Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học
lượt xem 10
download
Luận văn "Văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học" được hoàn thành với mục tiêu nhằm khảo sát, tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn tự sự học để tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong văn xuôi Văn Thành Lê. Từ đó, luận văn có cơ sở để đánh giá về phong cách sáng tác cũng như vai trò của nhà văn trong dòng chảy văn học đương đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TĂNG THỊ HƢƠNG VĂN XUÔI VĂN THÀNH LÊ TỪ GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8 220 121 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG – 2022
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TĂNG THỊ HƢƠNG VĂN XUÔI VĂN THÀNH LÊ TỪ GÓC NHÌN TỰ SỰ HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8 220 121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI THANH TRUYỀN BÌNH DƢƠNG – 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Tăng Thị Hƣơng, cam đoan rằng: Những nội dung đƣợc trình bày trong luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Bùi Thanh Truyền. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác khi sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn đầy đủ về nguồn gốc (tên tác giả, tên công trình, thời gian, hình thức công bố). Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm nguyên tắc nghiên cứu khoa học, quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả luận văn Tăng Thị Hƣơng i
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Thanh Truyền đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, Viện Sau đại học, Chƣơng trình Văn học Việt Nam Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu, tổ Ngữ văn Trƣờng trung học phổ thông Tân Phƣớc Khánh – nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, công việc trong quá trình tôi hoàn thành chƣơng trình đào tạo và thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà văn Văn Thành Lê đã dành thời gian quý báu để trò chuyện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình sƣu tầm tƣ liệu nghiên cứu để thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ tôi để tôi có thêm động lực hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Trân trọng! Tác giả luận văn Tăng Thị Hƣơng ii
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Khảo sát các kiểu cốt truyện trong văn xuôi Văn Thành Lê ............... 52 Bảng 2.2. Hai tuyến truyện song hành trong Đất vỡ ............................................ 55 Bảng 2.3. Hai tuyến truyện song hành trong Nghĩa địa có đom đóm bay ........... 56 Bảng 2.4. Hai tuyến truyện song hành trong Bến Mê .......................................... 58 Bảng 2.5. Khảo sát các kiểu kết cấu trong văn xuôi Văn Thành Lê .................... 69 Bảng 3.1. Thống kê ngôn ngữ thông tục trong truyện Văn Thành Lê ................. 73 Bảng 3.2. Thống kê ngôn ngữ nhại trong truyện Văn Thành Lê ......................... 78 Bảng 3.3. Thống kê ngôn ngữ phì đại trong truyện Văn Thành Lê ..................... 82 Bảng 3.4. Thống kê ngôn ngữ hòa kết tả và kể trong truyện Văn Thành Lê .... 89 iii
- MỤC LỤC Lời cam đoan......................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Danh mục bảng ................................................................................................... iii Mục lục ............................................................................................................... iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 12 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 13 6. Đóng góp mới của luận văn ......................................................................... 14 7. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 14 Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC VỀ TỰ SỰ HỌC VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA VĂN THÀNH LÊ……...………………………………………………...14 1.1. Giới thuyết chung về tự sự học ................................................................. 15 1.1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển tự sự học .......................................... 15 1.1.2. Những phương diện nghiên cứu cơ bản của tự sự học ...................... 18 1.2. Hành trình sáng tác của Văn Thành Lê ..................................................... 24 1.2.1. Từ một người trẻ đam mê văn chương ............................................... 24 1.2.2. … Đến những trang viết “Không biết đâu mà lần”........................... 26 1.2.3. Tính khả dụng của việc tiếp cận văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học ....................................................................................................... 28 Chƣơng 2. CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU TỰ SỰ TRONG VĂN XUÔI VĂN THÀNH LÊ ............................................................................................... 32 2.1. Cốt truyện trong văn xuôi Văn Thành Lê ................................................. 32 2.1.1. Khái lược về cốt truyện trong tác phẩm tự sự ................................... 32 2.1.2. Các kiểu cốt truyện trong văn xuôi Văn Thành Lê ............................ 34 2.1.2.1. Cốt truyện tuyến tính ................................................................... 34 2.1.2.2. Cốt truyện gấp khúc .................................................................... 38 iv
- 2.1.2.3. Cốt truyện tâm lí.......................................................................... 43 2.1.2.4. Cốt truyện kịch hóa ..................................................................... 47 2.2. Kết cấu trong văn xuôi Văn Thành Lê ...................................................... 53 2.2.1. Khái lược về về kết cấu trong tác phẩm tự sự.................................... 53 2.2.2. Các kiểu kết cấu trong văn xuôi Văn Thành Lê ................................. 55 2.2.2.1. Kết cấu song hành ....................................................................... 55 2.2.2.2. Kết cấu đối lập, tương phản ........................................................ 59 2.2.2.3. Kết cấu phân mảnh, lắp ghép...................................................... 65 Chƣơng 3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TỰ SỰ TRONG VĂN XUÔI VĂN THÀNH LÊ ............................................................................................... 72 3.1. Ngôn ngữ trong văn xuôi Văn Thành Lê .................................................. 72 3.1.1. Khái lược về ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự .................................... 72 3.1.2. Các dạng thức ngôn ngữ trong văn xuôi Văn Thành Lê .................... 73 3.1.2.1. Ngôn ngữ thông tục ..................................................................... 73 3.1.2.2. Ngôn ngữ “nhại” ........................................................................ 78 3.1.2.3. Ngôn ngữ phì đại ......................................................................... 82 3.1.2.4. Ngôn ngữ hòa kết tả và kể ........................................................... 90 3.2. Giọng điệu trong văn xuôi Văn Thành Lê ................................................ 94 3.2.1. Khái lược về giọng điệu trong tác phẩm tự sự................................... 94 3.2.2. Các kiểu giọng điệu trong văn xuôi Văn Thành Lê ........................... 95 3.2.2.1. Giọng giễu nhại, châm biếm ....................................................... 95 3.2.2.2. Giọng chiêm nghiệm, suy tư ...................................................... 101 3.2.2.3. Giọng triết luận, tự vấn ............................................................. 106 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 111 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 115 v
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tự sự học hình thành nhƣ một bộ môn đặc thù của ngành nghiên cứu văn học từ những năm 60 – 80 của thế kỉ XX với nhiều tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam, vào những năm cuối của thập niên 80, tự sự học đƣợc biết đến nhƣ một bộ phận của thi pháp học. Từ khi đƣợc giới thiệu và tiếp nhận, tự sự học có bƣớc phát triển mạnh mẽ góp phần tích cực thay đổi hệ hình tƣ duy lí luận trong nghiên cứu văn học. Đây là bộ môn nghiên cứu hệ thống cấu trúc và các hình thức, tầng bậc của tự sự cùng các chức năng của chúng trong hoạt động giao tiếp tự sự nói chung. Vì thế, nó chính là công cụ đắc lực để khám phá và tiếp cận tác phẩm văn học mang lại hiệu quả khoa học đáng ghi nhận. Nghiên cứu tác phẩm văn xuôi từ góc nhìn tự sự vừa khám phá cấu trúc nội tại, cấu trúc nghĩa của tác phẩm vừa nhận ra đƣợc sự vận động của các thể loại tự sự. Trần Đình Sử đã khẳng định vai trò quan trọng của góc nhìn tự sự học khi soi chiếu tác phẩm: “Cái nhìn tự sự học giúp cho việc phân tích tính tự sự của tác phẩm một cách cụ thể, đặt các đơn vị này trong cấu trúc giao tiếp, chịu sự chi phối của mục đích diễn ngôn” (Trần Đình Sử, 2017b, tr.493). 1.2. Văn học đƣơng đại là vƣờn hoa đa sắc. Một loạt cây bút trẻ đã và đang nỗ lực sáng tạo không ngừng để tỏa sắc, khoe hƣơng trên mảnh đất màu mỡ văn chƣơng. Thế hệ nhà văn 8X nhƣ Nguyễn Thị Kim Hòa, Hoàng Công Danh, Lê Vũ Trƣờng Giang, Nguyễn Thiên Ngân, Bùi Tiểu Quyên, Đinh Phƣơng… đang hăm hở khẳng định tên tuổi bằng tất cả năng lƣợng của mình. Và không thể không nhắc đến Văn Thành Lê, gƣơng mặt tạo đƣợc dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả thời công nghệ số. Là cây bút trẻ, niềm đam mê với nghiệp viết đã thôi thúc Văn Thành Lê từng bƣớc tìm tòi, thể nghiệm hƣớng viết mới để khẳng định tên tuổi. Nhà văn ấy không bao giờ cho phép mình dừng chân ở lối mòn định sẵn mà phải trƣởng thành hơn theo từng trang viết. Bởi thế, từ khi bƣớc chân vào làng văn, theo nhà thơ Lê Minh Quốc: “Văn Thành Lê là tác giả trẻ sung sức, viết nhiều và hầu nhƣ ở lãnh vực nào anh cũng tạo đƣợc diện mạo của riêng mình” (Lê Minh Quốc, 2012). Văn Thành Lê từng tâm sự: “Viết cho thiếu nhi là cơ hội 1
- để “chống lại” Heraclitus (Hêraclit), rằng con ngƣời có thể tắm nhiều lần trên dòng sông tuổi thơ”, “viết cho tuổi mới lớn là để đƣợc sống với thuở rung động đầu đời đầy mơ mộng ngác ngơ trong sáng nhất”, còn “viết cho ngƣời lớn để thấy mình ngổn ngang đƣơng đại” (Việt Quỳnh, 2019). Từng đạt một số giải thƣởng về thơ nhƣng Văn Thành Lê chỉ xem đó là màn dạo đầu với chữ, văn xuôi mới là mảnh đất để anh trình hiện hết khả năng của mình. Những tác phẩm truyện ngắn, truyện dài của nhà văn luôn mang hơi thở của cuộc sống đƣơng thời. Văn Thành Lê đi sâu khám phá hiện thực với những vấn đề nhức nhối hay những hoang mang của tuổi trẻ trong một xã hội “chông chênh” bằng chất giọng riêng khó trộn lẫn. Với lối kể chuyện dí dỏm, trẻ trung nhƣng cũng đậm chất châm biếm, giễu nhại, Văn Thành Lê đã thả đƣợc mỏ neo vào trái tim những ngƣời yêu văn chƣơng thời công nghệ số. 1.3. Văn xuôi Văn Thành Lê hấp dẫn ngƣời đọc nhờ cách tổ chức, sắp xếp cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu riêng dù viết về những vấn đề chƣa hẳn đã mới. Nhà văn luôn chú trọng kĩ thuật viết mang hơi thở hậu hiện đại để tạo nên thế giới nghệ thuật riêng bằng cái nhìn trực diện và những trải nghiệm của chính mình về cuộc sống. Những bài báo viết về nhà văn 8X khá nhiều nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, có hệ thống về văn xuôi Văn Thanh Lê từ góc nhìn tự sự học. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài Văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học để nghiên cứu. Vận dụng lí thuyết tự sự học, chúng tôi mong muốn khẳng định vai trò của cấu trúc trần thuật trong việc làm nổi bật giá trị tƣ tƣởng và ý nghĩa của tác phẩm. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để xác định phong cách nhà văn, những cách tân, đổi mới của Văn Thành Lê trong dòng chảy văn học đƣơng đại. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu về tự sự học ở Việt Nam Từ khi đƣợc giới thiệu ở Việt Nam, tự sự học có sức ảnh hƣởng và lan tỏa trong giới nghiên cứu. Đây là một nhánh của thi pháp học. Vấn đề thi pháp truyện đƣợc đề cập đầy đủ và chi tiết trong công trình Dẫn luận thi pháp học của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử. Công trình này đề cập đến không gian, thời gian 2
- trần thuật, cấu trúc của văn bản trần thuật và mô hình tự sự. Trong Những vấn đề thi pháp truyện, tác giả Nguyễn Thái Hòa nghiên cứu những vấn đề cơ bản của thể loại truyện từ góc độ ngôn ngữ học, từ khái niệm thông thƣờng đến thuật ngữ văn học… Ở công trình này, tác giả phân biệt chuyện và truyện, lời kể và lời thoại, không gian nhƣ một nhân tố nghệ thuật của truyện, thời gian nhƣ một nhân tố cấu trúc nghệ thuật của truyện, giọng kể… Đây là những kiến thức nền tảng cần thiết để chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu lí thuyết tự sự học. Công trình nghiên cứu đầy đủ và công phu nhất về tự sự học phải kể đến Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử gồm hai tập do nhà nghiên cứu Trần Đình Sử chủ biên. Tập 1 của cuốn sách xuất bản năm 2007 là công trình đầu tiên tập hợp những bài viết về tự sự học ở Việt Nam đóng vai trò gợi dẫn về một lĩnh vực nghiên cứu còn mới lạ. Năm 2008, nhóm biên soạn tiếp tục cho ra đời tập 2 với những bài viết chuyên sâu để khẳng định tự sự học đang là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đáng chú ý là các bài viết Giới thiệu lí thuyết tự sự của Mieke Bal của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Minh, Cấu trúc tự sự theo quan điểm của Roland Barthes của tác giả Trần Ngọc Hiếu, Vấn đề phân loại góc nhìn trần thuật của tác giả Phƣơng Lựu, Vận dụng lí thuyết tự sự học vào nghiên cứu các hình thái thể loại tiểu thuyết của Đỗ Văn Hiểu… (Trần Đình Sử, 2015, tr.79, 106, 190, 209). Công trình này cung cấp những kiến thức lí thuyết tự sự học quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài. Trong công trình Tự sự học – Lí thuyết và ứng dụng, Trần Đình Sử và các cộng sự giới thiệu quy mô và hệ thống về lí thuyết tự sự học và ứng dụng tự sự học trong nghiên cứu văn học. Công trình chia làm ba phần: Tự sự học kinh điển, Tự sự học hậu kinh điển và Tự sự học ứng dụng. Đáng chú ý là phần phụ lục với các thuật ngữ tự sự học thuận tiện cho việc tra cứu khái niệm. Những công trình nghiên cứu này đã cung cấp cho chúng tôi những kiến thức chính xác, cần thiết về tên gọi, lịch sử hình thành và quá trình phát triển, những thuật ngữ đƣợc sử dụng trong tự sự học: cốt truyện, cấu trúc, điểm nhìn, ngƣời kể chuyện, diễn ngôn tự sự… Đây chính là nền tảng vững chắc để chúng tôi ứng dụng nghiên cứu đề tài Văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học. 3
- Những năm gần đây, lí thuyết tự sự học đƣợc ứng dụng rộng rãi. Những luận văn soi chiếu tác phẩm từ góc nhìn tự sự học ngày càng nhiều. Tác giả Nguyễn Thị Yên Hà trong công trình Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh dưới góc nhìn tự sự học (2016) đã vận dụng lí thuyết tự sự học: cốt truyện và kết cấu, ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật để tiếp cận, đánh giá giá trị của Nỗi buồn chiến tranh và khẳng định vai trò của nhà văn trong tiến trình phát triển Văn học Việt Nam sau năm 1975. Đáng chú ý là một loạt luận văn, luận án tập trung tiêu điểm nghiên cứu về nghệ thuật tự sự. Trong công trình Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dạ Ngân (2014), Lê Thị Mơ đã đề cập đến nghệ thuật tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật, phƣơng thức trần thuật để khám phá truyện ngắn và giải mã bút pháp của tác giả Gia đình bé mọn. Ngô Thị Dung với công trình Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn (2016) đã ứng dụng lí thuyết tự sự học để tìm hiểu truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn qua ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật, kết cấu và nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu. Từ đó, ngƣời nghiên cứu khám phá giá trị đặc sắc của tác phẩm và dấu ấn của Bùi Ngọc Tấn khi trở lại văn đàn sau quãng thời gian ngƣng viết. Một loạt luận văn nghiên cứu nghệ thuật tự sự khác có thể kể đến nhƣ: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Tô Hoài sau 1945 (2010) của Hoàng Minh Đức, Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương (2012) của Hoàng Thị Thuỳ Linh, Nghệ thuật tự sự trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh (2016) của Nguyễn Thị Thƣơng, Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Lê Minh Khuê (Qua hai tập truyện Nhiệt đới gió mùa và Làn gió chảy qua) (2018) của Trần Thị Phƣơng Anh, Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc và Cuộc đời ngoài cửa (2018) của Lê Thị Kim Liên, Nghệ thuật tổ chức tự sự trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (2019) của Đặng Việt Hƣng,… Bên cạnh đó, một loạt bài báo ứng dụng lí thuyết tự sự học ra đời: Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại (2008), Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (2010), Người kể chuyện với điểm nhìn bên trong (2011) của Thái Phan Vàng Anh, Người kể chuyện và mối quan hệ giữa người kể chuyện với tác giả (2012) của Cao Kim Lan, Điểm nhìn của chủ 4
- thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao trước 1945 (2013) của Phạm Thị Lƣơng, Kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000 (2015) Phạm Thị Thùy Trang, Xu hướng vận động của điểm nhìn trần thuật trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 (2018) của Nguyễn Thị Tuyết Minh,… Nhìn chung, lí thuyết tự sự học đã đƣợc các nhà nghiên cứu ứng dụng ở cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Các nhà nghiên cứu thƣờng tập trung khai thác cốt truyện, kết cấu, điểm nhìn trần thuật, ngƣời kể chuyện, giọng điệu trần thuật, diễn ngôn trần thuật… Nghiên cứu tác phẩm từ góc nhìn tự sự học mở ra cách tiếp cận hiệu quả, khám phá chiều sâu của văn bản, phát hiện cấu trúc trần thuật, các nguyên tắc kiến tạo diễn ngôn. Từ đó, nhận ra phong cách nhà văn cũng nhƣ sự vận động, cách tân, đổi mới của thể loại. 2.2. Nghiên cứu về cuộc đời và sáng tác của Văn Thành Lê Văn Thành Lê là cây bút có sức sáng tạo nổi bật trong thế hệ nhà văn 8X ở phía Nam. Bởi thế, nhà văn đƣợc báo chí “chăm sóc khá kĩ”. Về quá trình đến với văn chƣơng của Văn Thành Lê phải kể đến bài phỏng vấn Viết để giãi bày cảm xúc và đo trí tưởng tượng của mình (2012) của tác giả Vƣơng Quốc Hùng. Bài trả lời phỏng vấn có lời chia sẻ chân tình của Văn Thành Lê về bƣớc rẽ từ giáo viên dạy sinh học trở thành nhà văn. Đến với văn chƣơng bằng thơ nhƣng nhà văn nhận ra “nhiều ý không thể chuyển tải được trong thơ thì thử qua văn xuôi” (Vƣơng Quốc Hùng, 2012). Bài viết cũng đề cập đến nhiều giải thƣởng mà Văn Thành Lê đã đạt đƣợc. Đặc biệt, Giải nhì truyện ngắn báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã đƣa tên tuổi của nhà văn đến gần hơn với bạn đọc. Đây cũng là bƣớc ngoặt lớn khi nhà văn bắt đầu ý thức hơn về những gì mình viết. Trong Nếu chỉ có vốn sống thì ai cũng có thể viết văn (2016), An Sơn, đề cập đến quan niệm văn chƣơng của Văn Thành Lê: mỗi ngƣời viết có một lựa chọn riêng và năng lực tƣởng tƣợng quyết định tầm của ngƣời viết. Thúy Miên, trong bài viết Trang văn trang sống (2016), đề cập đến những trang viết của Văn Thành Lê ngày càng bộc lộ những khám phá mới về cuộc sống đầy thay đổi. Sáng tác của nhà văn về đề tài giáo dục khá nhiều. Bài viết cũng đề cập đến tập truyện Thừa ra một người với những vấn đề ngổn ngang của cuộc sống đƣơng 5
- đại. Tác giả Kim Nhung với bài viết Nhà văn trẻ Văn Thành Lê: Định vị mình trước khi chạm tới người khác (2018) đề cập đến quyết định tƣởng chừng “liều lĩnh” của anh khi viết chân dung văn học. Đây là cách để nhà văn nhìn lại chính mình, soi vào thế hệ đi trƣớc để hiểu mình, nhìn lại đƣờng văn của bản thân. Song song đó, Văn Thành Lê còn trải lòng về nghiệp viết. Trong Viết, là tôi đào bới, đục khoét chính tôi trên Tạp chí Sông Hƣơng số 335 ngày 27 tháng 02 năm 2017, nhà văn trẻ nói về quá trình đến với văn chƣơng, những trăn trở để nhận diện và xác lập lối viết của mình trong thế giới văn chƣơng không ngừng vận động. Kiểu đối thoại sâu cay của Nguyễn Huy Thiệp, cách dùng chữ nghĩa của Nguyễn Việt Hà, ma trận huyền ảo tầng tầng ẩn dụ của Nguyễn Bình Phƣơng, tính triết luận sắc bén của Nhật Tuấn, giọng trào lộng, châm biếm của Hồ Anh Thái, tất cả đã giúp Văn Thành Lê định vị và nhận ra tạng viết của chính mình, hiểu hồn cốt của tác phẩm nằm ở vốn sống và tƣ tƣởng. Bởi vậy, tác giả luôn dấn thân, ƣa trải nghiệm, khám phá trên hành trình “thồ chữ”. Bài tham luận Văn chương, tôi đã bước vào và tôi đang thấy của Văn Thành Lê tại Hội Nghị những ngƣời viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 9, in trong Tạp chí Nhà văn & Tác phẩm và Báo Văn nghệ đã bật ra trăn trở “Viết cho độc giả hay viết cho chính mình?”. Để rồi, nhà văn 8X khẳng định những trang viết của anh đi từ những ẩn ức cá nhân. Sáng tác của Văn Thành Lê đề cập đến nhiều lứa tuổi: tuổi mới lớn, “tuổi hết lớn” và nhà văn dành sự ƣu ái đặc biệt cho thiếu nhi bởi với anh “Mỗi ngƣời lớn đều có bóng dáng trẻ con trong đó” (Việt Quỳnh, 2019). Những sáng tác dành cho thiếu nhi của nhà văn luôn đƣợc báo chí và độc giả quan tâm đón nhận. Ninh Sơn với bài viết Văn Thành Lê hoài niệm tuổi thơ trong Trên đồi, mở mắt và mơ đã giới thiệu về tác phẩm mới viết cho thiếu nhi của Văn Thành Lê. Câu chuyện bắt đầu bằng hành trình về quê nội nghỉ hè của cậu bé thành thị tên Thành. Và một loạt bài viết khác: Nhà văn Văn Thành Lê: Mỗi người lớn đều có bóng dáng trẻ con của Việt Quỳnh lí giải vì sao nhà văn chọn viết cho thiếu nhi, Nhà văn Văn Thành Lê tiếp tục mê mải cùng độc giả nhỏ tuổi của Đoàn Xá, Văn Thành Lê và câu chuyện về xứ sở thần tiên của tuổi thơ của Ái Nhi, Nhà văn Văn 6
- Thành Lê: Viết cho tuổi học trò thì nên vui của Hồ Sơn, Giấc mơ tuổi thơ của Văn Thành Lê của Thành Sơn… Những bài viết trên phần nào cho chúng tôi tƣ liệu về cuộc đời, quan niệm văn chƣơng của nhà văn. Từ đó, chúng tôi có những cơ sở cần thiết để thực hiện đề tài. 2.3. Nghiên cứu về văn xuôi của Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học Trong số những bài viết đề cập đến cuộc đời và sáng tác của Văn Thành Lê, một số đã đi sâu soi chiếu những sáng tác của nhà văn trẻ từ góc nhìn tự sự. Trịnh Sơn trong bài viết Có một thế hệ “Không biết đâu mà lần” trên Tạp chí Văn nghệ Bà Rịa – Vũng Tàu tháng 8/2014 đã nhận xét: “Không biết đâu mà lần mang đậm dấu ấn tự truyện hơn là một câu chuyện hƣ cấu… Cốt truyện rất đơn giản. Độc giả hẳn sẽ gật gù trong mơ hồ phỏng đoán. Toàn là sự đã rồi. Toàn là lối mòn. Nhƣng, lối mòn của Văn Thành Lê không bụi mờ cỏ ụn giữa cánh đồng hai bên đều là lúa tƣơi hoặc rơm rạ thơm” (Trịnh Sơn, 2014). Trên Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26/03/2015, Trần Huy Minh Phƣơng trong bài viết Không biết đâu lần khẳng định: “Truyện dài Không biết đâu mà lần của Văn Thành Lê tạo hiệu ứng cƣời chảy tràn từ trang đầu đến trang cuối, cƣời nhƣng mắt xốn, cƣời nhƣng nấc cụt, cƣời nhƣng nghe rát và những mảnh vỡ giáo dục cứ bong ra theo từng trang sách” (Trần Huy Minh Phƣơng, 2015). Phan Hải Anh với bài viết Nhưng hoang mang tuổi trẻ in trên báo Tiền Phong chủ nhật về tác phẩm Không biết đâu mà lần, ngày 05/04/2015 đã đƣa nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn 8X: “Xét về mặt ngôn ngữ, cuốn sách này tiếp tục là một trò chơi chữ nghĩa của Văn Thành Lê, khi anh cố gắng viết ra những câu, tạo ra những ý tứ dài ngoằn ngoèo tựa trò rắn săn mồi vốn một thuở làm mƣa làm gió trên những chiếc điện thoại đen trắng của thập kỉ trƣớc” (Phan Hải Anh, 2015). Tác giả Yến Thanh (Phan Tuấn Anh) với bài viết Trò chơi ngôn ngữ trong Không biết đâu mà lần trên tạp chí Văn nghệ quân đội ngày 12/10/2016, sau in trong tác phẩm Văn học Việt Nam đổi mới – Từ những điểm nhìn tham chiếu đã nhận định Văn Thành Lê là một “ca” đặc biệt thú vị. Tác giả đã vận dụng lí thuyết trò chơi để khám phá nội dung và hình thức của tác phẩm. Từ đó, tác giả 7
- khẳng định: “Bằng việc phá vỡ đi sự tƣơng ứng giữa cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt, Văn Thành Lê đã không chỉ tạo ra một hiện thực mà luôn cố gắng giãn nới ra nhiều hiện thực khác. Tiểu thuyết Không biết đâu mà lần do đó có sự cơi nới, kết dẫn liên văn bản, khai mở ra nhiều không gian văn hóa khác nhau, nhiều đề tài và chủ đề quan thiết khác của xã hội, chứ không chỉ gói gọn trong đề tài, chủ đề bề mặt là đời sống của một anh giáo viên làng và môi trƣờng giáo dục hiện nay” (Yến Thanh, 2016). Bài viết Thừa ra một người – tập truyện Văn Thành Lê trên báo Văn nghệ Đà Nẵng ngày 11/07/2016, Mỹ Ngọc đề cập đến lối viết dí dỏm, trẻ trung, những nhân vật không có tên riêng, “cách tiếp cận và thể hiện hàng loạt đề tài bằng lối viết nhƣ “treo ngƣợc cảm giác” chính là văn phong đậm chất “thằng tôi không ƣa đƣờng thẳng của Văn Thành Lê. Có sự đánh đố và lắt léo trong câu chữ, có nét ngạo ngƣợc, kiêu hành ngấm ngầm trong câu văn” (Mỹ Ngọc, 2016). Tác giả Ngọc Lợi với bài viết Đọc “Thừa ra một người” của Văn Thành Lê: Tơ lòng ngổn ngang trên báo Cà Mau online ngày 28/07/2016 đề cập đến những ngổn ngang trong lòng các nhân vật trong tập truyện Thừa ra một người. Trong bài viết Nhà văn trẻ Văn Thành Lê: Khi đam mê là nghiệp viết trên báo Sài Gòn giải phóng ngày 07/01/2018, Tƣờng Vy khẳng định Văn Thành Lê là cây bút trẻ đang lên tay với lối viết vững vàng, có nét riêng, đa dạng nhiều thể loại. Không biết đâu mà lần là tác phẩm truyện dài đầu tay: “Một giọng văn lạ, cách chế giễu hài hƣớc nhƣng chua cay, những chi tiết độc đáo mà chỉ có những ngƣời trong cuộc mới có thể biết, có thể hiểu” (Tƣờng Vy, 2018). Với Trên đồi, mở mắt và mơ, Văn Thành Lê sử dụng chất giọng trong sáng, nhẹ nhàng nhƣ một đứa trẻ thực sự. Và tập chân dung văn học Như cánh chim trong mắt của chân trời là tấm gƣơng để nhà văn soi lại chính mình chuẩn bị cho một điều gì đó mới mẻ, một thử thách, một hƣớng đi mới trong sáng tác. Trong bài viết này, tác giả cũng đƣa ra đánh giá về giọng điệu trong truyện ngắn Hạ huyệt an toàn trong tập truyện Sa lan đỏ bãi Xanh: “một Văn Thành Lê cay nghiệt, trào lộng và đầy sâu sắc” (Tƣờng Vy, 2018). 8
- Tác giả Thụy Oanh trong bài viết Phải chăng cuộc đời là một vở hài kịch? trên Zingnews.vn nhận xét rằng: “Phần lớn các truyện ngắn trong Sa lan đỏ bãi Xanh đều có chất giễu nhại và châm biếm. Đó là những tác phẩm mà khi đến hồi kết ngƣời đọc sẽ muốn tặng cho nhân vật một cái nhếch môi” (Thuỵ Oanh, 2018). Bài viết cũng đề cập đến những nhân vật biến cuộc đời thành sân khấu lớn trong tập truyện và niềm tin vào điều thiện mặc cho đời dối lừa. Trong Tác phẩm mới tháng 10/2018, Tạp chí Sông Hƣơng số 356 ngày 26/10/2018 đã giới thiệu về Sa lan đỏ bãi Xanh: “Tập truyện ngắn với mƣời hai câu chuyện đa phần đậm chất trào phúng, hài hƣớc khiến độc giả đƣợc những trận cƣời đầy ẩn ngữ. Cái tài của Văn Thành Lê là sử dụng những thủ pháp gây cƣời bằng hình ảnh, tình huống – hoàn cảnh, sự phóng đại; yếu tố bất ngờ gây cƣời… Cách đặt tên truyện độc đáo, đầy sức gợi…” (Tạp chí Sông Hƣơng, 2018). Bài giới thiệu đã nhấn mạnh vào ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng, hài hƣớc đƣợc Văn Thành Lê sử dụng trong tập truyện ngắn. Bài viết Cười mà ngẫm, ngẫm mà đau trên Thời nay - ấn phẩm của báo Nhân dân ngày 07/11/2018, đã đề cập đến nhân vật mang hơi thở cuộc sống trong tập truyện Sa lan đỏ bãi Xanh. Ái Nhi đã khẳng định: “Cái hay của tác giả, chính là cách sắp xếp, cài cắm để các nhân vật từ kiểu đại chúng trở thành chân dung điển hình. Văn Thành Lê tinh nhạy trong lắng nghe, quan sát và nắm bắt hơi thở cuộc sống” (Ái Nhi, 2018). Xuân Thân trong bài viết Sa lan đỏ bãi Xanh trên báo Sài Gòn giải phóng ngày 26/11/2018 đã đƣa ra nhận xét: “Văn Thành Lê chọn cho mình một con đƣờng riêng, viết về hiện thực cuộc sống bằng giọng văn giễu nhại, giễu cợt cuộc sống nhƣng vẫn đầy lạc quan” (Xuân Thân, 2018). Nhà báo Hoàng Quý trong bài viết Nhà văn trẻ Văn Thành Lê: Buồn vui thời mình trên báo Đại đoàn kết ngày 06/12/2018 nhận xét: “Một giọng văn riêng với lối kể rất nhiều độc đáo, nhuần nhị cài đan cách nói dân gian đặc hữu xứ Thanh. Anh phủ lên văn chƣơng tiếng Việt phong nhiêu, lối nói phúng dụ đáng yêu, cách dụng chữ, sử chữ, diễn chữ chan chứa tiếng cƣời. tất cả hợp thành lớp lớp trang văn đậm giọng riêng đặc hữu Văn Thành Lê, đậm sinh khí Văn Thành Lê, để gọi ra những buồn vui của thời mình” (Hoàng Quý, 2018). Bài viết còn đề 9
- cập đến lối kể chuyện độc đáo trong truyện ngắn Kẻ rao bán của tập truyện Thừa ra một người: “Lối kể với những lát cắt chi li đƣợc chọn lọc sắp đặt và quánh vón chứ không hoan ngôn nhƣ tiểu thuyết Không biết đâu mà lần” (Hoàng Quý, 2018) khiến nhân vật “hắn” trở thành nhân vật găm nhớ trong lòng tác giả. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu khoa học cũng ít nhiều đề cập đến những nội dung và nghệ thuật đặc sắc trong sáng tác của nhà văn trẻ giàu nội lực. Với bài viết Tiếng nói đối thoại về giáo dục trong Không biết đâu mà lần và Thừa ra một người của Văn Thành Lê (2017), tác giả Hồ Thị Ngọc Tài đã đề cập đến ngòi bút sắc lạnh, khôi hài của Văn Thành Lê khi viết về “những điều trông thấy”, cất lên tiếng nói đối thoại, bộc lộ thẳng thắn quan điểm, phơi trải mặt trái của nền giáo dục: giá trị của nghệ giáo, thiết chế quản lí, tấm gƣơng ngƣời thầy bị bôi lem để gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mỗi chúng ta. Trong công trình này, tác giả cũng đề cập đến giọng điệu giễu nhại, trào lộng làm nên “thƣơng hiệu” của Văn Thành Lê trong truyện dài Không biết đâu mà lần và truyện ngắn Thừa ra một người. Trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Thái Nguyên tập 183, số 07, năm 2018, Phạm Thị Thu Hoài và Trần Thị Thanh với bài viết Tiếng lóng trong truyện về đề tài giáo dục của Văn Thành Lê, đã khảo sát và thống kê chi tiết tần xuất sử dụng tiếng lóng trong những tác phẩm viết về giáo dục của nhà văn. Từ đó, ngƣời nghiên cứu khẳng định tiếng lóng đƣợc sử dụng với mục đích “lạ hoá” ngôn ngữ, mang dụng ý nghệ thuật của tác giả. Ở bài viết Giáo dục – Những mảng màu sáng tối qua truyện ngắn Thừa ra một người in trong tập nghiên cứu – phê bình Muôn nẻo đường văn, tác giả Trần Văn Nhƣợng đã đi sâu khám phá chân dung nhân vật nàng trong môi trƣờng giáo dục bị bủa vây bởi những mảng tối và nhắc đến ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật mang chất giễu nhại: “Thủ pháp đối lập song trùng giữa chuyện nghề chuyện đời của một cô giáo mới vào nghề để phản ánh những mảng hiện thực đời sống giáo dục và đời sống giáo viên hết sức tiêu biểu, có độ khái quát cao đủ để ngƣời đọc thấy đƣợc phần nào bức tranh sáng tối với đôi nét đậm nhạt ngƣời tốt kẻ xấu, những vấn nạn đặt ra trong 10
- giáo dục. Cách kể tự nhiên vô tƣ, mạch kể trôi chảy cuốn hút; giọng văn đùa vui hóm hỉnh tếu táo mà sâu cay” (Trần Văn Nhƣợng, 2020). Đáng chú ý phải kể đến một loạt bài viết của Hoàng Thuỵ Anh. Trên Tạp chí Nhật Lệ, số 326, tháng 5/2022, nhà phê bình nhắc đến chất hài hƣớc trong sáng tác của Văn Thành Lê ở bài viết Gia đình – trong điểm nhìn lưỡng trị của Văn Thành Lê: “Dƣới góc nhìn hài hƣớc, humour, Văn Thành Lê đã mang đến cho ngƣời đọc tiếng cƣời lƣỡng trị, văn hoá nhƣng không văn hoá, vừa phủ định vừa khẳng định, vừa đả phá vừa xây dựng,…” (Hoàng Thuỵ Anh, 2022b). Ở Những trăn trở về giáo dục trong một số tác phẩm của Văn Thành Lê in trên Tạp chí Non Nƣớc số 291, tháng 5/2022, tác giả đƣa ra nhận xét Văn Thành Lê là một trong số cây bút trẻ khá thành công với đề tài giáo dục. Bên cạnh mổ xẻ những ung nhọt của ngành giáo dục, Hoàng Thuỵ Anh còn đề cập đến giọng điệu giễu nhại đặc trƣng trong sáng tác của nhà văn trẻ: “Từ những trang văn hóm hỉnh mà sâu cay, vui nhộn mà đáo để, trơn lƣớt mà thâm thuý, lố bịch mà tê tái của anh, ngƣời đọc nhƣ đƣợc đi đến tận cùng dây mơ rễ má, những góc khuất tối tăm… Văn Thành Lê bỡn cợt, giễu nhại giáo dục để chứng ta cùng suy nghĩ, trăn trở và có trách nhiệm hơn trƣớc những biến tƣớng, những tệ nạn” (Hoàng Thuỵ Anh, 2022c). Trong “Sân khấu” văn học nghệ thuật in trên Tạp chí Sông Lam, số 24, tháng 6/2022, Hoàng Thuỵ Anh tiếp tục nhắc đến giọng điệu giễu nhại trong sáng tác của nhà văn 8X: “Sử dụng hình thức đối lập, tƣơng phản kèm theo giọng điệu châm biếm, hài hƣớc, tƣng tửng, những trang viết của Văn Thành Lê đã chỉ ra sự che giấu, nguỵ biện tài tình giữa cái bên trong với cái bên ngoài, giữa nội dung và hình thức của văn học nghệ thuật. Cái mà anh nhìn thấy không phải ở bề nổi đèm đẹp mà ở bề sâu, ở cội nguồn của sự biến dạng, rởm đời” (Hoàng Thuỵ Anh, 2022d). Ở bài viết Những lát cắt hoạt kê đương đại in trong cuốn Tiểu luận – phê bình Sự thật là đoá hoa lộng lẫy, Hoàng Thuỵ Anh bày tỏ lối viết bỡn cợt, bông đùa, hóm hỉnh đã tạo nên sự khác biệt trong văn phong của Văn Thành Lê với những cây bút trẻ 8X khác. Nhà phê bình cũng khẳng định ấn tƣợng của mình với diễn ngôn trần thuật hóm hỉnh, tếu táo, lối viết không thể nhầm lẫn của Văn Thành Lê trong Sa lan đỏ bãi Xanh: “Sự kết hợp giữa giọng văn mƣợt mà, giàu 11
- cảm xúc pha với một chút chất giọng giễu nhại làm cho chủ đề đô thị hoá đƣợc khai thác sâu hơn, góc cạnh hơn” (Hoàng Thuỵ Anh, 2022a). Gần đây nhất, tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng vừa bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật giễu nhại trong văn xuôi Văn Thành Lê (2022). Ở công trình này, ngƣời nghiên cứu đề cập đến nội dung giễu nhại trong văn xuôi Văn Thành Lê với những góc tối của đời sống xã hội và bức tranh giáo dục cùng sự tha hoá của con ngƣời. Bên cạnh đó là phƣơng thức giễu nhại: ngôn ngữ, giọng điệu, thủ pháp lạ hoá cũng đƣợc nghiên cứu trong chƣơng ba của luận văn. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về văn xuôi Văn Thành Lê một cách hệ thống và công phu. Nhìn chung, những bài báo, công trình nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở nhận xét, đánh giá chung về một khía cạnh: cốt truyện, ngôn ngữ, nghệ thuật giễu nhại trong văn xuôi Văn Thành Lê, chƣa có một công trình nghiên cứu nào khảo sát một cách hệ thống tìm ra những nét đặc sắc trong của văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học: cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu,... Tuy nhiên, những bài viết, công trình trên trở thành nguồn tƣ liệu quý giá để chúng tôi thực hiện đề tài Văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học. Đây là công trình thứ hai tìm hiểu, đánh giá chuyên sâu và hệ thống về hành trình sáng tác của Văn Thành Lê – nhà văn trẻ giàu nội lực, khát khao định vị bản thân giữa dòng chảy văn chƣơng đƣơng đại. 3. Mục tiêu nghiên cứu Với đề tài Văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học, chúng tôi muốn khảo sát, tiếp cận tác phẩm từ góc nhìn tự sự học để tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong văn xuôi Văn Thành Lê. Từ đó, luận văn có cơ sở để đánh giá về phong cách sáng tác cũng nhƣ vai trò của nhà văn trong dòng chảy văn học đƣơng đại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi vận dụng lí thuyết tự sự học về cốt truyện và kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu tự sự để phân tích, đánh giá văn xuôi Văn Thành Lê. 12
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và làm rõ đối tƣợng nghiên cứu, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tập trung khảo sát cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trong một số tác phẩm văn xuôi của Văn Thành Lê đã đƣợc xuất bản, gồm: - Truyện dài Không biết đâu mà lần, Nhà xuất bản Trẻ, 2014. - Tập truyện ngắn Biết tới khi nào mưa thôi rơi, Nhà xuất bản Văn học, 2015. - Tập truyện ngắn Thừa ra một người, Nhà xuất bản Trẻ, 2016. - Tập truyện ngắn Sa lan đỏ bãi Xanh, Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài Văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học, chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu sau: 5.1. Vận dụng lý thuyết tự sự học Vận dụng lí thuyết này để phân tích, lí giải nét đặc sắc trong văn xuôi Văn Thành Lê. 5.2. Phương pháp loại hình Phƣơng pháp loại hình giúp chúng tôi xem xét sáng tác của Văn Thành Lê từ góc độ loại hình văn xuôi nghệ thuật. Cụ thể khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi luôn quan tâm đến nghệ thuật tự sự để tìm ra phong cách riêng của nhà văn. 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu nhằm chỉ ra những nét chung và nét độc đáo riêng của Văn Thành Lê so với các nhà văn đồng đại và lịch đại trong việc sử dụng nghệ thuật tự sự. Từ đó, chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về văn xuôi Văn Thành Lê. 5.4. Phương pháp thống kê Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong quá trình khảo sát, phân loại, thống kê ngữ liệu làm căn cứ khoa học để khám phá văn xuôi Văn Thành Lê từ góc nhìn tự sự học. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 266 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: So sánh hình tượng anh hùng Từ Hải và Lục Vân Tiên dưới góc nhìn văn hóa
118 p | 603 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 120 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 215 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 115 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 155 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 162 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 165 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 102 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 174 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 146 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 125 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 162 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 125 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 84 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 65 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn