Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh
lượt xem 8
download
Luận văn "Nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm khảo sát những sáng tác viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh; Phân loại các kiểu nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh; Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ HÒA NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA VÕ DIỆU THANH CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG – 2022
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT LÊ THỊ HÒA NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA VÕ DIỆU THANH CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THANH TRUYỀN BÌNH DƢƠNG – 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lê Thị Hòa, cam đoan rằng: Những nội dung đƣợc trình bày trong luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Bùi Thanh Truyền. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác khi sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn đầy đủ về nguồn gốc (tên tác giả, tên công trình, thời gian, hình thức công bố). Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm nguyên tắc nghiên cứu khoa học, quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả luận văn Lê Thị Hòa i
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Thanh Truyền đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Viện Sau đại học, Chƣơng trình Văn học Việt Nam Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, tổ Ngữ văn Trƣờng Trung học phổ thông Trần Văn Ơn đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, công việc trong quá trình tôi hoàn thành chƣơng trình đào tạo và thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà văn Võ Diệu Thanh đã nhận lời mời phỏng vấn và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình sƣu tầm tƣ liệu nghiên cứu. Xin cảm ơn nhạc sĩ Phan Võ Hoàng Nam cùng bé Đinh Thị Quỳnh Trang đã cung cấp hình ảnh, tƣ liệu để tôi có thêm cơ sở trong việc đƣa ra những nhận định, đánh giá về truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ tôi để tôi có thêm động lực hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Trân trọng! Tác giả luận văn Lê Thị Hòa ii
- MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................... 3 3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................... 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 9 5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................. 10 6. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................................ 11 7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 11 NỘI DUNG ........................................................................................................................ 13 Chƣơng 1 ........................................................................................................................... 13 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................................................. 13 1.1. Một số khái niệm liên quan ...................................................................................... 13 1.1.1. Văn học thiếu nhi ............................................................................................... 13 1.1.2. Nhân vật văn học ............................................................................................... 15 1.1.3. Trẻ em ................................................................................................................ 16 1.1.4. Nhân vật trẻ em .................................................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Nhân vật trẻ em trong văn học thiếu nhi Việt Nam ................................................. 17 1.2.1. Nhân vật trẻ em trong văn học thiếu nhi trước 1945 ........................................ 17 1.2.2. Nhân vật trẻ em trong văn học thiếu nhi từ 1945 đến 1975 .............................. 20 1.2.3. Nhân vật trẻ em trong văn học thiếu nhi sau 1975 ............................................ 24 1.3. Nhà văn Võ Diệu Thanh và truyện viết cho thiếu nhi ............................................. 28 1.3.1. Cuộc đời và văn nghiệp của Võ Diệu Thanh ..................................................... 28 1.3.2. Truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh ................................................... 34 1.3.3. Nhân vật trẻ em – một yếu tính của đường văn Võ Diệu Thanh ....................... 36 * Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................ 38 iii
- Chƣơng 2 ........................................................................................................................... 40 CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRẺ EM ................................................................................. 40 TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA VÕ DIỆU THANH ..................... 40 2.1. Nhân vật trẻ em hồn nhiên, trong sáng .................................................................... 41 2.1.1. Ngây thơ, xinh xắn ............................................................................................. 41 2.1.2. Vô tư, thân thiện................................................................................................. 43 2.1.3. Tinh nghịch, dí dỏm ........................................................................................... 45 2.2. Nhân vật trẻ em bất hạnh ......................................................................................... 49 2.2.1. Mồ côi, nghèo, thất học ..................................................................................... 49 2.2.2. Yểu mệnh, tật nguyền ......................................................................................... 52 2.2.3. Nạn nhân của bạo lực gia đình.......................................................................... 55 2.3.4. Nạn nhân của bệnh thành tích trong giáo dục .................................................. 59 2.3. Nhân vật trẻ em giàu lòng nhân hậu ........................................................................ 62 2.3.1. Yêu thiên nhiên .................................................................................................. 62 2.3.2. Yêu thương con người ........................................................................................ 65 2.3.3. Yêu thương loài vật ............................................................................................ 72 2.4. Nhân vật trẻ em với khả năng đặc biệt ..................................................................... 74 2.4.1. Thông minh, ham học hỏi .................................................................................. 74 2.4.2. Tài năng thiên bẩm ............................................................................................ 77 2.4.3. Khả năng lạ thường ........................................................................................... 79 * Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................ 81 Chƣơng 3 ........................................................................................................................... 82 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRẺ EM ................................................... 82 TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA VÕ DIỆU THANH .................... 82 3.1. Xây dựng nhân vật trẻ em qua khắc họa tính cách .................................................. 82 3.1.1. Cách đặt tên nhân vật ........................................................................................ 82 3.1.2. Cách miêu tả ngoại hình nhân vật ..................................................................... 87 3.1.3. Cách miêu tả hành động nhân vật ..................................................................... 90 3.1.4. Cách miêu tả tâm lí nhân vật ............................................................................. 93 3.2. Xây dựng nhân vật trẻ em qua ngôn ngữ nghệ thuật ............................................... 95 3.2.1. Ngôn ngữ tả ....................................................................................................... 95 3.2.2. Ngôn ngữ kể ....................................................................................................... 97 3.2.3. Ngôn ngữ đối thoại .......................................................................................... 101 3.2.4. Ngôn ngữ độc thoại.......................................................................................... 105 3.3. Xây dựng nhân vật trẻ em qua giọng điệu trần thuật ............................................. 108 3.3.1. Giọng điệu hồn nhiên, trong trẻo .................................................................... 108 iv
- 3.3.2. Giọng điệu xót xa, thương cảm ........................................................................ 109 3.3.3. Giọng điệu chế giễu, mỉa mai .......................................................................... 110 3.3.4. Giọng điệu suy tư, triết lí ................................................................................. 112 3.4. Xây dựng nhân vật trẻ em qua không gian và thời gian nghệ thuật ...................... 115 3.4.1. Không gian nghệ thuật..................................................................................... 115 3.4.1.1. Không gian trường học ............................................................................. 115 3.4.1.2. Không gian gia đình .................................................................................. 116 3.4.1.3. Không gian sông nước .............................................................................. 119 3.4.2. Thời gian nghệ thuật ........................................................................................ 121 3.4.2.1. Thời gian tuyến tính .................................................................................. 121 3.4.2.2. Thời gian đảo tuyến ................................................................................... 124 3.4.2.3. Thời gian tâm trạng .................................................................................. 126 * Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................................... 128 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 130 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................................. 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 134 PHỤ LỤC v
- DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ Nxb Nhà xuất bản tr. Trang Stt Số thứ tự vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Tên bảng Trang 2.1 Thống kê số lƣợng nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi 39 của Võ Diệu Thanh 3.1 Thống kê các cách định danh nhân vật trong truyện viết cho thiếu 81 nhi của Võ Diệu Thanh 3.2. Thống kê câu hỏi trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh 102 3.3. Thống kê trạng từ chỉ thời gian trong truyện viết cho thiếu nhi của 120 Võ Diệu Thanh vii
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng trong nền văn học Việt Nam. Bắt rễ từ cội nguồn văn hóa, văn học dân gian, văn học thiếu nhi là bầu sữa tinh thần nuôi dƣỡng, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ. Không chỉ vậy, văn học thiếu nhi còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em. Trong văn học thiếu nhi, các tác phẩm văn xuôi chiếm số lƣợng lớn. Sự góp mặt của nhiều cây viết tài năng nhƣ Tô Hoài, Võ Quảng, Đoàn Giỏi, Nguyễn Thi, Vũ Tú Nam, Nguyễn Quang Sáng, Phùng Quán, Trần Hoài Dƣơng, Quế Hƣơng, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Võ Diệu Thanh, Nguyễn Ngọc Tƣ, Mai Bửu Minh, Văn Thành Lê… đã làm cho mảng văn xuôi thiếu nhi ngày càng khởi sắc. 1.2. Nhân vật là linh hồn của tác phẩm văn học. Trong truyện viết cho thiếu nhi, hình tƣợng nhân vật trẻ em giữ vị trí trung tâm. Bản thân mỗi đứa trẻ là một thế giới luôn vận động và khó nắm bắt. Mỗi nhà văn khi viết về đề tài nhân vật trẻ em, lại có những cách thể hiện rất riêng. Điều đó làm cho hình tƣợng nhân vật trẻ em nhân vật trẻ em hiện lên thật chân thực, gần gũi, sinh động. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi từng tâm sự: “Viết cho trẻ con bao giờ cũng khó, ai chơi được với trẻ con thì tâm phải trong vắt thì mới chơi với trẻ được. Và người viết cho trẻ con phải là người hiểu biết rất nhiều về đời sống của trẻ và cả đời sống của người lớn nữa. Một tác phẩm đặc sắc viết cho trẻ con phải là một tác phẩm mà trẻ con và người lớn đọc đều thấy thích. Bởi vì trong bất cứ một đứa trẻ nào cũng có một người lớn đang hình thành, và trong bất cứ người lớn nào cũng có một đứa trẻ không bao giờ già đi” (Bảo Thoa, 2020). 1.3. Võ Diệu Thanh bén duyên với văn chƣơng từ rất sớm. Độc giả biết nhiều đến chị từ cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ IV do Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Báo Tuổi Trẻ, Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2010. Trong cuộc thi này, chị đã giành đƣợc giải Nhì với tập truyện Cô con gái ngỗ ngược. Sau thành công bƣớc đầu, Võ Diệu Thanh liên tiếp ra mắt bạn đọc nhiều tác phẩm với nhiều thể loại, nhiều đề tài khác nhau. Sau gần ba mƣơi năm cầm bút, Võ Diệu Thanh đã khẳng định bút lực của mình trên văn đàn. Đặc biệt, nhà văn dành nhiều tâm huyết cho mảng văn học thiếu nhi. Theo chị, văn học thiếu nhi đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Chị tâm sự: “Văn học thiếu nhi không chỉ là phương tiện tốt nhất giúp các em tiếp thu dần những tri thức cần thiết trong đời 1
- sống mà còn là món ăn tinh thần bổ ích nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển toàn diện về nhân cách cho các em” (Lê Hoa, 2015). Trẻ em là hình tƣợng nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Võ Diệu Thanh. Những truyện tranh nhƣ: Bí mật bên khóm hoa quỳnh, Chú ong bé bỏng, Khu vườn trong mơ đƣợc in khổ lớn và có mặt trong các tủ sách thƣ viện của các trƣờng tiểu học. Điều đó cho thấy, các sáng tác cho thiếu nhi của chị đƣợc các bạn nhỏ đón nhận nồng nhiệt. Bằng trái tim nồng ấm yêu thƣơng của một ngƣời mẹ hiền hậu, bằng nhiệt huyết gieo con chữ của một cô giáo tài năng, nữ văn sĩ đã viết những trang văn rất đời, rất tình. Những trang viết của chị, đặc biệt là những sáng tác viết cho thiếu nhi đã chạm đến trái tim của cả độc giả khắp cả nƣớc. Truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh đa dạng, phong phú về thể loại. Những tác phẩm viết về thiếu nhi của tác giả chứa đựng giá trị giáo dục sâu sắc. Không chỉ góp phần giáo dục nhân cách, truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn này còn hƣớng đến giáo dục những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ em. Bằng tấm lòng đồng cảm của một ngƣời mẹ, của một cô giáo tiểu học với cái nhìn đầy trìu mến, chan chứa yêu thƣơng, ngƣời viết đã xây dựng nên thế giới nhân vật trẻ em trong sáng, hồn nhiên nhƣng cũng chịu nhiều mất mát, thiệt thòi và bất hạnh. Điều đặc biệt ở cách xây dựng nhân vật trẻ em trong những sáng tác của Võ Diệu Thanh đó là nhân vật trẻ em với những tính cách, số phận rất riêng, nhân vật trẻ em gắn liền với không gian sông nƣớc Nam Bộ, nhân vật trẻ em là những cô cậu học trò cá biệt, nhân vật trẻ em có những khả năng đặc biệt (biết nói chuyện với cỏ cây, động vật), nhân vật trẻ em có thật ngoài đời thƣờng, đó chính là thần đồng đàn sến Khánh Hƣng đã từng xuất hiện trên chƣơng trình truyền hình “Biệt tài tí hon năm 2019”. Với lối viết giản dị, cách miêu tả tinh tế, cách kể chuyện tự nhiên, qua giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, Võ Diệu Thanh đã dẫn dắt ngƣời đọc vào thế giới trẻ thơ với những vui buồn xen lẫn. Lật dở từng trang sách, men theo lời kể của tác giả, dõi theo bƣớc chân của từng nhân vật, ngƣời đọc sẽ có những giây phút vui cƣời sảng khoái cùng những đứa trẻ hồn nhiên, tinh nghịch và cũng sẽ có lúc nghẹn ngào quặn thắt trƣớc những mảnh đời bất hạnh. Truyện viết cho thiếu nhi của chị có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em. Đọc các tác phẩm, những độc giả nhỏ tuổi không những có thể mở rộng vốn từ mà còn học đƣợc cách ứng xử với mọi ngƣời, học đƣợc những kỹ năng cần thiết khi bị đi lạc, khi chơi đùa trên sông nƣớc. Còn những độc giả lớn tuổi sẽ tìm thấy tuổi thơ của chính mình, sẽ có dịp sống 2
- lại những kỉ niệm tƣơi đẹp, thân thƣơng của một thời hồn nhiên, vô lo. Qua những trăn trở của nhà văn về những nguyên nhân gây ra những khổ cực, bất hạnh của trẻ em, mỗi thầy cô giáo, mỗi bậc phụ huynh sẽ tìm thấy những triết lí nhân sinh, sẽ nhận ra những thông điệp nhân văn, sẽ học hỏi đƣợc những phƣơng pháp giáo dục học sinh, giáo dục con em mình phù hợp nhất. 1.4. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hình tƣợng nhân vật trẻ em. Tuy nhiên, tính đến nay, vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hình tƣợng nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài Nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh để nghiên cứu. Trong luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu làm rõ những kiểu nhân vật trẻ em, những phƣơng diện xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của tác giả này. Đây sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu về hình tƣợng nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của nhà văn một cách bao quát và chi tiết nhất. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu về nhân vật trẻ em trong văn học thiếu nhi Việt Nam Tìm hiểu về hình tƣợng nhân vật trẻ em trong văn học thiếu nhi Việt Nam, có rất nhiều công trình nghiên cứu. Đó là những luận án, luận văn, khóa luận, các bài báo đăng trên các tạp chí văn học. Trong luận văn này, chúng tôi xin giới thiệu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến đề tài nhƣ sau: Bùi Thanh Truyền, Nguyễn Thanh Tâm trong công trình nghiên cứu Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn cho thiếu nhi thời đổi mới đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 2 năm 2010 đã đề cập đến các kiểu loại nhân vật trẻ em nhƣ: nhân vật với những mảnh vỡ tính cách, nhân vật với những xúc cảm mới mẻ, nhân vật trải nghiệm, nhân vật bi kịch. Các tác giả bài báo đã đi sâu làm rõ những nét mới về hình tƣợng nhân vật trẻ em trong những truyện ngắn viết cho thiếu nhi từ sau 1986. Bài viết này giúp chúng tôi có cơ sở khi đánh giá những đóng góp của Võ Diệu Thanh trong việc nỗ lực cách tân nghệ thuật, tiếp nối xu hƣớng đổi mới của văn học thiếu nhi khi xây dựng hình tƣợng nhân vật trẻ em. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng trong luận án Nhân vật trẻ em trong văn xuôi thiếu nhi Việt Nam (2016) đã đề cập đến hình tƣợng nhân vật trẻ em trong truyện thiếu nhi Việt Nam qua hai giai đoạn: giai đoạn từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến nay. Nhân vật 3
- trẻ em đƣợc đề cập đến trong luận án này rất đa dạng, bao gồm: nhân vật chiến sĩ nhỏ tuổi trong chiến đấu, nhân vật công dân nhỏ tuổi trong sinh hoạt đời thƣờng, nhân vật nêu gƣơng, nhân vật trẻ em bị ruồng bỏ, nhân vật trẻ em hồn nhiên, thơ mộng, nhân vật nạn nhân, nhân vật trẻ em trải nghiệm, nhân vật trẻ em với những xúc cảm đầu đời, nhân vật trẻ em anh hùng lãng mạn. Đây là một công trình nghiên cứu tầm cỡ, công phu về nhân vật trẻ em trong văn học thiếu nhi Việt Nam. Nhờ đó, chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình có thể học hỏi, tiếp thu đƣợc những kiến thức lý luận về văn học thiếu nhi và nhân vật trẻ em. Đó là cơ sở vững chắc cho chúng tôi khi đƣa ra những đánh giá, nhận định về quá trình hình thành và phát triển của văn học thiếu nhi. Đồng thời, luận án cũng giúp chúng tôi thấy đƣợc vai trò, vị trí của nhân vật trẻ em trong văn học thiếu nhi, gợi mở hƣớng nghiên cứu về nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Nguyễn Thị Mộng Thơ trong luận văn Hình tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng trước cách mạng tháng Tám 1945 (2011) đã nghiên cứu hình tƣợng nhân vật trẻ em trên cả hai phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Về phƣơng diện nội dung, tác giả luận văn đã làm rõ tính cách, số phận của nhân vật trẻ em khi đặt trong mối quan hệ với hoàn cảnh sống và quan hệ với chính mình. Về phƣơng diện nghệ thuật, luận văn đã đề cập đến nghệ thuật dựng truyện; ngôn từ nghệ thuật và kết cấu tác phẩm. Công trình nghiên cứu này đã giúp chúng tôi có cơ sở trong việc khái quát về hình tƣợng nhân vật trẻ em trong văn học thiếu nhi từ 1945 đến 1975. Nguyễn Thị Đài Trang trong luận văn Nhân vật trẻ em trong truyện Nguyễn Nhật Ánh (2013) đã phân loại các kiểu nhân vật trẻ em gồm: nhân vật phù thủy là trẻ em, thế giới trẻ em bất hạnh đáng thƣơng, thế giới nhân vật trẻ em đƣợc sống đầy đủ hạnh phúc. Luận văn này cũng đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trên các phƣơng diện: cách đặt tên, miêu tả ngoại hình, miêu tả tính cách, hành động của nhân vật, miêu tả trạng thái tâm lí nhân vật. Những phƣơng diện nghệ thuật khác của tác phẩm nhƣ cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, không gian, thời gian nghệ thuật không đƣợc đề cập đến trong luận văn này. Tuy vậy, những bài học cuộc sống từ nhân vật trẻ em và vấn đề tiếp nhận truyện viết cho trẻ em của Nguyễn Nhật Ánh đƣợc trình bày trong luận văn này đã giúp chúng tôi có thêm căn cứ để làm rõ nét riêng của Võ Diệu Thanh khi viết về nhân vật trẻ em. 4
- Đinh Thị Thu Huyền trong luận văn Nhân vật trẻ thơ trong sáng tác văn xuôi của Trần Hoài Dương (2016) đã nghiên cứu nhân vật trẻ em trên những phƣơng diện nhƣ sau: thế giới nhân vật trẻ thơ trong mối quan hệ với hoàn cảnh, thế giới nhân vật trẻ thơ trong mối quan hệ với chính mình, bài học cuộc sống từ nhân vật trẻ thơ. Công trình nghiên cứu này đã mở ra một hƣớng đi mới khi tìm hiểu về nhân vật trẻ em khác với cách phân loại của Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (phân loại nhân vật trẻ em theo tính cách, số phận). Việc tác giả đề cập đến bài học cuộc sống từ nhân vật trẻ thơ là một đóng góp mới gợi mở cho chúng tôi khi nghiên cứu về chức năng giáo dục trong văn xuôi viết về thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Vi Thị Thỏa trong luận văn Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và Rabindranath Tagore (2018) đã so sánh hình tƣợng nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của hai tác giả nói trên từ đó chỉ ra nét tƣơng đồng về nhân vật trẻ em đó là: nhân vật trẻ em – hiện thân của sự trong sáng, nhân vật trẻ em – hiện thân của sự bất hạnh. Hƣớng nghiên cứu này giúp chúng tôi có thêm những cơ sở để phân loại nhân vật trẻ em trong tác phẩm văn học. Từ đó, chúng tôi có thêm cơ sở trong việc khái quát về hình tƣợng nhân vật trẻ em trong văn học thiếu nhi và chỉ ra nét riêng của hình tƣợng nhân vật trẻ em trong sáng tác của Võ Diệu Thanh. 2.2. Nghiên cứu về văn xuôi của Võ Diệu Thanh Liên tiếp giành đƣợc nhiều giải thƣởng lớn về văn học, những sáng tác của Võ Diệu Thanh đƣợc công chúng đón nhận đồng nhiệt. Nhiều tờ báo uy tín đã đăng tải hàng loạt các bài giới thiệu về các tác phẩm của nhà văn tài năng này. Nhiều học viên cao học, nhiều sinh viên đại học đã chọn các tác phẩm của chị để nghiên cứu. Chúng tôi xin đƣợc điểm qua một số công trình nghiên cứu, những bài báo tiêu biểu nhƣ sau: Luận văn Văn xuôi của Võ Diệu Thanh dưới góc nhìn phê bình sinh thái của tác giả Nguyễn Thị Thu Giang (Trƣờng Đại học An Giang – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2020). Công trình nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn nạn về sinh thái Nam Bộ, những nỗi bất an sinh thái và chủ trƣơng tái thiết với môi trƣờng chuộc lỗi với tự nhiên. Tác giả cũng chỉ ra những nét riêng trong văn phong của Võ Diệu Thanh đó là giọng văn đậm chất triết lí với ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ. Những đánh giá của Nguyễn Thị Thu Giang trong luận văn này giúp chúng tôi có thêm cơ sở để đi sâu nghiên cứu giọng điệu trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. 5
- Nghiên cứu về văn xuôi của Võ Diệu Thanh phải kể đến luận văn Văn xuôi của Võ Diệu Thanh từ góc nhìn văn hóa học của Đậu Văn Vinh (Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2020). Luận văn này đã khai thác các tác phẩm của Võ Diệu Thanh dƣới góc nhìn văn hóa trên các phƣơng diện nhƣ: con ngƣời, biểu tƣợng và ngôn ngữ. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các sáng tác dành cho ngƣời lớn của Võ Diệu Thanh không trùng với phạm vi nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, những đánh giá của Đậu Văn Vinh về con ngƣời, biểu tƣợng và ngôn ngữ trong văn xuôi của Võ Diệu Thanh đã giúp chúng tôi có thêm cơ sở để chỉ ra những nét riêng giữa những sáng tác viết cho thiếu nhi với những sáng tác viết cho ngƣời lớn của nhà văn tài năng này. Ngoài các công trình nghiên cứu trên, nhiều bài báo đã đăng tải những lời giới thiệu về cuộc đời, hành trình sáng tác của Võ Diệu Thanh cũng nhƣ giới thiệu những tác phẩm của chị đến với công chúng. Dƣới đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số bài báo tiêu biểu. Trên báo Tuổi trẻ Online đăng ngày 05/03/2013, nhà báo Nghiêm Quốc có bài viết Nhà văn Võ Diệu Thanh. Tác giả khẳng định “Võ Diệu Thanh là nhà văn trẻ duy nhất của đồng bằng Sông Cửu Long được Hội đồng chuyên môn và ban nhà văn trẻ giới thiệu lên ban chấp hành hội và được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 2012” (Nghiêm Quốc, 2013). Bài báo này giúp chúng tôi có thêm cơ sở để đánh giá về vai trò của nữ nhà văn này trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. Trên báo Văn học Sài Gòn Online đăng ngày 13/11/2019, Tiểu Quyên có bài viết Võ Diệu Thanh: Viết từ cô đơn đỉnh trời. Nhà báo đã đem đến những thông tin quý giá về cuộc đời của Võ Diệu Thanh. Bài báo nêu rõ nhà văn là một ngƣời trải qua nhiều nỗi đau, nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Sau tất cả chị đã tìm đƣợc niềm vui và sự bình yên nơi con chữ. Những thông tin trong bài báo này là tƣ liệu đáng tin cậy về tiểu sử nhà văn để chúng tôi nghiên cứu diễn ngôn ngƣời kể chuyện khi xây dựng hình tƣợng nhân vật trẻ em trong văn xuôi của Võ Diệu Thanh. Trên báo Tuổi trẻ Online đăng ngày 05/03/2016, Khả Linh có bài viết Nhà văn Võ Diệu Thanh trò chuyện về "thói tật đám đông". Và Hồ Thúc An trên báo Zingnews.com đăng ngày 12/03/2016 có bài viết Hành trình đi tìm cái nhìn tích cực trong cộng đồng. Cả hai tác giả nói trên đều đánh giá cao bút lực mạnh mẽ của Võ Diệu Thanh. Đồng thời các bài báo cũng gợi mở, giới thiệu về vấn đề đặt ra từ tác 6
- phẩm Bảng đỏ cho xứ Bìm Bìm đó là “nhận diện chính mình giữa thói tật đám đông”. Những thông tin trong hai bài báo này đã giúp chúng tôi có thêm cơ sở để hiểu rõ hơn về hình tƣợng nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Ngoài ra, còn nhiều bài báo viết về Võ Diệu Thanh có thể kể đến nhƣ: Dƣơng Tử Thành trên báo Vnexpress Online ngày 21/9/2011 có bài Võ Diệu Thanh: Quê, cũ và … quyến rũ. Đỗ Dƣơng trên báo Công an nhân dân Online ngày 19/11/2013 có bài Nhà văn Võ Diệu Thanh: “Lần đầu thấy trăng” lần đầu tiểu thuyết. Văn Việt trên báo Tuổi trẻ Online ngày 11/7/2015 có bài Nhà văn Võ Diệu Thanh ra mắt sách cho thiếu nhi. Trúc Nguyễn trên báo Văn nghệ Online ngày 02/8/2016 có bài Giao lưu với nhà văn Võ Diệu Thanh và Trần Hùng John. Đoàn Xá trên báo Đại đoàn kết Online ngày 30/11/2016 có bài Nhà văn Võ Diệu Thanh tiếp tục viết truyện thiếu nhi. Công Sơn trên báo Thanh Niên Online ngày 28/6/2020 có bài Nhà văn đa năng Võ Diệu Thanh. Quỳnh Anh trên báo Hà Nội mới Online ngày 27/11/2020 có bài Võ Diệu Thanh và một thế giới khác. Quỳnh Yên trên báo Sài Gòn giải phóng Online ngày 26/3/2021 có bài Sách “khổng lồ” của nhà văn Võ Diệu Thanh. Trần Quốc Toàn trên báo Thể thao văn hóa Online ngày 30/3/2022 có bài Gặp lại các tác giả sách giáo khoa: Võ Diệu Thanh – Hiền hòa và dữ dội. Không quá lời khi nói rằng hầu hết những tờ báo uy tín ở Việt Nam (Công an nhân dân, Đại đoàn kết, Hà Nội mới, Tuổi trẻ, Thanh niên, Thể thao văn hóa, Sài Gòn giải phóng, Văn học Sài Gòn, Văn nghệ, Vnexpress, Zingnews.com) đã có những bài viết về nhà văn đầy tài năng Võ Diệu Thanh. Những bài báo kể trên đã giúp chúng tôi có thêm những thông tin đáng tin cậy về tác giả để đƣa ra những nhận định, đánh giá về vai trò, vị trí của nữ văn sĩ trong dòng chảy văn xuôi đƣơng đại Việt Nam. 2.3. Nghiên cứu về nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh Nghiên cứu về nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh còn rất ít ỏi. Duy nhất có khóa luận Thế giới trẻ thơ trong hai tác phẩm Siêu nhân cua và Những cậu bé mặt trời của nhà văn Võ Diệu Thanh (Bùi Thị Phƣợng, 2019). Khóa luận gồm các phần chính nhƣ sau: Chƣơng 1. Đặc điểm thế giới trẻ thơ hai tập Siêu nhân cua và Những cậu bé mặt trời. Trong chƣơng này, tác giả của khóa luận triển khai thành hai luận điểm: vài nét về nhà văn Võ Diệu Thanh và hai tác phẩm, những khía cạnh cơ bản của thế giới 7
- trẻ thơ trong hai tập Siêu nhân cua và Những cậu bé mặt trời (thế giới trẻ thơ nhìn từ sự trong trẻo, hồn nhiên; thế giới trẻ thơ nhìn từ nỗi niềm, số phận). Chƣơng 2. Nghệ thuật thể hiện thế giới trẻ thơ trong hai tập Siêu nhân cua và Những cậu bé mặt trời. Trong chƣơng này, tác giả của khóa luận triển khai thành hai luận điểm: nghệ thuật miêu tả (miêu tả thiên nhiên, miêu tả con ngƣời) và ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật). Đây là một bài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên. Do đó, những nghiên cứu của tác giả mới dừng lại ở phạm vi hẹp (hai tập truyện), những nhận định, đánh giá về thế giới nhân vật trẻ em và nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em mà tác giả trình bày trong khóa luận này còn sơ lƣợc. Vấn đề nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh chƣa đƣợc nghiên cứu. Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu này cũng cung cấp những thông tin cần thiết về cuộc đời và sự nghiệp của Võ Diệu Thanh cũng nhƣ gợi mở về nhân vật trẻ em để chúng tôi có cơ sở trong việc đi sâu nghiên cứu đề tài Nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về những tác phẩm của Võ Diệu Thanh chƣa nhiều. Những bài báo kể trên mới chỉ dừng lại ở giới thiệu sơ lƣợc, nhận xét, đánh giá khái quát về tác giả, tác phẩm nhằm quảng bá rộng rãi giúp các sáng tác của nhà văn đến gần hơn với công chúng. Các khóa luận nghiên cứu về các tác phẩm của Võ Diệu Thanh có phạm vi nghiên cứu hẹp vì vậy chƣa đánh giá hết đƣợc những đóng góp của nhà văn trong nền văn học đƣơng đại Việt Nam. Đề tài Nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Luận văn của chúng tôi sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về hình tƣợng nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Vì thế, những công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên trở thành tƣ liệu quý giá để chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài Nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh, chúng tôi hƣớng tới những mục tiêu sau: - Khảo sát những sáng tác viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. - Phân loại các kiểu nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. 8
- - Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. - Đánh giá vị trí của Võ Diệu Thanh trong văn học thiếu nhi Việt Nam đƣơng đại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các kiểu nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh và nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và làm rõ đối tƣợng nghiên cứu, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi không đi sâu vào việc nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Võ Diệu Thanh mà chỉ tập trung nghiên cứu các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh: - Tiểu thuyết Lần đầu thấy trăng, 2014, Hà Nội: Nxb Phụ nữ. - Truyện dài Siêu nhân cua, 2015, Hà Nội: Nxb Kim Đồng. - Truyện dài Bảng đỏ cho xứ Bìm Bìm, 2016, Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Văn hóa – Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. - Truyện dài Chúng mình bay đầy trời, 2016, Hà Nội: Nxb Kim Đồng. - Truyện dài Tiền của thần cây, 2016, Hà Nội: Nxb Phụ nữ. - Tập truyện ngắn Những cậu bé mặt trời, 2017, Hà Nội: Nxb Kim Đồng. - Truyện tranh Bí mật bên khóm hoa quỳnh, 2020, Hà Nội: Nxb Kim Đồng. - Truyện tranh Chú ong bé bỏng, 2020, Hà Nội: Nxb Kim Đồng. - Truyện tranh Khu vườn trong mơ, 2020, Hà Nội: Nxb Kim Đồng. - Truyện dài Quà tặng của ngày mai, 2021, Quảng Nam: Nxb Đà Nẵng. Ngoài ra, chúng tôi cũng nghiên cứu các truyện viết cho thiếu nhi của các tác giả trƣớc đó và cùng thời nhƣ: tập truyện ngắn Lá non, truyện dài Miền xanh thẳm của Trần Hoài Dƣơng, tập truyện ngắn Đám cưới cỏ của Quế Hƣơng; các truyện dài Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ của Nguyễn Nhật Ánh; truyện dài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần; các truyện dài Trên đồi, mở mắt và mơ, Bên suối, bịt tai, nghe gió của Văn Thành Lê, ... Việc mở rộng phạm vi khảo sát nhƣ vậy giúp chúng tôi có thêm căn cứ trong việc đánh giá nét giống nhau và khác nhau giữa hình tƣợng nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu 9
- Thanh với hình tƣợng nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của các tác giả khác. Từ đó, chúng tôi đi đến những kết luận khẳng định nét riêng của Võ Diệu Thanh khi viết truyện cho thiếu nhi. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài Nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phƣơng pháp tiểu sử Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để tìm hiểu những yếu tố về quê hƣơng, xuất thân, hoàn cảnh sống, nghề nghiệp của nhà văn Võ Diệu Thanh. Xem xét, đánh giá những yếu tố đó có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến cách nhìn, cách miêu tả về nhân vật trẻ em. 5.2. Phƣơng pháp loại hình Phƣơng pháp loại hình giúp chúng tôi xem xét sáng tác của Võ Diệu Thanh từ góc độ loại hình văn xuôi nghệ thuật. Cụ thể khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi luôn quan tâm đến nghệ thuật tự sự để tìm ra phong cách riêng của nhà văn. 5.3. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu nhằm chỉ ra những nét chung và nét độc đáo riêng của Võ Diệu Thanh so với các nhà văn đồng đại và lịch đại khi viết về trẻ em. Cụ thể, luận văn sẽ so sánh hình tƣợng nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh với nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của các tác giả khác nhƣ: Trần Hoài Dƣơng, Quế Hƣơng, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Văn Thành Lê, … 5.4. Phƣơng pháp thống kê Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để khảo sát, phân loại, thống kê ngữ liệu làm căn cứ khoa học để tìm hiểu về nhân vật trẻ em trong sáng tác viết về thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Cụ thể, chúng tôi sẽ thống kê các nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh, thống kê các yếu tố liên quan đến ngôn ngữ nghệ thuật (từ ngữ, kiểu câu), các chi tiết nghệ thuật đặc sắc khi xây dựng không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật. 5.5. Vận dụng lí thuyết của thi pháp học Chúng tôi vận dụng lí thuyết của thi pháp học để chỉ ra những phƣơng diện nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong văn xuôi của Võ Diệu Thanh. 10
- 5.6. Vận dụng lý thuyết diễn ngôn Chúng tôi vận dụng lý thuyết này để xem xét, đánh giá cái nhìn của Võ Diệu Thanh - cái nhìn của một ngƣời mẹ, cái nhìn của một cô giáo về trẻ em. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng dụng phƣơng pháp tâm lí học trẻ em để tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ đƣợc nhà văn Võ Diệu Thanh thể hiện trong tác phẩm. Đồng thời, chúng tôi cũng sử dụng các thao tác khảo sát, thống kê ở một số phƣơng diện để đƣa ra những cứ liệu xác đáng nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của luận văn 6.1. Về mặt lí luận Luận văn phác thảo đầy đủ và hệ thống các kiểu nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh. Từ đó, khẳng định phong cách riêng và đóng góp của nhà văn trên văn đàn. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến văn học thiếu nhi nói chung, những sáng tác viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh nói riêng. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu (11 trang), Kết luận (3 trang), Danh mục các công trình của tác giả (1 trang), Tài liệu tham khảo (6 trang), Phụ lục (69 trang), phần Nội dung của luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề chung (25 trang) Trong chƣơng này, chúng tôi tập trung làm rõ lí thuyết chung về văn học thiếu nhi, nhân vật trẻ em. Đồng thời, đƣa ra những nhận định khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Võ Diệu Thanh, đặc biệt là các sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn này. Chƣơng 2: Các kiểu nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh (40 trang) Chƣơng này tập trung tìm hiểu các kiểu nhân vật trẻ em trong các truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh nhƣ: Nhân vật trẻ em hồn nhiên trong sáng, nhân vật trẻ em bất hạnh, nhân vật trẻ em giàu lòng nhân hậu và nhân vật trẻ em với khả năng đặc biệt. Từ đó, chúng tôi đánh giá những bài học về việc giáo dục trẻ em đƣợc nhà văn gửi gắm trong các tác phẩm. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 257 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 213 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 153 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 143 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 170 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 143 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 122 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 157 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 62 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn