intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:261

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học "Biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nay" trình bày các nội dung chính sau: Biến đổi văn hóa vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long; Biến đổi văn hóa phi vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long; Luận bàn về nguyên nhân, xu hướng và một số vấn đề về biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nay

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2015 BÙI VĂN NỞ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRÀ VINH, NĂM 2024
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH BÙI VĂN NỞ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY Ngành: Văn hóa học Mã ngành: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phan Quốc Anh 2. TS. Đinh Văn Hạnh TRÀ VINH, NĂM 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Quốc Anh và TS. Đinh Văn Hạnh. Kết quả nghiên cứu, số liệu, hình ảnh trong luận án chính xác, trung thực và có trích nguồn rõ ràng được các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cung cấp. Trà Vinh, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Bùi Văn Nở i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Trà Vinh, tập thể Phòng Đào tạo Sau đại học; Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Bên cạnh đó tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phan Quốc Anh và TS. Đinh Văn Hạnh đã hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện luận án. Tôi cũng xin cảm ơn các cơ quan, đoàn thể đã cung cấp số liệu, hỗ trợ điều tra phỏng vấn để luận án được hoàn thành một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn! ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................... viii DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 4 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 4 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 4 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 5 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................... 8 9. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN................................................................................ 8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................................... 11 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................. 11 1.1.1. Nhóm công trình liên quan đến cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu .... 11 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa và biến đổi văn hóa.................. 12 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về tỉnh Vĩnh Long................................ 19 1.1.4. Đánh giá chung về tổng quan tình hình nghiên cứu ................................. 22 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 24 1.2.1. Hệ thống khái niệm liên quan đến đề tài................................................... 24 1.2.2. Lý thuyết tiếp cận và khung lý thuyết nghiên cứu .................................... 32 1.3. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.............................................. 39 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 39 1.3.2. Đặc điểm lịch sử hình thành tỉnh Vĩnh Long ............................................ 40 1.3.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội – giáo dục ........................................................ 43 iii
  6. Tiểu kết chương 1................................................................................................ 48 CHƯƠNG 2: BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VẬT THỂ Ở NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG.................................................................................................. 49 2.1. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ............................... 49 2.1.1. Văn hóa sản xuất nông nghiệp truyền thống............................................. 49 2.1.2. Những biến đổi trong văn hóa sản xuất nông nghiệp ............................... 52 2.2. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA ẨM THỰC ............................................................. 57 2.2.1. Văn hóa ẩm thực truyền thống .................................................................. 57 2.2.2. Những biến đổi trong văn hóa ẩm thực..................................................... 60 2.3. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRANG PHỤC ...................................................... 65 2.3.1. Văn hóa trang phục truyền thống .............................................................. 65 2.3.2. Những biến đổi trong văn hóa trang phục ................................................ 67 2.4. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CƯ TRÚ - NHÀ Ở ................................................. 70 2.4.1. Văn hóa cư trú – nhà ở truyền thống......................................................... 70 2.4.2. Những biến đổi văn hóa cư trú - nhà ở ..................................................... 71 2.5. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA GIAO THÔNG ....................................................... 73 2.5.1. Văn hóa giao thông truyền thống .............................................................. 73 2.5.2. Những biến đổi văn hóa giao thông .......................................................... 77 Tiểu kết chương 2................................................................................................ 81 CHƯƠNG 3: BIẾN ĐỔI VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ...................................................................................... 83 3.1. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO ................................. 83 3.1.1. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong xã hội truyền thống......................... 83 3.1.2. Những biến đổi trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo trong xã hội hiện nay ....................................................................................................................... 90 3.2. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA TRONG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG.................... 96 3.2.1. Khái quát về lễ hội truyền thống ở tỉnh Vĩnh Long .................................. 96 3.2.2. Những biến đổi trong văn hóa lễ hội truyền thống ................................... 98 3.3. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA PHONG TỤC TẬP QUÁN .................................. 102 3.3.1. Một số phong tục tập quán truyền thống ................................................ 102 3.3.2. Những biến đổi trong phong tục tập quán truyền thống ......................... 109 iv
  7. 3.4 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA ỨNG XỬ ............................................................... 118 3.4.1 Văn hóa ứng xử truyền thống................................................................... 118 3.4.2. Những biến đổi trong văn hóa ứng xử hiện nay ..................................... 121 Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 123 CHƯƠNG 4: LUẬN BÀN VỀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG .................................................................................... 125 4.1. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG125 4.1.1. Đặc trưng về điều kiện tự nhiên sinh thái ảnh hưởng đến biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long .......................................................................... 125 4.1.2. Đặc trưng về kinh tế - văn hóa – xã hội ảnh hưởng đến biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long ................................................................................. 127 4.2. NGUYÊN NHÂN, XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG .......................................................................................... 131 4.2.1. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................ 131 4.2.2. Nguyên nhân khách quan ........................................................................ 134 4.3. LUẬN BÀN XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VĂN HÓA NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG ..................................................................................................... 144 4.3.1. Xu hướng biến đổi từ văn hóa nông thôn sang văn hóa đô thị ............... 144 4.3.2. Xu hướng biến đổi văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long theo những định hướng của Đảng và Nhà nước ........................................................................... 148 4.3.3. Biến đổi văn hóa nông thôn theo xu hướng hội nhập văn hóa quốc tế ... 151 4.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN BÀN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA NÔNG THÔN Ở TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 153 4.4.1. Chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước tác động đến biến đổi văn hoá nông thôn tỉnh Vĩnh Long ................................................................... 153 4.4.2. Yếu tố truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát huy văn hoá ............................................................................................... 155 4.4.3. Yếu tố tác động của công nghệ số trong xây dựng và phát triển bền vững văn hoá nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long ....................................................... 157 Tiểu kết chương 4.............................................................................................. 159 KẾT LUẬN .................................................................................................. 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 166 v
  8. PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT ............................................................................................................... 174 PHỤ LỤC 2. MẪU BẢNG PHỎNG VẤN .................................................. 177 PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH BIÊN BẢN PHỎNG VẤN ............................. 183 PHỤ LỤC 4. BIÊN BẢN PHỎNG VẤN ..................................................... 185 PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA........................................ 238 vi
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BBPV. : Biên bản phỏng vấn ĐBSCL. : Đồng bằng sông Cửu Long H. : Hình HTX. : Hợp tác xã NCS. : Nghiên cứu sinh TDĐKXDĐSVHCS : Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở Tp. : Thành phố TT. : Thị trấn TX. : Thị xã UBND. : Ủy ban Nhân dân vii
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê về trang phục của đại diện 04 cá nhân ở 03 địa phương .............. 68 Bảng 2.2. Số liệu thể hiện đánh giá mức độ biến đổi văn hóa trang phục ở các vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Long ...........................................................................................70 Bảng 2.3. Tỷ lệ hộ gia đình có các phương tiện giao thông đường thủy (ghe, xuồng,...)........................................................................................................................ 77 Bảng 2.4. Tỷ lệ % km đường giao thông nông đạt các chuẩn mực theo chương trình xây dựng nông thôn mới ở Vĩnh Long (Tính đến tháng 4/2022) .................................. 78 Bảng 2.5. Tỷ lệ % hộ gia đình có các phương tiện giao thông đường bộ .............. .......79 Bảng 4.1. Khái quát mối tương quan giữa sự thay đổi nhận thức – nhu cầu – hành vi của người dân ở vùng nông thôn với sự biến đổi các biểu đạt, giá trị văn hóa…………… ........................................................................................................... 133 viii
  11. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Khung lý thuyết về tọa độ văn hóa nông thôn ở Vĩnh Long ......................... 37 Hình 1.2. Khung lý thuyết về biến đổi văn hóa nông thôn ở Vĩnh Long...................... 38 ix
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thể hiện tỷ lệ đánh giá mức độ biến đổi văn hóa sản xuất nông nghiệp của 500 người dân tham gia khảo sát ............................................................................ 55 Biểu đồ 2.2. Thể hiện tỷ lệ đánh giá mức độ biến đổi văn hóa ẩm thực của 500 người dân tham gia khảo sát ......................................................................................... 61 Biểu đồ 3.1. Thể hiện sự đánh giá của người dân ở nông thôn Vĩnh Long về mức độ biến đổi đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ......................................................................... 91 Biểu đồ 3.2. Thể hiện tỷ trọng các thông số về kết hôn của các cặp vợ chồng được khảo sát............................................................................................................... 111 Biểu đồ 3.3. Thể hiện sự suy giảm số thanh niên Khmer tu học tại các Chùa theo phong tục truyền thống từ năm 2015 đến tháng 7/2022….. ....................................... 117 x
  13. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ca dao Vĩnh Long có câu: Ở Hà Nội có đền Văn Thánh Ở Vĩnh Long có miếu Thánh Văn Một thời văn hóa mở đường Truyền thống còn đó, chớ xem thường ai ơi! (Nguồn: Ban Tuyên giáo tỉnh Vĩnh Long, 2003, tr.278). Đoạn ca dao trên cho thấy phần nào vai trò lịch sử của tỉnh Vĩnh Long, đặc biệt là quá trình mở cõi về phương Nam của đất nước. Đồng thời, đây cũng là địa phương hiện vẫn còn nhiều dấn ấn của quá trình Pháp xâm lược Đông Dương. Tên ban đầu của tỉnh Vĩnh Long là trấn Vĩnh Thanh. Nhưng do kiêng trùng tên của Hiếu Minh hoàng hậu nên triều đình nhà Nguyễn đã đổi trấn Vĩnh Thanh thành trấn Vĩnh Long vào tháng 2 năm Minh Mạng thứ 13 (1832). Đến tháng 10 cùng năm, tên trấn Vĩnh Long được đổi thành tỉnh Vĩnh Long cho thống nhất với toàn quốc từ Quảng Nam trở vào. Sau đó tỉnh Vĩnh Long được Pháp đổi tên thành hạt Thanh tra Định Viễn. Đến ngày 16/8/1867, Pháp đã đổi lại thành hạt Thanh tra Vĩnh Long. Xét về diện tích, đơn vị hành chính này chỉ rộng bằng một phần tư so với tỉnh Vĩnh Long thời nhà Nguyễn. Bấy giờ, hạt Thanh Tra Vĩnh Long là một trong số 24 hạt thanh tra toàn Nam Kỳ, lỵ sở đóng tại tỉnh lỵ Vĩnh Long cũ. Ngày 5/1/1876, Pháp quy định các xã, thôn cũ đều đổi gọi thống nhất là làng và hạt Thanh tra Vĩnh Long cũng gọi là hạt Tham biện Vĩnh Long nhưng dân gian khi ấy quen gọi là Tòa bố. Ngày 26/12/1991, tỉnh Vĩnh Long được tái thành lập cho đến nay từ quyết định của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Tỉnh ủy – Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, 2017, tr.632, 635 - 636). Từ năm 1986 đến 2022, với mốc lịch sử quan trọng chuyển từ cơ chế kinh tế quan liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, kinh tế tỉnh Vĩnh Long có nhiều khởi sắc, luôn tăng trưởng khá, nhiều mặt đời sống của người dân Vĩnh Long thay đổi tích cực, nhất là các vùng nông thôn. Người nông dân trước 1986 quá khó khăn, 1
  14. ngày nay họ có điều kiện tài chính hơn để chi trả cho việc sửa sang nhà cửa, mua sắm các phương tiện, đồ dùng lao động mới, tiên tiến, dành nhiều sự đầu tư hơn cho việc học hành, vui chơi giải trí, đi du lịch…Về mặt cơ học, biến đổi văn hóa vật chất, định lượng thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần sau đổi mới được cải thiện rõ rệt và dễ cân đong đo đếm, dễ nhìn thấy được. Tuy nhiên, biến đổi về tư duy, tâm thức, tính cách, suy nghĩ của người nông dân, chiều sâu của văn hóa phi vật thể là điều khó giải mã, là lý do chủ yếu để NCS thực hiện đề tài luận án này. Theo quy luật, cơ chế thị trường luôn có 2 mặt: mặt tích cực (chủ yếu là sự kích thích phát triển đời sống vật chất), mặt tiêu cực (biểu hiện chủ yếu trong các thành tố phi vật thể của văn hóa). Mặt trái của cơ chế thị trường luôn len lỏi trong đời sống xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Vĩnh Long trong suốt nhiều thập niên qua cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến văn hóa ở các vùng nông thôn mà Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long phải lưu tâm giải quyết như ô nhiễm môi trường, đô thị hóa quá nhanh, mai một yếu tố truyền thống văn hóa, nhiều yếu tố văn hóa biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, thước đo quan hệ xã hội bằng đồng tiền ngày càng lấn át yếu tố quan hệ tình làng nghĩa xóm, và trong đó có những biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống theo chiều hướng chưa tích cực. Trong khi đó, nhiều yếu tố văn hóa mới thâm nhập vào đời sống xã hội của người dân vùng nông thôn. Thực tế đó đã đặt ra nhiều rủi ro, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội của người dân. Xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trên hầu hết những lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng là sứ mệnh chung của cả dân tộc, là xu hướng tất yếu để tiến tới xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, phát triển bền vững. Nhưng đồng thời, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long cũng đặt ra nhiệm vụ song hành là phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy được những bản sắc văn hóa truyền thống của nhân dân từ nông thôn đến thành thị; giúp những giá trị văn hóa mới, phù hợp với văn hóa truyền thống của người dân có điều kiện phát triển hơn, từ đó giúp nhân dân có đời sống văn hóa vừa giàu bản sắc, vừa tiên tiến và hiện đại. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu kép trên, rất cần những kết quả nghiên cứu khoa học để làm cơ sở, nền tảng. Đây là điểm khuyết mà hiện nay Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long chưa khỏa lấp được. Là một người công tác trong cơ quan nhà 2
  15. nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long lâu năm, từng kinh qua nhiều vị trí công tác từ cơ sở đi lên, thực tiễn trên đã thôi thúc bản thân nghiên cứu sinh thấy rằng cần thực hiện đề tài nghiên cứu về “Biến đổi văn hóa nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến nay”. Từ phương pháp tiếp cận văn hóa học, NCS mong rằng luận án sẽ nhận diện được biến đổi văn hóa vật thể, phi vật thể trong quá trình thời gian khá dài chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường. Từ những khảo sát định lượng, phát triển về cơ học để tìm ra những biến đổi văn hóa từ trong tâm thức, suy nghĩ của chủ thể văn hóa là người nông dân ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long, tìm ra những đặc trưng riêng có trên bình diện phát triển chung của cả vùng địa văn hóa đồng bằng sông Cửu Long. Dù dưới góc độ văn hóa học, kết quả nghiên cứu cũng có thể đóng gớp vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa ở các vùng nông thôn, cũng như tạo nên những thành tựu lớn hơn với sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Vĩnh Long ngày càng giàu mạnh, văn minh, phát triển bền vững. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung Nhận diện sự biến đổi văn hóa vật thể và phi vật thể vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến năm 2022. Từ những biến đổi cơ học qua nghiên cứu định lượng các chỉ tiêu về kinh tế, đời sống vật chất để đi tìm những biến đổi trong văn hóa con người nông dân, những biến đổi định tính trong tư duy, tâm thức, suy nghĩ của các thế hệ người nông dân tỉnh Vĩnh Long trong quá trình gần 40 năm đổi mới. Những biến đổi đó là cơ sở để nghiên cứu sinh xem xét, luận bàn, giải mã những nguyên nhân, những vấn đề đặt ra theo lý thuyết lựa chọn hợp lý, sự thích nghi của người dân ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong quá trình phát triển cơ chế thị trường từ năm 1986; quá trình hội nhập quốc tế, đô thị hóa mạnh trong những năm gần đây; sự biến đổi kinh tế - xã hội dẫn đến những nguy cơ mai một, biến đổi không phù hợp với văn hóa truyền thống người Việt ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Mục tiêu cụ thể - Nhận diện được đặc trưng văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống, hiện đại đang hiện hữu ở vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Long hiện nay. 3
  16. - Nhận diện sự biến đổi tích cực và chưa tích cực về giá trị văn hóa truyền thống xét ở khía cạnh vật thể, phi vật thể ở một số vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long. - Phân tích, giải mã được nguyên nhân làm biến đổi (hai chiều) những thành tố, những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của người dân tại một số vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến 2022. - Nhận diện những sự khác biệt về tự nhiên sinh thái, xã hội nhân văn, sự khác biệt của nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Vĩnh Long tác động đến biến đổi văn hóa truyền thống – hiện đại. - Tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng, tâm thức, tâm lý, sự lựa chọn của người dân ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong quá trình biến đổi kinh tế - xã hội, dẫn đến sự biến đổi văn hóa vật thể, phi vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sự biến đổi văn hóa vật thể, phi vật thể được giới thuyết ở một số thành tố văn hóa cơ bản như: văn hóa sản xuất nông nghiệp, văn hóa ẩm thực (ăn, uống), văn hóa trang phục, văn hóa giao thông (đi lại), văn hóa cư trú (nhà ở), đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, ứng xử. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phạm vi thời gian: từ năm 1986 đến 2022. Lý do chọn mốc thời gian nghiên cứu là: Năm 1986 đã diễn ra Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI, đây là Đại hội đổi mới, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế; bắt đầu thời kỳ đổi mới cũng là bắt đầu quá trình biến đổi văn hóa. Vì vậy, NCS lựa chọn phạm vi thời gian nghiên cứu là từ năm 1986 đến năm 2022. - Phạm vi không gian: địa bàn tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở lựa chọn một số vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long ở các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn và thị xã Bình Minh. Đây là các địa bàn có mức độ phát triển kinh tế khác nhau và có sự biến đổi văn hóa khác nhau. - Nội dung nghiên cứu: Những biến đổi văn hóa truyền thống vật thể, phi vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long. 5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Nông thôn tỉnh Vĩnh Long có những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống nào? 4
  17. - Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long biến đổi như thế nào? Tác nhân của những biến đổi đó là gì? - Tâm tư, nguyện vọng, sự lựa chọn về văn hóa vật thể, phi vật thể của người dân ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong quá trình biến đổi kinh tế - xã hội, dẫn đến sự biến đổi văn hóa vật thể, phi vật thể ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long như thế nào trong thời gian tới? 6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Giả thuyết 1: Nông thôn tỉnh Vĩnh Long có những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể rất phong phú, đa dạng, chứa đựng những thành tố văn hóa mang đậm sắc thái văn hóa nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giả thuyết 2: Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long biến đổi theo quá trình đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, trong đó có những biến đổi theo những chiều hướng tích cực, cũng có những biến đổi theo chiều hướng chưa tích cực. Giả thuyết 3: Người nông dân ở Vĩnh Long luôn có sự lựa chọn về các thành tố văn hóa vật thể, phi vật thể trong quá trình biến đổi kinh tế - xã hội theo xu hướng phát triển của thời đại, đồng thời luôn có ý thức bảo tồn văn hóa truyền thống kết hợp với tiếp thu, tiếp biến những tinh hoa văn hóa của thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn hóa là đối tượng của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn. Văn hóa học vừa là khoa học độc lập, vừa có tính liên ngành như dân tộc học, nhân học, lịch sử, nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng… trong thực hiện đề tài nhằm sử dụng các kết quả nghiên cứu các ngành khoa học xã hội và nhân văn làm tài liệu nghiên cứu các hiện tượng, quá trình vận động, biến đổi của văn hóa trong một chỉnh thể; có đánh giá khách quan những biến đổi văn hóa nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long. - Phương pháp điều tra xã hội học: Độ lớn của mẫu là 500. Đối tượng thực hiện khảo sát là người nông dân tại 3 xã, 12 thôn ở các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn và thị xã Bình Minh. Cách thức điều tra là phát phiếu điều tra cho các đối tượng chủ yếu là nông dân trồng lúa, trồng rau, trong đó có một số nông dân có buôn bán nhỏ 5
  18. trong thôn, ấp, một số cán bộ xã và cán bộ Sở, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, cán bộ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Nhà nghiên cứu văn hóa. Tỷ lệ 55% là nam giới, 45 % là nữ giới. Độ tuổi 65 % trên 40 tuổi, 35% dưới 40 tuổi. Nội dung khảo sát là đánh giá sự biến đổi trong văn hóa sản xuất nông nghiệp, ẩm thực (ăn, uống), trang phục, giao thông (đi lại), cư trú (nhà ở), làng nghề, lễ hội truyền thống; đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán. Các mức độ được đưa vào thang đánh giá gồm: biến đổi rất nhiều, biến đổi nhiều, biến đổi tương đối nhiều, ít biến đổi và không biến đổi. Trong quá trình thực hiện cuộc khảo sát này, nghiên cứu sinh nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều cán bộ đang công tác ở cơ sở, nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm SPSS để phân tích kết quả khảo sát 500 phiếu; cùng với các số liệu thống kê, điền dã dân tộc học, phương pháp chuyên gia có dữ liệu về những biến đổi văn hóa nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến 2022. - Phương pháp điền dã dân tộc học: Phương pháp này được thực hiện thông qua 9 cuộc điền dã thực địa từ cuối năm 2021 đến giữa năm 2022 trên nhiều khu vực nông thôn ở Vĩnh Long, trong đó tập trung nhất là các ấp An Điền, An Thành, Cầu Đá, xã Trung Hiếu; ấp Trường Định, ấp Quang Minh, Quang Bình xã Quới An, huyện Vũng Liêm; ấp Trà Son, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thành thuộc xã Hựu Thành; ấp Ngãi Hòa, Hiệp Hòa, Hiệp Nghĩa thuộc xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn và ấp Mỹ Lợi, Mỹ Hưng, Mỹ Tâm thuộc xã Mỹ Hòa, Phường Cái Vồn, Khóm 1,2,3 thuộc phường Thành Phước thị xã Bình Minh. Trong mỗi đợt điền dã dân tộc học, nghiên cứu sinh kết hợp ghi chép các số liệu thống kê, quan sát thực địa, chụp hình và phỏng vấn sâu nhiều người dân tại những địa phương trên để có thêm cơ sở khoa học cho đề tài. Cụ thể, nghiên cứu sinh đã tiếp cận 205 hộ gia đình để nghiên cứu (huyện Vũng Liêm: 72 hộ, huyện Trà Ôn: 46 hộ và thị xã Bình Minh 87 hộ); 79 lễ cưới (huyện Vũng Liêm: 28 lễ, huyện Trà Ôn: 32 lễ và thị xã Bình Minh: 19 lễ), 19 lễ tang (huyện Vũng Liêm: 11 đám, huyện Trà Ôn: 5 đám và thị xã Bình Minh: 03 đám), 27 đám tiệc và các sự kiện tín ngưỡng, tôn giáo khác (huyện Vũng Liêm: 09 đám, huyện Trà Ôn: 11 đám và thị xã Bình Minh: 07 đám). - Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này được thực hiện trong các đợt điền dã thông qua tổ chức 20 cuộc phỏng vấn với các đối tượng khác nhau (Nông dân trồng lúa 08, trồng rau 01, cán bộ các ngành, các cấp 07, sinh viên 02, linh mục 01, sư 01 ở các lứa tuổi, giới tính, các nghề trồng lúa, trồng rau, dịch vụ nông 6
  19. nghiệp, các cán bộ quản lý các ngành liên quan ở các cấp thôn, ấp, xã, huyện, tỉnh, các nhà nghiên cứu về văn hóa (xem phụ lục biên bản phỏng vấn). Những ý kiến thông qua phỏng vấn sâu đã giúp nghiên cứu sinh có những nhìn nhận đa chiều hơn về các vấn đề được nghiên cứu. - Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích (lịch đại và đồng đại): NCS thu thập các số liệu thống kê từ nguồn dữ liệu được lưu trữ tại các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, từ thực tiễn thông qua hoạt động điền dã tại các địa phương được nghiên cứu. Nội dung thu thập thống kê gồm: diện tích đất sản xuất nông nghiệp, số món ăn truyền thống/hiện đại; trang phục, số lượng khu vực dân cư định cư dọc sông, ngòi, kênh, rạch; đường giao thông và văn hóa giao thông, làng nghề truyền thống, đời sống tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán,... Các số liệu thống kê được thu thập từ năm 1986 đến 2022 dù chưa đầy đủ do những hạn chế trong việc lưu trữ dữ liệu, nhưng ở một mức độ nào đã giúp nghiên cứu sinh có những so sánh vừa lịch đại và đồng đại đối với những biến đổi văn hóa ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long tại các địa bàn được nghiên cứu. - Ngoài các phương pháp trên, còn sử dụng các cách tiếp cận khác trong từng phần của luận án như: + Cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc: Đặt văn hóa trong toàn hệ thống của xã hội: Văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể, đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của người nông dân; lĩnh vực chính trị, kinh tế; xem xét mối quan hệ giữa văn hóa với toàn bộ hệ thống ở những chiều, cạnh chung và riêng của văn hóa. + Cách tiếp cận không gian văn hóa: Các biểu đạt văn hóa cần tồn tại trong một không gian (tọa độ) nhất định, bao gồm môi trường tác động và thời gian. Các yếu tố đó tương tác với văn hóa và tương tác lẫn nhau. Do vậy, phải đặt văn hóa trong một tọa độ nhất định để nghiên cứu các chiều tương quan với văn hóa. Không gian văn hóa mà đề tài tập trung nghiên cứu là ở các vùng nông thôn Vĩnh Long. + Cách tiếp cận lịch sử văn hóa: Các giá trị văn hóa được sáng tạo trong lịch sử, được bồi đắp, tích lũy, lựa chọn và giao lưu - tiếp biến trong chiều dài lịch sử của các cộng đồng. Cách tiếp cận này thể hiện quan điểm triết học duy vật biện chứng lịch sử khi đặt các vấn đề cần nghiên cứu trong một “dòng chảy” của thời gian. Trong “dòng chảy” đó, những sự vận động, thay đổi của các giá trị văn hóa là tất yếu. Trong đề tài này, cách tiếp cận lịch sử văn hóa cho phép nghiên cứu sinh 7
  20. nhận diện được những thay đổi của các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần trong giai đoạn 1986 cho đến 2022. + Tiếp cận văn hóa trong giao lưu – tiếp biến: Với cách tiếp cận này, nghiên cứu sinh cho rằng những biến đổi các giá trị văn hóa ở các vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long là kết quả của quá trình giao lưu – tiếp biến văn hóa giữa nhiều cộng đồng trong một thời gian dài. Quá trình đó diễn ra từ không gian địa lý thật, đến không gian ảo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại. 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về sự biến đổi của các hình thái, đặc trưng và giá trị văn hóa ở nông thôn nói chung, trong đó có nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng, công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Phác họa bức tranh về quá trình và các xu hướng biến đổi của các thành tố văn hóa nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh nói trên. Giúp các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa có thêm cứ liệu khoa học trong việc định hướng phát triển văn hóa nói chung, đề ra những giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nông thôn nói riêng, đặc biệt là định hướng cho các giá trị văn hóa mới hình thành trong quá trình hội nhập và phát triển ở tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh hiện nay. 9. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính văn của luận án được chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn Để có cơ sở nghiên cứu những biến đổi văn hóa nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 1986 đến 2022, nghiên cứu sinh đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước liên quan đến lý thuyết nghiên cứu, văn hóa phát triển, công nghiệp hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn và các công trình nghiên cứu chung về biến đổi văn hóa và biến đổi văn hóa ở nông thôn. Chương 1 cũng hệ thống hóa khái niệm nông thôn, nông dân, văn hóa, văn hóa nông thôn, biến đổi văn hóa, giá trị văn hóa và sử dụng thuyết cấu trúc – chức năng, thuyết vùng văn hóa, thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa, thuyết hiện đại hóa, thuyết sinh thái văn hóa kết hợp với khung lý thuyết về tọa độ văn hóa nông thôn. Ngoài ra, các đặc điểm tự 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2