intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:165

21
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu một cách hệ thống về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer để thông qua đó thấy được sự hỗn dung các giá trị văn hoá trong đời sống của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN LƯỢM TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở TỈNH TRÀ VINH Ngành: Văn hóa học Mã số: 9 22 90 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn KH: PGS.TS. NGUYỄN THỊ YÊN HÀ NỘI - 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi trong quá trình viết luận án. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Người cam đoan NGUYỄN VĂN LƯỢM
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .........................................................................................8 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................8 1.1.1. Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ các góc nhìn ...........................8 1.1.2. Các nghiên cứu về giao lưu và tiếp biến văn hóa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên .........................................................................................................19 1.1.3. Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer......................23 1.1.4. Nhận xét chung .........................................................................................26 1.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................................29 1.2.1. Giới thuyết một số khái niệm ....................................................................29 1.2.2. Vấn đề hỗn dung văn hoá và sự vận dụng vào luận án ............................36 1.3. Bối cảnh địa bàn nghiên cứu ..........................................................................39 1.3.1. Khái quát về tỉnh Trà Vinh .......................................................................39 1.3.2. Người Khmer ở Trà Vinh..........................................................................42 1.3.3. Những nét văn hóa tiêu biểu của người Khmer ở Trà Vinh .....................44 1.3.4. Tín ngưỡng, tôn giáo và thực hành nghi lễ của người Khmer ở Trà Vinh ............................................................................................................................47 1.3.5. Thế giới quan của người Khmer thông qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ............50 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................53 Chương 2 ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở TRÀ VINH ..........................................................................................56 2.1. Đối tượng thờ cúng và sự phối thờ .................................................................56 2.1.1. Đối tượng thờ cúng...................................................................................56 2.1.2. Sự phối thờ ...............................................................................................58 2.2. Bàn thờ tổ tiên và vật thờ ................................................................................63 2.2.1. Bàn thờ .....................................................................................................63 2.2.2. Vật thờ ......................................................................................................70 2.3. Người chịu trách nhiệm thờ cúng và thực hành nghi lễ .................................74 2.3.1. Người chịu trách nhiệm thờ cúng .............................................................74 2.3.2. Người thực hành nghi lễ cúng tổ tiên .......................................................77
  4. 2.4. Nghi lễ tang ma – dấu mốc chuyển đổi linh hồn người chết về với Phật và tổ tiên .........................................................................................................................78 2.4.1. Tang ma - một thực hành nghi lễ đời người quan trọng của người Khmer ............................................................................................................................78 2.4.2. Những thủ tục và lễ thức cơ bản trong tang ma .......................................81 2.5. Thực hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên .................................................................88 2.5.1. Thực hành nghi lễ thờ cúng hằng ngày ....................................................88 2.5.2. Lễ Chôl Chnăm Thmây (lễ vào năm mới hay lễ chịu tuổi) ......................90 2.5.3. Lễ cúng tổ tiên thường niên (Sel Đôlta) ...................................................92 2.5.4. Lễ cầu siêu và đại cầu siêu .......................................................................97 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................100 Chương 3 BIẾN ĐỔI TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở TRÀ VINH HIỆN NAY ....................................................101 3.1. Biến đổi về hình thức và nội dung ................................................................101 3.2. Sự tác động của thay đổi kinh tế đối với việc thờ cúng tổ tiên ....................105 3.3. Sự biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên do tác động của hôn nhân đa tộc người ....................................................................................................................112 3.4. Biến đổi qua giao lưu văn hóa với các tộc người cộng cư ...........................115 3.5. Biến đổi trong nhận thức của thế hệ trẻ về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên................120 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................124 Chương 4 TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở TRÀ VINH: MỐI LIÊN HỆ VỚI PHẬT GIÁO NAM TÔNG, CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC TỘC NGƯỜI CỘNG CƯ .....................................................................126 4.1. Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến nhân sinh quan của người Khmer ..126 4.2. Mối quan hệ tương hỗ giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian trong thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer .....................................................133 4.3. Thờ cúng tổ tiên trong mối liên hệ với cộng đồng .......................................141 4.4. Thờ cúng tổ tiên với vấn đề cộng cư và nhu cầu thể hiện văn hóa tộc người .............................................................................................................................146 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................148 KẾT LUẬN ............................................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................155
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính tất yếu của xã hội đã tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam với 54 tộc người anh em, mỗi tộc người có một niềm tin về linh hồn của ông bà tổ tiên cũng như việc ứng xử với họ. Từ đó, có những hình thức thể hiện niềm tin hay sự hiếu thảo khác nhau: Người Kinh thờ cúng tổ tiên thể hiện qua việc chăm sóc mồ mả, cúng giỗ, chăm sóc hương khói hằng ngày; người Ba Na, Ê Đê thể hiện qua việc chăm sóc mồ mả từ lúc qua đời cho đến khi làm lễ bỏ mả; người Khmer thể hiện qua việc chăm sóc tro cốt ông bà, làm những việc thiện để tạo phước, đọc kinh cầu siêu và cúng Đôlta,.... Những giá trị văn hoá tốt đẹp đó đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hoá Việt. Tỉnh Trà Vinh nơi có số lượng đồng bào Khmer sinh sống đúng thứ 2 ở vùng đất Nam bộ. Đây cũng là địa bàn cư trú khá cổ xưa của người Khmer khi họ di cư đến đồng bằng sông Cửu Long. Văn hoá dân gian của người Khmer ở đây rất phong phú và đa dạng, nổi bật là thờ cúng tổ tiên, cúng thần, các lễ hội gắn liền với Phật giáo Nam tông. Bên cạnh đó, những truyền thuyết, thần thoại lí giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội đã tạo nên diện mạo văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Trà Vinh nói riêng và Nam bộ nói chung. Tuy nhiên, dưới tác động của sự phát triển kinh tế xã hội văn hoá của người Khmer ở Trà Vinh đã và đang thể hiện sự giao lưu tiếp biến mạnh mẽ với các tộc người cộng cư. Trong quá trình hình thành tộc người tại vùng đất Trà Vinh, người Khmer chọn những vùng đất giồng cao ráo để định cư, xây dựng chùa để làm nơi sinh hoạt tôn giáo và cố kết cộng đồng. Phật giáo Nam tông là tôn giáo mà người Khmer tại Trà Vinh tôn kính. Ngôi chùa là nơi ngự trị của Đức Phật là nơi cả cộng đồng tin tưởng và ra sức xây dựng, bảo vệ. Người Khmer tin rằng tất cả mọi hoạt động trong cuộc đời con người đều được đức Phật (Phật Thích Ca Mâu Ni) ghi nhận, họ tin tưởng vào kinh Phật, những lời dạy của đức Phật luôn là chân lý trong ứng xử của con người. Trong cuộc sống sản xuất, người Khmer rất tin tưởng vào các vị thần thánh được lý giải thông qua các truyền thuyết 1
  6. Phật giáo. Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Phật giáo Nam tông giữ vai trò rất quan trọng: tạo ra thế giới cho linh hồn tổ tiên, kinh Phật là con thuyền đưa linh hồn đến bến bờ giải thoát, ngôi chùa là nơi để linh hồn nương tựa, góp phần giải thích nguồn gốc tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer. Tuy nhiên, tôn giáo này cũng không khắt khe nguyên tắc mà gắn bó với tâm tư nguyện vọng của Phật tử, dung hợp những quan niệm tiến bộ trong đời sống thường nhật góp phần xây dựng chủ trương “tốt đời đẹp đạo”. Thông qua ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh vừa mang âm hưởng của một tín ngưỡng dân gian vừa mang màu sắc của một lễ hội tôn giáo, vừa ở không gian gia đình gia tộc, vừa thuộc không gian cộng đồng dân tộc. Từ những đặc trưng trên, người Khmer ở Trà Vinh đã sống và ứng xử theo những nguyên tắc của Phật giáo. Lấy lời dạy của Phật làm kim chỉ nam trong sinh hoạt thường nhật. Nhân cách và đạo đức của con người được đánh giá qua lăng kính tư tưởng của Phật giáo Nam tông. Theo chúng tôi nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer là một việc làm cần thiết, để làm rõ những đặc điểm riêng của nó trong hệ thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Bên cạnh đó, thông qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có thể thấy được sự giao lưu tiếp biến của Phật giáo Nam Tông với các giá trị văn hóa trong đời sống của người Khmer tại địa phương. Từ những tièn đề trên, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu rằng: “Sự hỗn dung trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh được biểu hiện như thế nào?”. Với những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh” để làm đề tài luận án tiến sĩ văn hóa học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu một cách hệ thống về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer để thông qua đó thấy được sự hỗn dung các giá trị văn hoá trong đời sống của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh. Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục đích trên, các nhiệm vụ cơ bản của luận án được đặt ra như sau: 2
  7. + Tìm hiểu bối cảnh văn hóa xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người Khmer tại địa bàn nghiên cứu; + Khảo sát những biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer từ quan niệm thờ cúng đến thực hành nghi lễ; + Xem xét biểu hiện của các hoạt động thường nhật cũng như những nguyên tắc ứng xử của người Khmer trong mối liên hệ với tín ngưỡng dân gian và Phật giáo Nam tông. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án chọn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh làm đối tượng nghiên cứu, gồm những khía cạnh: Quan niệm thờ cúng, đối tượng thờ, biểu tượng thờ, điện thờ, thực hành nghi lễ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề giao lưu tiếp biến văn hoá trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người của người Khmer ở Trà Vinh ở hai phương diện: Một là vấn đề biểu hiện của Phật giáo Nam tông trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer vì kết quả nghiên cứu vấn đề này giúp luận án lí giải được vai trò của Phật giáo Nam tông trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thông qua đó thấy được gắn bó của Phật giáo Nam tông với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer Hai là vấn đề ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa dân gian và văn hóa của các tộc người cộng cư đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer, thông qua đó thấy được biểu hiện của sự hỗn dung văn hoá trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer. Phạm vi không gian: Luận án chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh Trà Vinh. Trà Vinh là địa bàn đã có người Khmer sinh sống khá sớm với mật độ dân cư tập trung động. Người Khmer ở đây được đánh giá là còn lưu giữ nhiều nhất những giá trị văn hóa tiêu biểu của cộng đồng người Khmer Nam bộ. Vùng đất Trà Vinh với nhịp phát triển khá ổn định. Trong những thập niên gần đây, 3
  8. Trà Vinh đã đẩy mạnh việc công nghiệp hóa hiện đại hóa để kịp đà phát triển của đất nước nên văn hóa các cộng đồng dân cư có những biến động nhất định mà tiêu biểu là người Khmer. Bên cạnh đó, trong quá trình du nhập, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh chịu ảnh hưởng của Bàlamôn giáo, Phật giáo nhưng hiện tại Phật giáo Nam tông là tôn giáo chính có ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống của họ còn Bàlamôn giáo chỉ tồn tại với tư cách là một tàn tích văn hóa trong lịch sử phát triển của người Khmer. Với những điều kiện trên, chúng tôi xem Trà Vinh như là địa bàn nghiên cứu tiêu biểu cho vấn đề nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở đánh giá địa bàn nghiên cứu, chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu tại ba địa bàn tiêu biểu của tỉnh Trà Vinh là: Thành phố Trà Vinh, huyện Châu Thành và huyện Trà Cú bởi những lý do sau: Thứ nhất: Thành phố Trà Vinh là trung tâm kinh tế xã hội của tỉnh, nơi có nhịp độ phát triển kinh tế, văn hóa sôi động nhất và là nơi diễn ra cuộc sống cộng cư của các tộc người rõ nét nhất. Vấn đề tiếp biến và giao lưu văn hóa diễn ra khá mạnh mẽ và đa dạng. Thứ hai: Huyện Châu Thành là địa bàn tiếp giáp giữa trung tâm Thành phố Trà Vinh với địa bàn nghiên cứu thứ ba, là huyện có đông tộc người Khmer đứng thứ 2 toàn tỉnh. Vì vị trí tiếp giáp như vậy nên chúng tôi xem đây là địa bàn phản ánh quá trình giao lưu tiếp biến của vấn đề nghiên cứu. Thứ ba: Huyện Trà Cú là nơi có đông tộc người Khmer nhất của tỉnh. Các hoạt động kinh tế, văn hóa của tộc người Khmer còn lưu giữ nhiều yếu tố nguyên sơ. Chúng tôi xem đây là địa bàn quan trọng để đánh giá các giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer ở Trà Vinh. Phạm vi thời gian: Trong phạm vi một luận án, chúng tôi khảo sát tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer trong thời điểm thực tại và theo các vấn đề nghiên cứu cụ thể như: Quan niệm về tín ngưỡng, nghi thức thực hành tín ngưỡng, không gian và thời gian thực hành các nghi lễ, biểu tượng thờ, điện thờ,… Qua đó chỉ ra nét đặc trưng mang bản sắc tộc người trong mối tương quan với Phật giáo Nam tông và các tộc người khác trong cuộc sống đương đại. 4
  9. Từ đó, chúng tôi tìm ra những biểu hiện của vấn đề hỗn dung trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer trên địa bàn nghiên cứu. Thời gian khảo sát: Tư liệu của luận án được khảo sát qua các năm 2017, 2018 và năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận án, chúng tôi tiếp cận phương pháp nghiên cứu chuyên ngành văn hóa dân gian và phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu Khoa học xã hội. Nghiên cứu định tính là phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng trong luận án này, gồm các phương pháp cụ thể sau: 4.1. Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu văn hóa dân gian. Với phương pháp này chúng tôi đặt mình vào vị thế của của người trong cuộc để cùng tham dự và quan sát các biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong các dịp Sel Đôlta năm (2017, 2018, 2019) tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi còn lưu ý đến đặc điểm nhóm tuổi và hoàn cảnh của người cung cấp thông tin. Trên cơ sở đó, chúng tôi xử lý và sắp xếp thông tin theo các tầng lớp ý nghĩa từ người cung cấp thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Với phương pháp này, chúng tôi thực hiện thao tác tại các địa bàn như sau: + Quan sát tham dự, mô tả: cùng tham dự, quay phim, chụp ảnh cách thức thực hành các nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong các lễ Đôlta năm 2017, 2018, 2019 từ gia đình đến cộng đồng, các dịp lễ hiếu hỉ tại gia, tang lễ qua đó quan sát và mô tả cách tỉ mỉ, chi tiết tất cả các hành vi, hành động thực hành các nghi lễ của chủ thể văn hóa. + Phỏng vấn sâu, hồi cố: chúng tôi tập trung vào các nhóm đối tượng chính như: Nhóm các vị sư sãi trong các ngôi chùa để thu thập các thông tin về các nghi lễ cũng như quan niệm của tôn giáo. Nhóm các vị Achar (người hướng dẫn thực hành nghi lễ) để tìm hiểu các giá trị văn hóa dân gian trong đời sống văn hóa của người Khmer. Nhóm các hộ gia đình từ ba đến bốn thế hệ, các hộ gia đình từ một đến hai thế hệ để xem xét những nhận định đánh giá của chủ 5
  10. thể văn hóa về đối tượng nghiên cứu. Nhóm các cán bộ quản lý cấp huyện, xã để thu thập các thông tin các chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội và tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn nghiên cứu. Với thao tác nghiên cứu này chúng tôi có điều kiện đi sâu tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer trong mỗi tương quan với yếu tố tôn giáo, kinh tế xã hội và các giá trị văn hóa dân gian từ đó làm cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp và diễn giải các vấn đề đặt ra cho nhiệm vụ của luận án. 4.2. Phương pháp xử lí văn bản, thông tin: Sau quá trình thu thập tài liệu, chúng tôi sẽ đọc và xử lí các văn bản và tài liệu liên quan; xử lí các thông tin sau quá trình khảo sát thực tế, qua ghi chép các bài phỏng vấn, mô tả, hồi cố, tài liệu phim ảnh lần 1 (2017) và lần 2 (2018) tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó phân tích, đánh giá ở lần khảo sát thứ 3 (2019) để rút ra các luận điểm trọng tâm của luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành: được coi là phương pháp kết hợp nghiên cứu của nhiều ngành liên quan như: dân tộc học, xã hội học, văn hóa dân gian, tôn giáo học... chúng tôi sử dụng để lý giải một cách hệ thống về văn hóa dân gian, nghệ thuật, tín ngưỡng… trong hệ thống các nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Khmer. Ngoài ra chúng tôi còn sự dụng các phương pháp khác để cụ thể hóa các chương như sau: - Phương pháp tổng hợp: để hệ thống hoá tình hình nghiên cứu có liên quan đến nội dung luận án (chương 1) - Phương pháp lịch sử: để tìm hiểu sự hình thành và đặc trưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Nam bộ nói chung, ở Trà Vinh nói riêng (chương 1). - Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, đánh giá, phương pháp so sánh, phương pháp luận giải, điền dã dân tộc học… sẽ được sử dụng khi nghiên cứu (chương 2,3) -Phương pháp phân tích, đánh giá, bình luận, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn giải (Chương 4) 6
  11. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh. Luận án vận dụng quan điểm về giao lưu tiếp biến văn hoá để xem xét tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer nhằm chỉ ra đặc điểm hỗn dung văn hoá trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của họ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án cung cấp thêm một hệ thống dữ liệu cho việc nghiên cứu về tôn giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tộc người tại một địa bàn cụ thể. Bên cạnh đó, luận án mở ra một hướng tiếp cận cho những quan tâm về vấn đề giao lưu tiếp biến trong nghiên cứu văn hóa tộc người. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần phân tích những yếu tố truyền thống và đương đại trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer thông qua đó nhận định những biểu hiện của vấn đề hỗn dung tôn giáo với các yếu tố văn hóa tộc người. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo để các nhà quản lý văn hóa, hoạch định những chính sách và giải pháp cụ thể trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tộc người Khmer tại địa phương. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương. Chương 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí luận và địa bàn nghiên cứu Chương 2. Đặc trưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh Chương 3. Biến đổi trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh hiện nay Chương 4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Trà Vinh: Mối liên hệ với Phật giáo Nam tông, cộng đồng và các tộc người cộng cư 7
  12. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ các góc nhìn 1.1.1.1. Các công trình về đặc trưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Việc khảo cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đã sớm được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các tài liệu về vấn đề này thường tập trung giới thiệu về quan niệm, hình thức thực hành nghi lễ, các kiêng kỵ và những bài văn khấn tổ tiên. Thành công của các tác giả đã tạo nên một bức tranh đa màu sắc về văn hóa Việt Nam ở khía cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Một số công trình đề cập đến tục thờ cúng tổ tiên như sau: Từ góc độ phong tục, trong cuốn Phong tục Việt Nam [3] tác giả Toan Ánh đã trình bày về các quan niệm, ý nghĩa, nghi thức, mẫu văn khấn theo phong tục cổ truyền trong việc thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị thần tại gia và các nghi lễ thờ cúng trong những ngày giỗ (kỵ), tết. Theo xu hướng đó, trong cuốn Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam [4] tác giả đã khảo tả khá chi tiết về các nghi thức thờ cúng tổ tiên, quan niệm thờ cúng kể cả các ngày giỗ ông bà và các bước thực hiện, đặc biệt là vấn đề giỗ chạp. Qua đó, cho thấy tầm quan trọng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống và văn hóa tộc người. Từ góc độ lịch sử, có công trình Thờ cúng tổ tiên người Việt [40] của tác giả Võ Phương Lan. Trong công trình này, ngoài những kết quả khảo cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và gia đình Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và Trung Quốc, nghi lễ tang ma, phong kiến Nho giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - ảnh hưởng xưa và nay, tác giả còn khảo cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên qua các giai đoạn lịch sử từ thời Bắc thuộc cho đến kết thúc triều Nguyễn. Có thể xem đây là một nguồn tư liệu tham khảo cần thiết cho luận án khi chúng tôi xem xét tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo chiều dài lịch sử. 8
  13. Từ góc độ tâm linh, có công trình Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia thần [75] của nhóm tác giả Huỳnh Ngọc Trảng – Nguyễn Đại Phúc. Với công trình này, nhóm tác giả đã khảo cứu tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt thông qua các yếu tố vong hồn, vấn đề âm linh, âm hồn và thế giới bên kia qua đó đưa ra nhận định “Ngoài khía cạnh văn hóa mang ý nghĩa đạo lý, đây còn là một dạng thức tín ngưỡng liên quan đến tín ngưỡng thờ hồn người chết”[75, tr. 11]. Nhận định của nhóm tác giả đã tạo tiền đề cho việc tiếp cận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo hướng “tín ngưỡng thờ hồn người chết”. Từ góc độ nghi lễ vòng đời người, tác giả Bùi Xuân Mỹ với công trình Tục thờ cúng của người Việt [50] đã hệ thống hóa các nghi lễ liên quan đến đời người, thờ cúng các gia thần và các ngày lễ tết trong năm. Công trình đã khái quát tục thờ cúng tổ tiên theo vòng đời mỗi con người. Cùng hướng nghiên cứu đó, tác giả Vũ Mai Thùy đã tách tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thành hai yếu tố tang lễ và các nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong công trình Phong tục tập quán người Việt [72]. Theo tác giả vấn đề bàn thờ gia tiên và các đối tượng được thờ cúng theo các thứ bậc là yếu tố quan trọng để giáo dục vấn đề tôn ti trong gia đình dòng tộc. Đặt trong mối quan hệ với dòng tộc, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng đã được tác giả Phan Hồng Ngọc phân tích trong luận văn cao học, Lễ giỗ họ của dòng họ Phan Văn, xã Quỳnh Bá – huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An [53]. Thông qua công trình, tác giả minh chứng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ giới hạn ở phạm vi gia đình mà còn rất quan trọng ở cấp độ dòng họ với việc tái tạo truyền thống, vai trò giáo dục, giữ gìn và phát huy lễ giỗ. Trong mối tương quan với các tục thờ khác, thờ cúng tổ tiên cũng được đề cập trong các công trình giới thiệu chung về các hình thức thờ cúng khác trong văn hóa Việt Nam: Trong cuốn Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam do Ngô Đức Thịnh chủ biên [64], nội dung về thờ cúng tổ tiên được tác giả Phạm Quỳnh Phương phân tích một cách hệ thống từ nguồn gốc và bản chất đến nghi thức thờ cúng tổ tiên. Thông qua các số liệu điều tra thực tế, tác giả còn đưa ra một số nhận xét về vấn đề tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống hiện đại như: 9
  14. sự phục hồi tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên một cách mạnh mẽ trên toàn quốc, mức độ phục hồi không được đồng đều ở các vùng, vấn đề phổ cập tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt và xu hướng phục hồi theo hướng phô trương. Tác giả quan tâm đến vấn đề “Làm thế nào để phục hồi tín ngưỡng nhưng vẫn giữ được trong nó giá trị nhân văn quý giá buổi ban đầu, và thích nghi, phù hợp với cuộc sống hiện đại, đó là điều rất đáng quan tâm” [64, tr. 57]. Trong công trình, Nghi lễ thờ cúng tổ tiên đền, chùa, miếu truyền thống và hiện đại [63] tác giả Trương Thìn đã đóng góp rất lớn về số lượng các bài văn khấn tổ tiên trong các dịp cúng bái, đặc biệt là các bước tiến hành nghi lễ và khoảng thời gian thực hiện. Cùng xu hướng nghiên cứu giới thiệu chuỗi các nghi lễ truyền thống, tác giả Hồ Đức Thọ đã dành dung lượng 219 trang sách trong công trình, Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt tại nhà và chùa, đình, miếu, phủ, danh sơn cổ tích [70] để giới thiệu các nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt từ nghi lễ thờ cúng tổ tiên ông bà ở gia đình đến nghi lễ lên chùa khấn vái, cúng đình, miếu, phủ và danh sơn cổ tích. Ở góc độ thực hành, Trong cuốn Thờ cúng tổ tiên (và tang lễ, ma chay, giỗ chạp) như thế nào [27], tác giả Mai Thanh Hải đã phân tích về nguồn gốc, quan niệm, kiêng kỵ, việc lập bàn thờ, việc chăm sóc mộ phần của ông bà tổ tiên. Tác giả đặc biệt quan tâm đến các nghi thức và nghi lễ trong thờ cúng tổ tiên đồng thời nhận xét “Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam được nhiều cộng đồng dân cư truyền qua từ đời này sang đời khác, đã trở nên một nếp sống thanh lành, một truyền thống tốt đẹp, một sắc thái văn hóa quí báu của dân tộc”[27, tr. 17] và “Người Việt Nam ta ngày nay vẫn chăm bẵm gìn giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên với tấm lòng thành kính biết ơn đối với cha mẹ, ông bà, cụ kỵ đã khuất.”[27, tr. 18]. Cùng ý tưởng nghiên cứu đó, nhóm tác giả Diệu Thanh – Trọng Đức có quyển Phong tục và những điều kiêng kỵ [60]. Trong công trình này, nhóm tác giả đã miêu tả rất chi tiết vấn đề nghi lễ và thực hành nghi lễ bằng các chuyên mục: cúng lễ, nghi thức cáo gia tiên, cúng giỗ, gửi giỗ, thờ vọng, ngày tiên thường, ngày giỗ chính, hóa vàng và chăm sóc mộ phần trong thờ cúng tổ tiên. Để cụ thể hơn vấn đề, tác giả còn giới thiệu một số bài văn khấn trong các lễ cúng bái. 10
  15. Bằng phương pháp hệ thống hóa vấn đề nghiên cứu dưới dạng hỏi đáp, tác giả Minh Nghiêm đã đóng góp vào việc giới thiệu nghi lễ thờ cúng tổ tiên qua quyển, 101 câu hỏi về lễ nghi thờ cúng tổ tiên [52]. Tác giả không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu mà còn giải thích các vấn đề có liên quan đến các nghi lễ thờ cúng tổ tiên chủ yếu trong các ngày lễ tết, ma chay, cưới hỏi và ý nghĩa của một số bài văn khấn tổ tiên. Thông qua những công trình này giúp chúng tôi hình dung được vai trò quan trọng của các bài văn khấn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Từ đó làm cơ sở để chúng tôi chú ý quan tâm đến vấn đề cầu khấn, kinh kệ trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Khmer. Bên cạnh đó, còn có các các công trình giới thiệu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Kinh theo hướng khái quát những điểm chung nhất về nghi lễ thờ cúng tổ tiên như sau: Có thể xem công trình Gia lễ xưa và nay của tác Phạm Côn Sơn [58] là một tài liệu quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên tại gia. Tác giả đã nghiên cứu rất hệ thống về những tập tục của người Việt trong hôn nhân, tang lễ, thờ phụng tổ tiên trong lịch sử. Bằng việc so sánh với chiều hướng gia lễ ngày nay, tác giả công trình cũng đã đúc kết lại khá chi tiết các bước thực hiện nghi lễ trong thờ cúng tổ tiên. Tác giả Hà Hoài Dung với quyển Tìm hiểu nghi lễ cưới hỏi, thờ cúng trong dân gian [16]. Công trình cung cấp những kiến thức về nghi lễ thờ cúng của dân tộc, đồng thời giới thiệu các bài văn khấn dùng trong các ngày lễ quan trọng. Tác giả khái quát công trình nghiên cứu qua các nội dung chính như: nghi lễ thờ cúng trong cung đình xưa, nghi lễ thờ cúng trong sản xuất, nghi lễ thờ cúng trong sinh hoạt, một số bài văn khấn phổ biến nhằm hướng dẫn các nghi lễ trong đời sống thường nhật. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu đi trước đã tiếp cận tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở nhiều góc độ khác nhau. Sự đa dạng và phong phú đó đã cho thấy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một vấn đề đáng được quan tâm. Qua đây cũng tạo ra cơ sở tiền đề cho chúng tôi có những nhận định bao quát về vấn đề thờ cúng tổ. Những thành quả nghiên cứu đã được tinh lọc từ nhiều nguồn tài liệu là nền tảng rất quan trọng cho chúng tôi khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ 11
  16. cúng tổ tiên của người Khmer. Từ kết quả của các công trình trên đặt ra cho chúng tôi vấn đề nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại và sự tác động của xã hội đương đại đến nó, việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong một hệ thống các yếu tố văn hoá, vai trò của các nghi thức thực hành nghi lễ trong thờ cúng tổ tiên. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt trong bối cảnh đương đại Việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại rất được quan tâm trong những thập niên gần đây và được xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Có rất nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này trong cuốn Kỷ yếu Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại (nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam) [84]. Dưới đây xin lược thuật một số bài tiêu biểu: Bằng phương pháp vận dụng lý thuyết để lý giải biểu hiện xã hội, Jo Caust đã dùng quy tắc đạo đức của MacIntyre để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu của mình trong bài viết “Liệu có thể làm mới cái cũ, hiện tại và tìm ra một khuôn khổ đạo đức cho tương lai: vị trí của việc thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam” [84, tr. 223-237]. Thông qua bài viết này, tác giả làm rõ nhiều khía cạnh của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại từ nhu cầu nội sinh của cá nhân thực hiện hành vi đến các nhu cầu ngoại sinh, việc giáo dục truyền thống đạo đức và vấn đề nhận thức của giới trẻ trong tương lai, từ những biến đổi tất yếu cho đến những tác động không mong muốn của xã hội. Hơn nữa, tác giả đã nhìn nhận rằng xu hướng coi trọng truyền thống của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ảnh hưởng đến phong tục đương đại. Như vậy, thông qua công trình này tác giả đã đặt vấn đề nghiên cứu trong hai mặt của xã hội. Một là, sự tác động của các vấn đề xã hội đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Hai là, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng có những tác động ngược lại với các vấn đề của xã hội thông qua nhu cầu nội sinh. Tác giả Lương Văn Hy quan tâm đến các vấn đề kinh tế xã hội trong việc cúng giỗ ông bà, tổ tiên. Trong bài viết “Giỗ tổ tiên và động thái kinh tế xã hội: Phân tích so sánh hai cộng đồng nông thôn Bắc bộ và Nam bộ” [84, tr. 344- 12
  17. 352]. Tác giả đã dùng phương pháp so sánh và phỏng vấn thực hành giỗ tổ tiên tại hai địa bàn Hoài Thị (Bắc Bộ) và Khánh Hậu (Nam Bộ) để phân tích các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến giỗ tổ tiên như: Chia tài sản cho người chịu trách nhiệm tổ chức cúng giỗ, việc tổ chức qui mô cúng giỗ phụ thuộc vào yếu tố kinh tế - các mối quan hệ xã hội, việc tăng cường củng cố các mối quan hệ xã hội giữa các gia đình trong ngày giỗ. Đáng chú ý là việc anh em chia giỗ và nguyên nhân dẫn đến vấn đề này. Theo tác giả việc nghiên cứu văn hóa không thể tách ra khỏi các động thái kinh tế xã hội. Vấn đề biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã đương đại cũng được nhiều tác giả quan tâm qua những bài viết sau: Bằng phương pháp phân tích các giá trị truyền thống trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt kết hợp với điền dã phỏng vấn các hộ gia đình ở Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc đã minh chứng những biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong bài viết “Biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội Việt Nam đương đại” [84, tr. 488-496]. Qua bài viết cho thấy sự chuyển hóa vai trò của người thờ cúng từ nam giới sang nữ giới ngày càng phổ biến, vai trò của người phụ nữ trong công việc tâm linh ngày càng được đề cao. Sự tác động của các yếu tố trong xã hội đương đại đã dẫn đến những biến đổi về hình thức và nội dung thờ cúng từ nhận thức đến thời gian và thức thực hành nghi lễ. Đây có thể xem là một cách nhìn nhận mới trong nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Cùng xu hướng nghiên cứu biến đổi, trong bài viết “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên – truyền thống và biến đổi (Qua khảo sát một số xã ngoại thành Hà Nội)” [84, tr. 498-506]. Tác giả Trần Đức Ngôn đã dùng phương pháp nghiên cứu định lượng với 1500 phiếu phỏng vấn để tổng hợp nghiên cứu. Thông qua bài viết cho thấy: Đời sống kinh tế của các hộ dân ngoại thành Hà Nội đã được cải thiện tốt hơn, đồng thời nhu cầu đời sống tâm linh của họ cũng tăng lên và được biểu hiện qua việc trang hoàng bàn thờ tổ tiên, nâng cao giá trị lễ vật, qui mô tổ chức ngày giỗ lớn hơn. Tuy nhiên không gian thờ cúng đã bị thay đổi hoàn toàn so với không gian truyền thống, thời gian tổ chức cúng giỗ cũng bị 13
  18. thay đổi do vấn đề việc làm và kinh tế. Sự thay đổi này đã làm giảm đi vai trò giáo dục truyền thống gia đình đến thế hệ con cháu, đồng thời có nguy cơ thế hệ trẻ ngày càng xa rời ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền thống. Qua bài viết “Việc họ: tín ngưỡng thờ tổ tộc, tổ chức xã hội và biến đổi văn hóa” [84, tr. 42-54], tác giả Phan Phương Anh đã chỉ ra những biến đổi văn hóa – xã hội của làng xã đương đại. Ở cấp độ làng, thiết chế dòng tộc đã có nhiều hình thái và hoạt động mới nhằm thể hiện tầm quan trọng của tín ngưỡng thờ tổ tộc, xu hướng khoa trương danh thế bằng cách nâng cao giá trị vật chất trong việc thờ cúng, sưu tầm và bổ sung những giá trị cao quí cho gia phả, xu hướng ganh đua về mặt thanh thế của các cộng đồng nhỏ theo dòng họ trong cùng làng hay các cá nhân trong cùng một họ. Giáo dục truyền thống văn hóa trong xã hội đương đại thông qua tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng được nhiều tác giả quan tâm phân tích qua một số bài viết sau: Tác giả Nguyễn Văn Cương đã đề cập đến vấn đề giáo dục thờ cúng tổ tiên trong bài viết “Việc thờ cúng tổ tiên và vấn đề giáo dục gia đình” [84, tr. 105-112]. Qua những phân tích về hành vi thực hành thờ cúng tổ tiên, tác giả đã đi vào phân tích vai trò giáo dục cụ thể như: giáo dục chữ nhân, chữ hiếu, chữ lễ, chữ tâm. Từ đó khẳng định vai trò quan trọng của việc giáo dục truyền thống gia đình thông qua việc tổ chức thờ cúng tổ tiên. Nhóm tác giả Lê Hồng Lý – Đào Thế Đức, đã chỉ ra việc phát huy vai trò giáo dục trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt để xây dựng thành công hình tượng vua Hùng và giáo dục truyền thống thờ Vua tổ. Trong bài viết “Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đến giỗ tổ Hùng Vương – sự củng cố cộng đồng trước nhu cầu tồn tại và phát triển quốc gia” [84, tr. 1048-1060], các tác giả đã so sánh giữa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt với giỗ tổ Hùng Vương sau đó chỉ ra sự giống nhau về nội dung tổ chức và khác nhau về cấp độ tổ chức của hai hình thức thờ cúng tổ tiên. Thông qua bài viết, các tác giả chỉ ra sự thành công lớn nhất của các thế hệ đi trước là việc khéo léo vận dụng 14
  19. giá trị truyền thống về nguồn cội trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để xây dựng thành công biểu tượng chung cho dân tộc là vị Vua Tổ. Bàn về sự biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, trong luận văn cao học Bàn thờ tổ tiên của người Việt ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp huyện Bình Chánh) [22] tác giả Trần Thị Thanh Đào sau khi khái quát các đặc điểm chung và riêng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trên địa bàn nghiên cứu so với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung đã chỉ ra vấn đề của xã hội đương đại đã tác động trực tiếp đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trên địa bàn nghiên cứu. Chẳng hạn như việc thay đổi kết cấu nhà ở làm thay đổi vị trí bàn thờ tổ tiên và làm giảm giá trị giáo dục cội nguồn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vấn đề việc làm của gia chủ làm thay đổi ngày giỗ của tổ tiên, vấn đề thời gian học tập của các thế hệ con cháu đã làm giảm đi đối tượng tham gia các nghi lễ,… Nhìn chung, tác giả công trình nhận định rằng sự biến đổi của các vấn đề xã hội đã có những tác động trực tiếp đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Kết quả nghiên cứu những vấn đề đương đại của tục thờ cúng tổ tiên ở người Việt tại các địa bàn nghiên cứu cụ thể sẽ làm cơ sở để luận án xem xét đến vấn đề đương đại của thờ cúng tổ tiên ở người Khmer ở tỉnh Trà Vinh. 1.1.2.3. Các nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo quốc gia, vùng miền, tộc người Từ góc độ các quốc gia trong khu vực châu Á, nghiên cứu về ảnh hưởng của các nghi lễ thờ tổ tiên đến xã hội ở Hàn Quốc, tác giả Roger L.Janeli có bài viết “Những ảnh hưởng xã hội của các nghi lễ thờ tổ tiên ở Hàn Quốc”[84, tr.610-617]. Bài viết của tác giả chỉ ra rằng, các nghi lễ khác nhau về tổ tiên xuất phát từ những động cơ khác nhau và tạo thành những kết quả khác nhau. Có những nghi lễ vừa tăng cường lại vừa chia rẽ tính đoàn kết trong dòng họ, những nghi lễ lại biểu hiện sự nuôi dưỡng tình cảm dân tộc một cách rất mạnh mẽ và sâu sắc. Bên cạnh đó, việc được quốc tế công nhận là “di sản” cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến vấn đề nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc. Trong bài viết này, tác giả quan niệm tổ tiên không chỉ là những người có quan hệ huyết 15
  20. thống mà còn là những vị thần của dân tộc như Dangun (Dangun là vị thần trong truyền thuyết hình thành người Hàn Quốc). Đồng thời nghi lễ cho các vị vua của triều đại Joeson cũng được xem là nghi lễ tổ tiên. Nghiên cứu về tục thờ cúng tổ tiên ở Thái Lan, tác giả Trịnh Hiểu Vân có bài viết “Sự biến chuyển của xã hội, tục thờ cúng tổ tiên và công tác tái dựng bản sắc dân tộc của người Dai Lue – Qua nghiên cứu trường hợp tại một bản người Dai Lue ở miền bắc Thái Lan” [84, tr. 754-768]. Trong bài viết này, tác giả đã mô tả một cách chi tiết về tục thờ cúng tổ tiên truyền thống của người Dai Lue. Nét độc đáo nhất trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên họ là xem linh hồn của con người xuất hiện ngay từ lúc mới sinh ra và nó được quản lí bởi một thần linh của bản. Cho đến khi con người chết đi linh hồn được tổ chức cúng tế một vài lần và được khai báo với thần linh rằng linh hồn đó không còn là linh hồn của bản nên không được tồn tại trong bản. Họ quan niệm linh hồn sẽ quay trở về với vùng đất tổ nơi mà họ đã từng sinh sống trước khi đến sinh sống tại vùng đất hiện tại (vùng đất tổ theo quan niệm của người Dai Lue là vùng Xishuangbana của Trung Quốc). Thông qua bài viết này tác giả cũng nhận định rằng; tập tục thờ cúng tổ tiên cũng như việc giáo dục các thế hệ thanh niên đã góp phần bảo tồn nhận thức của người Dai Lue về nguồn gốc cộng đồng của tổ tiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của họ. Truyền thống tôn sùng và thờ cúng tổ tiên thể hiện sự tôn sùng người thủ lĩnh của thời khai sơn lập địa của tộc người. Vì vậy cho dù ngày nay đa số người Dai Lue tại địa bàn nghiên cứu đều chưa từng đến Xishuangbanna nhưng họ đều tin rằng tộc người và tổ tiên của hộ đều đến từ vùng đất Xishangbanna. Kết quả của các bài viết đã cho thấy sự đa dạng trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở mỗi quốc gia không chỉ là số lượng mà còn là đối tượng thờ cúng cũng như các nghi thức và sự ảnh hưởng của các tôn giáo. Thông qua các bài viết đi trước cho chúng tôi những tiền đề nhất định khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như: phạm vi về đối tượng được khái niệm là “tổ tiên”, những tác động của xã hội đến đối tượng nghiên cứu, những ảnh hưởng của hành vi thờ cúng tổ tiên đến các vấn đề xã hội,… 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2