Luận văn tốt nghiệp: Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử và một số giải pháp với các doanh nghiệp Việt Nam
lượt xem 825
download
Tham khảo luận văn tốt nghiệp: Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử và một số giải pháp với các doanh nghiệp Việt Nam giúp bạn năm được những vấn đề cơ bản về thương mại điện tử, xúc tiến thương mại và một số bài học kinh nghiệm cùng giải pháp ứng dụng xúc tiến thương mại tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử và một số giải pháp với các doanh nghiệp Việt Nam
- TRƯỜNG......................................... KHOA............................................. LUẬN VĂN Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử và một số giải pháp với các doanh nghiệp Việt Nam
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT LỜI MỞ ĐẦU Xúc tiến thương mại là các hoạt động xúc tiến việc bán sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường nói chung và thị trường mục tiêu nói riêng. Nó có một tác dụng hết sức to lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và còn được coi là một bộ phận hữu cơ gắn liền với hoạt động sản xuất. Các công ty trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều mong muốn hoạt động kinh doanh của mình được suôn sẻ, mang lại lợi nhuận cao điều đó không ngừng thôi thúc họ tìm ra các giải pháp xúc tiến thương mại hiệu quả. Trước đây, khi thương mại điện tử chưa ra đời, họ sử dụng các biện pháp đơn giản hơn như sử dụng nhân viên trong công ty đi giới thiệu về sản phẩm của công ty hoặc tiến hành quảng cáo trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình, hay dùng các biểu ngữ, các biển quảng cáo trên các đường phố... Hình thức xúc tiến thương mại như vậy vừa phải bỏ ra chi phí lớn hoặc mất nhiều thời gian mà khách hàng nhắm tới lại chủ yếu là người tiêu dùng trong nước. Do đó, hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống bị giới hạn về mặt địa lý. Tuy nhiên, khi nền kinh tế số hoá ra đời, thương mại điện tử được áp dụng vào hoạt động xúc tiến thương mại thì dường như những mặt hạn chế đó được khắc phục. Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử giúp doanh nghiệp giảm được chi phí bởi họ có thể giới thiệu cho người tiêu dùng về sản phẩm, các loại hình kinh doanh...của doanh nghiệp thông qua Website riêng, đồng thời họ còn có thể thường xuyên liên hệ với các khách hàng bằng thư điện tử (E- mail) để tìm hiểu về sở thích, nhu cầu của khách hàng, hoặc tiến hành giao dịch trực tiếp với khách hàng qua mạng. Do đó, hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí, lại có thể thu hút được lượng khách hàng lớn do không bị giới hạn về mặt địa lý, không chỉ người tiêu dùng trong nước mà cả người tiêu dùng nước ngoài cũng có thể là đối tượng để doanh nghiệp nhắm tới. 1
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT Do xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích nên hiện nay rất nhiều công ty trên khắp toàn cầu áp dụng. Ở các nước tiên tiến, việc đưa thương mại điện tử vào áp dụng trong hoạt động xúc tiến thương mại đã phổ biến. Còn ở Việt Nam thì vẫn còn hạn chế, gần 90% doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm tới thương mại điện tử. Một số doanh nghiệp Việt Nam áp dụng nhưng chưa thành công, nhiều trang Web có nội dung tẻ nhạt, thông tin không cập nhật, việc gửi thư điện tử tới các khách hàng hay tiến hành quảng cáo qua mạng nhiều khi không đúng lúc, không hợp lý, dẫn đến gây sự khó chịu cho khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những giải pháp phù hợp để xây dựng nên một chiến lược xúc tiến thương mại thành công. Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử và một số giải pháp với các doanh nghiệp Việt Nam” làm mục tiêu nghiên cứu của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, khoá luận gồm ba chương: Chương I: Những vấn đề cơ bản về thương mại điện tử Chương II: Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử và một số bài học kinh nghiệm rút ra với Việt Nam Chương III: Giải pháp ứng dụng xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử tại Việt Nam Trong quá trình viết khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức quý báu của các thầy, cô giáo trong khoa Kinh Tế Ngoại Thương, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Quang Hiệp. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn, các thầy cô giáo khoa Kinh Tế Ngoại Thương, gia đình và bè bạn đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên, do khả năng và trình độ còn nhiều hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong được các thầy, cô giáo và các bạn chỉ bảo, trao đổi thêm. Hà nội, ngày 15 tháng 12 năm 2003 2
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT Sinh viên Trần Thị Thuỷ 3
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ I/ KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Khái niệm, bản chất của thương mại điện tử 1.1 Khái niệm về thương mại điện tử Thương mại điện tử (TMĐT)(*) là một lĩnh vực tương đối mới; trong quá trình phát triển đã có nhiều tên gọi khác nhau: “thương mại trực tuyến” (Online trade); “thương mại điều khiển học” (Cybertrade); “kinh doanh điện tử” (Electronic business); “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce hay paperless trade) v..v. Gần đây, tên gọi “thương mại điện tử” (Electronic commerce hay E-commerce) đã trở nên quen thuộc và trở thành quy ước chung, xuất hiện trong các văn bản pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó các tên gọi khác vẫn được dùng và được hiểu với cùng một nội dung. Theo nghĩa phổ biến thì thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, và không cần in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Thuật ngữ “thông tin” (information) được hiểu là bao gồm: văn bản, hình ảnh, âm thanh, các cơ sở dữ liệu (database), các bảng tính (spread sheet), hình ảnh động (video image),...Bản chất của thương mại điện tử chính là việc sử dụng các phương tiện điện tử để tiến hành giao dịch thương mại. Theo Ủy ban Liên Hiệp quốc về luật thương mại quốc tế, đã được ghi trong đạo luật mẫu về TMĐT, thuật ngữ “thương mại” cần hiểu theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại (commercial) bao gồm các giao dịch sau đây: Bất cứ giao dịch thương mại * TMĐT: Thương mại điện tử-Electronic commerce 4
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá, dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng (factoring); cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác, liên doanh hoặc các hình thức khác về hợp tác công nghệ hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ”. Như vậy, “thương mại” (commerce) trong “thương mại điện tử” (Electronic commerce) không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ theo cách hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng hơn nhiều, và do đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu như tất cả các hoạt động kinh tế. Theo ước tính hiện nay thương mại điện tử có tới trên 1300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng. 1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử Thương mại điện tử cũng như thương mại truyền thống, bao gồm các bước: 1. Người tiêu dùng và nhà cung cấp tìm kiếm lẫn nhau, người tiêu dùng muốn tìm một nhà cung cấp đáng tin cậy, còn nhà cung cấp thì tiến hành các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, tư vấn và các hỗ trợ khách hàng, tạo niềm tin và lôi kéo người tiêu dùng đến với mình. 2. Đánh giá, thương lượng và thảo luận; 3. Tổ chức điều phối và giao nhận hàng hoá; 4. Thanh toán; 5. Xác nhận sự đúng đắn của mọi khâu trong quá trình mua bán. Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn chứa đựng những đặc thù riêng so với thương mại truyền thống. Đó là khả năng tạo ra một “cửa hàng ảo” (virtual store) trên Internet ngày càng giống như thật. Các cửa hàng ảo hoạt động 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm, không có ngày nghỉ (Death of time); và 5
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT có khả năng đến mọi nơi, không bị ràng buộc bởi khoảng cách địa lý (Death of Distance); và cũng không cần phải tiến hành giao dịch qua trung gian (Death of Intermediary), có thể tạo một kênh tiếp thị trực tuyến (Online Marketing), đồng thời có thể thực hiện thống kê trực tuyến. Thương mại điện tử đặc biệt thích hợp với việc cung cấp hàng trực tuyến đối với một số dung liệu (hàng hóa đặc biệt), hay dịch vụ như phim ảnh, âm nhạc, sách điện tử, phần mềm, tư vấn...Yếu tố thành công trong nền kinh tế mạng không thuộc về các công ty lớn, giàu mạnh về tiềm lực kinh tế mà phụ thuộc vào việc các công ty có khả năng thay đổi một cách linh hoạt và thích ứng nhanh với sự biến đổi của nền kinh tế ảo hay không hay nói cách khác các công ty phải có tính nhạy cảm cao. 2. Quá trình hình thành thương mại điện tử 2.1 Lý do ra đời của thương mại điện tử Thương mại điện tử ra đời như một tất yếu của quá trình phát triển trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, doanh nghiệp nào muốn tồn tại phải ứng dụng những tiến bộ công nghệ một cách có hiệu quả. Công nghệ thông tin mang đến những biến đổi thần kỳ trong chính bản thân nó, đồng thời lại tác động đến hầu hết các ngành nghề trong đó có cả kinh tế. Nó làm thay đổi bộ mặt thế giới. Sự phát triển chín muồi của các công cụ như Internet, Email, WWW... là lý do ra đời phương thức giao dịch mới – thương mại điện tử. Giao dịch truyền thống bằng giấy tờ vừa tốn kém lại mất nhiều thời gian. Điều này đã gây cản trở rất lớn khi khối lượng giao dịch thương mại quốc tế ngày càng tăng. Hơn nữa giao dịch truyền thống ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm, đây là thời điểm tốt nhất để cho ra đời phương thức giao dịch mới với nhiều ưu điểm hơn, đó là thương mại điện tử. 2.2 Quá trình hình thành của thương mại điện tử 6
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT Năm 1969, Bộ Quốc phòng Mỹ thành lập Mạng các dự án Nghiên cứu tiên tiến (ARPANET)(1). ARPANET là mạng đầu tiên nối các tổ chức hay gọi là INTERNET. Cùng trong thời gian này, việc tự động hoá trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính bắt đầu hình thành và phát triển, chẳng hạn như quá trình xử lý séc ra đời, tiếp theo là quá trình xử lý thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử (Electronic Funds Transfer-EFT) cho phép thanh toán qua mạng và đưa đến các nghiệp vụ ký cược và ghi nợ trực tiếp. Đầu thập niên 80, các hoạt động thương mại điện tử trở nên mở rộng giữa các doanh nghiệp dưới các hình thức trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange-EDI ) và thư điện tử (E-mail). EDI cho phép các công ty gửi và nhận qua mạng các giấy tờ kinh doanh như lệnh đặt hàng chẳng hạn. Cuối những năm 80, TMĐT đã trở thành một bộ phận quan trọng trong các hoạt động kinh doanh, mặc dù vẫn chưa được thực hiện qua mạng Internet công cộng. Cũng trong khoảng thời gian này, công nghệ thương mại điện tử mới ra đời với sự phát triển mạnh của mạng Internet toàn cầu tuy còn xa lạ với người sử dụng và phần lớn các thủ tục đều chưa thuận tiện và tự động hoá. Năm 1992 đánh dấu sự ra đời của mạng toàn cầu (World Wide Web). Điều này giúp cho mạng Internet dễ sử dụng hơn và giao diện cũng có tính đồ họa hơn nếu so với những kỹ năng kỹ thuật cần thiết trước đây. TMĐT đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu dựa trên nền tảng sự phát triển của công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT). Công nghiệp CNTT đang dần dần chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước. Đặc biệt là sự kết hợp hữu cơ của 3 bộ phận công nghiệp: máy tính (mạng, máy tính, thiết bị điện tử, phần mềm và các dịch vụ khác), truyền thông (điện thoại hữu tuyến và vệ tinh) và nội dung thông tin (cơ sở dữ liệu, các sản phẩm nghe nhìn, vui chơi giải trí, xuất bản và cung cấp thông tin...) đang tạo ra tính chất và vai trò mới của công nghiệp CNTT. 3. Các hình thức hoạt động và giao dịch thương mại điện tử 1 ARPANET: Advanced Research Projects Agency Network 7
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT 3.1 Các hình thức hoạt động thương mại điện tử a. Thư tín điện tử (E-mail) Giống như trao đổi thư từ bình thường, các đối tác (người tiêu thụ, các doanh nghiệp cơ quan Chính phủ) sử dụng thư điện tử để gửi thông tin cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư tín điện tử - electronic mail. Thư tín điện tử có tốc độ truyền nhanh, có thể gửi cùng một lúc một nội dung cho nhiều đối tượng vào mọi lúc, ở mọi nơi trên thế giới, ngoài ra cước phí của thư điện tử lại thấp hơn nhiều so với gửi thư qua bưu điện và điện thoại. b. Thanh toán điện tử (electronic payment) Là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (electronic message) thay cho việc trao tay tiền mặt. Với sự phát triển của thương mại điện tử, thanh toán điện tử đã mở rộng sang lĩnh vực mới đáng đề cập là: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử. Tiền mặt Internet (Internet cash): Là tiền được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet. Tiền mặt Internet được áp dụng rộng rãi trong phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia và tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hoá, vì thế tiền mặt này cũng có tên là “tiền mặt số hoá” (digital cash). Tiền mặt Internet được người mua hàng mua bằng đồng nội tệ, rồi dùng Internet để chuyển cho người bán hàng. Thanh toán bằng tiền mặt Internet đang trên đà phát triển nhanh, vì có hàng loạt ưu điểm nổi bật: 8
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT Có thể dùng cho thanh toán những món hàng giá trị nhỏ, thậm chí trả tiền mua báo (vì phí giao dịch mua hàng và chuyển tiền rất thấp); Không đòi hỏi phải có một quy chế được thoả thuận từ trước, có thể tiến hành giữa hai con người hoặc hai công ty bất kỳ, các thanh toán là vô danh; Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được nguy cơ tiền giả. c. Túi tiền điện tử (Electronic purse) Túi tiền điện tử hay còn gọi là ví điện tử nói đơn giản là nơi để tiền mặt Internet mà chủ yếu là thẻ thông minh, tiền được trả cho bất cứ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng cho tiền mặt Internet. d. Thẻ thông minh (smart card) Nhìn bề ngoài thì nó giống thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau của thẻ, thay vì cho dải từ, lại là một chíp máy tính điện tử có bộ nhớ nhỏ để lưu trữ tiền số hoá, tiền ấy chỉ được chi trả khi người sử dụng và thông điệp (ví dụ xác nhận thanh toán hoá đơn) được xác thực là đúng. e. Giao dịch ngân hàng số hoá (digital banking) và giao dịch chứng khoán số hoá (digital securities trading) Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một đại hệ thống, gồm nhiều tiểu hệ thống: (1) thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng...; (2) thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị,...), (3) thanh toán trong nội bộ một hệ thống ngân hàng; (4) thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác. f. Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange) 9
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange, gọi tắt là EDI) là chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người (gọi là dữ liệu có cấu trúc, vì các bên thực hiện giao dịch với nhau đã quy định trước khuôn dạng cấu trúc của thông tin). Đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất. Theo Ủy ban Liên Hiệp quốc về luật thương mại quốc tế thì: “trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận về cấu trúc thông tin”. EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên bình diện toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hoá đơn...) người ta cũng dùng cho các mục đích khác, như thanh toán tiền khám bệnh, trao đổi các kết quả xét nghiệm v.v..EDI chủ yếu được thực hiện thông qua mạng ngoài (extranet) với nhau và thường được gọi là “mạng thương mại” (net commerce). Trước khi có Internet đã có EDI, khi ấy người ta dùng “mạng giá trị gia tăng ” (Value Added Network) gọi tắt là VAN để liên kết các đối tác EDI với nhau, cốt lõi của VAN là một hệ thống điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm kiếm; khi nối vào VAN, một doanh nghiệp có thể liên lạc với nhiều máy tính điện tử nằm ở nhiều thành phố trên thế giới. g. Giao dịch số hoá các dung liệu – Digital Delivery of Content Dung liệu (content) là các hàng hóa mà người ta cần đến là nội dung của nó (hay nói cách khác chính nội dung là hàng hoá) mà không phải là bản thân vật mang nội dung, ví dụ như: tin tức, sách báo, nhạc, phim các chương trình phát thanh, truyền hình, chương trình phần mềm. Các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm...nay cũng được đưa vào danh mục các dung liệu. 10
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT Trước đây, dung liệu được giao dưới dạng hiện vật (physical form) bằng cách đưa vào đĩa, vào băng, in thành sách báo, đóng gói bao bì chuyển đến tay người sử dụng hoặc đến điểm phân phối (như cửa hàng, quầy báo v.v.) để người mua đến mua và nhận trực tiếp. Ngày nay, dung liệu được số hoá và truyền gửi theo mạng, được gọi là “giao gửi số hoá”. Vì vậy, hiện nay các loại thông tin kinh tế và kinh doanh trên Internet đều rất phong phú, và một nhiệm vụ quan trọng của công tác thông tin ngày nay là khai thác Web và phân tích tổng hợp các thông tin nhận được. h. Bán lẻ hàng hoá hữu hình ( Retail of tangible goods) Tận dụng tính đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (Virtual Shop) để thực hiện việc bán hàng. Người sử dụng Internet/Web tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hoá hiển thị trên màn hình xác nhận mua và trả tiền bằng thanh toán điện tử. Lúc đầu việc mua bán như vậy còn ở dạng sơ khai, người mua chọn hàng rồi đặt hàng thông qua mẫu đơn (form) được đặt ngay trên trang Web. 3.2 Các hình thức giao dịch của thương mại điện tử Người tiêu dùng, người dân B2C G2C B2G Doanh nghiệp Chính phủ INTERNET B2B G2G Doanh nghiệp Chính phủ Hình 1: Mô hình các giao dịch thương mại điện tử Các giao dịch TMĐT diễn ra giữa 3 nhóm tham gia chủ yếu: doanh nghiệp, Chính phủ và người tiêu dùng. Các giao dịch này diễn ra bằng cách sử dụng 11
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT các hình thức hoạt động của thương mại điện tử và được tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau: + Doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business to Customer – B2C) + Doanh nghiệp với doanh nghiệp (Business to Business – B2B) + Doanh nghiệp với cơ quan Chính phủ (Business to Government – B2G) + Người tiêu dùng với cơ quan Chính phủ (Government to Customer – G2C) + Các cơ quan Chính phủ với nhau (Government to Government – G2G) Trong các loại giao dịch nói trên thì giao dịch thương mại B2B và giao dịch thương mại B2C là các dạng chủ yếu của thương mại điện tử. a. Giao dịch Business to Business (B2B) Là hình thức trong đó doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua bán trao đổi hàng hoá với doanh nghiệp khác thông qua các trang Web gọi là B2B. Thực chất giao dịch điện tử giữa các doanh nghiệp thì không mới, chúng đã tồn tại nhiều thập kỷ nay. Doanh nghiệp bắt đầu gửi và nhận các đơn đặt hàng, hoá đơn và thông báo nhận hàng bằng EDI từ cuối những năm 1970. Nhưng lúc bấy giờ chỉ có các doanh nghiệp lớn tham gia vì chi phí truyền dữ liệu và chi phí đào tạo rất đắt. Hiện nay thương mại điện tử Business to Business phát triển với tốc độ rất nhanh, bởi nó đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, ví dụ như doanh nghiệp có thể rút ngắn chu trình sản xuất nhờ kết hợp với các doanh nghiệp khác, mỗi bên chuyên môn hoá về một lĩnh vực, hay doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc tìm và mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của mình do doanh nghiệp mua nguyên vật liệu của nhà cung cấp là người bán hàng trực tuyến qua mạng. b. Giao dịch Business to Customer (B2C) Giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng dưới hình thức người tiêu dùng thực hiện mua bán hàng hoá qua trang Web gọi là B2C. 12
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT Mặc dù phương thức Business to Business chiếm một tỷ trọng lớn nhưng Business to Customer ngày nay đang có nhiều triển vọng phát triển vì hiện nay nhiều gia đình muốn tiết kiệm thời gian đi mua hàng bằng cách chỉ ngồi ở nhà nhấn chuột vào màn hình thì họ đã có thể yêu cầu người bán giao hàng đến tận nhà hoặc người tiêu dùng có thể dùng ngay dịch vụ của nhà cung cấp trên mạng điển hình là các hoạt động vui chơi, giải trí như nghe nhạc, đọc truyện, đọc báo, xem phim v.v.. Hàng hóa trao đổi trên Internet giờ đây không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình. Giao dịch truyền thống mất dần lợi thế so với giao dịch điện tử. + Hàng hoá vô hình: Phần lớn các giao dịch điện tử hàng hoá vô hình đều được đưa trực tiếp đến máy tính cá nhân người tiêu thụ thông qua mạng. Các hàng hóa này gồm 4 lĩnh vực: giải trí, du lịch, báo và tạp chí, dịch vụ tài chính và Email. + Hàng hóa hữu hình: Hàng hoá được bán chủ yếu bằng phương thức điện tử là sách vở, quần áo, thực phẩm và nước giải khát. Người ta đang mở rộng các hàng hoá giao dịch trên mạng kể cả các vật dụng gia đình... c. Giao dịch giữa doanh nghiệp với các cơ quan Chính phủ (B2G) Thương mại điện tử giữa công ty và Chính phủ bao gồm toàn bộ các giao dịch thương mại giữa các công ty và các tổ chức Chính phủ thông qua các phương tiện điện tử. Hình thức này có thể phát triển nhanh chóng nếu như có một hệ thống quản lý thống nhất về thuế, thanh toán bằng tài khoản trực tiếp trên mạng Internet giữa doanh nghiệp và Nhà nước. Mục đích của các giao dịch này là Chính phủ có thể mua sắm trực tiếp từ các doanh nghiệp thông qua mạng Internet, việc thanh toán cũng được chi trả thông qua mạng cũng như việc doanh nghiệp nộp thuế cho Nhà nước và các 13
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT khoản thu khác mà Nhà nước thu từ doanh nghiệp đều được thực hiện qua mạng. Mô hình giao dịch giữa các công ty và Chính phủ sẽ được phát triển mạnh mẽ khi có mạng liên kết giữa các cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương, bởi việc quản lý thông qua mạng Internet sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng công việc quản lý cũng như chi phí ngân sách của Nhà nước trong việc này. d. Giao dịch giữa người tiêu dùng với các cơ quan Chính phủ (G2C) Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với các cơ quan Chính phủ nhằm vào mục đích: các công dân trả tiền cho các dịch vụ công cộng của Nhà nước như dịch vụ mua vé máy bay, mua vé tàu hoặc nộp thuế thu nhập cho Nhà nước hay các phí, lệ phí trả cho các dịch vụ khác; còn Chính phủ thực hiện chi trả các khoản trợ cấp xã hội cho các cá nhân thông qua mạng Internet. Ở Singapore, Chính phủ điện tử được ra đời vào năm 2001, người tiêu dùng có thể đặt vé máy bay qua mạng và trả tiền qua mạng. Đối với những nhà kinh doanh bận rộn thì việc mua bán các dịch vụ hay nộp các khoản phí, lệ phí cho Nhà nước qua mạng là một điều rất thuận tiện. Thậm chí, Chính phủ này còn dự định giảm thiểu các thủ tục phiền hà, phức tạp và mất thời gian hiện nay như đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng có thể tiến hành qua mạng. Ở Việt Nam thì việc đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng như việc mua vé tàu, vé máy bay... chưa được thực hiện qua mạng một cách phổ biến, chỉ thực hiện ở thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, nhưng trong tương lai loại hình dịch vụ này sẽ được thực hiện do người tiêu dùng muốn giảm thiểu thời gian đi mua hàng bằng cách chỉ ở nhà nhấp chuột thì đã có thể mua được vé tàu, vé máy bay, họ không phải chịu cảnh chen lấn xô đẩy để mua vé như hiện nay. 14
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT Đối với giao dịch giữa Chính phủ với Chính phủ thì có diễn ra nhưng chiếm tỷ trọng rất ít, không đáng kể. II/ NHỮNG LỢI ÍCH CƠ BẢN CỦA TMĐT 1. Tác động của TMĐT tới hiệu quả kinh tế, xã hội 1.1 TMĐT làm thay đổi quy mô thị trường - cạnh tranh toàn cầu Với Internet các quá trình thương mại được thực hiện theo thời gian thực (24 giờ/ngày, 365 ngày/năm), cạnh tranh trực tuyến mang tính toàn cầu do người tiêu dùng có thể lựa chọn mua hàng hoặc dịch vụ của nhiều công ty trên khắp thế giới thông qua mạng. Còn các công ty có cơ hội tiếp cận với một thị trường rộng lớn đồng thời cũng phải đối mặt với thách thức cạnh tranh rất quyết liệt từ các công ty khác trên khắp thế giới. Tại các thị trường truyền thống, để cạnh tranh với các công ty lớn, các công ty mới trước hết phát triển thị trường tại các khu vực thị trường nhỏ hơn về địa lý để kiểm nghiệm sản phẩm và dịch vụ của mình, tạo thương hiệu và tiếng tăm. Các rào cản thông thường về mặt địa lý và thời gian đã hạn chế việc mở rộng diện cạnh tranh, hạn chế các doanh nghiệp tận dụng các yếu tố kinh tế quy mô (Economies of Scale). Với Internet, doanh nghiệp thương mại điện tử tránh được các rào cản này, song không còn khả năng để nắm giữ các lợi thế địa lý. Các công ty như Amzon.com và CDNow đang có chiều hướng giảm doanh thu quốc tế, quay lại thị trường trong nước để cơ cấu hoá lại và tăng trưởng cạnh tranh trong nước. Nhiều công ty khác lại coi thị trường bên ngoài là lợi thế do tại thị trường trong nước họ gặp phải cạnh tranh mạnh hơn. 1.2 Thương mại điện tử làm giảm chi phí Thương mại điện tử qua Internet / Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax; 0,05% thời gian giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch 15
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT qua Fax, qua bưu điện hay qua chuyển phát nhanh, bằng 10%-20% chi phí thanh toán thông thường. Sau đây là bảng so sánh cho việc chuyển 1 tài liệu 40 trang. Bảng 1: So sánh chi phí và tốc độ truyền theo một số phương thức Đường truyền Thời gian Chi phí (USD) Từ New York đi Tokyo Qua bưu điện 5 ngày 7,40 Chuyển phát nhanh 24 giờ 26,25 Qua máy Fax 31 phút 28,83 Qua Internet 2 phút 0,10 New York đi Los Angeles Qua bưu điện 2-3 ngày 3,00 Chuyển phát nhanh 24 giờ 15,50 Qua máy Fax 31 phút 9,36 Qua Internet 2 phút 0,10 Nguồn: Thương mại điện tử của ban TMĐT- Bộ thương mại, 1998 Thương mại điện tử giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. Theo số liệu của hãng máy bay Boeing (Mỹ), đã có tới 50% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng qua Internet ; mỗi ngày hãng giảm được 600 cuộc điện thoại(2). Chi phí văn phòng cấu thành trong chi phí sản phẩm, việc giảm chi phí văn phòng theo nghĩa giảm thiểu các khâu in ấn giấy tờ, giảm thiểu số nhân viên văn phòng...cũng có nghĩa là giảm chi phí sản phẩm. 1.3 Thương mại điện tử và cơ cấu nghề nghiệp Tác động của thương mại điện tử tới cơ cấu nghề nghiệp chưa thể hiện rõ ở các nước chậm phát triển, song dự đoán sẽ trở nên rõ rệt do tiến trình toàn cầu hóa đang được đẩy mạnh và xu thế kinh tế tri thức đang mau chóng trở thành hiện thực ngay tại các nước đang phát triển. Tác động chung của thương mại 2 Theo giáo trình “Thương mại điện tử”/PGS.TS Đinh Văn Mậu; PGS.TS Đinh Văn Tiến; Ths. Nguyễn Xuân Thái/NXB Lao Động-2003 16
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT điện tử được thể hiện ở thế cân bằng các nghề mới, các nghề gián tiếp được tạo ra do nhu cầu về kỹ năng và năng suất và việc loại bỏ một số đầu việc do có thay đổi về cấu trúc trung gian, cấu trúc bán lẻ. Tại các nước phát triển, khu vực thương mại đang bị tác động trực tiếp và sớm nhất do thương mại điện tử tạo ra cách phân phối hàng hóa và sản phẩm qua Internet một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Bên cạnh đó chính là các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và truyền thông là nơi tạo nền cho thương mại điện tử. Tiếp đó là các doanh nghiệp cung cấp nội dung hàng hoá và dịch vụ, nội dung thông tấn, báo chí, giải trí phần mềm, và các loại sản phẩm số. Các doanh nghiệp liên quan tới các giao dịch như tài chính, bảo hiểm, thanh toán, bưu chính, điện thoại, quảng cáo du lịch và giao thông. Tác động trực tiếp của thương mại điện tử tới nghề nghiệp, thị trường là: bổ sung thay thế và làm thay đổi quy mô thị trường. Các công ty ảo mau chóng tạo ra nhiều việc mới lúc đầu, ít ra thì các hoạt động trực tuyến và phi trực tuyến cũng đã được tiến hành cùng lúc bổ sung cho nhau. Bổ sung thay thế đầu việc lúc đầu sẽ làm giảm số đầu việc truyền thống do công việc thương mại điện tử thay thế và loại trừ công việc truyền thống. Quy mô thị trường được thay đổi mau chóng do thương mại điện tử mở ra các kênh thương mại vượt qua nhiều rào cản về địa lý, biên giới và ngay cả văn hoá. Thương mại điện tử còn tác động gián tiếp tới nghề nghiệp và thị trường. Do giảm chi phí và tăng tốc độ giao dịch, thương mại điện tử đã bắt đầu làm tăng nhu cầu của con người đối với nhiều loại hàng hoá như phần mềm, dịch vụ trực tuyến, dịch vụ tương tác, sản phẩm nghe nhìn, âm nhạc ấn phẩm đang tăng tương đối nhanh, điều này dẫn tới việc tăng lượng công việc, kéo theo tăng số đầu việc. Công nghiệp bản quyền (thông tin, ấn phẩm, phim, nghe nhìn, phần mềm...) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất về khả năng tạo ra việc làm mới. Hiện nay, tỷ lệ nhân công của khu vực này (tính trung bình cho Mỹ, Canada, Tây Âu, Nhật Bản, Singapore, Australia) là 5% toàn bộ nhân công nói chung. 17
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT Theo dự báo của Hội đồng Châu Âu, đến năm 2005, công nghiệp bản quyền của Mỹ và Châu Âu sẽ tạo ra 5 triệu đầu việc mới. Thương mại điện tử đã và đang làm thay đổi cơ cấu kỹ năng. Tại các nước phát triển, mọi nhân viên của các doanh nghiệp đều phải biết sử dụng máy tính cá nhân, truy cập Internet, tiến hành các giao dịch công tác qua mạng. Chủ trang trại và nông dân cũng đã tiếp cận nhanh chóng với Internet, sử dụng Web để bán sản phẩm của mình như mua giống phân bón, lấy thông tin thị trường, thời tiết...Học sinh các trường chuyên nghiệp sử dụng Internet như là một thói quen bắt buộc. Sinh viên đại học và các nhà nghiên cứu thì từ lâu đã sử dụng Internet để phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Có thể nói hiện nay khoảng cách thông tin giữa các nước phát triển và các nước kém phát triển đang ngày càng lớn do Internet đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều và hiệu quả tại các nước phát triển, trong khi đó, các nước kém phát triển vẫn cố duy trì một số độc quyền thiển cận, ngăn cản quá trình tiếp cận thông tin của người dân thông qua cung cấp dịch vụ mạng với giá cao, chất lượng dịch vụ thấp... Ở Việt nam, thực trạng này vẫn còn được tồn tại. Thương mại điện tử đang có nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin, công nhân tri thức, và các mô hình quản lý doanh nghiệp kiểu mới. Để phát triển thương mại điện tử thì đất nước cần có những con người hiểu biết về nhiều mặt trên cơ sở đã hiểu sâu lĩnh vực công nghệ thông tin. Con người phù hợp với thương mại điện tử là con người biết kết hợp các khả năng lập trình và quản lý các mạng máy tính với năng lực áp dụng kinh doanh trên mạng. 1.4 Thương mại điện tử và xã hội Thương mại điện tử đã góp phần vào quá trình cải tạo xã hội, tác động tới toàn bộ hoạt động sống của loài người trên cơ sở trí tuệ và thông tin, với những thay đổi về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ gien và công nghệ quản lý đang được áp dụng vào đời sống hàng ngày, mang lại giá trị lớn cho con người và xã hội. 18
- Luận văn tốt nghiệp Trần Thị Thuỷ - lớp A3 K38-KTNT Internet là yếu tố cơ bản để triển khai ứng dụng nền kinh tế số và thương mại điện tử. Mạng máy tính chắc chắn sẽ đóng vai trò quyết định đối với mọi quá trình phát triển kinh tế, xã hội, thay đổi về hành vi, văn hóa của mọi cộng đồng con người trong thế kỷ 21. Mạng máy tính tạo thành hạ tầng cơ sở thông tin và truyền thông cho doanh nghiệp và cá nhân, và nó còn trở thành hạ tầng truyền thông của nền kinh tế tri thức. Làm quen với Internet đối với người có trình độ công nghệ không phải là khó, song đối với những người ở khu vực khác, ít biết ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, làm quen với Internet, để sử dụng Internet là cả một vấn đề không nhỏ. Với chính sách giáo dục phổ thông đúng đắn ở các nước phát triển, ngay cả bậc trung học, các học sinh đã trở nên quen thuộc với Internet và văn hóa sử dụng Internet. Công nghệ thông tin và truyền thông còn góp phần quan trọng vào việc củng cố hạ tầng cơ sở xã hội trong đó có giáo dục, văn hoá, y tế, dịch vụ công, giao thông liên lạc. Các ứng dụng đặc thù của công nghệ thông tin góp phần quan trọng cho các quá trình phát triển cộng đồng, phát triển xã hội. Giáo dục và đào tạo Công nghệ thông tin truyền thông và thương mại điện tử đã tạo ra cơ hội phát triển giáo dục và đào tạo như: dạy học từ xa, học với các thiết bị đa phương tiện, học suốt đời, vừa học vừa làm, tự học...nền kinh tế mới cũng tạo ra những nhu cầu cấp thiết về đào tạo các nghề có liên quan tới công nghệ, đào tạo các kỹ năng hợp tác trong công việc, các phương pháp làm việc và quản lý mới. Internet, ngoài việc trở thành cơ sở công nghệ cho việc học suốt đời, còn là cơ sở cho việc đào tạo chuyên nghiệp. Y tế Thông qua các trang Web, người dân có thể tìm hiểu các vấn đề về sức khoẻ, ví dụ như tìm hiểu về cách phòng và chữa một số bệnh thường gặp. Họ cũng có thể gửi các thắc mắc của mình về sức khoẻ qua mạng để được giải đáp, từ đó họ sẽ có được một kiến thức vững chắc về y học. Ngoài ra, họ cũng 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm (xăng dầu, dầu mỡ nhờn, gas và phụ kiện) tại công ty xăng dầu B12
57 p | 2513 | 1320
-
Luận văn tốt nghiệp "Hoàn thiện công nghệ Marketing xúc tiến thương mại tại công ty hoá dầu Petrolimex"
95 p | 1385 | 758
-
Luận văn tốt nghiệp “ Những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm thuốc tại công ty cổ phần chữ thập đỏ”
64 p | 1331 | 620
-
Đề tài: Phân tích và đánh giá các chương trình xúc tiến của sản phẩm Dumex Gold
67 p | 1218 | 542
-
Luận văn tốt nghiệp: “xây dựng kế hoạch xúc tiến bán hàng cho sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của công ty Cổ phần vật tư bảo vệ thực vật Hòa Bình”
66 p | 1352 | 531
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và các giải pháp Marketing nhằm nâng cao hoạt động của hệ thống xúc tiến hỗn hợp của Công ty Bi Ti ‘S trên thị trường Miền Bắc”
89 p | 823 | 487
-
Luận văn tốt nghiệp “Nghiệp vụ xúc tiến bán tại công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà”
49 p | 735 | 347
-
Đề án "Công tác xúc tiến bán hàng"
44 p | 1254 | 339
-
Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả Hội chợ Triển lãm tại Việt Nam”
96 p | 588 | 320
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng nghiệp vụ xúc tiến bán tại công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà”
47 p | 442 | 183
-
Báo cáo tốt nghiệp: Xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
98 p | 304 | 131
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP đề tài : “Quy trình sản xuất xúc xích xông khói”
88 p | 248 | 90
-
Luận văn Tình hình xúc tiến bán tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Minh Sơn, thực trạng và giải pháp
81 p | 304 | 83
-
Luận văn tốt nghiệp “Chính sách xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm nước khoáng Vital của công ty SXKDXNK Bình Minh tại các tỉnh phía bắc”
74 p | 200 | 38
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số vấn đề về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cầu 75 thuộc Tổng công ty công trình giao giao thông 8 - Bộ Giao Thông Vận tải
0 p | 116 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh
96 p | 24 | 10
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển nghiệp vụ xúc tiến bán tại Công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà
47 p | 78 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn