GIÁO DỤC – XÃ HỘI<br />
<br />
100<br />
<br />
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG<br />
TỔ TIÊN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ<br />
1<br />
<br />
Ngày nhận bài: 04/07/2015<br />
Ngày nhận lại: 17/08/2015<br />
Ngày duyệt đăng: 04/09/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian có ảnh hưởng sâu đậm trong tâm thức<br />
của người Việt. Đây chính là đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt luôn hướng về cội nguồn dân tộc<br />
“uống nước nhớ nguồn”.<br />
Tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Việt ở Nam bộ là việc làm mang<br />
tính khoa học và thực tiễn, góp phần hiểu sâu hơn về đời sống văn hóa tinh thần và hiểu rõ hơn<br />
về thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt nơi đây.<br />
Trong bài viết này, tác giả trình bày một số đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của<br />
người Việt ở Nam bộ: mang tính đơn giản, phổ biến, gần gũi với đời thường; mang đậm yếu tố<br />
tâm linh hơn ý nghĩa triết lý; mang tính tự nguyện, tự phát, ít mang tính xã hội; chịu ảnh hưởng<br />
văn hóa, tín ngưỡng của các dân tộc cộng cư và là cơ sở nghi lễ thờ cúng của các đạo địa<br />
phương ở Nam bộ. Nghiên cứu các đặc trưng này góp phần tìm hiểu văn hóa ở vùng Nam bộ nói<br />
riêng, văn hóa Việt Nam nói chung.<br />
ừ k óa: Tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên, người Việt, Nam bộ.<br />
ABSTRACT<br />
Ancestor worship is a type of folk beliefs which has a profound effect on the mind of<br />
Vietnamese people. This is the deeply-rooted tradition of the Vietnamese people with their motto<br />
of “when drinking water, remember its source”.<br />
Studying ancestor worship beliefs of the Vietnamese community in Southern Vietnam is<br />
significant in contributing to a better understanding of the cultural and spiritual life as well as<br />
the world view and philosophy of life of the Vietnamese local communities.<br />
In this article, the author presents some characteristics of the veneration of the dead in<br />
Southern Vietnam: simple, popular, closer to real life; spiritual rather than philosophical;<br />
voluntary, spontaneous, less social; influenced by the culture and beliefs of ethnic communities.<br />
It is also the foundation of worship procedures observed by local religious sects in Southern<br />
Vietnam. This study contributes to the understanding of cultures in the Southern region in<br />
particular and in Vietnam in general.<br />
Keywords: Beliefs, ancestor worship, Vietnamese, Southern.<br />
1. Đặt vấn đề1<br />
Việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ<br />
tiên đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan<br />
tâm, đặc biệt là các nhà văn hóa học. Bởi vì<br />
1<br />
<br />
ThS, Trường Đại học Tiền Giang.<br />
<br />
đây là một loại hình tín ngưỡng dân gian từ<br />
lâu đã thấm đượm và ảnh hưởng sâu sắc đến<br />
đời sống tinh thần của mọi người dân Việt.<br />
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ chứa<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 5 (44) 2015<br />
<br />
đựng những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp<br />
của dân tộc mà còn thể hiện quan niệm của<br />
người Việt về thế giới, về nhân sinh.<br />
Nam bộ là cái nôi của văn hóa phương<br />
Nam, có nền văn minh nông nghiệp lúa nước<br />
và nền văn hóa Óc Eo phát triển rực rỡ. Nơi<br />
đây, tuy là vùng đất mới của người Việt ở<br />
Nam bộ nhưng tín ngưỡng thờ cúng đã được<br />
thể hiện đậm nét, mang những đặc trưng tiêu<br />
biểu của người Việt mang theo từ khi vào<br />
Nam mở đất. Nó không những chỉ là một cách<br />
lý giải về vũ trụ, thế giới, về các hiện tượng tự<br />
nhiên và xã hội trong cuộc sống của con<br />
người mà còn là một triết lý sống, một phong<br />
cách ứng xử đặc biệt của con người, thể hiện<br />
đạo lý làm người, một nét đẹp văn hóa trong<br />
cuộc sống của mỗi con người Việt Nam nói<br />
chung, của người Việt ở Nam bộ nói riêng.<br />
Được hình thành từ xa xưa, trong quá<br />
trình tồn tại, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đan<br />
xen, dung hợp với các hình thái tín ngưỡng<br />
tôn giáo khác, lắng đọng, thẩm thấu vào cuộc<br />
sống, trở thành đạo lý làm người – đạo lý<br />
“uống nước nhớ nguồn” của người Việt nói<br />
chung, của người Việt ở Nam bộ nói riêng.<br />
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Một số đặc<br />
trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của<br />
người Việt ở Nam bộ” để tìm hiểu. Thông qua<br />
bài viết này, chúng ta có thể hiểu về những<br />
đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng thờ cúng tổ<br />
tiên của người Việt ở Nam bộ đồng thời thấy<br />
được điểm tương đồng và khác biệt của tín<br />
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở<br />
Nam bộ so với Bắc và Trung bộ.<br />
2. Cơ sở lý luận và phương pháp<br />
nghiên cứu<br />
2.1. Cơ sở lý luậ<br />
Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử<br />
thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội.<br />
Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình<br />
tín ngưỡng khác nhau, rất phong phú, đa dạng.<br />
Do hạn chế về mặt lịch sử, cách tiếp cận, mục<br />
đích nghiên cứu khác nhau, nên các cách hiểu<br />
tín ngưỡng, vì vậy cũng rất khác nhau. Cụ thể:<br />
Theo quan điểm duy tâm (Plato, Hegel,…),<br />
tín ngưỡng là hiện tượng thần bí, siêu thực chỉ<br />
có thể cảm nhận, tin chứ không lý giải được,<br />
<br />
101<br />
<br />
hoặc cũng chỉ là hiện tượng tự nhiên mang<br />
tính bẩm sinh. Ở đây, các nhà duy tâm, thần<br />
học đã sai lầm, vì họ xuất phát từ một thực thể<br />
tinh thần, ý thức để lý giải một hiện tượng<br />
khác cũng thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần là<br />
tín ngưỡng, tôn giáo.<br />
Quan điểm xã hội học (H.Spencer,<br />
M.Weber,…) chủ yếu đi sâu phân tích chức<br />
năng xã hội, vai trò ảnh hưởng của tín<br />
ngưỡng, tôn giáo, song lại phân tích tín<br />
ngưỡng, tôn giáo tách rời đời sống tinh thần<br />
phong phú của con người, không thấy được<br />
ranh giới các hiện tượng phi tôn giáo.<br />
Quan điểm nhân học (Tylor), ngôn ngữ<br />
học (Max Muller) lại chỉ đi sâu vào việc<br />
nghiên cứu đối tượng sùng bái của tín<br />
ngưỡng, tôn giáo như thần linh, đấng tối<br />
cao… Do vậy, chỉ có giá trị và thích hợp với<br />
loại hình tôn giáo nguyên thủy, không thấy<br />
được tính phổ biến, tính thích hợp đối với các<br />
loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác.<br />
Quan điểm văn hóa về tín ngưỡng<br />
(Jablokov, Troibi, Đaosơn, B.Malinowski…)<br />
có ưu điểm làm nổi bật tính đa dạng, phong<br />
phú và phức tạp của tín ngưỡng, song lại có<br />
hạn chế là hòa đồng tín ngưỡng vào văn hóa<br />
nói chung, không thấy được cái đặc thù của<br />
tín ngưỡng là cái thiêng được đề cao, do đó<br />
không xác định được đối tượng của ngành<br />
khoa học mới là tôn giáo học.<br />
Quan điểm triết học nhân bản của<br />
L.Feuerbach đã chỉ ra nguồn gốc nhận thức<br />
của tín ngưỡng, tôn giáo, đấu tranh chống<br />
quan điểm duy tâm và tôn giáo trong quan<br />
niệm về con người, về Thượng đế. Tuy nhiên,<br />
trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm, tôn<br />
giáo, ông đã không thấy được nguồn gốc xã<br />
hội, chức năng “đền bù hư ảo” và những mặt<br />
tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo. L.Feuerbach<br />
đã rơi vào lập trường duy tâm trong việc giải<br />
quyết các vấn đề xã hội trong đó có tín<br />
ngưỡng, tôn giáo.<br />
Như vậy, có thể cho rằng, để có cách nhìn<br />
khách quan, tổng thể và khoa học đối với hiện<br />
tượng tín ngưỡng, cần phải có phương pháp<br />
tiếp cận khoa học, đó là phương pháp duy vật<br />
biện chứng và duy vật lịch sử. Đứng trên lập<br />
<br />
102<br />
<br />
GIÁO DỤC – XÃ HỘI<br />
<br />
trường này, C.Mác cho rằng: tín ngưỡng về<br />
bản chất, không phải là sản phẩm của thần<br />
thánh, là cái siêu nhiên, thần bí mà sản phẩm<br />
của xã hội; là một hiện tượng xã hội, không<br />
tách rời xã hội, mang bản chất của xã hội, tín<br />
ngưỡng cũng là hiện tượng thuộc đời sống<br />
tinh thần của xã hội, chịu sự quy định của đời<br />
sống vật chất. Từ đó, tác giả có thể đưa ra<br />
quan niệm về tín ngưỡng như sau: Tín ngưỡng<br />
là một bộ phận của ý thức xã hội, phản ánh<br />
những điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại, biểu<br />
hiện niềm tin của con người vào các đấng siêu<br />
nhiên thông qua những lễ nghi thờ cúng nhằm<br />
cầu mong sự chở che, giúp đỡ.<br />
Tín ngưỡng của người Việt phản ánh khá<br />
rõ nét những đặc trưng của một đất nước<br />
thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước, thể<br />
hiện ở các mặt: tín ngưỡng phồn thực, tín<br />
ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng<br />
bái nhân thần, lưu truyền trong dân gian từ<br />
đời này sang đời khác nên tín ngưỡng Việt<br />
Nam chỉ tồn tại dưới hình thức niềm tin mà<br />
chưa chuyển thành tôn giáo.<br />
Tổ tiên là khái niệm để chỉ những người<br />
có cùng huyết thống đã mất như kỵ, cụ, ông,<br />
bà, cha, mẹ… là những người có công sinh<br />
thành và nuôi dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến<br />
đời sống vật chất và tinh thần của các thế hệ<br />
con cháu.<br />
Tổ tiên trong xã hội nguyên thủy có<br />
nguồn gốc từ tổ tiên Tôtem trong Tôtem giáo<br />
của thị tộc. Thờ tổ tiên Tôtem chuyển sang tổ<br />
tiên người thực là quá trình chuyển từ chế độ<br />
thị tộc mẫu hệ sang chế độ thị tộc phụ hệ. Tổ<br />
tiên Tôtem giáo trong thời kì thị tộc mẫu hệ là<br />
những vật trong thiên nhiên được thần thánh<br />
hóa, được coi là Tôtem (vật tổ) của thị tộc, là<br />
các vật thiêng và các thần che chở của gia<br />
đình, thị tộc. Thời kì thị tộc phụ hệ, tổ tiên là<br />
những người đứng đầu thị tộc đầy quyền uy.<br />
Khi họ mất, thì những biểu tượng về họ là ý<br />
niệm về linh hồn người chết, tổ tiên Tôtem,<br />
thần che chở của gia đình thị tộc. Đó là những<br />
yếu tố chính tạo nên biểu tượng về tổ tiên<br />
được thờ cúng.<br />
Trong quá trình phát triển của lịch sử,<br />
khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi và phát<br />
<br />
triển. Tổ tiên không bị bó hẹp trong phạm vi<br />
huyết thống - gia đình, tộc họ… mà được mở<br />
rộng ra trong phạm vi cộng đồng, xã hội. Sự<br />
hình thành và phát triển của các quốc gia, dân<br />
tộc thường gắn liền với tên tuổi của người có<br />
công tạo dựng, giữ gìn cuộc sống như vua<br />
Hùng, Phùng Hưng, Trần Quốc Tuấn… hay là<br />
những người có công truyền nghề, tạo dựng<br />
cuộc sống hiện đại cho con cháu, được tôn<br />
thành các “tổ sư”, “nghệ tổ”… Khi còn sống,<br />
họ được các thành viên đề cao, tôn kính. Khi<br />
mất, họ được tưởng nhớ, tôn thờ, hoặc các tổ<br />
tiên siêu nhiên như Thành hoàng làng cũng<br />
được xem như là ông Tổ của cộng đồng làng.<br />
Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con<br />
người, là tổng thể của những yếu tố ý thức về<br />
tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi thờ<br />
cúng trong không gian thờ cúng (ở nhà hoặc<br />
Đình, Chùa, Miếu).<br />
Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là<br />
tâm linh tình cảm của con cháu hướng về cội<br />
nguồn. Thờ tổ tiên là sự thể hiện lòng thành<br />
kính, biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên đồng thời<br />
cũng là sự thể hiện niềm tin vào sự che chở,<br />
bảo hộ, trợ giúp của tổ tiên. Cơ sở của sự hình<br />
thành ý thức về tổ tiên là niềm tin về linh hồn<br />
bất tử, tổ tiên tuy đã chết nhưng linh hồn vẫn<br />
còn sống và thường lui tới gia đình ngự trên<br />
bàn thờ.<br />
Biểu tượng về tổ tiên là những hình ảnh<br />
đẹp đẽ mà con cháu gán cho tổ tiên. Tổ tiên<br />
luôn là hình ảnh về những người tài giỏi, có<br />
công, có đức. Nơi thờ tổ tiên thường có tượng,<br />
ảnh được trang trí, xếp đặt một cách cầu kỳ và<br />
trang trọng.<br />
Cúng là yếu tố mang tính lễ nghi, là sự<br />
thực hành một loạt động tác của người được<br />
quyền thờ cúng. Đó là hoạt động dưới dạng<br />
hành lễ được quy định do quan niệm, phong<br />
tục, tập quán của mỗi cộng đồng, dân tộc.<br />
Nghi lễ cúng được thực hiện bởi người con<br />
trai trưởng (nếu ở Bắc và Trung bộ) hoặc<br />
người con út trong gia đình (nếu ở Nam bộ),<br />
dòng họ với các động tác dâng lễ vật, khấn, lễ<br />
trong không gian thờ cúng như bàn thờ tại<br />
nhà, Đình, Miếu, mồ mả,…<br />
Thờ và cúng là hai yếu tố tác động qua<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 5 (44) 2015<br />
<br />
lại, thống nhất với nhau trong tín ngưỡng thờ<br />
cúng tổ tiên. Sự “thờ”, “tôn thờ” chính là nội<br />
dung, còn hoạt động “cúng” là hình thức biểu<br />
đạt của nội dung thờ cúng. Ý thức tôn thờ<br />
thành kính, biết ơn, tưởng nhớ, hy vọng được<br />
trợ giúp, tránh sự trừng phạt của tổ tiên là nội<br />
dung cốt lõi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.<br />
Nếu không có “thờ” mà chỉ có “cúng” thì tự<br />
bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không có<br />
“hồn thiêng”, không có sức hấp dẫn nội tại và<br />
dễ trở thành nhạt nhẽo, vô vị. “Cúng” tuy chỉ<br />
là hình thức biểu đạt nhưng nó tôn vẻ linh<br />
thiêng, huyền bí, mờ ảo tạo nên sức hấp dẫn,<br />
nó chính là hương vị, màu sắc, keo dính thỏa<br />
mãn niềm tin tôn giáo, đáp ứng nhu cầu của<br />
chủ thể thờ cúng.<br />
Hình thức thờ cúng tổ tiên lúc đầu thể<br />
hiện ý thức về tổ tiên, về sau trở thành tập tục,<br />
truyền thống mang bản sắc văn hóa được<br />
truyền nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Yếu<br />
tố ý thức, tư tưởng, tình cảm trong thờ tổ tiên<br />
được kết lắng trong nghi lễ thờ cúng, nhiều<br />
khi không thể tách bạch rõ ràng; còn yếu tố<br />
nghi lễ thờ cúng là phương tiện chuyển tải ý<br />
thức, tư tưởng, tình cảm đối với tổ tiên.<br />
Từ sự phân tích trên, tác giả đồng ý với<br />
quan điểm của Trần Đăng Sinh về tín ngưỡng<br />
thờ cúng tổ tiên như sau: Tín ngưỡng thờ cúng<br />
tổ tiên là một bộ phận của ý thức xã hội, là<br />
một loại hình tín ngưỡng dân gian được hình<br />
thành từ thời nguyên thủy với niềm tin thiêng<br />
liêng rằng, tổ tiên đã chết sẽ che chở, phù giúp<br />
con cháu, được thể hiện thông qua lễ nghi thờ<br />
phụng. Nó là sự phản ánh hoang đường quyền<br />
hành của người đứng đầu thị tộc phụ hệ, gia<br />
đình phụ quyền được duy trì và phát triển<br />
trong xã hội có giai cấp sau này, là sự biết ơn,<br />
tưởng nhớ và tôn thờ những người có công<br />
sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như<br />
kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, tổ sư, tổ nghề, Thành<br />
hoàng làng, tổ nước.<br />
2.2. P ươ g p áp g i cứu<br />
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử<br />
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:<br />
phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh<br />
và đối chiếu, lịch sử và lôgic trên cơ sở những<br />
quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận<br />
<br />
103<br />
<br />
mácxít như: quan điểm khách quan, toàn diện,<br />
phát triển, lịch sử cụ thể, quan điểm thống<br />
nhất giữa lý luận và thực tiễn,…<br />
3. Kết quả nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng<br />
tổ tiên của người Việt ở Nam bộ, tác giả có thể<br />
rút ra một số đặc trưng tiêu biểu như sau:<br />
ứ<br />
ất, tí<br />
gưỡ g t ờ cú g tổ ti<br />
của gười Việt ở Nam bộ ma g tí<br />
đơ<br />
giả , p ổ biế , gầ gũi với đời t ườ g<br />
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng phổ<br />
biến mang đậm nét dân gian cơ bản và bền<br />
vững của người Việt ở Nam bộ, nó chiếm vị<br />
trí quan trọng nhất trong đời sống tinh thần<br />
của mỗi người dân. Và đây cũng là một tín<br />
ngưỡng bản địa, có truyền thống sâu xa,<br />
thiêng liêng và tôn kính được duy trì từ thế hệ<br />
này sang thế hệ khác. Bắt nguồn từ ý thức<br />
trách nhiệm và tình cảm sâu nặng với mảnh<br />
đất và con người như vậy, tín ngưỡng thờ<br />
cúng tổ tiên của người Việt ở Nam bộ tồn tại<br />
một cách cụ thể, gần gũi trong đời sống thực<br />
tiễn trong các mối quan hệ tình cảm của con<br />
người chúng ta.<br />
Như ở miền Bắc và miền Trung, việc đặt<br />
bàn thờ phải đặt trang trọng ở gian giữa trong<br />
nhà thờ riêng của nhà người trưởng tộc hoặc<br />
người trai trưởng, gọi là từ đường. Trên bàn<br />
thờ thì trang trí, bày trí cầu kỳ nhiều thứ, như<br />
bài vị, bình bông, hình ảnh, tượng, hoa quả...<br />
Khi tổ chức đám giỗ thì chỉ có một ngày chính<br />
thức, mọi người tụ họp đông đủ vái lạy, ăn<br />
uống và ít khi uống rượu.<br />
Ngược lại, ở miền Nam, bàn thờ được đặt<br />
ở gian giữa của nhà ở, sinh hoạt bình thường.<br />
Người thừa kế hương hỏa và cúng giỗ là<br />
người con trai út trong gia đình, hoặc có khi<br />
còn sống, ông bà, cha mẹ thương người nào<br />
nhiều thì khi mất, người đó cúng giỗ. Tín<br />
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở<br />
Nam bộ mang tính dung dị, đời thường và gắn<br />
với cuộc sống của từng gia đình, xóm ấp.<br />
Hình thức thờ cúng cũng phong phú, nhưng<br />
giản dị phù hợp theo từng gia cảnh, nội dung<br />
chủ yếu của nó là đề cao lòng thành tâm và<br />
biết ơn với những người đi trước, tạo dựng<br />
cuộc sống cho thế hệ sau,...<br />
<br />
104<br />
<br />
GIÁO DỤC – XÃ HỘI<br />
<br />
Ở Bắc bộ, khi có dịp giỗ tết, con cháu<br />
phải có mặt đông đủ, không thể bỏ giỗ, nếu<br />
không sẽ bị dòng họ chê trách. Còn ở Nam bộ,<br />
những người thân ở xa hoặc gần mà có việc,<br />
không tham gia cúng giỗ được thì cũng không<br />
ai nhắc nhở gì cả. Riêng những người họ<br />
hàng, con chú, con bác, dì... thì người cúng<br />
giỗ phải mời họ mới đến vui chơi khi có giỗ.<br />
Ngoài ra, người Việt ở Nam bộ còn có tục<br />
cúng giỗ trong Chùa. Người được cho là chết<br />
oan hoặc chết không bình thường khác thì bàn<br />
thờ được gởi vào Chùa và tất cả các lần cúng<br />
tuần hay cúng giỗ đều cúng trong Chùa.<br />
ứ ai, tí<br />
gưỡ g t ờ cú g tổ ti<br />
của gười Việt ở Nam bộ ma g đậm yếu tố<br />
tâm li<br />
ơ ý g ĩa triết lý<br />
Đối với người Việt ở Nam bộ, chết chưa<br />
phải là hết, thể xác tiêu tan nhưng linh hồn bất<br />
diệt. Tục ta lại tin rằng dương sao âm vậy,<br />
người sống cần gì, sống làm sao thì người<br />
chết cũng như vậy. Tin như vậy nên việc cúng<br />
lễ là cần thiết và việc thờ cúng tổ tiên là<br />
không thể không có được.<br />
Ngoài ra, tục lại còn tin rằng: vong hồn<br />
người khuất thường luôn ngự trên bàn thờ để<br />
gần gũi con cháu, theo con cháu trong công<br />
việc hàng ngày và giúp đỡ con cháu trong<br />
những trường hợp cần thiết. Sự tin tưởng vào<br />
vong hồn ông bà cha mẹ ngự trên bàn thờ đã<br />
có ảnh hưởng đến hành động của người sống.<br />
Nhiều người vì sợ vong hồn cha mẹ buồn đã<br />
tránh những hành vi xấu xa, và đôi khi định<br />
làm một công việc gì cũng suy tính kỹ lưỡng<br />
xem công việc lúc sinh thời cha mẹ có chấp<br />
nhận hay không, vì người ta sợ làm cho vong<br />
hồn cha mẹ phải tủi hổ qua hành động của<br />
mình và mang tội bất hiếu.<br />
Quan niệm vong hồn gia tiên luôn luôn ở<br />
gần mình, người sống như được tiếp xúc với<br />
thế giới vô hình qua mọi việc thờ cúng lễ bái.<br />
Mỗi tuần tiết hoặc ngày kỵ, đều có thể làm lễ<br />
cáo gia tiên, hoặc mùa có của mới, gạo mới,<br />
hoặc khi có việc hiếu hỷ. Nhất nhất mỗi biến<br />
cố xảy ra trong gia đình, gia chủ đều khấn vái<br />
gia tiên, trước là trình bày sự kiện sau là để<br />
xin sự phù hộ, giúp đỡ. Chẳng hạn: Người đi<br />
buôn gặp việc buôn may bán đắt, không bao<br />
<br />
giờ quên lễ tạ ơn gia tiên, cũng như lúc bắt<br />
đầu bỏ vốn ra buôn bán, đã có sự cầu khấn<br />
cúng lễ trước. Một khi có mùa hoa quả mới,<br />
trước khi ăn, con cháu bao giờ cũng nghĩ đến<br />
việc mua thắp hương cúng vái các cụ, cũng<br />
như một năm ba vụ lúa, con cháu cũng đều<br />
sửa lễ cúng vái tổ tiên. Nếu trong vườn nhà có<br />
một cây ăn quả, những quả chín đầu tiên phải<br />
được hái thắp hương cúng ông bà, tổ tiên của<br />
mình. Đấy chỉ là những việc nhỏ được kể ra,<br />
còn những biến cố quan trọng khác của gia<br />
đình, gia trưởng đều có lễ cáo gia tiên: vợ sinh<br />
con; gả chồng cho con gái, dựng vợ cho con<br />
trai; xây dựng nhà mới;...<br />
Những biến cố trên là những biến cố vui<br />
mừng, con cháu trình bày tổ tiên để tổ tiên<br />
chia sẻ cái nỗi vui mừng với con cháu, và cũng<br />
là dịp để con cháu tạ ơn tổ tiên đã phù hộ, độ<br />
trì cho mình cầu mong được nên. Lễ vật không<br />
đáng kể, điều quan trọng là tấm lòng thành của<br />
con cháu. Còn với gia đình những biến cố<br />
buồn, con cháu trình để tổ tiên rõ mọi việc xảy<br />
ra, và đôi khi còn cầu xin tổ tiên phù hộ cho<br />
được qua khỏi mọi sự không may.<br />
Ngoài những biến cố xảy ra trong gia<br />
đình, còn nhiều trường hợp con cháu cũng<br />
làm lễ cúng gia tiên kêu cầu khấn vái: nước<br />
đang thanh bình bỗng có loạn, con cháu cũng<br />
cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình tránh khỏi<br />
mọi tai nạn trong lúc loạn lạc; một bệnh dịch<br />
phát sinh, con cháu xin với tổ tiên phù hộ<br />
tránh khỏi tai ách nguy nan.<br />
Tóm lại, tâm lý của người Việt ở Nam bộ<br />
tin tưởng ở sự phù hộ của tổ tiên và ở sự hiện<br />
diện của tổ tiên quanh mình nên bất cứ mọi<br />
việc to nhỏ gì xảy ra liên quan đến gia đình,<br />
con cháu đều cúng bái gia tiên. Như vậy, tín<br />
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở<br />
Nam bộ mang đậm yếu tố tâm linh hơn ý<br />
nghĩa triết lý.<br />
ứ ba, tí gưỡ g t ờ cú g tổ ti của<br />
gười Việt ở Nam bộ ma g tí tự guyệ ,<br />
tự p át, ít ma g tí xã ội<br />
Về lịch sử, người Việt ở Bắc và Trung bộ<br />
đã có hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ<br />
nước nên theo đó, việc thờ cúng tổ tiên cũng<br />
theo những quy cũ và nề nếp nhất định, mang<br />
<br />