Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Kiểu nhà nho hành đạo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
lượt xem 11
download
Luận văn chỉ ra các biểu hiện và phương thức thể hiện lí tưởng hành đạo cao đẹp trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu; nhằm khảng định những đóng góp to lớn của Nguyễn Đình Chiểu đối với nền văn học trung đại cuối thế kỷ 19.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Kiểu nhà nho hành đạo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HOÀNG THỊ GIANG KIỂU NHÀ NHO HÀNH ĐẠO TRONG THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 BÌNH DƯƠNG 2023
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HOÀNG THỊ GIANG KIỂU NHÀ NHO HÀNH ĐẠO TRONG THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TẠ ANH THƯ BÌNH DƯƠNG 2023
- LỜI CẢM ƠN: Tôi xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới tiến sĩ Tạ Anh Thư, người đã gợi ý cho tôi nghiên cứu về đề tài luận văn này, đồng thời cũng là người hướng dẫn tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo cũng như sự giúp đỡ, tạo điều kiện của khoa sau đại học Trường đại học Thủ Dầu Một để tôi có thể hoàn thành khóa học, hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình và các anh chị em đồng nghiệp trong lớp học cũng như nơi tôi đang công tác đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn hoàn thành khóa học và luận văn. Tác giả luận văn Hoàng Thị Giang i
- LỜI CAM ĐOAN: Đề cương luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của T.S: Tạ Anh Thư cùng với đó là cách nhìn nhận đánh giá vấn đề của cá nhân tôi. Tôi cam đoan hướng triển khai này sẽ không trùng với bất cứ tác giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Dĩ An: Học viên: Hoàng Thị Giang ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN: ...................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN: ................................................................................................ii MỞ ĐẦU: ............................................................................................................. 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.................................................................... 2 2.1. Về kiểu nhà Nho hành đạo ........................................................................... 2 2.2. Về Nguyễn Đình Chiểu – Tác giả và tác phẩm. ..........................................4 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................9 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 9 4.1. Phương pháp nghiên tiểu sử học. .................................................... 9 4.2. Phương pháp tích hợp liên ngành..................................................9 4.3. Phương pháp loại hình ...................................................................9 4.4. Phương pháp hệ thống.............................................................................9 5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................... 10 5.1. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................10 5.2. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................ 10 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN: .......................................... 10 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN ..................................................................... 10 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KIỂU NHÀ NHO HÀNH ĐẠO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ………………………………………………………………………... 12 1.1. Các khái niệm ........................................................................................... 12 1.1.1. Kiểu nhân vật ............................................................................................. 1 1.1.2. Nhà Nho hành đạo ................................................................................ 14 iii
- 1.2. Đặc điểm của loại hình nhà Nho hành đạo ............................................ 18 1.2.1. Tiếp thu tư tưởng tu thân lập chí của Nho giáo ................................. 18 1.2.2. Xu hướng hành đạo nhập thế ............................................................... 23 1.3. Các giai đoạn phát triển của loại hình nhà Nho hành đạo trong văn học trung đại Việt Nam. ............................................................................................ 25 1.3.1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV. .............................................. 25 1.3.2. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII. ..........................................26 1.3.3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX ...............................27 1.3.4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. ............................................................... 28 1.4. Khái quát về Nguyễn Đình Chiểu .............................................................. 29 1.4.1 Cuộc đời: .................................................................................................... 29 1.4.2. Sự nghiệp sáng tác .....................................................................................29 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 33 CHƯƠNG 2: KIỂU NHÀ NHO HÀNH ĐẠO TRONG THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ........................................... 35 2.1. Ý thức về bổn phận ......................................................................................35 2.1.1. Hoài bão lập công......................................................................................42 2.1.2. Lập công báo đền dân nước…………………………………………….46 2.2. Thể hiện vai trò bổn phận của kẻ sĩ ........................................................... 46 2.2.1. Bổn phận của kẻ sĩ với lí tưởng trung quân ái quốc .............................51 2.2.2. Bổn phận của kẻ sĩ, lấy chữ hiếu làm đầu .............................................. 54 2.4. Trăn trở trước nhân tình thế thái ...............................................................60 2.4.1. Bày tỏ thái độ yêu ghét............................................................................. 60 iv
- 2.4.2. Hòa hợp với thiên nhiên để giữ cốt cách thanh cao ..............................66 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2: ................................................................................... 70 CHƯƠNG 3: KIỂU NHÀ NHO HÀNH ĐẠO TRONG THƠ VĂN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TỪ PHUONG DIỆN NGHỆ THUẬT. .................72 3.1. Hệ thống từ ngữ thể hiện trực tiếp tư tưởng hành đạo ..............................72 3.1.1. Ngôn ngữ đời thường ............................................................................... 72 3.1.2. Sử dụng ngữ liệu dân gian. ...................................................................... 75 3.2. Hệ thống từ ngữ biểu hiện gián tiếp tư tưởng hành đạo qua điển tích, điển cố ………………………………………………………………………… 81 3.3. Giọng điệu .................................................................................................... 89 3.2.1. Giọng điệu ngợi ca, tự hào ....................................................................... 90 3.2.2. Giọng điệu phẫn uất, căm thù. ................................................................ 95 3.2.3. Giọng điệu tha thiết, bi ai. ....................................................................... 98 3.4. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người anh hùng mang tư tưởng hành đạo ..................................................................................................................... 102 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3: ................................................................................. 105 KẾT LUẬN: ......................................................................................................106 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 110 PHỤ LỤC……………………………………………………………………...112 v
- MỞ ĐẦU: 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nguyễn Đình Chiểu tác giả nổi tiếng vùng đất Nam Bộ, có vị trí quan trọng trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông là một trong những nhà thơ yêu nước tiêu biểu của Miền Nam cuối thế kỷ XIX. Có thể nói, cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của ông đã làm say mê biết bao thế hệ người Việt. Họ không chỉ yêu những trang thơ yêu nước nồng cháy, hay một ý chí nghị lực vươn lên mà còn là một nhân cách sống cao đẹp của một con người suốt đời phấn đấu cho lẽ phải cho sự công bằng hay rộng hơn nữa là sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tác phẩm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đã phản ánh chân thực, diện mạo của cuộc sống và con người trong một giai đoạn lịch sử đau thương nhưng cũng đầy vẻ vang của dân tộc. Bản thân ông, là người vốn đã chịu nhiều đau thương và hơn bao giờ hết, khi chứng kiến cảnh nước nhà đang bị đô hộ, bằng tài năng và tâm huyết trong sáng tạo nghệ thuật ông xem thơ văn là lẽ sống là vũ khí, phương tiện chiến đấu trước kẻ thù. Những trang thơ, có sức mạnh cổ vũ tinh thần chiến đấu của dân tộc hay đó cũng là truyền thống tự hào vẻ vang của nhân dân Nam Bộ nói riêng và cả dân tộc nói chung. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, thấm nhuần tư tưởng hành đạo. Đó là, một trong những biểu hiện của lối sống tu thân, lập chí hay đó còn là niềm khát khao trên con đường hành đạo nhập thế của mình. Ông đã để lại, cho đời nhiều bài học ý nghĩa từ chính cuộc đời vượt khó vươn lên của mình. Ông xem chức năng của văn chương, không chỉ nhằm giáo dục con người về đạo đức nhân nghĩa ở đời mà ông còn coi việc sáng tác thơ văn như cách để mở rộng tầm nhìn, nhằm chiến đấu chống quân thù: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. (Than đạo) Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu, là tấm gương sáng ngời về tấm lòng yêu nước, thương dân. Tiêu biểu hơn cả, là thơ văn giai đoạn sau khi Pháp xâm lược, ông xem việc đánh giặc không chỉ dừng lại ở phương diện chính trị, quân sự mà nó còn mở rộng ở phương diện văn hóa nghệ thuật. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói Văn hóa 1
- nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy (Tuyển tập văn học). Cũng quan điểm đó, nhà thơ Sóng Hồng đã từng viết: “Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” Là thế hệ trẻ, chúng ta luôn biết ơn công lao to lớn của các thế hệ cha ông đi trước. Trong mỗi chúng ta, phải cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển nước nhà. Vì vậy, nghiên cứu Kiểu nhà Nho hành đạo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu giúp người viết lí giải được giá trị về nội dung cũng như giá trị về nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu từ góc nhìn loại hình, hệ hình tác gia đặt trong tương quan với các thành phần làm nên cơ cấu lịch sử văn học trung đại. Từ những quan điểm trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài Kiểu nhà nho hành đạo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là điều có ý nghĩa. Bởi vì, hiện nay trong chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành một số tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu được tuyển chọn đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Bản thân tôi, với tư cách là một giáo viên khi được nghiên cứu đề tài này, nó còn có ý nghĩa thiết thực không chỉ về mặt chuyên môn mà còn giúp cho các em học sinh hiểu hơn về con đường hành đạo cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời còn góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ. Và trong mỗi chúng ta, luôn tìm được niềm tin yêu vào cuộc sống trước mọi khó khăn thử thách. Không những thế, nó còn giúp cho chúng tôi trong việc cảm thụ và giảng dạy được hay hơn khi dạy về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình phổ thông. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2.1. Về kiểu nhà Nho hành đạo Trong chuyên mục Văn học – Ngôn ngữ học có bài viết Loại hình tác giả nhà Nho hành đạo trong văn học trung đại Việt Nam của tác giả Lê văn Tấn. Trong số các nhà Nho hành đạo phải kể đến như Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Phan huy Ích, Nguyễn Đình Chiểu, …Họ là những người chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng Nho giáo trong việc lập thân lập chí trong xã hội Việt Nam vào khoảng cuối thế kỉ 19. Nghiên cứu về kiểu nhà Nho hành đạo, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Công Trí trường Đại học Quy Nhơn với đề tài Kiểu tác giả nhà Nho hành đạo trường hợp Ngô 2
- Thì Nhậm. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn có đề cập đến nội dung khát vọng nhập thế tích cực, lánh đục khơi trong nhưng vẫn nặng lòng ưu ái. Năm 2014, tác giả Nguyễn Đình Thu bài viết trên tạp chí nghiên cứu văn học số 12 với bài nghiên cứu Kiểu tác giả nhà Nho hành đạo nhà Nho hành đạo Đào Tấn. Ở bài viết, tác giả đi sâu về giá giá trị đạo đức và lối sống. Nổi bật hơn cả, là một nhà Nho luôn giữ lối sống phải đạo với những người xung quanh bằng niềm tin yêu chân thành. Năm 2013, khóa luận văn Tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội 2 của tác giả Bạch Thị Thơm với đề tài Kiểu nhà Nho hành đạo và nhà Nho ẩn dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đề tài nghiên cứu tác giả bộc lộ khát vọng của nhà thơ dùng nhân nghĩa để xây dựng đất nước. Tác giả Lê Thị Hải Yến trong bài Báo cáo khoa học về một Kiểu nhà Nho hành đạo Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19 (Trường hợp Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch). Họ là những nhà Nho mang trong mình tư tưởng canh tân Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19 cùng với khát vọng thay đổi vận mệnh về kinh tế, chính trị, quân sự và giáo dục văn hóa. Tiếp đến, là luận văn thạc sĩ của tác giả Cao Văn Anh Viện Hàn Lâm khoa học xã hội, năm 2016 với đề tài Thơ ngôn chí của tác giả nhà Nho hành đạo nủa sau thế kỷ XIX (qua trường hợp Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích). Tác giả đã đưa ra những ngả đường hành đạo và thơ ngôn chí của các nhà Nho hành đạo. Ta nhận thấy những đóng góp to lớn của ba nhà thơ trong tiến trình thơ ca trung đại Việt Nam. Họ là những nhà Nho luôn thể hiện tấm lòng đau đáu trước sự tồn vong của quốc gia dân tộc. 2.2. Về Nguyễn Đình Chiểu – tác giả và tác phẩm. Nguyễn Đình Chiểu, không chỉ là tác giả nổi tiếng của vùng đất Nam Bộ mà còn là một nhà thơ lớn, một tấm gương chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam (Hoài Thanh). Vì vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu, về cuộc đời hay sự nghiệp thơ ca của ông. Đó chính là niềm vui và cũng là niềm tự hào, của thế hệ con cháu khi có điều kiện tiếp thu những giá trị văn hóa văn học dân tộc. Để từ đó có những hành động ý nghĩa thiết thực, nêu cao trọng trách của một công dân đối với Tổ quốc. 3
- Nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu, tác giả và tác phẩm hiện đã có các công trình như sau: Nguyễn Đình Chiểu về tác giả và tác phẩm. NXB Giaó dục năm 2007 của Nguyễn Ngọc Thiện tuyển chọn và giới thiệu là những bài nghiên cứu phê bình – tiểu luận. Lời nói đầu của cuốn sách giới thiệu, đây là công trình nghiên cứu tiêu biểu do các tác giả trong nước và ngoài nước, đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 1864 đến nay về con người và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. Trong cuốn sách này, đã có nhiều bài viết như Nguyễn Đình Chiểu thân thế và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Thạch Giang bài viết rất cụ thể chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu và tác giả cho rằng "Cuộc đời và khí tiết của Nguyễn Đình Chiểu đã làm nên sự nghiệp vẻ vang – sự nghiệp văn chương chiến đấu đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng, sự nghiệp của một chiến sĩ kiên cường không biết mệt mỏi trên mặt trận văn hóa dân tộc, trọn đời hi sinh phấn đấu vì nghĩa lớn". Cũng trong cuốn sách của Nguyễn Ngọc Thiện tuyển chọn và giới thiệu còn có bài viết của tác giả Phạm Văn Đồng: "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc". Tác giả cho rằng: Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt chăm chú nhìn mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng và để làm sáng tỏ nhận định của mình tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân cách đó được tỏa sáng, trong hoàn cảnh giữa nước nhà lâm nguy, triều đình nhà Nguyễn bạc nhược. Chúng cam tâm bán nước, để giữ vững ngai vàng được vững chắc, bỏ mặc dân chúng đói khổ lầm than. Hơn ai hết, nhà thơ mù của chúng ta đã đứng lên giơ cao ngọn cờ chính nghĩa, bằng những vần thơ yêu nước cháy bỏng: “Sự đời thà khuất đôi tròng thịt Lòng đạo xin tròn một tấm gương! (Lục Vân Tiên) Trong cuốn sách Nguyễn Đình Chiểu về tác giả và tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thiện tuyển chọn và giới thiệu có rất nhiều bài viết của nhiều tác giả khác nhau. Dù ở bài viết nào đi nữa, thì tên tuổi và cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu luôn sáng lên một ý chí, một nghị lực phi thường. Hay tiếp đến, là bài viết của tác giả Hồ Sĩ Hiệp - Hoài Anh Nhà thơ yêu nước lớn của dân tộc: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888). Ở bài viết này, các tác giả đánh giá cao 4
- về con người Nguyễn Đình Chiểu và những đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc về các mặt văn học, giáo dục và y học. Bên cạnh đó, là bài viết của tác giả Hà Huy Giáp: Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn yêu nước, chống xâm lăng, một tâm hồn vằng vặc nhân nghĩa, một tấm gương kiên trung và bất khuất. Ở bài viết này, tác giả nhấn mạnh về cuộc đời cùng với nhiều những biến cố thăng trầm cũng như một thời kì lịch sử đầy bão táp. Cùng với đó, là các công trình nghiên cứu trên những trang báo điện tử, tạp chí với các bài viết như sau: Trên trang https://m.sggp.org.vn, Tấm lòng yêu nước của người Nam bộ của Ca Văn. Tác giả nói về quá trình nghiên cứu về lịch sử Nam bộ. Ông đã đi nhiều nơi, với nhiều vùng miền khác nhau và đó là điều kiện để có thể hiểu rõ hơn về lịch sử và con người Nam bộ. Đối với nhân dân, Nguyễn Đình Chiểu luôn dành sự kính trọng và yêu mến đặc biệt. Tiếp đến là bài viết được đăng trên https://tap chi giao duc.moet.gov.vn của tác giả Nguyễn Thanh Tuyền với tựa bài Những giá trị và hạn chế trong tư tưởng nhân văn của nhà nho. Nội dung nghiên cứu của bài viết, là những giá trị tư tưởng, đề cao con người về những phẩm chất "trung","hiếu","tiết", "nghĩa" ở đời để từ đó xây dựng hình ảnh con người Việt Nam với những biểu tượng đáng quý. Còn trên trang htps://www.nhandan.com.vn với bài viết Ngôi sao và tầm nhìn. Bài viết ra đời trong hoàn cảnh, nhân sự kiện ngày 23-5-2014 tại TP Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo khoa học cấp quốc gia. Mở đầu bài viết "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc” và bài viết này đã làm nổi bật ánh sáng vĩ đại của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu cùng với những tác phẩm của ông. Rồi phải kể đến, trên trang https://m.loigiaihay.com đã giới thiệu một vài nét về cuộc đời sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu và phần tóm tắt tác phẩm truyện Lục Vân Tiên. Cùng với đó, các bài báo với số ra ngày 13/11/2019 trên https: trithucvn.net Tiết tháo và cuộc đời của cụ Nguyễn Đình Chiểu, trích" Kiến Hòa Xưa và Nay (Bến Tre) Địa Linh Nhân Kiệt - Huỳnh Minh" tác giả đã chú trọng đặc biệt vào hoàn cảnh xã hội cuối thế kỷ XIX để chứng minh rằng cụ Đồ Chiểu là kết tinh của tài hoa của tiết tháo đám sĩ phu miền Nam. 5
- Trên báo https://baoxaydung.com.vn. Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống của tác giả Quỳnh Trân, theo như bài báo thì cụ Đồ Chiểu đã từng có khoảng thời gian lánh nạn ở đây và cũng tại ngôi chùa Tôn Thạnh này Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài "Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc". Trong áng văn bất hủ có đoạn viết: "Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son để lại ánh trăng rằm ". Cùng với các công trình nghiên cứu trên, thì dưới đây còn là những luận văn của các tác giả sau. Luận văn Tốt nghiệp Đại học của trường ĐH cần Thơ, năm 2009 với đề tài Giọng điệu thơ văn nguyễn Đình Chiểu của tác giả Trần Bích Ngọc đã làm nổi bật nội dung tính chất trữ tình, đa thanh, cùng nhiều cung bậc trong giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Cũng trong quá trình nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp Đại học năm 2011của tác giả Dương Thùy Linh của trường ĐH Cần Thơ với đề tài: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã làm rõ những giá trị thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm. Tiếp đến, là luận văn tốt nghiệp Đại học của trường Đại học Cần Thơ vào năm 2013 của tác giả Thạch Thị Thúy Quỳnh với đề tài: Đạo làm người trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Qua bài viết, tác giả đã làm nổi bật đạo làm người trong mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình hay giữa gia đình với xã hội và đó chính là truyền thống tốt đẹp từ lâu đời của dân tộc ta. Bên cạnh đó luận án của tác giả Lê Văn Hỷ, công trình được nghiên cứu và hoàn thành tại Học viện KHXH Viện Hàn Lâm KHXHVN, Hà Nội năm 2015. Với đề tài Lịch sử tiếp nhận tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu. Trong quá trình nghiên cứu, người viết đã tìm hiểu và tiếp nhận những vấn đề liên quan đến lịch sử văn học Việt Nam. Và cuối cùng, là luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Mai của trường Đại học Thái Nguyên được hoàn thành vào năm 2016 với đề tài So sánh hình tượng anh hùng Từ Hải với Lục Vân Tiên dưới góc nhìn văn hóa. Tác giả đã làm rõ tính cách, phẩm chất, số phận của nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Du cũng như của Nguyễn Đình Chiểu để làm nổi bật điểm giống và khác nhau dưới góc nhìn văn hóa. 6
- Viết về Nguyễn Đình Chiểu, không chỉ là những công trình nghiên cứu mà còn phải kể đến những hội thảo như hội thảo và kỷ yếu vào những năm 1943, 1962, 1963, 1971, 1972, 1982, 1988 và gần nhất là hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (1822-2022) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bến Tre và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 29-6- 2022, tại TP Bến Tre. Đó không chỉ là niềm tự hào, của nhân dân Nam bộ, mà còn là niềm tự hào của nhân dân cả nước về tên tuổi con người Nguyễn Đình Chiểu đã được vinh danh trên thế giới tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41 diễn ra từ ngày 9 đến 24/11/2021 tại Paris, Pháp. UNESCO khẳng định: “Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam; tấm gương vượt qua nghịch cảnh và theo đuổi lý tưởng học tập suốt đời”. Có thể nói khi nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu, có cả một công trình nghiên cứu đồ sộ, dù cho nghiên cứu ở dạng nào đi nữa thì các tác giả đều đánh giá cao về sự cống hiến cũng như những giá trị văn học của Nguyễn Đình Chiểu đem lại. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều những công trình nghiên cứu về đề tài Kiểu nhà Nho hành đạo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Với dạng đề tài này, hiện nay còn khá mới mẻ, hi vọng chúng tôi sẽ đem đến những đóng góp mới trong quá trình nghiên cứu. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận văn chỉ ra các biểu hiện và phương thức thể hiện lí tưởng hành đạo cao đẹp trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. Qua đó, nhằm khảng định những đóng góp to lớn của Nguyễn Đình Chiểu đối với nền văn học trung đại cuối thế kỷ 19. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên sau: 4.1. Phương pháp nghiên tiểu sử học Nhằm tìm hiểu về cuộc đời, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu để từ đó có điều kiện tiếp cận đề tài Kiểu nhà nho hành đạo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 7
- 4.2. Phương pháp tích hợp liên ngành Để đề tài nghiên cứu được sinh động, chúng tôi cần kết hợp giữa các môn như giáo dục công dân, lịch sử, địa lí nhằm hiểu rõ hơn về phẩm chất cao đẹp trong con người Nguyễn Đình Chiểu cũng như truyền thống yêu nước của nhân dân Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 4.3. Phương pháp loại hình Xây dựng phương pháp này, nhằm làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ tương quan giữa các tác giả khác. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu có những lối viết riêng, tạo nên phong cách Nguyễn Đình Chiểu. Thơ văn của ông, còn là sự tiếp nối và phát huy truyền thống văn học dân tộc. 4.4. Phương pháp hệ thống Với phương pháp này, người nghiên cứu tiến hành phân loại các thông tin thu thập được dựa theo các tiêu chí nhất định. Các thông tin được chia ra nhằm thể hiện một luận điểm cụ thể. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. Cùng với việc vận dụng phương pháp này, để phân tích tổng hợp những nội dung tiêu biểu mang tư tưởng hành đạo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. 5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1. Đối tượng nghiên cứu Kiểu nhà nho hành đạo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện (2007) Nguyễn Đình Chiểu về tác giả và tác phẩm. NXB Giaó dục 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Ý nghĩa lí luận: Bằng phương pháp tiếp cận tác phẩm theo hướng loại hình, luận văn cố gắng phác thảo những vấn đề liên quan đến cả phương diện cả nội dung và nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Từ đó đưa ra những kiến giải, về những giá trị của các tác phẩm vốn đã quen thuộc với công chúng. 8
- Ý nghĩa thực tiễn: Bổ sung nguồn tư liệu, giúp việc tìm hiểu và nghiên cứu về Kiểu nhà Nho hành đạo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong bối cảnh văn học trung đại cuối thế kỷ 19. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương I: Khái quát về Kiểu nhà Nho hành đạo trong văn học trung đại Việt Nam và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Chương II: Kiểu nhà Nho hành đạo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu từ phương diện nội dung. Chương III: Kiểu nhà Nho hành đạo trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu từ phương diện nghệ thuật. 9
- CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KIỂU NHÀ NHO HÀNH ĐẠO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Kiểu nhân vật Để tìm hiểu khái niệm về kiểu nhân vật văn học, trước hết chúng tôi dựa theo quan điểm của Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học: “Hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại trọn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoan đường được gán cho những đặc điểm giống con người”. Trong Từ điển thuật ngữ văn học ba tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Nhân vật văn học là người dẫn dắt độc giả vào một thế giới khác của đời sống”. Trong cuốn Từ điển Ngữ văn của tác giả Nguyễn Như Ý, cũng có những ý kiến khá tương đồng với hai ý kiến trên về khái niệm này. “Nhân vật văn học luôn gắn chặt với chủ đề và cốt truyện”. Dựa vào các khái niệm trên, ta có thể hiểu nhân vật trong văn học có khi là một loài vật, một đồ vật hoặc một hiện tượng nào đó của thế giới tự nhiên, mang ý nghĩa biểu trưng cho số phận, cho tư tưởng, tình cảm của con người trong cuộc sống. Những sự kiện trong đời sống, như những vấn đề về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội. Hay còn là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, đều góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng cho tác phẩm. Nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học, chính là việc xây dựng nhân vật. Khi ta đọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc, thường là số phận là những nghịch cảnh hay còn là những trạng thái vui, buồn của nhân vật được nhà văn thể hiện. Vì vậy, nhà văn Tô Hoài đã cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” Bởi lẽ, văn học bao giờ cũng thể hiện cuộc sống của con người, qua cái nhìn của người viết. Nói đến nhân vật văn học, là nói đến con người được nhà văn miêu tả, thể 10
- hiện trong tác phẩm, bằng phương tiện văn học. Nhân vật văn học, có khi còn là những con người có họ tên tuổi rõ ràng như: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Từ Hải, Thúy Kiều. Có khi còn là những nhân vật không tên, tác giả gọi họ với cái tên mộc mạc, bình dị như bản chất vốn có trong họ. Tên của họ gắn liền với công việc và cuộc sống mưu sinh hàng ngày như: ông Ngư, ông Tiều, ông Quán. Có thể nói, nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống, trong cái nhìn hiện thực của cuộc sống. Miêu tả con người, chính là việc xây dựng nhân vật của nhà văn. Nói đến văn học, thì không thể thiếu nhân vật. Vì đó là phương tiện cơ bản, để nhà văn khái quát hiện thực cuộc sống một cách chân thực. Nhà văn sáng tạo nhân vật, để thể hiện nhận thức của mình về một quan điểm cá nhân hay một vấn đề của hiện thực cuộc sống. Trong cái nhìn của nhà văn, những nhân vật có thể được miêu tả một cách kỹ lưỡng hay sơ lược. Sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc và có sức ảnh hưởng, đến tác phẩm như thế nào? Cũng vì lẽ đó, nhân vật văn học được tạo nên bởi nhiều yếu tố như tình huống truyện hay còn là ước mơ hoài bão, niềm tin lạc quan, cùng với những biểu hiện của thế giới cảm xúc. Nhân vật văn học, là một hiện tượng nghệ thuật có những dấu hiệu để nhận biết như tên gọi, tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng, … Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu, thông thường sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu. Vì vậy, nhân vật văn học đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại hình tượng một con người hoàn chỉnh: “Đội trời đạp đất ở trời Họ từ tên Hải vốn người Việt Đông Giang hồ quen thói vẫy vùng Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo (Truyện Kiều) Hay: “Có người ở quận Đông Thành, Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền Đặt tên là Lục Vân Tiên Tuổi vừa hai tám, nghề chuyên học hành” (Lục Vân Tiên) 11
- Từ những góc độ khác nhau, có thể chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau. Dựa vào tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm, để xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm. Trong tác phẩm có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm và nhân vật phụ. Xét từ góc độ nội dung tư tưởng, hay phẩm chất của nhân vật để nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Còn xét từ góc độ thể loại, có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả, có thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình. Có thể nói, các nhân vật văn học trong tác phẩm văn học hết sức đa dạng. Sự phân chia trên nhằm nhấn mạnh đặc trưng cơ bản cuả thể loại, hay nhằm phục vụ một yêu cầu nghiên cứu nhất định, xuất phát từ một trong nhiều góc độ tiếp cận các nhân vật văn học. Qua đó, ta nhận thấy nhân vật văn học giữ vai trò quyết định đến nội dung tư tưởng của tác phẩm. Vì vậy, nhà văn luôn đồng hành cùng với nhân vật của mình, dồn tâm huyết và tài năng vào việc khắc hoạ nhân vật. Gửi gắm vào nhân vật, những ước mơ hoài bão về một cuộc sống tốt đẹp. Trên thực tế khi tiếp cận một tác phẩm văn học, đã có lúc người đọc không nhớ nổi tên tác phẩm nhưng lại nhớ tên các nhân vật mà tác giả xây dựng nên. Có lẽ cách xây dựng nhân vật độc đáo đã tạo những dấu ấn khó quên trong lòng độc giả. Hình tượng nhân vật, đã đem đến cảm giác cho người đọc sự gần gũi chân thực. Nó khái quát những giá trị hiện thực của cuộc sống, và thể hiện quan điểm của nhà văn về cuộc đời. Cho nên trong quá trình miêu tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết, nhằm bộc lộ được quan niệm tư tưởng của mình về thiên nhiên cuộc sống, con người. 1.1.2. Nhà Nho hành đạo Nhà Nho hành đạo, là mẫu hình người trí thức phong kiến chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo. Hệ tư tưởng này đã ảnh hưởng tới đời sống xã hội, văn hóa - chính trị của Việt Nam và được các tác giả thể hiện trong tác phẩm văn học và đặc biệt là giai đoạn văn học trung đại Việt Nam. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương trong bài Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam đã đánh giá: “Trong lịch sử văn học Việt Nam cho đến tận đầu thế kỷ XX, mẫu hình trí thức tồn tại lâu dài nhất và có tác động lớn nhất đến đời sống tinh thần xã 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm (bản diễn nôm) đến Truyện Kiều (Nguyễn Du)
86 p | 312 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Bút pháp hiện thực trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao - Những tương đồng và dị biệt
126 p | 178 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc sắc bút pháp tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn
123 p | 301 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 314 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vị trí của thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam
150 p | 193 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hình ảnh "trăng" trong thơ Thiền Lý Trần Việt Nam và thơ Đường Trung Quốc
219 p | 173 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của thơ ca Tùng Thiện Vương trong văn học trung đại Việt Nam
137 p | 120 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 174 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
113 p | 105 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những cách tân kịch của A.P. Chekhov
142 p | 133 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 162 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cảm thức thời gian trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ sonnet Shakespeare
249 p | 77 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 125 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đóng góp của Trần Quang Nghiệp trong quá trình hiện đại hóa truyện ngắn Nam Bộ đầu thế kỉ XX
129 p | 101 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Trương Duy Toản
171 p | 99 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hiện tượng Epiphany trong tập truyện ngắn "Người Dublin" của James Joyce
137 p | 98 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng truyện ngắn Jhumpa Lahiri
113 p | 66 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn