Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam
lượt xem 11
download
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học "Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận cơ bản; bối cảnh văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam; thực trạng văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Vũ Thị Việt Nga VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 QUA NGHIÊN CỨU KÊNH VTV4 - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 QUA NGHIÊN CỨU KÊNH VTV4 - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM Ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH PGS.TS. Phạm Lan Oanh Vũ Thị Việt Nga XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO Hà Nội - 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung luận án. Tác giả luận án Vũ Thị Việt Nga
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN ..................................................................................... 10 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đối ngoại và văn hóa đối ngoại10 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài .............................................. 10 1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước .............................................. 14 1.1.3. Nhận xét các công trình nghiên cứu và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án ........................................................................................................ 24 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản ........................................................................ 26 1.2.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 26 1.2.2. Đặc điểm, nội dung và vai trò của văn hóa đối ngoại ............................... 32 1.3. Cơ sở lý thuyết của luận án ........................................................................... 39 1.3.1. Lý thuyết giao lưu - tiếp biến và hội nhập văn hóa.................................... 39 1.3.2. Thuyết sức mạnh mềm ................................................................................ 45 Tiểu kết ................................................................................................................. 49 Chương 2: BỐI CẢNH VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2015 - 2020 QUA NGHIÊN CỨU KÊNH VTV4 - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ................................................................... 51 2.1. Bối cảnh văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn năm 2015 - 2020................ 51 2.1.1. Xu thế phát triển của văn hóa thế giới ....................................................... 51 2.1.2. Quan điểm và đường lối về công tác văn hóa đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay ....................................................................................... 62 2.2. Vai trò của kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam trong hoạt động văn hóa đối ngoại. ....................................................................................................... 74 2.2.1. Giới thiệu về kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam .............................. 74 2.2.2. Vai trò của kênh VTV4 trong hoạt động văn hóa đối ngoại ...................... 77 Tiểu kết ................................................................................................................. 80 Chương 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 QUA NGHIÊN CỨU KÊNH VTV4 - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ............................................................................ 81 3.1. Khảo sát về số lượng, tần suất các chương trình giới thiệu, quảng bá về văn hóa Việt Nam trên kênh VTV4. ........................................................................... 81 3.1.1. Khảo sát số lượng các chương trình về văn hóa trên kênh VTV4 ............. 81 3.1.2. Khảo sát tần suất các chương trình có nội dung về bản sắc văn hóa Việt Nam84 3.2. Nội dung chương trình về quảng bá văn hóa Việt Nam trên VTV4..................... 87 3.2.1. Giới thiệu tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức, đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả ..................................................... 87 3.2.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam............................ 95
- iii 3.2.3. Phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, làm cầu nối, quảng bá hình ảnh nền văn hóa độc đáo, đa dạng của Việt Nam ra với thế giới........................................................................................................................ 99 3.3. Một số nhận xét, đánh giá về nội dung và hình thức của chương trình................. 101 3.3.1. Đánh giá của khán giả về nội dung và hình thức của chương trình Khám phá Việt Nam - Vietnam Discovery .................................................................... 101 3.3.2. Đánh giá của khán giả về nội dung và hình thức của chương trình Ẩm thực ngon - Fine Cuisine .................................................................................... 107 Tiểu kết ............................................................................................................... 117 Chương 4: VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM QUA KÊNH VTV4 ĐÁNH GIÁ, XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ......127 4.1. Đánh giá những kết quả đạt được trong quá trình triển khai chính sách văn hóa đối ngoại giai đoạn 2015 - 2020 qua kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam .................................................................................................................... 119 4.1.1. Những thành công đã đạt được trong tuyên truyền về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới của kênh VTV4 ................................. 120 4.1.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động văn hóa đối ngoại, tuyên truyền về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới của kênh VTV4 ................................................................................................................... 136 4.1.3. Nguyên nhân thành công, hạn chế trong việc thực hiện hoạt động văn hóa đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài trên kênh truyền hình VTV4 .............................. 143 4.2. Xu hướng vận động của văn hóa đối ngoại hiện nay nhìn từ trường hợp kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam ................................................................... 145 4.2.1. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho báo chí đối ngoại quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới ................................................... 145 4.2.2. Tiếp tục đẩy mạnh văn hóa đối ngoại qua cơ chế hợp tác đa phương và song phương.......................................................................................................148 4.2.3. Văn hóa đối ngoại sẽ được tiến hành với các hình thức đa dạng, phong phú hơn ...................................................................................................................... 152 4.2.4. Đề cao bản sắc của dân tộc trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới154 4.3. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển văn hóa đối ngoại trên Kênh truyền hình VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam................................................ 157 4.3.1. Vấn đề nhận thức...................................................................................... 157 4.3.2. Vấn đề chủ trương, chính sách................................................................. 159 4.3.3. Vấn đề nguồn nhân lực ............................................................................ 162 Tiểu kết ............................................................................................................... 166 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..... 172 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 173 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 187
- iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản tr. Trang UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc VTV4 Kênh Truyền hình đối ngoại Đài Truyền hình Việt Nam
- v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Các tuyến chủ đề chính trên VTV4 ................................................ 88 Bảng 3.2. Các chủ đề của Culture Mosaic ...................................................... 98 Bảng 3.3. Đánh giá của khán giả về hiệu quả văn hóa đối ngoại của chương trình Fine Cuisine .......................................................................................... 116 Biểu đồ 3.1. Về nội dung văn hóa đối ngoại của chương trình Fine Cuisine . 96 Biểu đồ 3.2. Nhận thức của khán giả về nội dung chương trình .................. 102 Biểu đồ 3.3. Tuyến chủ đề yêu thích của khán giả ....................................... 103 Biểu đồ 3.4. Lý do khán giả yêu thích chương trình .................................... 104 Biểu đồ 3.5. Đánh giá của khán giả về thời lượng chương trình .................. 105 Biểu đồ 3.6. Đánh giá của khán giả về chất lượng chương trình .................. 105 Biểu đồ 3.7. Đánh giá của khán giả về mức độ hữu ích của các thông tin trong chương trình .................................................................................................. 106 Biểu đồ 3.8. Đánh giá của khán giả về mức độ đa dạng trong nội dung chương trình ............................................................................................................... 108 Biểu đồ 3.9. Tuyến chủ đề yêu thích của khán giả trong chương trình Ẩm thực ngon - Fine Cuisine ....................................................................................... 109 Biểu đồ 3.10. Đánh giá của khán giả về chất lượng của chương trình Fine Cuisine ........................................................................................................... 113 Biểu đồ 3.11. Đánh giá của khán giả về mức độ hữu ích của các thông tin trong chương trình Fine Cuisine ................................................................... 114
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Vài năm trở lại đây, vấn đề văn hóa đối ngoại được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đảng và Nhà nước xác định cùng với kinh tế và chính trị, văn hóa là ba thành tố không thể tách rời trong tổng thể chính sách đối ngoại của đất nước ta. Tuy nhiên, với đặc thù và thế mạnh của mình, văn hóa đối ngoại đã tạo ra các “kênh hoạt động” chuyên biệt để đạt tới các mục tiêu trên. Xét trên khía cạnh kinh tế - xã hội, văn hóa đối ngoại là một cách quảng bá hình ảnh quốc gia, bộ mặt kinh tế, kèm theo đó là tiếp thị các sản phẩm của nền kinh tế, dịch vụ kinh tế, văn hóa. Đối với mục tiêu cụ thể, văn hóa đối ngoại góp phần nâng cao sự hiểu biết đúng đắn và sâu sắc hơn về đất nước, con người và nền văn hóa Việt Nam. Việc phát triển văn hóa đối ngoại là một công cụ hữu hiệu nhằm thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước hiện nay. Và hoạt động văn hóa đối ngoại chỉ có thể thu được thành công nếu biết vận dụng tốt vai trò của thông tin và truyền thông trong thông tin văn hóa đối ngoại. Thực tiễn phát triển đất nước hiện nay tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của hoạt động văn hóa đối ngoại, nhất là yêu cầu hội nhập quốc tế. Thông qua hoạt động này, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục quảng bá hình ảnh đất nước, con người và những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nhằm tăng cường sự cảm thông, sự hiểu biết trong giao lưu, hợp tác quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, tăng cường sự hấp dẫn, thu hút các cá nhân, tổ chức nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, du lịch... giúp đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội, thông qua đó, Việt Nam tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Với tầm quan trọng đó, Nghị
- 2 quyết Trung ương IX khóa XI (2014) đã nhấn mạnh: “Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại, hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài” [14]. Trong bối cảnh các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát triển, có tầm ảnh hưởng lớn và có sức lan toả nhanh và rộng, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông, dẫn đến hình thức chủ yếu của công tác thông tin đối ngoại nói chung cũng như thông tin văn hóa đối ngoại nói riêng chính là các phương tiện truyền thông hiện đại như báo chí điện tử, hệ thống truyền hình, truyền thanh, vệ tinh truyền hình và các tờ báo lớn, được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng. Các phương tiện báo chí luôn được đánh giá là lực lượng quan trọng trong công tác thông tin đối ngoại nói chung và thông tin văn hóa đối ngoại nói riêng, nhằm tuyên truyền chính sách xây dựng hình ảnh đất nước và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái. Việc đưa thông tin ra nước ngoài bằng báo chí là phương thức thuận lợi nhất, đặc biệt với các hình thức truyền dẫn không biên giới như Internet, phát thanh - truyền hình. Báo chí là công cụ hữu hiệu làm giàu vốn văn hóa cho hoạt động thông tin văn hóa đối ngoại, bằng cách nâng uy tín đất nước và dân tộc đi lên. Nó đi khắp nơi, lại rẻ tiền, ảnh hưởng lâu dài, rộng rãi. Chính những ưu điểm vượt trội của mình, báo điện tử ngày càng khẳng định hơn nữa vai trò là công cụ hữu hiệu trong công tác thông tin văn hóa đối ngoại. Trong các hình thức quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến thế giới, truyền hình có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống do dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia. Ra đời năm 2002, Kênh Truyền hình Đối ngoại Trung ương VTV4 mà khán giả mục tiêu chính là người Việt Nam ở nước ngoài, và những người nước ngoài ở
- 3 Việt Nam. VTV4 là kênh truyền hình thông tin tổng hợp đối ngoại chính thức của Việt Nam, phát sóng 24h/ngày. Cho đến nay, VTV4 vẫn là kênh tiếng Việt chiếm ưu thế tuyệt đối trong cộng đồng người Việt trên thế giới, cũng như những người nước ngoài quan tâm tới Việt Nam. Mọi thông tin phát sóng trên VTV4 mang nội dung chính xác, minh bạch, rõ ràng, nội dung phong phú, phản ánh đầy đủ các mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội của nước ta. Chính vì vậy, việc đưa hình ảnh Việt Nam trên VTV4 là cách thức quảng bá đáng tin cậy và hiệu quả đối với người tiếp nhận. Nhận thức rõ ràng được ưu thế này, các chương trình quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam xuất hiện theo phong cách đầy mới mẻ, khai thác nhiều khía cạnh của đời sống xã hội. Đã có những công trình nghiên cứu về văn hóa đối ngoại, nhưng góc độ tiếp cận của từng đề tài là khác nhau, như tiếp cận từ góc độ quan hệ quốc tế hay góc độ lịch sử, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu về văn hóa đối ngoại từ góc độ chuyên ngành văn hóa học. Từ những lý do trên, căn cứ trên năng lực của bản thân và điều kiện thực hiện đã hướng nghiên cứu sinh về đề tài: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua hoạt động của kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam dưới góc độ văn hóa học, luận án chỉ ra những thành quả cũng như bất cập mà Việt Nam đã đạt được trong hoạt động thông tin văn hóa đối ngoại, đồng thời xem xét xu hướng vận động của văn hóa đối ngoại tại Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung vào các nội dung sau:
- 4 - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa đối ngoại, trong đó chỉ rõ nội hàm, cấu trúc và đặc điểm của văn hóa đối ngoại và vận dụng vào nghiên cứu đề tài luận án. - Phân tích bối cảnh văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2020 khi triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Nghiên cứu những nhân tố tác động đến công tác văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 trên kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam. - Nghiên cứu xu hướng vận động và những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động văn hóa đối ngoại của Việt Nam nhìn từ trường hợp kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam. 3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu - Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 thông qua hoạt động của kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam đến nay đã đạt được những kết quả gì, còn hạn chế gì? - Văn hóa đối ngoại của Việt Nam qua hoạt động của kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam có vai trò như thế nào trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới? - Xu hướng vận động và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động văn hóa đối ngoại thông qua các kênh truyền hình trong thời gian tới? 3.2. Giả thuyết nghiên cứu Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 đã có những bước tiến vượt bậc với sự ra đời của Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới gia tăng sức mạnh mềm trong quan hệ đối ngoại, việc thúc đẩy phát triển văn hóa đối ngoại của Việt Nam ra thế giới qua một
- 5 số kênh báo chí truyền thông - đặc biệt là truyền hình, để thực hiện được các yêu cầu này Việt Nam cần phải thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau. Từ khi ra đời, kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mở rộng hiệu quả thông tin đối ngoại nói chung và thông tin văn hóa đối ngoại nói riêng. Nhờ có sự cố gắng của các chủ thể, sự lãnh đạo chỉ đạo của cơ quan chủ quản, ban biên tập và đội ngũ cán bộ, sự chuyên môn hóa cao và sự quan tâm, chú ý thu nhận ý kiến đóng góp của đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Tuy nhiên bên cạnh đó, hoạt động văn hóa đối ngoại cũng như công tác tuyên truyền hình ảnh Việt Nam ra thế giới của kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như một số nội dung chương trình chưa thực sự hấp dẫn, phong phú, hay chủ đề, đề tài trong một số chương trình còn có lượng thông tin ít, hoặc những hạn chế về hình thức thể hiện như ngôn ngữ âm thanh và hình ảnh ở một số chương trình còn chưa ăn khớp nhau, hay một số hạn chế về mặt nhân lực. Những hạn chế này đã khiến cho một số tác phẩm trong các chương trình của VTV4 chưa thực sự hấp dẫn, khó thu hút khán giả trong bối cảnh cạnh tranh thông tin ngày càng quyết liệt hiện nay. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, xu thế hoà bình, ổn định, độc lập, hợp tác để phát triển là xu thế chung. Trong đó, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trên toàn thế giới. Đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa, quá trình toàn cầu hóa diễn ra sôi động với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện truyền thông đại chúng. Tác động của toàn cầu hóa đến đời sống văn hóa các nước là một trong những yếu tố thúc đẩy các quốc gia đẩy mạnh công tác văn hóa đối ngoại. Từ thực tế đó, xu hướng vận động của văn hóa đối ngoại giữa Việt Nam và thế giới trong những năm tới sẽ là: Văn hóa đối ngoại sẽ tiếp tục được coi trọng.
- 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động văn hóa đối ngoại, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020 thông qua các chương trình được phát trên kênh truyền hình đối ngoại VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam. 4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2015 đến hết năm 2020 (xem xét và nghiên cứu theo mốc thời gian của Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030). - Về nội dung: Nghiên cứu 03 chương trình (Khám phá Việt Nam - Vietnam Discovery; Ẩm thực ngon - Fine Cuisine và Mảnh ghép văn hóa - Culture Mosaic) thuộc Kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án được nghiên cứu theo phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lenin, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các quan điểm triết học Mác Lênin được xem xét là cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu các sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội, con người. Trong luận án này, NCS chọn “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến” để làm cơ sở phương pháp luận trực tiếp để xem xét văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2020 thông qua Kênh truyền hình VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam. Bởi vì văn hóa đối ngoại của Việt Nam trên kênh truyền hình đối ngoại vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Nghiên cứu văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2020 trên kênh truyền hình đối ngoại VTV4 vừa nghiên cứu các mối liên hệ bên trong vừa nghiên cứu mối liên hệ bên ngoài của nó thì mới nhận thức và đánh giá được bản chất của nó.
- 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở sử dụng cách tiếp cận liên ngành và những phương pháp nghiên cứu cụ thể. * Cách tiếp cận liên ngành Văn hóa học là ngành khoa học chuyên sâu đặc biệt, giao thoa của các ngành khoa học xã hội và khoa học nhân văn, vì thế nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn dưới giác độ văn hóa học cần sử dụng các phương pháp của các ngành khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Đề tài luận án: Văn hóa đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam có sự giao thoa của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học nhân văn như văn hóa học, quan hệ quốc tế, chính trị học, ngoại giao học, sử học… cho phép luận án kế thừa, vận dụng các khái niệm, phạm trù, các quy luật, các lý thuyết và phương pháp của các chuyên ngành trên. Việc tiếp cận đề tài theo hướng liên ngành giúp cho nghiên cứu sinh có các quan điểm, quan niệm tổng thể, đa chiều và dữ liệu đa dạng, phong phú từ các chuyên ngành về văn hóa đối ngoại nói chung và văn hóa đối ngoại của Việt Nam trên kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng. * Phương pháp thu thập, tổng hợp và so sánh, phân tích tài liệu Nghiên cứu sinh thu thập, tổng hợp và so sánh, phân tích dữ liệu từ các nguồn sách, báo, tạp chí, báo cáo được lưu trữ tại Đài Truyền hình Việt Nam. Trên cơ sở những tài liệu, dữ liệu đã được thu thập và xử lý liên quan đến văn hóa đối ngoại của Việt Nam trên kênh VTV4 giai đoạn 2015 - 2020, nghiên cứu sinh tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp, phân loại, so sánh, đánh giá tài liệu trong quá trình nghiên cứu nhằm luận giải cơ sở lý luận liên quan đến văn hóa đối ngoại, hệ thống hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa đối ngoại. Đồng thời phân tích thực trạng văn hóa đối ngoại và lấy đó làm cơ sở xác định xu hướng vận động của văn hóa đối ngoại của Việt Nam với thế giới.
- 8 * Phương pháp định lượng Nhằm lượng hóa một phần kết quả nghiên cứu, luận án tiến hành phát 350 phiếu điều tra xã hội học. Nghiên cứu sinh sử dụng hình thức phát phiếu điều tra qua Internet (sử dụng bảng hỏi trong Google drives). Đối với đối tượng là khán giả là người Việt Nam ở nước ngoài, nghiên cứu sinh nhờ sự hỗ trợ của cơ quan thường trú của VTV tại châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc... Đối với đối tượng khán giả là người nước ngoài ở Việt Nam, nghiên cứu sinh nhờ sự hỗ trợ của một số đại sứ quán như Đại sứ quán Hoa Kỳ, Đại sứ quán Pháp, Phòng Thương mại châu Âu tại Hà Nội.... Số phiếu thu về 322 phiếu hợp lệ, trong đó: - Nữ chiếm 55%, nam chiếm 45%. - Người nước ngoài ở Việt Nam chiếm 47% (Hoa Kỳ, Nhật, Nga, Anh, Australia, Thái Lan, Trung Quốc…) bao gồm các ngành nghề như nhân viên ngoại giao, chuyên gia, doanh nhân làm việc theo nhiệm kỳ và những người nước ngoài định cư tại Việt Nam), người Việt Nam ở nước ngoài (chiếm 26%), người Việt Nam ở trong nước chiếm 27% tổng số phiếu điều tra. - Người trực tiếp làm tại kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam chiếm 12%. - Thành phần của những người tham gia làm phiếu điều tra rất đa dạng: sinh viên, giảng viên đại học, nhân viên truyền thông, sản xuất chương trình truyền hình, phóng viên, bộ đội… - Độ tuổi nằm trong khoảng từ 12 đến 65 tuổi, phần lớn nằm trong khoảng từ 20 - 60 tuổi. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Về lý luận Kết quả nghiên cứu hoạt động văn hóa đối ngoại trên kênh VTV4 trong giai đoạn 2015 - 2020 dưới góc nhìn văn hóa học giúp góp phần làm rõ khái niệm văn hóa đối ngoại, phân biệt văn hóa đối ngoại với khái niệm ngoại giao
- 9 văn hóa; phân tích, làm rõ cấu trúc và vai trò của văn hóa đối ngoại. Từ đó giúp góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa đối ngoại, là một trong những yếu tố quan trọng trong xã hội hiện đại, đồng thời giúp nâng cao nhận thức về văn hóa đối ngoại trong hoạt động đối ngoại tổng hợp. 6.2. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án giúp góp phần làm rõ thực trạng việc thực hiện văn hóa đối ngoại trên kênh truyền hình VTV4, từ đó chỉ rõ các vấn đề đặt ra và những giải pháp phát triển văn hóa đối ngoại của Việt Nam trên sóng truyền hình. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn có giá trị tham khảo cho Đảng và Nhà nước trong hoàn thiện chiến lược, chính sách về văn hóa đối ngoại trên sóng truyền hình nói riêng và trên các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu (9 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (18 trang) và Phụ lục (58 trang), luận án được chia làm 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận cơ bản (44 trang) Chương 2. Bối cảnh văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam (30 trang) Chương 3. Thực trạng văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 - 2020 qua nghiên cứu kênh VTV4 - Đài Truyền hình Việt Nam (36 trang) Chương 4. Văn hóa đối ngoại của Việt Nam qua kênh VTV4 - đánh giá, xu hướng vận động và các vấn đề đặt ra (36 trang)
- 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đối ngoại và văn hóa đối ngoại 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực quan hệ quốc tế được gọi là đối ngoại hay ngoại giao của nhiều quốc gia. Một số công trình nghiên cứu về phân tích chính sách đối ngoại, có những nghiên cứu như Foreign Policy Decision Making: an Approach to the Study of International Politics (Ra quyết định chính sách đối ngoại - một cách tiếp cận nghiên cứu chính trị quốc tế) [111] của Richard Snyder, H.W.Bruck và Burton Sapin (2021), và Pre-Theories and Theories of Foreign Policy (Các tiền đề lý thuyết và lý thuyết về chính sách đối ngoại) của James Rosenau (1996) [106]. Các nghiên cứu này tìm cách giải mã những yếu tố quyết định hành vi quốc gia, chủ thể nhà nước và các yếu tố liên quan tới việc ra quyết định chính sách đối ngoại. Rosenau cho rằng cần khái quát hóa hành vi của các quốc gia một cách hệ thống và có cách tiếp cận chính sách đối ngoại so sánh (comparative foreign policy) để tìm một lý thuyết bao quát về chính sách đối ngoại trong mọi thời gian và không gian. Những tài liệu này cho rằng cần nghiên cứu chính sách đối ngoại không những ở kết quả mà còn trong quá trình hoạch định chính sách. Vì vậy, nghiên cứu về phân tích chính sách đối ngoại đã được mở rộng và tiếp thu thành quả của nhiều ngành học khác nhau trong quá trình phát triển thành một chuyên ngành nghiên cứu. Cuốn sách Intercultural Communication and Diplomacy (Truyền thông và ngoại giao liên văn hóa) [95] của tác giả Hannah Slavik được ấn hành bởi DiploFoundation năm 2004. Công trình này là tập hợp các bài báo được trình
- 11 bày tại hai hội nghị: Hội nghị truyền thông và ngoại giao liên văn hóa năm 2003, và Hội nghị năm 2004 về tổ chức và văn hóa chuyên môn và ngoại giao. Các chủ đề bao gồm lý thuyết cơ bản, giao tiếp đa văn hóa trong thực tiễn về ngoại giao, đàm phán và giải quyết xung đột, văn hóa chuyên nghiệp và tổ chức, đào tạo cho các nhà ngoại giao. Các bài báo trong tập sách này tiếp cận chủ đề giao tiếp văn hóa và ngoại giao từ nhiều quan điểm văn hóa khác nhau, bởi tác giả của các bài viết này đến từ nhiều quốc gia và ở nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau (bao gồm các ngành dịch vụ quốc tế, các trường đại học, các doanh nghiệp), trong đó có cả các tổ chức phi chính phủ. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa trở thành một trong những thành tố quan trọng hình thành “sức mạnh mềm” của các quốc gia. Xây dựng và thực thi chính sách văn hóa đối ngoại là một trong những chính sách đối ngoại được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm. Tác giả Joseph.S.Nye được xem là “cha đẻ” cho lý thuyết sức mạnh mềm (soft power) với các công trình Bound To Lead: The Changing Nature of American Power (Ràng buộc để dẫn đầu: sự thay đổi nguồn gốc sức mạnh của nước Mỹ) ((1990) [100]; Soft power. The means to success in world politics and understand international conflict (Quyền lực mềm: Những phương thức để đạt được thành công trong chính trị thế giới và nhận biết về xung đột quốc tế) (2004) [99], trong đó, tác giả này cho rằng việc sử dụng văn hóa đối ngoại là một trong những cấu phần quan trọng để xây dựng “sức mạnh mềm” quốc gia, đã và đang trở thành xu hướng có tính chiến lược của nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản… Bên cạnh đó, một số học giả phương Tây còn nghiên cứu về chính sách đối ngoại ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước như David W.P.Elliot trong Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War to Globalization (Thế giới đang thay đổi: Sự chuyển đổi của Việt Nam từ chiến
- 12 tranh lạnh sang toàn cầu hóa) [94], New York, Oxford University Press (2012); Eero Palmujoki trong Vietnam and the World: Marxist - Leninist, Doctrine and the Changes in International Relation, (1975) [103], Macmillan, London (1997), đã nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn Đổi mới, sự đổi mới trong tư duy và hoạt động đối ngoại trong bối cảnh sau chiến tranh lạnh. Các tài liệu này đã so sánh, khái quát sự thay đổi chính sách đối ngoại Việt Nam trước và trong thời kỳ Đổi mới, trong và sau Chiến tranh lạnh. Các tác giả Carlyle A.Thayer và Rames Amer trong Vietnamese foreign policy in transition (Chính sách đối ngoại Việt Nam trong quá trình chuyển đổi) (2000) [113] đã phân tích những yếu tố khác nhau dẫn tới việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995. Về cách tiếp cận, Carlyle A.Thayer trong Vietnam’s Regional Intergration: The Costs and Benefits of Multilateralism (Sự hội nhập khu vực của Việt Nam: Chi phí và lợi ích của chủ nghĩa đa phương) [114] cho rằng chủ nghĩa khu vực và đa phương là cách tiếp cận phù hợp cho Việt Nam. Alexander L.Vuving trong Strategy and Evolution of Vietnam’s China Policy: A Changing Mixture of Pathway, (Chiến lược và sự phát triển của chính sách đối với Trung Quốc của Việt Nam: Một hỗn hợp các con đường đang thay đổi) [117] lại áp dụng cách tiếp cận cân bằng quyền lực, cân bằng nguy cơ để phân tích các bước đi ngoại giao của Việt Nam. Tác giả William S.Turley với công trình Vietnamese security in domestic and regional focus: The political-Economic Nexus (An ninh Việt Nam trong nước và khu vực trọng điểm: Mối quan hệ chính trị-kinh tế) [115] trong Southest Asian Security in the New Millenium, M.e.Sharpe Armonk, New York cho rằng vị trí địa chiến lược quan trọng của Việt Nam cũng tạo ra nhiều nguy cơ. Vị trí láng giềng với Trung Quốc đã khiến Việt Nam là một trong những nước ASEAN dễ bị tổn thương nhất và cũng đã từng đối mặt với những thách thức chiến lược nghiêm trọng nhất. Việt Nam phải
- 13 đấu tranh để duy trì không gian sinh tồn, bảo vệ bản sắc và lợi ích dân tộc, đồng thời phải tránh kích động chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc. Turley cho rằng Việt Nam đã điều chỉnh quan điểm và chính sách của mình “từ đối đầu sang hợp tác với ASEAN”. Hà Nội đã hướng tới ASEAN “để hỗ trợ cân bằng lại áp lực của Trung Quốc” và “cân bằng kỳ vọng về thị trường và tài chính từ phương Tây và Nhật Bản”. Tác giả Alexander L.Vuving với The Impact of China on Governance Structures in Vietnam trong The Impact of Russia, India and China on Governance Structures in their Regional Environment (Tác động của Trung Quốc đối với Cơ cấu Quản trị ở Việt Nam)(2008)[118] đã phân tích ASEAN là lựa chọn chiến lược của Việt Nam trong giai đoạn sau chiến tranh lạnh để đảm bảo không gian sinh tồn chiến lược. Báo cáo của Nhóm chuyên trách về Đối ngoại của Quốc hội Australia Vietnam’s Foreign Relations: Dilemma of Change (Quan hệ đối ngoại của Việt Nam: Tiến thóai lưỡng nan của sự thay đổi) [122] đã phân tích về thế tiến thóai lưỡng nan của Việt Nam trong giai đoạn đầu thời kỳ Đổi mới, với các khó khăn trong vấn đề Campuchia, quan hệ với các nước lớn và ASEAN. Các tác giả cho rằng đã có sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam kể từ cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 khi Việt Nam chuyển sang chính sách đối ngoại cân bằng và đa phương. Việt Nam đã vươn lên trở thành một thành viên chủ chốt trong các vấn đề ở Đông Nam Á và trên thế giới, cũng như tác động của hệ tư tưởng đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác như cuốn sách The New Public Diplomacy: Soft Power in International Relations (Lý thuyết ngoại giao công chúng mới: Quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế hiện nay) [98] của tác giả Jan Melessen do Palgrave Macmillan xuất bản năm 2005. Cuốn sách giới thiệu chính sách ngoại giao công chúng mới trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn;…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
260 p | 257 | 58
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa Thiền tông trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay
310 p | 191 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sinh hoạt văn hóa Quan họ làng (qua trường hợp làng Quan họ Viêm Xá)
176 p | 158 | 33
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
24 p | 200 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam
229 p | 91 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới
234 p | 44 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Sự dung hợp giữa phật giáo Bắc Tông với tín ngưỡng dân gian ở tỉnh Tiền Giang
255 p | 41 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam
293 p | 55 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Không gian sáng tạo trong đời sống văn hóa đô thị (qua nghiên cứu một số không gian sáng tạo tại Hà Nội)
174 p | 27 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
221 p | 17 | 8
-
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi của diễn xướng nghi lễ lên đồng (qua nghiên cứu trường hợp tỉnh Nam Định)
27 p | 97 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
192 p | 12 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn Hóa học: Văn hóa vùng biển đảo Quảng Ninh (qua nghiên cứu các lễ hội truyền thống)
28 p | 110 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa: Hệ thống thẩm mĩ trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ
163 p | 28 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học
26 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa trầm hương Việt Nam
27 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Biến đổi văn hóa làng ở Bắc Ninh hiện nay (qua trường hợp làng Đại Lâm, xã Tam Đa, huyện Yên Phong và làng Bất Lự, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du)
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn