Luyện thi đại học<br />
<br />
môn vật lý<br />
<br />
mã đề 175_01<br />
<br />
Họ và tên thí sinh: ……………….……………………........…………... Số báo danh ………………..<br />
Câu 1: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa một nút sóng<br />
và vị trí cân bằng của một bụng sóng là 0,25m. Sóng truyền trên dây với bước sóng là<br />
A. 2,0 m.<br />
B. 0,5 m.<br />
C. 1,5 m.<br />
D. 1,0 m.<br />
Câu 2: Bước sóng là<br />
A. đại lượng đặc trưng cho phương truyền của sóng.<br />
B. khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha.<br />
C. quãng đường sóng đi được trong thời gian một chu kỳ.<br />
D. quãng đường sóng đi được trong một đơn vị thời gian.<br />
Câu 3: Xét điểm M ở trong môi trường đàn hồi có sóng âm truyền qua. Mức cường độ âm tại M là L<br />
(dB). Nếu cường độ âm tại điểm M tăng lên 100 lần thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng:<br />
A. L + 100 (dB).<br />
B. 100L (dB).<br />
C. 20L (dB).<br />
D. L + 20 (dB).<br />
Câu 4: Các đặc trưng sinh lý của âm gồm:<br />
A. Độ to của âm và cường độ âm.<br />
B. Độ cao của âm, âm sắc, độ to của âm.<br />
C. Độ cao của âm và cường độ âm.<br />
D. Độ cao của âm và âm sắc.<br />
Câu 5: Biết bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng M trong nguyên tử hiđrô bằng<br />
A. 47,7.10-11m.<br />
B. 21,2.10-11m.<br />
C. 132,5.10-11m.<br />
D. 84,8.10-11m.<br />
10<br />
10<br />
Câu 6: Số hạt nhân 5 Bo có trong 2g 5 Bo có giá trị gần giá trị nào sau đây nhất:<br />
A. 12,04.1022.<br />
B. 4,05.1023.<br />
C. 6,02.1023 .<br />
D. 2,95.1023.<br />
Câu 7: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình: x = Acos (t +). Vận tốc của<br />
vật có biểu thức là<br />
A. v = - Asin (t +).<br />
B. v = Asin (t +).<br />
C. v = Acos (t +).<br />
D. v = -Asin (t +).<br />
Câu 8: Giới hạn quang điện của một kim loại là 0,30 m. Công thoát của êlectron khỏi kim loại này<br />
là<br />
A. 6,625.10-18J.<br />
B. 6,625.10-17J.<br />
C. 6,625.10-20J.<br />
D. 6,625.10-19J.<br />
Câu 9: Đặt điện áp xoay chiều: u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện C thì cường độ<br />
dòng điện tức thời chạy trong mạch là i. Phát biểu nào sau đây là đúng?<br />
A. Ở cùng thời điểm, điện áp u trễ pha π/2 so với dòng điện i.<br />
B. Dòng điện i luôn ngược pha với hiệu điện thế u.<br />
C. Dòng điện i luôn cùng pha với điện áp u.<br />
D. Ở cùng thời điểm, dòng điện i trễ pha π/2 so với điện áp u.<br />
Câu 10: Quang phổ liên tục của một nguồn sáng J<br />
A. không phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn<br />
sáng đó.<br />
B. phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.<br />
C. không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng J, mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn<br />
sáng đó.<br />
D. không phụ thuộc vào cả thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng J.<br />
Câu 11: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai?<br />
A. Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108m/s dọc theo các tia sáng.<br />
B. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.<br />
C. Phôtôn của mọi ánh sáng đơn sắc đều mang năng lượng như nhau.<br />
D. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động.<br />
Câu 12: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện áp<br />
và dòng điện chạy trong mạch được cho như hình vẽ. Đoạn<br />
mạch<br />
A. có cả điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C<br />
B. chỉ có tụ điện C.<br />
C. chỉ có điện trở thuần R.<br />
D. chỉ có cuộn cảm thuần L.<br />
Nguyễn Công Thức 0983024803<br />
<br />
Trang 1/5 - Mã đề thi 175_01<br />
<br />
Luyện thi đại học<br />
<br />
môn vật lý<br />
<br />
mã đề 175_01<br />
<br />
35<br />
Câu 13: Hạt nhân 17 Cl có<br />
A. 35 nuclôn.<br />
B. 17 nơtron.<br />
C. 18 prôtôn<br />
D. 35 nơtron.<br />
Câu 14: Tần số góc của dao động điện từ tự do trong mạch LC có điện trở thuần không đáng kể được<br />
xác định bởi biểu thức:<br />
A. ω= 1/ 2 LC .<br />
B. ω = 2π/ LC .<br />
C. ω = 1/ LC .<br />
D. ω= 1/(π LC ).<br />
Câu 15: Trong chân không, bước sóng của một ánh sáng màu lục là:<br />
A. 0,55pm.<br />
B. 0,55nm.<br />
C. 0,55µm.<br />
D. 0,55mm.<br />
Câu 16: Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy có bước sóng từ 0.38 m đến 0,76 m. Tần số của<br />
ánh sáng nhìn thấy có giá trị<br />
A. từ 4,20.1014 Hz đến 7,89.1014 Hz.<br />
B. từ 4,20.1014 Hz đến 6,50.1014 Hz<br />
C. từ 3,95.1014 Hz đến 8,50.1014 Hz<br />
D. từ 3,95.1014 Hz đến 7,89.1014 Hz.<br />
Câu 17: Một máy biến áp có số vòng của cuộn sơ cấp là 500 và thứ cấp là 100. Bỏ qua mọi hao phí<br />
của máy biến áp. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 100 V thì điện<br />
áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi để hở có giá trị là:<br />
A. 20 V.<br />
B. 40 V.<br />
C. 500 V.<br />
D. 10 V.<br />
Câu 18: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 10– 5 H và tụ điện có<br />
điện dung 2,5.10-6F. Lấy =3,14. Chu kì dao động riêng của mạch là<br />
A. 1,57.10-10s.<br />
B. 1,57.10-5s.<br />
C. 3,14.10-5s.<br />
D. 6,28.10-10s.<br />
Câu 19: Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình li độ x = Acos(ωt + ). Cơ<br />
năng của vật dao động này là<br />
<br />
1<br />
m2A.<br />
A. 2<br />
<br />
1<br />
m2A2.<br />
B. 2<br />
<br />
1<br />
mA2.<br />
C. 2<br />
<br />
D. m2A.<br />
<br />
Câu 20: Với dòng điện xoay chiều, cường độ dòng điện cực đại I0 liên hệ với cường độ dòng điện<br />
hiệu dụng I theo công thức:<br />
I<br />
I<br />
A. I0 2I .<br />
B. I 0 <br />
.<br />
C. I0 I 2 .<br />
D. I0 .<br />
2<br />
2<br />
Câu 21: Con lắc đơn có chiều dài dây treo l = 0,25m thực hiện 10 dao động mất 10s. Lấy<br />
π = 3,14. Gia tốc trọng trường tại nơi đặt con lắc là:<br />
A. g = 9, 75 m/s2.<br />
B. g = 9,86 m/s2.<br />
C. g = 10 m/s2.<br />
D. g = 9,95 m/s2.<br />
Câu 22: Quang điện trở được chế tạo từ<br />
A. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó tăng khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.<br />
B. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện tốt khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện kém<br />
được chiếu sáng thích hợp.<br />
C. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.<br />
D. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện tốt<br />
khi được chiếu sáng thích hợp.<br />
Câu 23: Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới<br />
mặt nước thì<br />
A. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.<br />
B. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.<br />
C. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.<br />
D. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.<br />
Câu 24: Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương có phương trình<br />
2<br />
<br />
) cm. Biên độ của vật là:<br />
x1 3 cos(t ) cm và x2 4 cos(t <br />
3<br />
3<br />
A. 1cm.<br />
B. 3cm.<br />
C. 5cm.<br />
D. 7cm.<br />
Câu 25: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng (Y-âng), khoảng cách giữa hai khe là<br />
2mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2m. Chiếu sáng hai khe bằng<br />
ánh sáng hỗn hợp gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm và 660 nm thì thu được hệ vân<br />
giao thoa trên màn. Biết vân sáng chính giữa (trung tâm) ứng với hai bức xạ trên trùng nhau. Khoảng<br />
cách từ vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa là<br />
A. 4,9 mm.<br />
B. 19,8 mm.<br />
C. 29,7 mm.<br />
D. 9,9 mm.<br />
Nguyễn Công Thức 0983024803<br />
<br />
Trang 2/5 - Mã đề thi 175_01<br />
<br />
Luyện thi đại học<br />
<br />
môn vật lý<br />
<br />
mã đề 175_01<br />
<br />
Câu 26: Người ta tiêm vào máu một người một lượng nhỏ dung dịch chứa đồng vị phóng xạ 24 Na có<br />
độ phóng xạ bằng 1,5 Ci. Sau 7,5giờ người ta lấy ra 1cm3 máu người đó thì thấy nó có độ phóng xạ<br />
là 392 phân rã/phút,biết chu kỳ bán rã của 24 Na là 15 giờ. Thể tích máu của người đó là:<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
A. 525cm .<br />
B. 6 lít.<br />
C. 5,25 lít.<br />
D. 600cm .<br />
Câu 27: Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1<br />
mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6<br />
mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng:<br />
A. 0,40 μm.<br />
B. 0,48 μm.<br />
C. 0,76 μm.<br />
D. 0,60 μm.<br />
Câu 28: Dùng một thước chia độ đến milimet đo khoảng cách d giữa hai điểm A và B, cả 5 lần đo<br />
đều cho cùng giá trị là 1,345 m. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết là<br />
A. d = (1,345 ± 0,001) m.<br />
B. d = (1,3450 ± 0,0005) m.<br />
C. d = (1345 ± 3) mm.<br />
D. d = (1345 ± 2) mm.<br />
Câu 29: Biết số Avôgađrô là 6,02.1023/mol. Hạt nhân He có khối lượng 4,0013u. Cho khối lượng<br />
MeV<br />
của proton là 1,007276u; khối lượng của nơtron là 1,008665u; 1u = 931,5 2 ; lấy e = 1,6.10-19C.<br />
c<br />
Năng lượng toả ra khi 1 mol hạt nhân He được tạo thành là:<br />
A. 29,08.1012J.<br />
B. 28,9.1012 J.<br />
C. 2,76.1012 J.<br />
D. 25,6.1012 J.<br />
Câu 30: Cho một con lắc đơn đếm giây với chu kỳ gần bằng và nhỏ hơn 2 s dao động trước một máy<br />
chụp hình tự động cứ đúng 2 s sẽ chụp một tấm hình. Do chu kỳ con lắc không trùng khớp với<br />
khoảng thời gian giữa hai lần chụp liên tiếp nên vị trí con lắc trong ảnh bị xê dịch một chút so với ảnh<br />
ngay trước đó. Sau khi chụp hình xong người ta chiếu tất cả tấm ảnh lên màn thông qua một máy<br />
chiếu thì máy tính đếm được cứ 40 tấm ảnh không kể tấm ảnh đầu tiên, con lắc trong ảnh lại hoàn<br />
thành một dao động toàn phần. Độ sai lệch giữa chu kỳ con lắc và 2 s có giá trị gần giá trị nào nhất<br />
sau đây?<br />
A. 40 ms.<br />
B. 41 ms.<br />
C. 49 ms.<br />
D. 50 ms.<br />
Câu 31: Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm một điện trở thuần R, một cuộn<br />
thuần cảm và một tụ điện ghép nối tiếp. Biết R = ZL = 2ZC. Tại thời điểm điện áp tức thời hai đầu<br />
cuộn cảm và hai đầu điện trở bằng nhau và bằng 40 V thì điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch lúc đó<br />
và điện áp cực đại giữa hai đầu mạch là:<br />
A. 100 V và 20 10 V.<br />
B. 60 V và 20 10 V.<br />
C. 60 V và 20 5 V.<br />
D. 100 V và 20 5 V.<br />
Câu 32: Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được tính theo công<br />
13,6<br />
thức - 2 (eV) (n = 1, 2, 3,…). Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng n = 3 sang<br />
n<br />
quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử hiđrô phát ra phôtôn ứng với bức xạ có bước sóng bằng:<br />
A. 0,4102 μm.<br />
B. 0,4350 μm.<br />
C. 0,6576 μm.<br />
D. 0,4861 μm.<br />
Câu 33: Hai con lắc lò xo giống nhau, có cùng khối<br />
lượng vật nặng m và cùng độ cứng lò xo k. Chọn mốc<br />
thế năng tại vị trí cân bằng, hai con lắc có đồ thị dao<br />
động như hình vẽ Biên độ dao động của con lắc thứ nhất<br />
lớn hơn biên độ dao động của con lắc thứ hai. Ở thời<br />
điểm t, con lắc thứ nhất có động năng 0,06 J, con lắc thứ<br />
hai có thế năng 4.10 3 J . Lấy 2 10 . Khối lượng m là:<br />
2<br />
1<br />
A. kg.<br />
B. kg.<br />
9<br />
3<br />
C. 3 kg.<br />
D. 2 kg.<br />
Câu 34: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp O1và O2 dao động<br />
cùng pha, cùng biên độ. Chọn hệ tọa độ vuông góc xOy (thuộc mặt nước) với gốc tọa độ là vị trí đặt<br />
nguồn O1 còn nguồn O2 nằm trên trục Oy. Hai điểm P và Q nằm trên Ox có OP = 4,5 cm và OQ<br />
= 8 cm. Dịch chuyển nguồn O2 trên trục Oy đến vị trí sao cho góc PO2Q có giá trị lớn nhất thì<br />
phần tử nước tại P không dao động còn phần tử nước tại Q dao động với biên độ cực đại. Biết giữa<br />
P và Q không còn cực đại nào khác. Trên đoạn OP, điểm gần P nhất mà các phần tử nước dao động<br />
với biên độ cực đại cách P một đoạn là:<br />
Nguyễn Công Thức 0983024803<br />
<br />
Trang 3/5 - Mã đề thi 175_01<br />
<br />
Luyện thi đại học<br />
<br />
môn vật lý<br />
<br />
mã đề 175_01<br />
<br />
A. 2,5 cm.<br />
B. 1,1 cm.<br />
C. 3,4 cm.<br />
D. 2,0 cm.<br />
Câu 35: Cho mạch điện RCL mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Điện áp giữa hai đầu AB có biểu<br />
<br />
thức: u AB 220 2 cos(100 t )(V ) . Ban đầu điện áp giữa hai đầu cuộn dây có dạng<br />
6<br />
<br />
u L U cos(100 t )(V ) . Sau đó tăng giá trị điện trở R và độ tự cảm L lên gấp đôi thì điện áp hiệu<br />
3<br />
dụng giữa hai đầu RC bằng<br />
A. 110 V.<br />
B. 110 2 V.<br />
C. 220 V.<br />
D. 220 2 V.<br />
Câu 36: Một mạch LC lí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của tụ<br />
điện là 2 (nC) và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 6(mA). Tại thời điểm cường độ dòng<br />
điện trong mạch bằng 3(mA) thì điện tích của tụ điện có độ lớn là:<br />
A. 2(nC) .<br />
B. 3(nC) .<br />
C. 1 (nC).<br />
D. 5(nC) .<br />
Câu 37: Một sóng ngang truyền trên sợi dây rất dài với tốc độ truyền sóng là 4m/s và tần số sóng có<br />
giá trị từ 33 Hz đến 43 Hz. Biết hai phần tử tại hai điểm trên dây cách nhau 25 cm luôn dao động<br />
ngược pha nhau. Tần số sóng trên dây là:<br />
A. 37 Hz.<br />
B. 40 Hz.<br />
C. 35 Hz.<br />
D. 42 Hz.<br />
Câu 38: Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh R,L,C trong đó: R = 80Ω, cuộn dây có điện<br />
50<br />
F . Điện áp hai đầu đoạn mạch<br />
trở thuần 20Ω, có độ tự cảm L thay đổi được, tụ điện có C =<br />
<br />
<br />
<br />
u 200 2.cos 100 t (V ) . Khi công suất tiêu thụ của mạch đạt giá trị cực đại thì độ tự cảm của<br />
6<br />
<br />
cuộn dây và công suất tiêu thụ khi đó sẽ là:<br />
2<br />
2<br />
( H ); P 400W<br />
A. L ( H ); P 2000W .<br />
B. L <br />
.<br />
10<br />
<br />
2<br />
2<br />
C. L ( H ); P 400W<br />
D. L ( H ); P 500W<br />
.<br />
.<br />
<br />
<br />
Câu 39: Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch ngoài RLC<br />
nối tiếp. Bỏ qua điện trở dây nối, coi từ thông cực đại gửi qua các cuộn dây của máy phát không đổi.<br />
Khi Rôto của máy phát quay với tốc độ n0 (vòng/phút) thì hệ số công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt<br />
cực đại. Khi Rôto của máy phát quay với tốc độ n1 (vòng/phút) và n2 (vòng/phút) thì hệ số công suất<br />
tiêu thụ ở mạch ngoài có cùng một giá trị. Hệ thức quan hệ giữa n0, n1, n2 là:<br />
2n 2 n 2<br />
n2n2<br />
2<br />
2<br />
2<br />
A. n0 n12 n2 .<br />
B. n0 n1.n2 .<br />
C. n02 = 2 1 2 2 .<br />
D. n02 = 2 1 22 .<br />
n1 n2<br />
n1 n2<br />
Câu 40: Một con lắc lò xo gồm vật M và lò xo có độ cứng k đang dao động điều hòa trên mặt phẳng<br />
ngằm ngang nhẵn với biên độ A1. Đúng lúc vật M đang ở vị trí biên thì một vật m có khối lượng bằng<br />
khối lượng vật M, chuyển động theo phương ngang với vận tốc v0 bằng vận tốc cực đại của vật M,<br />
đén va chạm với M. Biết va chạm giữa hai vật là đàn hồi xuyên tâm, sau va chạm vật M tiếp tục dao<br />
động điều hòa với biên độ A2. Tính tỉ số biên độ dao động của vật M trước và sau va chạm:<br />
A<br />
2<br />
A 2<br />
A 1<br />
A<br />
3<br />
A. 1 = .<br />
B. 1 = .<br />
C. 1 =<br />
.<br />
D. 1 <br />
.<br />
A2<br />
2<br />
2<br />
A2 3<br />
A2 2<br />
A2<br />
--------------------------------------------------------- HẾT ----------<br />
<br />
Nguyễn Công Thức 0983024803<br />
<br />
Trang 4/5 - Mã đề thi 175_01<br />
<br />
Luyện thi đại học<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
25<br />
26<br />
27<br />
28<br />
29<br />
30<br />
31<br />
32<br />
33<br />
34<br />
35<br />
36<br />
37<br />
38<br />
39<br />
40<br />
<br />
môn vật lý<br />
<br />
mã đề 175_01<br />
<br />
D<br />
C<br />
D<br />
B<br />
A<br />
A<br />
D<br />
D<br />
A<br />
A<br />
C<br />
B<br />
A<br />
C<br />
C<br />
D<br />
A<br />
C<br />
B<br />
C<br />
B<br />
D<br />
A<br />
A<br />
D<br />
B<br />
D<br />
A<br />
C<br />
C<br />
B<br />
C<br />
B<br />
D<br />
C<br />
B<br />
B<br />
C<br />
B<br />
D<br />
<br />
Nguyễn Công Thức 0983024803<br />
<br />
Trang 5/5 - Mã đề thi 175_01<br />
<br />