intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Văn hóa Nam Bộ trong truyện của Phi Vân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:116

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu văn hóa Nam Bộ và nhà văn Phi Vân, sự hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, con người Nam Bộ, những nét đặc trưng về văn hóa Nam Bộ, về phong tục tập quán, nếp sống, lối ăn ở. Bên cạnh đó luận văn nghiên cứu sâu về văn hóa Nam Bộ qua cảnh và người trong tác phẩm của Phi Vân với phương thức sinh hoạt trong đời sống lao động và phương thức sinh hoạt trong đời sống tinh thần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Văn hóa Nam Bộ trong truyện của Phi Vân

  1. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ THANH HẢI VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN CỦA PHI VÂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 U N VĂN THẠC BÌNH DƢƠNG – 2022
  2. UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ************* NGUYỄN THỊ THANH HẢI VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN CỦA PHI VÂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 8220121 LU N VĂN THẠC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PG .T . VÕ VĂN NHƠN BÌNH DƢƠNG – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Võ Văn Nhơn. Công trình là một sản phẩm mà tôi đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trƣờng Đại học Thủ Dầu Một. Các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, chính xác và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Nếu sai sót tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bình Dương, ngày 15 tháng 12 năm 2021 Nguyễn Thị Thanh Hải i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong chƣơng trình Ngữ văn trƣờng Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn thƣ viện Đại học Thủ Dầu Một đã hết lòng phục vụ, cung cấp tài liệu quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thuận An, Ban Giám hiệu trƣờng Tiểu học Bình Quới đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn cố nhà văn Phi Vân ngƣời đã tạo ra tác phẩm và mang đến cho tôi một tình yêu, một sự say mê đối với mảnh đất, con ngƣời và văn học Nam Bộ. Luận văn “Văn hóa Nam Bộ trong truyện của Phi Vân” là ý tƣởng mà PGS.TS Võ Văn Nhơn đã bồi đắp cho tôi. Tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Võ Văn Nhơn ngƣời đã tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Do không đƣợc sinh trƣởng ở vùng đất Nam Bộ, nên những am hiểu của tôi về văn hóa địa phƣơng và con ngƣời Nam Bộ còn nhiều hạn chế nhƣng tôi rất tâm huyết khi thực hiện đề tài này. Có thể nói, việc thiếu sót trong quá trình thực hiện luận văn là điều không thể tránh khỏi, rất mong đƣợc sự góp ý chân tình của quý thầy cô bạn bè để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 2 3.Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 3 4.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 7 5.Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 7 6.Đóng góp của đề tài ........................................................................................... 8 7.Cấu trúc của đề tài ............................................................................................ 9 CHƢƠNG 1. VĂN HÓA NAM BỘ VÀ NHÀ VĂN PHI VÂN ...................... 10 1.1 Văn hóa Nam Bộ trong dòng chảy lịch sử dân tộc .................................... 10 1.1.1 Lịch sử văn hóa Nam Bộ ........................................................................... 10 1.1.2 Những nét đặc trƣng về văn hóa Nam Bộ 1.2 Nhà văn Phi Vân với vùng đất Nam Bộ ..................................................... 18 1.2.1 Mảnh đất Nam Bộ trong linh hồn huyết quản của Phi Vân ................. 18 1.2.2 Quan niệm nghệ thuật của Phi Vân ........................................................ 21 CHƢƠNG 2. VĂN HÓA NAM BỘ QUA CẢNH VÀ NGƢỜI TRONG TRUYỆN CỦA PHI VÂN ................................................................................. 26 2.1 Cảnh sắc văn hóa Nam Bộ trong truyện của Phi Vân .............................. 26 2.1.1 Cảnh sắc sinh hoạt văn hóa trong đời sống lao động............................. 26 2.1.2 Cảnh sắc sinh hoạt văn hóa trong đời sống tinh thần ........................... 30 2.2 Con ngƣời Nam Bộ trong truyện của Phi Vân .......................................... 42 2.2.1 Con ngƣời Nam Bộ dƣới áp lực của cƣờng quyền và thần quyền ........ 42 2.2.2 Tình yêu của ngƣời Nam Bộ trong truyện Phi Vân ............................... 49 CHƢƠNG 3. VĂN HÓA NAM BỘ QUA NGHỆ THU T SÁNG TÁC CỦA PHI VÂN ............................................................................................................. 59 iii
  6. 3.1 Nghệ thuật xây dựng truyện........................................................................ 59 3.1.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện .............................................................. 59 3.1.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu.................................................................... 66 3.2 Giọng điệu trong truyện của Phi Vân ........................................................ 69 3.2.1. Giọng điệu châm biếm, hài hƣớc ............................................................ 69 3.2.2 Giọng xót xa thƣơng cảm ......................................................................... 74 3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ ..................................................................... 77 3.3.1 Phƣơng ngữ Nam Bộ trong truyện của Phi Vân .................................... 77 3.3.2 Ngôn ngữ giàu sức gợi về cảnh và ngƣời Nam Bộ .................................. 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 90 iv
  7. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có thể nói nông thôn và nông dân là đề tài chƣa bao giờ bớt đi sức hấp dẫn trong sáng tác văn chƣơng. Khi quá trình đô thị hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ thì những trang viết phản ánh phong tục và tập quán sau lũy tre làng càng trở thành một bảo tàng ký ức sáng lấp lánh. Cùng với sự nở rộ nền văn học của các vùng miền trên khắp dải đất hình chữ S, văn học miền ngoài cùng với lịch sử của nó đã đƣợc chú ý từ rất sớm. Sự hình thành và phát triển của văn học, văn hóa Nam Bộ nhìn từ văn học lại là một vấn đề khác. Với khoảng thời gian hơn 300 năm văn học, văn hóa Nam Bộ có những đặc trƣng và dáng dấp riêng biệt, không thể nhầm lẫn. Văn học Nam Bộ có đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam, là mảng văn học của một vùng miền với những nét đặc sắc riêng biệt. Ở miền đất văn học Nam Bộ chúng tôi đƣợc biết đến những tác giả có tài sáng tác văn chƣơng đặc sắc nhƣ: Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Ngọc Tƣ,… Với tình yêu thƣơng dành cho văn học Nam Bộ và mảnh đất con ngƣời nơi đây, chúng tôi tìm đến sự nghiệp của nhà văn, nhà báo Phi Vân trong đó chú ý đến vấn đề văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm của ông. Ngoài ra, có thể nói văn hóa đang là vấn đề đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Văn hóa đƣợc hiểu là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra, tích lũy, lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hoạt động sản xuất, nếp suy nghĩ, cách sống và sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội. Dù có ở đâu ngƣời ta cũng suy nghĩ đến văn hóa. Hơn lúc nào hết, các quốc gia nào cũng muốn giữ đƣợc cái nét đẹp về bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Nó thấm sâu vào cội rễ dân tộc, là tinh hoa văn hóa ẩn hiện trong nếp sống đời thƣờng và cả những phong tục tập quán, tâm linh sâu thẳm của con ngƣời. Và văn học đã phản ánh đƣợc những giá trị văn hóa của một thời kỳ đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc. 1
  8. Nhà văn Phi Vân đƣợc biết đến nhƣ là một hiện tƣợng văn học vào thập niên 40 của thế kỷ trƣớc, là cây bút thành danh, một trong những ngôi sao sáng trên văn đàn Nam Bộ khoảng 1945-1950. Bên cạnh đó “Ông già nông thôn Nam Bộ” còn là một trong những cây bút đầu tiên phản ánh trực diện đời sống nông thôn Nam Bộ. Chính sự gắn bó máu thịt với miền quê nơi mình sinh ra, lớn lên đã ăn sâu thấm đẫm trong con ngƣời của ông. Phi Vân thuộc số những nhà văn viết không nhiều, ông chủ yếu làm báo. Nhƣng tác phẩm của ông đã để lại ấn tƣợng sâu sắc bằng một vẻ đẹp riêng. Đó là vẻ đẹp của một ngƣời cầm bút âm thầm lặng lẽ viết rất cụ thể và chắt lọc. Ông không sử dụng lối viết hoa mĩ, bóng bẩy, nhiều hình tƣợng, nhiều thủ pháp nghệ thuật để phân tích tỉ mỉ, chi li các diễn biến tính cách sự kiện mà bằng lối văn đời thƣờng “thô ráp”, nặng về ngôn ngữ nói, có chất liệu từ ngữ Nam Bộ và sự chọn lọc một vài dữ kiện đời sống, qua đó vẽ lên một bức tranh nông thôn Nam Bộ trƣớc Cách mạng Tháng Tám 1945. Là một cơ duyên khi đƣợc sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Bạc Liêu, bản thân Phi Vân lại là một nhà báo lớn thời ấy. Ông có điều kiện đi và tiếp xúc nhiều, bởi vì đó mà ông có đƣợc 5 tác phẩm viết về miền quê Nam Bộ: Đồng quê, Dân quê, Tình quê, Cô gái quê, Nhà quê trong khói lửa. Những tác phẩm này đã cho chúng ta thấy đƣợc những nét văn hóa đặc sắc của vùng Bạc Liêu- Cà Mau nghèo nàn lạc hậu, bức bối với những tập tục mê tín dị đoan, cảnh đời bị bóc lột các Hƣơng chức lộng hành. Tác phẩm của Phi Vân thực sự có giá trị với riêng cá nhân tôi. Đặc biệt với sự yêu mến kính trọng sự nghiệp và con ngƣời nhà văn Phi Vân, chúng tôi nghiên cứu ở góc độ văn hóa tác phẩm của ông để cho thấy đƣợc đóng góp đầy đủ của ông về mảnh đất và con ngƣời Nam Bộ, đồng thời cũng làm nổi bật lên giá trị ngòi bút của nhà văn phong tục. Để thấy đƣợc những nét văn hóa đặc sắc trong tác phẩm của nhà văn xứ Bạc Liêu này, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là Văn hóa Nam Bộ trong truyện của Phi Vân. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn này nhằm hƣớng đến tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Phi Vân dƣới góc nhìn văn hóa và chỉ ra những mối tƣơng giao giữa văn hóa và văn 2
  9. học. Đặt tác phẩm Phi Vân trong quan hệ với văn hóa, trong cái nhìn văn hóa nhằm bƣớc đầu lý giải quá trình hình thành sáng tạo những giá trị, những đóng góp của nhà văn trong tiến trình vận động của văn học Nam Bộ. Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu văn hóa Nam Bộ và nhà văn Phi Vân, sự hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, con ngƣời Nam Bộ, những nét đặc trƣng về văn hóa Nam Bộ, về phong tục tập quán, nếp sống, lối ăn ở. Bên cạnh đó luận văn nghiên cứu sâu về văn hóa Nam Bộ qua cảnh và ngƣời trong tác phẩm của Phi Vân với phƣơng thức sinh hoạt trong đời sống lao động và phƣơng thức sinh hoạt trong đời sống tinh thần. Ngoài ra luận văn còn nghiên cứu về nghệ thuật trong tác phẩm của Phi Vân. Chúng tôi hy vọng rằng những vấn đề đƣợc trình bày trong luận văn có thể góp một phần nhỏ bé mang đến một cách hiểu, một cách nhìn nhận, hƣớng tiếp cận mới đối với sáng tác của Phi Vân. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nhà văn Phi Vân và sự nghiệp của ông đƣợc đánh giá là một hiện tƣợng của văn học Nam Bộ. Chính vì vậy trong những năm gần đây đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình, độc giả yêu mến đến với những tác phẩm của ông. Tuy nhiên có thể nói đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa có nhiều công trình, nghiên cứu, đánh giá đầy đủ và có hệ thống toàn bộ sự nghiệp của nhà văn đất Bạc Liêu này. Đa số là các bài báo, tạp chí, hoặc những bài viết ngắn đề cập đến một vài phƣơng diện đặc sắc. Nhìn chung những ý kiến đánh giá tuy khác nhau nhƣng thống nhất trong việc khẳng định những đóng góp của Phi Vân ở đề tài viết về nông thôn và nông dân Nam Bộ. Chúng tôi xin điểm qua những công trình, bài viết tiêu biểu nghiên cứu về tác giả Phi Vân nhƣ sau: Trần Hữu Dũng trong bài Nhà văn đồng quê rặt ròng Nam Bộ (đăng trên trang http://www.vanchuongviet.org, ngày 29/03/2006) đã khẳng định ở Việt Nam vào thập niên 1940 viết về nếp sống dân quê ruộng đồng họ nghĩ ngay tới Phi Vân là nhà văn rặt ròng Nam Bộ. Qua bài viết tác giả đã có sự đánh giá tƣơng đối tỉ mỉ và khái quát về bối cảnh làng quê Nam Bộ xa xôi hẻo lánh với những ngƣời nông dân chất phác, hiền lành sống với tập tục cổ hũ lạc hậu cùng cuộc sống cực nhọc tối tăm nơi miền sông nƣớc. Ngoài ra bài viết cũng có cái nhìn sâu sắc về lối viết linh 3
  10. hoạt gọn gàng pha nhiều chất hóm hỉnh tinh quái khiến cho ngƣời đọc cảm thấy rung động. Tóm lại Trần Hữu Dũng đã nhìn thấy đƣợc hình ảnh chủ điền keo kiệt bóc lột ngƣời nông dân đến kiệt cùng, cuộc đấu tranh chống áp bức, đốt giấy nợ, chống đóng thuế thân cho Pháp báo hiệu cuộc cách mạng nổi lên thông qua Đồng quê, Dân quê và Tình quê. Năm 2011, Đoàn Lê Giang khi nghiên cứu về Văn học Nam Bộ 1932- 1945 một cái nhìn toàn cảnh” (đăng trên http://www.hcmup.edu.vn , ngày 22/12/2011) đã có những đóng góp đáng kể trong việc nhìn nhận lại và đánh giá một chặng đƣờng văn học Nam Bộ. Ông có nhắc đến nhà văn Phi Vân và cho rằng văn của ông gọn, tƣơi mới có tính chất hài hƣớc nhẹ nhàng, vƣợt ra khỏi cái bóng “xã hội - đạo lý”. Bài viết cũng chỉ rõ Phi Vân sẽ mở ra một giai đoạn mới của văn phong Nam Bộ, hiện đại hơn với những nhà văn nhƣ: Thẩm Thệ Hà, Dƣơng Tử Giang, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam…. Tác giả Huỳnh Công Tín, Đại học Cần Thơ có bài Đồng quê, Dân quê trong sáng tác của Phi Vân (đăng trên https://sites.google.com /site/namkyluctinhorg /, năm 2011). Trong bài viết, tác giả đã tóm tắt khá tỉ mỉ về nội dung của 3 tác phẩm: Đồng quê, Dân quê và Tình quê. Đặc biệt qua bài viết tác giả nhận xét: “Tác phẩm của ông có thể đƣợc ví nhƣ một bức tranh nông thôn sống động với những nét chấm phá đơn giản nhƣng đã phản ánh đƣợc tính chính xác của thực tại dƣới cái nhìn của một nhà báo chuyên nghiệp hơn một nhà văn”. Ngoài ra tác giả cũng chỉ rõ văn phong của ông đậm chất của một nhà báo hơn một nhà văn và cho rằng: “Ngôn ngữ mà Phi Vân dùng trong ba tác phẩm: Đồng quê, Dân quê và Tình quê, tuy có đôi từ ngữ làm cho ngƣời ở các vùng miền khác khó hiểu nhƣng nhìn chung vốn từ ngữ Nam Bộ đƣợc ông sử dụng thích hợp đã làm cho bức tranh quê của ông đậm màu sắc Nam Bộ hơn”. Có thể coi đây là một đánh giá chuẩn xác cho nỗ lực sáng tạo của Phi Vân trong những thể nghiệm mới ở cả nội dung và nghệ thuật trong các tác phẩm của mình để chuyển tải các vấn đề đời sống của ngƣời nông dân Nam Bộ trong buổi đầu khẩn hoang. Năm 2012, Nguyễn Thị An, Đại học Sƣ phạm Vinh trong luận văn cao học đã tìm hiểu Hình tượng người nông dân khẩn hoang trong 4
  11. văn xuôi nghệ thuật của Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam. Tác giả đã khai thác hình tƣợng ngƣời nông dân khẩn hoang với tâm thế cao đẹp của những con ngƣời “mở đƣờng” sống cho mảnh đất Nam Bộ. Năm 2015, Nguyễn Văn Nở, Nguyễn Thị Hà Giang Đại học Cần Thơ trong hội thảo khoa học đã tìm hiểu Từ địa phương trong sáng tác của Phi Vân. Bài báo đã khái quát đƣợc các lớp từ ngữ địa phƣơng Nam Bộ mà Phi Vân đã sử dụng trong tác phẩm của mình, góp phần thể hiện bản sắc văn hóa Nam Bộ. Tác giả Kiều Anh có bài Phi Vân nhà báo nhà văn của đồng quê Nam Bộ (đăng trên http://phatgiaobaclieu.com/ ngày 26/8/2016). Bài viết đã giới thiệu rõ nét cụ thể sinh động về cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng của Phi Vân với những đóng góp cho nền báo chí miền Nam và nền văn học Nam Bộ mà ông đã dồn hết tâm lực trong những trang viết của mình. Tác giả cũng đã chỉ rõ phong cách viết về đồng quê Nam Bộ trƣớc Cách mạng tháng tám 1945 đậm chất nghĩa tình mà kiên cƣờng giành độc lập. Bên cạnh đó, bài viết cũng giới thiệu tác phẩm Đồng quê đƣợc nhà văn Nguyễn Trọng Nghĩa viết kịch bản và do đạo diễn Lê Phƣơng Nam dựng thành phim với 22 tập phát triển trên kênh truyền hình HTV 9 vào năm 2012. Đặc biệt tác giả còn đề cập đến khát vọng tự do, làm chủ của nhân dân. Tác giả Nguyễn Văn Sâm trong bài Phi Vân và sự trở mình của người dân quê (đăng trên http://www.namkyluctinh.com, năm 2018) cho rằng tƣ tƣởng chính của Phi Vân là sự tiến hóa, sự trở mình của đồng quê đƣợc thể hiện qua ba mặt: Trở mình trong tình cảm, đặc biệt tình yêu với lớp trẻ ở đây ủy mị nhút nhát nhƣng can đảm, cƣơng quyết. Trở mình của một cá nhân, từ một ngƣời với một hệ thống tình cảm khép kín trở thành một ngƣời tâm hồn rộng mở. Trở mình của quần chúng, nông dân từ trạng thái ù lì chịu đựng sang căm hờn rồi vùng dậy. Tuy nhiên tác giả cũng cho rằng quan niệm bao dung kết tội xã hội chỉ đúng phần nào trên lý thuyết, nhƣng thực tế khó lòng có đƣợc. Ngƣời bị áp bức dễ dàng phản ứng, đứng lên trả thù kẻ đã gây tang tóc, đổ vỡ cho gia đình mình, đó là chƣa kể gây ra trở ngại cho mình, vì không ai cũng phải biết quay đầu nhƣ ông Hƣơng Kiểm, ngƣợc lại bọn cƣờng quyền nhƣ ông Hội Đồng thì rất nhiều. Đây có thể coi là một cách nhìn tƣơng đối sâu sắc, am hiểu về cách viết truyện của Phi Vân. 5
  12. Nguyễn Văn Sâm trong bài Giới thiệu ngắn gọn một nhà văn: Phi Vân (đăng trên diễn đàn tuyển tập Nguyễn Văn Sâm (trang https://sites.google.com/) đã giới thiệu ngắn gọn về cuộc đời làm báo vất vả áp lực, cạnh tranh nhƣng ông đã thành công và có chỗ đứng trong văn đàn không thể nào phủ nhận đƣợc. Đặc biệt ông đƣợc độc giả chú ý đến khi ông viết truyện ngắn: Đồng quê, Dân quê và Tình quê. Ông đƣợc yêu mến từ đó. Qua bài viết, tác giả còn giới thiệu chân dung của Phi Vân nhƣ một ngƣời cao lớn, vạm vỡ nhƣng thật hiền hòa, chƣa từng làm ai giận hay giận ai. Và ông nêu lên triết lý sống của mình: “Trời cho mình làm ngƣời, do đó chuyện sống thì dễ rồi, nhƣng sống ra sao đối với ngƣời chung quanh thiệt là khó. Tôi cố gắng sống cho ra con ngƣời”. Theo Văn Chƣơng Phƣơng Nam, bài viết Phi Vân kể chuyện nông thôn Nam Bộ của Lê Thiếu Nhơn (đăng trên https://vanchuongphuongnam.vn, ngày 31/5/2018) đã đề cập đến số phận của những ngƣời nông dân thấp cổ bé họng, cực khổ trăm bề dƣới ách phong kiến và chế độ cai trị thực dân. Đồng thời, bài viết chỉ rõ cách kể chuyện hỏm hỉnh, pha chút hài hƣớc nhƣng rất chân thành phơi bày mọi cái tốt và cái xấu giữa nhân gian. Ông kể về nạn tự phong thần thánh để bói toán, mê tín dị đoan. Có thể coi đây là một trong những thành công của Phi Vân khi kể về chuyện nông thôn ở Nam Bộ. Hồ Trƣờng An trong bài Phi Vân, nhà văn mở rộng dải Đất Tân Bồi qua tập truyện phong tục Đồng quê (đăng trên diễn đàn namkyluctinh.org) đã khẳng định ở truyện Đồng quê Phi Vân thực sự viết văn một cách nghiêm chỉnh, sử dụng bút pháp đơn giản dí dỏm ngôn từ đơn giản đến chỗ thiếu chăm sóc, thiếu lựa chọn tỉ mẩn. Diễn biến truyện không có chút sắp đặt công phu, mọi việc tuần tự xảy ra một cách hồn nhiên. Đây là một tác phẩm văn chƣơng đƣợc xếp vào truyện ngắn phong tục và tiểu thuyết phong tục. Và cũng rất thẳng thắn ông cho rằng lớp địa chủ là loại giai cấp thống trị chuyên môn bóc lột giai cấp bị trị là thành phần tá điền đáng thƣơng. Một điều đáng lƣu ý, Đồng quê đƣợc coi là thành công nhất của Phi Vân nhƣng khía cạnh văn hóa vẫn chƣa đƣợc nhắc đến trong bài viết này. 6
  13. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm Đồng quê, Dân quê và Tình quê của Phi Vân. Cụ thể là văn hóa Nam Bộ qua cảnh và ngƣời, qua hình tƣợng ngƣời nông dân, qua những phong tục tập quán trong đời sống của ngƣời dân Nam Bộ. Ngoài ra, luận văn còn tập trung làm rõ nghệ thuật sáng tác của Phi Vân - một đóng góp quan trọng về phƣơng diện văn hóa của nhà văn. Trong tất cả các sáng tác của Phi Vân, văn hóa Nam Bộ đƣợc thể hiện xuyên suốt. Song, với phƣơng châm chọn điểm lấy đích, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số tác phẩm mà trong đó nhà văn đã làm nổi bật những vấn đề về văn hóa Nam Bộ, chúng tôi lựa chọn khảo sát một số tác phẩm sau: Đồng quê, Dân quê và Tình quê. Đây là các tác phẩm của Phi Vân mà chúng tôi tìm đƣợc và làm tƣ liệu để nghiên cứu. Trên cơ sở đó chúng tôi đi tìm văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm của Phi Vân. Đây chỉ là một phần trong đóng góp của Phi Vân trong việc xây dựng lên đời sống phong tục tập quán và con ngƣời Nam Bộ, nhƣng đấy chính là nội dung chủ yếu trong các tác phẩm của ông. Qua đó nhằm khẳng định giá trị các tác phẩm của ông từ góc độ văn hóa, khẳng định tên tuổi của nhà văn xứ Bạc Liêu này. Đó là mong muốn của chúng tôi đặt ra cho luận văn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn chúng tôi có sự kết hợp của nhiều phƣơng pháp: - Hƣớng tiếp cận văn học từ văn hóa Vận dụng phƣơng pháp này nhằm khảo sát để chỉ ra các đặc điểm nổi bật của yếu tố văn hóa Nam Bộ trong ba tác phẩm Đồng quê, Dân quê và Tình quê của Phi Vân. - Phƣơng pháp liên ngành Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài có sự liên quan chặt chẽ đến vấn đề văn hóa và lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Vì vậy sự kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành giữa các lĩnh vực văn hóa và văn hóa là một việc làm khoa học rất cần thiết. 7
  14. - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp Đây là phƣơng pháp chính để tiến hành khảo sát tìm hiểu vấn đề. Dựa trên ba tác phẩm của Phi Vân trên cơ sở kiến thức lý luận về văn hóa nói chung và văn hóa Nam Bộ nói riêng. Đó là điều cốt yếu để làm nổi bật vấn đề, sau đó tiếp tục công việc tổng hợp lại thành những nội dung mang tính chất tổng quát. Từ hai công đoạn này, chúng tôi đi vào khẳng định văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm của Phi Vân trong đặc trƣng văn hóa Nam Bộ nói riêng và bản sắc văn hóa dân tộc nói chung. - Phƣơng pháp so sánh - đối chiếu Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để chỉ ra điểm tƣơng đồng và khác biệt trong sáng tác của Phi Vân với một số tác phẩm của các nhà văn cùng thời. Từ đó thấy đƣợc đặc điểm sáng tạo riêng của Phi Vân trong văn học Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. - Phƣơng pháp phê bình tiểu sử Chúng tôi vận dụng những hiểu biết của mình về cuộc đời của nhà văn để giải thích việc vì sao ông gắn bó với việc viết cho nông thôn, cho những ngƣời dân quê thấp cổ bé họng đến nhƣ thế. - Phƣơng pháp thống kê - phân loại: Chúng tôi vận dụng phƣơng pháp này để sắp xếp các tác phẩm có cùng nội dung biểu hiện về văn hóa qua việc thể hiện thiên nhiên và con ngƣời Nam Bộ, phân loại và tập hợp các tác phẩm có cùng kiểu cốt truyện, kết cấu, đặc điểm nhân vật, đặc trƣng ngôn ngữ. 6. Đóng góp của đề tài Luận văn đã cố gắng khái quát những đặc trƣng văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm của Phi Vân, đồng thời khẳng định vị thế và đóng góp nhà văn xứ Bạc Liêu vào sự phong phú cũng nhƣ sự vận động của truyện ngắn văn hóa phong tục về mảnh đất Nam Bộ này. Luận văn cũng sẽ là một tài liệu tham khảo về văn học Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung qua việc tìm hiểu những thành công trong việc khai thác văn hóa Nam Bộ của nhà văn Phi Vân. 8
  15. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của Luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề về văn hóa, văn hóa Nam Bộ và nhà văn Phi Vân (Trang 16). Chúng tôi khái lƣợc lý thuyết văn hóa, bao gồm khái niệm về văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, đặc điểm của văn hóa Nam Bộ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng trình bày tóm lƣợc cuộc đời, sự nghiệp và quan niệm nghệ thuật của Phi Vân. Đây là cơ sở cho việc nghiên cứu những đặc trƣng của văn hóa Nam Bộ trong tác phẩm Phi Vân ở các chƣơng tiếp theo. Chƣơng 2: Văn hóa Nam Bộ qua cảnh và ngƣời trong tác phẩm Đồng quê, Dân quê và Tình quê của Phi Vân qua phƣơng thức sinh hoạt văn hóa và ngƣời nông dân Nam Bộ trong tác phẩm của Phi Vân. Luận văn hƣớng đến một số phƣơng diện nổi bật của cảnh và ngƣời Nam Bộ dƣới góc nhìn văn hóa trong Đồng quê, Dân quê và Tình quê nhƣ văn hóa ứng xử, văn hóa sinh hoạt và con ngƣời, thiên nhiên, phong tục tập quán lối sống, tình yêu của ngƣời nông dân Nam Bộ (Trang 30). Chƣơng 3: Văn hóa Nam Bộ qua nghệ thuật sáng tác của Phi Vân. Chúng tôi hƣớng đến một số phƣơng diện nổi bật của nghệ thuật sáng tác của Phi Vân nhƣ nghệ thuật xây dựng kết cấu, nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng ngôn từ (Trang 64). 9
  16. CHƢƠNG 1 VĂN HÓA NAM BỘ VÀ NHÀ VĂN PHI VÂN 1.1 Văn hóa Nam Bộ trong dòng chảy lịch sử dân tộc 1.1.1 Lịch sử văn hóa Nam Bộ Trong đời sống tự nhiên và xã hội của con ngƣời, văn hóa tồn tại dƣới nhiều hình thức khác nhau. Vì thế, định nghĩa văn hóa là không dễ dàng mặc dù đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Đó là vì khái niệm văn hóa đƣợc dùng trong nhiều lĩnh vực xã hội và đƣợc sử dụng với những nội hàm không giống nhau. Ví dụ, văn hóa dùng dể chỉ trình độ học vấn; văn hóa để chỉ một lối sống, cách ứng xử trong giao tiếp giữa cá nhân với cộng đồng xã hội, giữa cá nhân với môi trƣờng tự nhiên. Có thể hiểu theo nghĩa chuyên biệt văn hóa để chỉ những thành tựu của con ngƣời về vật chất và tinh thần ví dụ “văn hóa Đông Sơn”, “văn hóa Sa Huỳnh”. Văn hóa là một lĩnh vực rất rộng lớn, vô cùng phong phú và đa dạng, có mặt thấm sâu trong toàn bộ đời sống xã hội và đời sống con ngƣời, vì thế có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu cũng nhƣ cách khai thác khác nhau về văn hóa. Trong quá trình đi tìm định nghĩa và nội hàm của văn hóa, đã có những tìm tòi khoa học có giá trị sâu sắc, tiếp sức nhau đạt tới những nhận thức ngày càng hoàn chỉnh hơn của con ngƣời về một lĩnh vực rất độc đáo do chính con ngƣời và chỉ có con ngƣời sáng tạo nên. Khi đặt văn hóa trong một giai đoạn cụ thể của đời sống xã hội và nhìn đời sống ấy trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau thì văn hóa, hiểu theo nghĩa cụ thể và các quan hệ cụ thể, là một trong các lĩnh vực chính, giữ vị trí rất quan trọng, cùng với chính trị, kinh tế và xã hội tạo nên diện mạo, trình độ, chất lƣợng và đặc điểm xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định. Nghị quyết Trung ƣơng V của Đại hội Đảng khóa VIII nhấn mạnh thêm văn hóa còn bao hàm cả giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật và cả công tác tƣ tƣởng cũng đƣợc xem là một bộ phận quan trọng của toàn bộ hoạt động văn hóa. 10
  17. Theo cách hiểu hạn hẹp hơn và đƣợc sử dụng thông thƣờng và khá phổ biến, khi tách giáo dục, khoa học ra thành các lĩnh vực, các ngành có đặc trƣng riêng, văn hóa còn đƣợc coi chủ yếu là các loại hình hoạt động cụ thể của ngành văn hóa nhƣ bảo tồn, bảo tàng, thƣ viện, xuất bản, báo chí, đời sống văn hóa cơ sở, lễ hội, phong tục, tập quán, tín ngƣỡng,… “và các loại hình sáng tạo văn học, nghệ thuật – một lĩnh vực đƣợc coi là nhạy cảm nhất, mang tính sáng tạo đậm đặc và là bƣớc phát triển cao của văn hóa” (Đinh Xuân Dũng, 2004). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng hợp những thành tố về văn hóa nhƣ sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phƣơng thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2000). Vị trí địa lý Nam Bộ hôm nay là địa bàn thuộc lãnh thổ của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau thuộc miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Nói đến nền văn hóa Nam Bộ là nói đến văn hóa của các tộc ngƣời ở đây. Ngoại trừ các tộc ngƣời sống ở vùng đồng bằng miền Đông, nhƣ đã nói ở trên, các tộc ngƣời Việt, Khơme, Chăm, Hoa đều không phải là cƣ dân bản địa ở đây. Vì thế, văn hóa của họ là văn hóa ở vùng đất mới. Gần nhƣ là một quy luật, văn hóa của lƣu dân ở vùng đất mới dù là của tộc ngƣời nào, cũng đều là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa trong tiềm thức, trong dòng máu và điều kiện tự nhiên, lịch sử của vùng đất mới, nó phát triển trong điều kiện cách xa vùng đất cội nguồn cả về không gian và thời gian. Bên cạnh đó, Nam Bộ là vùng văn hóa có nhiều tôn giáo tín ngƣỡng cùng đan xen tồn tại. Nói cách khác là diện mạo tôn giáo tín ngƣỡng Nam Bộ khá đa dạng và phức tạp. Ngoài các tôn giáo lớn ở ngoài du nhập vào nhƣ Phật 11
  18. giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Nam Bộ còn là quê hƣơng của tôn giáo tín ngƣỡng địa phƣơng nhƣ Cao Đài, Hòa Hảo, nhƣ các ông đạo, các tín ngƣỡng dân gian nhƣ thờ Tổ tiên, Thổ thần, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ Bà Chúa Xứ. Trong ứng xử với thiên nhiên, các tộc ngƣời ở Nam Bộ cũng có những nét khác biệt so với các vùng văn hóa khác. Dù là ngƣời Việt hay ngƣời Khơme, ngƣời Chăm, ngƣời Hoa v.v... khi tới vùng này sinh sống, họ đều đứng trƣớc một thiên nhiên vừa có phần lạ lẫm, vừa có phần huyền bí. Ứng xử với thiên nhiên của ngƣời Việt có thể coi là thái độ tiêu biểu nhất. Khác với đồng bằng sông Hồng, Nam Bộ, dù có tới 4900 km kênh rạch, dù có hai dòng sông lớn. Dựa theo chế độ thủy triều, hệ thống thủy lợi ở Nam Bộ đƣa nƣớc ngọt từ sông lớn vào sông nhỏ, vào kênh rạch rồi lên mƣơng, lên vƣờn. Nghĩa là một thái độ ứng xử hoàn toàn khác với ở Bắc Bộ. Thái độ ứng xử với thiên nhiên còn đƣợc thể hiện- qua việc ăn và mặc. Ngô Đức Thịnh từng nhận xét: "món ăn Nam Bộ là sản phẩm độc đáo của miền đất mới, là kết quả của sự giao tiếp với nhiều dân tộc, với các làng văn hóa Đông Tây” (Ngô Đức Thịnh, 2019). Trên hết chúng tôi nghĩ rằng, cội nguồn của vấn đề vẫn là một thái độ ứng xử với thiên nhiên. Dân cƣ từ nhiều nguồn, nhiều phƣơng trời tụ họp lại, vì thế làng Việt Nam Nam Bộ sẽ không có chất kết dính chặt chẽ, quan hệ dòng họ sẽ khác với chính nó ở đồng bằng Bắc Bộ. Mặt khác, sự cƣ trú cúa cƣ dân Nam Bộ không thành một đơn vị biệt lập với rặng tre quanh làng nhƣ ở đồng bằng Bắc Bộ, mà cƣ trú theo tuyến, theo kiểu sinh sống dọc hai bên bờ kinh rạch, trục lộ giao thông. Tóm lại, Nam Bộ có nhiều nét riêng so với các vùng khác. Vùng đất vừa có bề dày trong diễn trình lịch sử của văn hóa Việt Nam, lại là vùng đất giàu sức trẻ của cả các tộc ngƣời ở đây. Vị thế địa chính trị, địa văn hóa của Nam Bộ khiến nó trở thành trung tâm mà quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra nhanh chóng cả về bề mặt lẫn bề sâu, cả về lƣợng và chất, tạo cho vùng văn hóa Nam Bộ có những đặc thù riêng và trở thành một gƣơng mặt riêng khó lẫn trong diện mạo các vùng văn hóa ở nƣớc ta. Nhƣ vậy, có thể nói văn hóa Việt Nam vốn là sự kết tinh những giá trị truyền thống tốt đẹp trong quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, giữa con ngƣời với thế giới tự nhiên. Và một tác phẩm văn học có giá trị là tác phẩm văn học ấy 12
  19. chứa đựng bên trong những giá trị đích thực về chính nền văn hóa của quê hƣơng đất nƣớc mình về phong tục và lối sống. 1.1.2 Những nét đặc trƣng về văn hóa Nam Bộ Mỗi một vùng miền đều có những nét văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tƣợng, đã góp phần tạo nên một bức tranh văn hóa Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú, mang những đặc trƣng khác biệt mà không một quốc gia nào trên thế giới có đƣợc. Một trong những yếu tố tạo nên bản sắc độc đáo đó chính là đặc trƣng về văn hóa Nam Bộ. Theo nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh việc phân vùng văn hóa đƣợc chia làm 7 vùng văn hóa trong đó văn hóa Nam Bộ là vùng thứ 7. Việc phân vùng văn hóa dựa trên dựa trên mối quan hệ giữa văn hóa lịch sử và địa lý của một vùng mà gọi tắt là vùng văn hóa. Vậy “văn hóa lãnh thổ hay văn hóa vùng là một dạng thức văn hóa, mà ở đó trong một không gian địa lý xác định, các cộng đồng ngƣời do cùng sống trong một môi trƣờng tự nhiên nhất định, trong những điều kiện phát triển xã hội tƣờng đồng, và nhất là các mối quan hệ giao lƣu văn hóa sống động, nên trong quá trình lịch sử lâu dài đã hình thành những đặc trƣng văn hóa chung” (Ngô Đức Thịnh, 2019). Nói cách khác, văn hóa vùng là một dạng thức liên văn hóa nó đòi hỏi phải phân bố trên một không gian địa lý lãnh thổ nhất định, thể hiện qua một tập hợp các đặc trƣng văn hóa về cách thức hoạt động sản xuất, về ăn, mặc, ở đi lại vận chuyển, cách thức tổ chức xã hội cổ truyền và giao tiếp cộng đồng, về vui chơi giải trí…từ đó có thể phân biệt với đặc trƣng của vùng văn hóa khác. Những đặc trƣng văn hóa đó hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài của cƣ dân vùng đất thích ứng với điều kiện môi trƣờng sống, có sự tƣơng đồng về sự phát triển xã hội, đặc biệt là mối giao lƣu với văn hóa mảnh đất mới này. Nói là đất mới là nói với những ngƣời Khơ Me, Việt, Chăm, Hoa,…hiện cùng đang chung sống, tiếp tục khai phá vùng đất Nam Bộ này chứ không có nghĩa đây là mảnh đất vô chủ, mãnh đất không có lịch sử. Những gì ẩn chứa dƣới lòng đất mà mấy thập kỷ nay đƣợc các nhà khảo cố mách bảo ta rằng, cùng thời với nền văn hóa Đông Sơn ở Bắc Bộ và Sa Huỳnh ở Trung Bộ, tức cách chúng ta đến 2-3 nghìn năm, nơi đây đã có ngƣời sinh sống, đã xây dựng các nền văn hóa ở lƣu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Trong một công trình biên khảo Đồng bằng sông Cửu 13
  20. Long nét sinh hoạt xưa, Sơn Nam đã viết, đây là “… một vùng bị bỏ rơi, dân cƣ thƣa thớt, phần lớn là bùn lầy ẩm thấp, khí hậu khắc nghiệt, đất úng tạo phèn. Muỗi mòng nhiều, tôm cá sinh sôi, cá lớn nuốt cá bé, chim chóc và rắn ăn cá. Rắn bắt chim non và trứng chim, chim ăn rắn. Cỏ dại, lau sậy làm thức ăn cho heo rừng nai,…Nai làm mồi cho cọp. Khỉ tha hồ ăn trái cây giữa rừng, ven sông. Rừng lâm vồ, sộp, gừa rễ lòng thòng tạo hang động cho cọp sinh sản. Tán lá là môi trƣờng của nhiều loại chim. Xác thú trôi sông nuôi dƣỡng cá tôm. Diều quạ và cá sấu sinh sản mau trên bãi bùn,…Khó phân biệt đâu là đất bƣng, đâu là ao vũng. Bờ biển mơ hồ, thay đổi hình dạng, cây mắm, cây đƣớc, cây vẹt từ dƣới nhô lên. Sông Cửu Long đổ ra biển bồi đắp mũi Tây Nam. Mùa mƣa nƣớc chảy mạnh, thêm cơn lụt thƣờng niên, cây mé sông trốc gốc, phù sa tuôn tràn, doi bồi, vịnh lở, có cù lao sụp xuống mất dạng nhƣng ở nơi khác cồn nhỏ lại nhô lên” (Sơn Nam, 2004). Thiên nhiên Nam Bộ giờ đây trù phú, màu mỡ nhƣng trong những buổi đầu khai phá vùng đất này còn đầy vẻ hoang sơ. Để làm đƣợc điều đó phải tìm đến những những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết các giai thoại ca dao dân ca Nam Bộ xƣa truyền lại. Quang cảnh thiên nhiên cũng là đề tài chính cho các sáng tác của văn học dân gian mang những nỗi niềm tâm sự, những quan hệ giữa con ngƣời với nhau. Và ở những năm 40 của thế kỷ XX nhà văn Phi Vân đã tiếp tục khai thác mảng đề tài này một cách thành công bằng những truyện ngắn đậm chất đồng quê Nam Bộ, phản ảnh cuộc sống của địa chủ tá điền ở vùng đất Bạc Liêu- Cà Mau này. Ở Nam Bộ, làng xóm cũng nhƣ cơ cấu xã hội nơi thôn dã cũng không lấy gì làm bền chắc và chặt chẽ, cột ngƣời nông dân với quê cha đất tổ. Là vùng đất mới, tứ xứ lƣu dân tới khai phá thì biến thành của riêng, ngƣời không có đất thì đi làm thuê, nay đây mai đó. Bởi vậy, trong làng xóm quan hệ cộng đồng không mạnh mẽ, mà còn là quan hệ cá nhân, họ hợp nhau nƣơng tựa đùm bọc vào nhau mà sinh sống. Và ở Nam Bộ nghề làm ruộng vẫn là nghề gốc, dân Nam Bộ là dân ruộng. Đất rộng ngƣời thƣa, thiên nhiên trù phú, lắm cá nhiều tôm, chim muông thú vật, đó là những nguồn lợi thiên nhiên to lớn. Bởi thế, nơi đây vẫn truyền tụng mãi câu “đất làm chơi ăn thật”. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2