br /> Chương 2. So sánh hình ảnh trăng trong thơ thiền Lý Trần và thơ Đường về phương<br /> diện nội dung, ý nghĩa .............................................................................. 19<br /> 2.1. Những điểm tương đồng ................................................................ 19<br /> 2.2. Những điểm dị biệt......................................................................... 34<br /> 2.3. Ý nghĩa của những tương đồng và dị biệt này (về mặt cảm hứng nghệ thuật) 48<br /> Chương 3. So sánh hình ảnh trăng trong thơ thiền Lý Trần và thơ Đường về phương<br /> diện nghệ thuật thể hiện ........................................................................... 65<br /> 3.1. Những điểm tương đồng ................................................................ 65<br /> 3.2. Những điểm dị biệt......................................................................... 80<br /> 3.3. Ý nghĩa của những tương đồng và dị biệt này (về mặt tư duy nghệ thuật và<br /> phong cách nghệ thuật) ......................................................................... 87<br /> PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................ 106<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Trong nền văn học Việt Nam, văn học trung đại có một vị trí rất quan trọng,<br /> trong đó thơ thiền Lý Trần đóng một vai trò trí tuệ và đặc sắc nhất. Thơ thiền Lý<br /> Trần là sản phẩm kết hợp của một nền triết học giàu chất tự do, và một thời đại<br /> mang đậm tính nhân văn. Do thời đại Lý-Trần Phật giáo rất thịnh đạt và có nhiều<br /> đóng góp trong cuộc đại phục hưng và phát triển rực rỡ của văn hóa dân tộc Việt<br /> Nam, vì vậy, nếu muốn tìm hiểu sâu sắc và toàn diện về thời đại này cả ở văn hóa<br /> lẫn con người, cần phải nghiên cứu thơ thiền một cách đầy đủ và thấu đáo.<br /> Thời nhà Đường (618-907) là thời kỳ hoàng kim của văn học và nghệ thuật<br /> Trung Quốc, trong đó thi ca là thể loại văn học phát triển phồn vinh nhất. Thơ<br /> Đường không chỉ là một trong những di sản văn hóa quí báu nhất của Trung Quốc,<br /> mà còn là một viên ngọc vô giá trong kho tàng văn học thế giới. Mặc dù cách đây<br /> đã hơn 1000 năm, nhưng những tác phẩm thơ Đường vẫn còn được lưu truyền<br /> cho đến nay, Những nhà thơ như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị đã trở thành<br /> những đại thi hào của nhân loại. Cũng như thơ thiền Lý – Trần, thơ Đường chịu<br /> ảnh hưởng không ít từ tư tưởng Phật giáo. Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, tới<br /> nhà Đường đã có hơn 600 năm lịch sử. Tư tưởng Phật giáo như thấm sâu vào<br /> cuộc sống của nhân dân thời nhà Đường, điều đó được thể hiện ở rất nhiều mặt<br /> như: sự xuất hiện đông đảo các đền chùa, sự tiếp nhận của quần chúng nhân dân<br /> về giáo lý đạo Phật… Do thơ ca là một thể loại văn học nổi bật nhất dưới thời nhà<br /> Đường, sự lưu truyền của tư tưởng Phật giáo cũng thúc đẩy thơ Đường vươn lên<br /> <br /> một đỉnh cao mới.<br /> Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng hữu nghị, có lịch sử giao lưu<br /> văn hóa lâu đời. Trong ba nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa là Nhật<br /> Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, có thể nói Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng một<br /> cách sâu sắc nhất. Sự ảnh hưởng này đã thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã<br /> hội của Việt Nam như ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, các chuẩn mực đạo đức…<br /> Phật giáo từ Ấn Độ lưu truyền tới Trung Quốc, sau đó lại du nhập vào Việt Nam,<br /> nó có ảnh hưởng sâu sắc đến cả thơ Đường lẫn thơ thiền thời Lý Trần. Đó là lý do<br /> vì sao chúng chúng tôi chọn hai đối tượng này để so sánh. Các nhà thơ Việt Nam<br /> và Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo, điều này thể hiện khá rõ<br /> trong các tác phẩm của họ. Cho nên, đối với một hiện tượng hoặc một đối tượng<br /> thường gặp, cảm nhận của họ như thế nào, cách thể hiện có giống nhau hay không,<br /> tình cảm của họ ra sao… là những vấn đề mà chúng chúng tôi rất quan tâm. Hy<br /> vọng thông qua việc nghiên cứu thơ thiền Lý Trần và thơ Đường trong so sánh<br /> tương quan có thể tìm ra đáp án của những câu hỏi trên. Và từ đó có thể tìm hiểu<br /> về tư duy nghệ thuật cũng như tình cảm đối với cuộc sống của các nhà thơ đương<br /> thời.<br /> Với những lý do trên, chúng chúng tôi chọn hình ảnh “trăng” trong thơ thiền<br /> Lý Trần và thơ Đường Trung Quốc làm đề tài luận văn thạc sĩ.<br /> 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br /> Qua tìm kiếm trên mạng internet, chúng tôi chưa phát hiện có ai từng so sánh hình<br /> ảnh trăng giữa thơ thiền Lý Trần và thơ Đường, tuy nhiên có một số học giả đã<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2