intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:293

47
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học "Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam" trình bày bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam và quá trình ghi danh di sản Hát Xoan Phú Thọ; Diện mạo của Hát Xoan Phú Thọ sau ghi danh di sản; Di sản hóa Hát Xoan: Những vấn đề bàn luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ NHUNG HÁT XOAN PHÚ THỌ TRONG BỐI CẢNH DI SẢN HÓA Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ NHUNG HÁT XOAN PHÚ THỌ TRONG BỐI CẢNH DI SẢN HÓA Ở VIỆT NAM Ngành: Văn hóa học Mã số: 9.22.90.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Hồng Lý HÀ NỘI - 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sỹ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu nào khác. Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tác giả tiếp thu chân thực, cẩn trọng trong luận án. Tác giả luận án
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................ 10 1.1.1. Những nghiên cứu về di sản hóa và tính chính trị của di sản ............ 10 1.1.2. Những nghiên cứu về Hát Xoan và di sản hóa Hát Xoan................. 17 1.2. Khái quát chung về Hát Xoan .................................................................... 21 1.2.1. Hát Xoan: những vấn đề về thể loại và nguồn gốc............................ 21 1.2.2. Tổ chức, lệ tục Hát Xoan ................................................................... 29 1.2.3. Diễn xướng Hát Xoan ........................................................................ 34 1.3. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 38 1.3.1. Các khái niệm công cụ dùng trong luận án ....................................... 38 1.3.2. Nghiên cứu Hát Xoan trong bối cảnh di sản hóa ............................... 42 Tiểu kết Chƣơng 1 .............................................................................................. 47 Chƣơng 2: BỐI CẢNH DI SẢN HÓA Ở VIỆT NAM VÀ QUÁ TRÌNH GHI DANH DI SẢN HÁT XOAN PHÚ THỌ ................................................. 48 2.1. Bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam ................................................................. 48 2.1.1. Bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa ................................................... 48 2.1.2. Bối cảnh văn hóa, chính trị và những tác động đến thực hành Hát Xoan ...................................................................................................... 58 2.2. Quá trình ghi danh di sản Hát Xoan ......................................................... 64 2.2.1. Quá trình lựa chọn Hát Xoan ............................................................. 64 2.2.2. Quá trình xây dựng hồ sơ di sản Hát Xoan ....................................... 69 2.3. Di sản hóa Hát Xoan trong quá trình ghi danh di sản ............................ 76 2.3.1. Lập hồ sơ di sản và quá trình mở rộng quyền sở hữu........................ 76 2.3.2. Chọn lọc các yếu tố để có một hồ sơ di sản "có tính truyền thống và có tính xác thực" ........................................................................... 78 Tiểu kết Chƣơng 2 .............................................................................................. 80
  5. Chương 3: DIỆN MẠO HÁT XOAN PHÚ THỌ SAU GHI DANH DI SẢN....... 81 3.1. Hoạt động kiểm kê, sƣu tầm, sáng tác, ký âm bài bản Xoan .................. 81 3.1.1. Hoạt động kiểm kê tư liệu Hát Xoan ................................................. 82 3.1.2. Hoạt động sưu tầm và ký âm Xoan ................................................... 84 3.1.3. Đặt lời mới và sáng tác dựa trên ngữ liệu Xoan cổ ........................... 89 3.2. Hoạt động trình diễn và truyền dạy Hát Xoan hậu ghi danh di sản ...... 90 3.2.1. Những không gian Xoan sau ghi danh .............................................. 91 3.2.2. Thực hành và truyền dạy Hát Xoan sau ghi danh tại các làng Xoan cổ ........................................................................................................ 94 3.2.3. Thực hành và truyền dạy Hát Xoan tại các CLB Hát Xoan và dân ca Phú Thọ .......................................................................................... 100 3.2.4. Thực hành và truyền dạy Hát Xoan tại công sở, trường học ........... 106 3.2.5. Thực hành và trình diễn Hát Xoan trong quảng bá du lịch và văn hóa ....................................................................................................... 119 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 122 Chƣơng 4: DI SẢN HÓA HÁT XOAN: NHỮNG VẤN ĐỀ BÀN LUẬN... 123 4.1. Hát Xoan và nguy cơ nhất thể hóa bài bản Xoan, xu hƣớng bảo tồn bảo tàng hóa và vai trò, nhu cầu của cộng đồng chủ .................................... 123 4.2. Hát Xoan: củng cố ý thức bảo vệ di sản hay một hình thức phổ quát hóa di sản .................................................................................................. 135 4.3. Giữ gìn, bảo vệ Hát Xoan và đời sống riêng của di sản ......................... 138 4.4. Di sản Hát Xoan và sự định giá di sản .................................................... 141 4.5. Di sản hóa Hát Xoan và các hình thức khác nhau của di sản ............... 144 Tiểu kết Chƣơng 4 ............................................................................................ 147 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................... 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 155 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CLB Câu lạc bộ DSVHPVT DSVHPVT GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo VHTT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lần đến gặp các nghệ nhân Hát Xoan tại một phường Xoan cổ, tôi rất ngạc nhiên khi thấy sau lúc tập luyện, các nghệ nhân ngồi bên nhau và hát những bài do họ tự đặt lời, hân hoan tán thưởng những lời hát mới. Thấy sự hào hứng của tôi, nghệ nhân Thái1 ngẫu hứng hát thêm vài lời mới trên điệu Xoan cổ, không quên nói thêm rằng, bà và mọi người ở đây đang "hát trộm ông Sở", vì ông ấy biết thì sẽ không cho hát như thế. Các nghệ nhân còn cho biết thêm rằng, có những quy định rất cụ thể trong việc nghệ nhân phải trình diễn các bài bản Hát Xoan nào, mặc loại trang phục ra sao, nghệ nhân tham gia biểu diễn cần được sự đồng ý cho phép của các ban ngành văn hóa,… Mấy người ngồi đó chia sẻ thêm, bộ quần áo theo thiết kế mới họ "thấy không đẹp như bộ cũ", và họ rất thích nghe và tự đặt lời mới cho Xoan, chẳng hạn để nói về chuyện bầu cử, chuyện Covid-19,… nhưng không dám hát ở đâu cả, lúc truyền dạy ở trường học, công sở hay khi biểu diễn đều phải theo đúng 31 bài bản đã được "ông" UNESCO ghi danh. "Có lúc trời rét cũng phải bỏ giầy múa ra đi chân đất" để theo đúng yêu cầu biểu diễn, vì "Hát Xoan là của người nông dân, nên nó phải mộc mạc thế mới là Xoan". Những gì chứng kiến đã khiến tôi đặt ra nhiều câu hỏi. Hát Xoan được UNESCO ghi danh di sản, nhưng di sản này là của ai? Ai là người có thẩm quyển quyết định Hát Xoan nên được thực hành bởi ai, ở đâu, như thế nào, theo cách thức nào? Việc để những người thực hành Hát Xoan, cũng là "người mang di sản"2, phải bày tỏ nguyện vọng của họ về một cách thức Hát Xoan theo ý muốn như vậy liệu có đúng với tinh thần bảo vệ và phát huy di sản vẫn được cả UNESCO và các cơ quan, tổ chức tại địa phương đã cam kết? Những bài bản hát Xoan vốn luôn được xem là cổ, và luôn được thực hành trong sự giám sát nghiêm ngặt của các cơ quan hành chính thực sự xuất hiện khi nào, khi quá trình 1 Tên của các thông tín viên đều được tác giả luận án thay đổi để đảm bảo nguyên tắc ẩn danh. 2 Cụm từ do UNESCO sử dụng trong Công ước 2003. 1
  8. làm hồ sơ, sưu tầm các bài bản để phục vụ công tác ghi danh di sản mới chỉ được thực hiện vào những năm đầu thế kỉ XX, dựa trên nhiều tư liệu điền dã trước đó của các nhà nghiên cứu trong các đợt 19541, 1971-19732, 1978, 1998 - 20063? Những thực hành Hát Xoan đã và đang diễn ra trên diện rộng tại Phú Thọ, xuất hiện tại công sở, trường học, trong hầu khắp các hoạt động văn hóa, nghệ thuật của tỉnh, tham gia vào nhiều khía cạnh đời sống cả về văn hóa lẫn kinh tế, xã hội khơi gợi gì đến vấn đề về tính chính trị của di sản, điều đã được nói tới trong nhiều nghiên cứu đi trước của Salemink (2001, 2012, 2014), Lê Hồng Lý và các cộng sự (2014), Meeker (2019),… Bảo vệ và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc là một trong những vấn đề đang được những người làm công tác văn hóa, những nhà quản lý và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta quan tâm và trăn trở. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã có gần 10.000 di tích văn hóa cấp tỉnh, thành phố; 3.463 di tích cấp quốc gia; 95 di tích quốc gia đặc biệt; 249 DSVHPVT được đưa vào danh mục DSVHPVT quốc gia. Trong số các di sản đó, UNESCO (Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc) đã ghi danh 8 Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới; 14 DSVHPVT4. Con số các di sản vừa là niềm tự hào của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác bảo vệ, phát huy di sản. Từ việc nhìn nhận lại về vai trò của văn hóa với phát triển trong thế kỉ XX, đặc biệt là từ những động thái của UNESCO trong việc bảo vệ các di sản (mà nổi bật là di sản phi vật thể) của nhân loại đã kéo theo những thay đổi trong 1 Năm 1954, nhiều cán bộ ngành văn hóa phát hiện ra Hát Xoan lần đầu tiên và tiến hành giới thiệu, sưu tầm, chỉnh lý, đưa vào sáng tác ca nhạc, biên soạn hoạt cảnh cho tiết mục của các đoàn văn công. 2 Tác giả Nguyễn Khắc Xương sưu tầm 13 quả cách hát thờ phường Phù Đức (1971-1973), 13 quả cách hát thờ phường An Thái (1971, 1973 và 1978). 3 Từ 1998 đến 2006 là giai đoạn phục hồi các phường Xoan thành các Câu lạc bộ Xoan Kim Đức, An Thái, rồi tổ chức lại là 4 phường Xoan An Thái, Phù Đức, Kim Đái, Thét. 4 Nhã nhạc - Nhạc Cung đình Triều Nguyễn; Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù; Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc; Hát Xoan Phú Thọ; Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ Tĩnh; Nghi lễ và trò chơi Kéo co; Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt; Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ; Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái, Nghệ thuật Xòe Thái. 2
  9. nhận thức chung về văn hóa, về di sản và quá trình bảo tồn, phát huy di sản. Ngoài những Công ước và tôn chỉ hành động của UNESCO (Công ước 1972, Công ước 2003), những tổ chức, hiệp hội, các nhà nghiên cứu, hoạch định và quản lý văn hóa cũng đã có nhiều những bàn luận xung quanh vấn đề di sản. Những tranh luận nổi bật nhất xoay quanh vấn đề nhận thức về di sản và giá trị di sản, tính nguyên gốc của di sản và đánh giá vai trò của di sản văn hóa với tương lai. Di sản văn hóa được nhìn nhận như một quá trình tiếp tục sáng tạo văn hóa trong bối cảnh hiện tại, được tạo ra bởi những cảm nhận về các giá trị của quá khứ và trong những mối bận tâm của thực tại và tương lai. Những nhận thức về di sản văn hóa có một ý nghĩa quyết định đến công tác sưu tầm, bảo tồn, quản lý và phát huy di sản, tác động mạnh mẽ đến các thực hành di sản. Quan sát quá trình tác động và thay đổi đó từ các thực hành cụ thể, các nhà nghiên cứu đặt ra vấn đề mang tính lý thuyết: di sản hóa (heritagization), trong đó di sản được coi là một động từ hơn là một danh từ, và di sản hóa được xem như một thực hành văn hóa (Harvey 2008). Trên thực tế, khi được gắn cho những danh hiệu khác nhau (di sản cấp tỉnh – cấp quốc gia – cấp quốc gia đặc biệt – cấp thế giới), di sản không còn tồn tại như nó vốn có. Di sản, khi được nhiều bên biết tới, đồng nghĩa với những cách thức thực hành văn hóa truyền thống (trước khi được ghi danh) chịu sự tác động, biến đổi theo một tiêu chí hay những định hướng phù hợp với quan điểm duy trì và bảo tồn mà các cơ quan quản lý đưa ra. Quá trình di sản hóa, với việc lựa chọn di sản nào sẽ được ghi danh và quá trình di sản tồn tại hậu ghi danh ở Việt Nam hiện đang đặt ra rất nhiều vấn đề có ý nghĩa thiết thân đến sự tồn tại của chính di sản; và rất cần những nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn để có thể tìm ra những cách thức duy trì và bảo tồn phù hợp nhất, mang lại sức sống lâu bền cho di sản. Hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa thuộc loại hình dân ca nghi lễ phong tục, có lịch sử hình thành và quá trình tồn tại gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của cư dân Việt nơi này. Hát Xoan được Tổ chức Giáo dục, Khoa 3
  10. học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh DSVHPVT cần được bảo vệ khẩn cấp vào 24/11/2011; và đến 8/12/2017, Hát Xoan được đưa ra khỏi danh sách DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp để chuyển sang ghi danh trong danh sách DSVHPVT đại diện của nhân loại. Kết quả điều tra năm 2010 cho thấy, Hát Xoan gắn với 30 cửa đình, đền tại Phú Thọ và Vĩnh Phúc, trong đó đa số là các di tích thờ các vua Hùng và các nhân vật thời Hùng Vương. Trong số đó, chỉ có 4 làng được xem là có họ Xoan cổ là An Thái, Thét, Phù Đức và Kim Đái (trước cách mạng thuộc tổng Phượng Lâu huyện Phù Ninh, này đều thuộc thành phố Việt Trì)1. Các làng Xoan gốc này thuộc vùng sơn phận núi Hùng, cũng là những nơi hiện còn lưu giữ được 31 bài bản Hát Xoan cổ. Từ khi được công nhận đến nay, diện mạo của Hát Xoan đã có nhiều thay đổi. Việc ghi danh di sản đã tác động mạnh đến những chính sách và thực hành Hát Xoan, đồng thời kéo theo những chiều cạnh phức tạp trong mối quan hệ giữa cộng đồng chủ thể, nhà nước và di sản. Lựa chọn đề tài Hát Xoan Phú Thọ trong bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam, luận án mong muốn làm rõ quá trình di sản hóa Hát Xoan ở Phú Thọ như thế nào, đồng thời góp phần bàn luận về sự tồn tại của di sản trong bối cảnh xã hội Việt Nam đương đại. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu về diện mạo của Hát Xoan Phú Thọ sau khi được UNESCO ghi danh qua hai giai đoạn, từ 24/11/2011, trong danh mục DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp, và giai đoạn hai, từ 8/12/2017, Hát Xoan được UNESCO đưa ra khỏi danh sách DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh tại Danh sách DSVHPVT đại diện của nhân loại. Luận án chú trọng nghiên cứu các vấn đề từ thực hành bài bản Xoan, sưu tầm, ký âm, truyền dạy, công tác nghệ nhân,…, đến cách Hát Xoan tham gia trong các chương trình, hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, kinh tế, giáo dục, du lịch trong và ngoài địa bàn tỉnh để có thể hiểu về cách Hát Xoan hiện 1 Cả 4 họ Xoan đều được gọi theo tên làng. 4
  11. diện trong đời sống văn hóa tại Phú Thọ kể từ sau khi được ghi danh. Từ hiện trạng cụ thể của Hát Xoan sau ghi danh, luận án bàn luận các vấn đề trong công tác bảo vệ, phát huy di sản (các cấp), nhìn ra những động thái kinh tế, chính trị, văn hóa từ các thực hành di sản Hát Xoan. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu về vấn đề di sản hóa các di sản văn hóa, tập trung vào vấn đề về tính chính trị của di sản. - Nghiên cứu về bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam từ các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa. - Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình Hát Xoan Phú Thọ được lựa chọn và ghi danh là DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO. - Nghiên cứu những diễn biến sau ghi danh của Hát Xoan Phú Thọ, quá trình bảo vệ khẩn cấp Hát Xoan, bàn luận vấn đề di sản hóa Hát Xoan trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thực hành Hát Xoan được tiến hành tại tỉnh Phú Thọ sau quá trình ghi danh của UNESCO, trong sự tham chiếu với các thực hành Hát Xoan diễn ra trước đó. Các thực hành Hát Xoan diễn ra tại Phú Thọ rất đa dạng và phong phú, cả ở các phường Xoan cổ, ở các CLB, tại trường học, công sở, các điểm du lịch, các chương trình văn hóa văn nghệ và trong nhiều nghi lễ, lễ hội tại địa phương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: luận án tìm hiểu về các thực hành Hát Xoan diễn ra ở Phú Thọ, trong đó tập trung nghiên cứu các làng Xoan cổ như: An Thái, Phù Đức, Kim Đới, Thét, một số làng Xoan, CLB Xoan mới, một số trường học, công sở, địa điểm du lịch trong địa bàn tỉnh Phú Thọ có thực hành truyền dạy và trình diễn Hát Xoan. 5
  12. Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực hành Hát Xoan ở Phú Thọ trong giai đoạn từ sau khi được UNESCO ghi danh DSVHPVT cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại (2011) cho đến nay, trong đó, chú trọng tập trung nhận diện, phân tích và bàn luận các thực hành Hát Xoan đang diễn ra trong sự tham chiếu với các thực hành đã diễn ra trước đó. Thời gian luận án thực hiện khảo sát là từ năm 2016 đến năm 2021. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra trong đề tài, luận án xác định sử dụng các phương pháp chính gồm: - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Đây là phương pháp được tác giả luận án sử dụng trong quá trình tìm kiếm và tổng hợp các tư liệu thứ cấp đã có về Hát Xoan (cả tư liệu nghiên cứu và tư liệu thực hành), về các quan điểm nghiên cứu, bảo vệ, phát huy di sản nói chung và di sản Hát Xoan nói riêng. Hệ thống các tư liệu này được tác giả luận án tìm kiếm trong các thư viện (thư viện Quốc gia và thư viện tỉnh Phú Thọ), các trung tâm lưu trữ tại Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ, tại phòng văn hóa, Trung tâm di sản của tỉnh, kỷ yếu các hội thảo (cả về chủ đề Hát Xoan và một số loại hình di sản được ghi danh khác). Ngoài ra, các tư liệu liên quan đến quan điểm và chính sách bảo vệ, phát huy di sản còn được tác giả tổng hợp từ tư liệu công bố trên website của UNESCO, trong các kỷ yếu hội thảo, trong các quyết định, thông tư liên quan tới di sản nói chung và Hát Xoan nói riêng, đặc biệt là hệ thống các công văn triển khai hoạt động bảo vệ phát huy di sản tại tỉnh Phú Thọ. - Phương pháp điền dã dân tộc học, trọng tâm là quan sát tham dự và phỏng vấn sâu. Trong quá trình tìm hiểu về hiện trạng Hát Xoan sau ghi danh, tác giả luận án đã tiến hành quan sát tham dự các thực hành diễn xướng Xoan diễn ra tại các làng Xoan cổ vào các thời điểm hội, lễ (đặc biệt vào lễ hội đầu năm và lễ giỗ tổ Hùng Vương); trong các hoạt động giao lưu, truyền dạy và trong thời điểm thường ngày. Các thực hành Hát Xoan tại các CLB Hát Xoan và 6
  13. dân ca Phú Thọ, tại trường học, công sở hay hoạt động trình diễn Xoan trên các sân khấu tại địa phương, đặc biệt là các chương trình diễn dành cho khách du lịch cũng được tác giả tham dự. Các cuộc phỏng vấn sâu được tiến hành với các nghệ nhân thực hành Xoan tại 4 làng Xoan cổ, các nghệ nhân và thành viên của CLB Hát Xoan và Dân ca tỉnh Phú Thọ, người dân tại làng Xoan, cán bộ Sở VH-TT-DL, cán bộ Phòng Di sản, cán bộ nhà nước tại một số cơ quan trong tỉnh (đã từng tham gia các lớp tập huấn về Hát Xoan), cán bộ Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ, cán bộ lãnh đạo văn hóa xã, một số giáo viên tại một số trường Tiểu học và trung học phổ thông tại thành phố Việt Trì, huyện Tam Nông (Hiệu trưởng, Hiệu phó, giáo viên phụ trách Đoàn - Đội, giáo viên Âm nhạc và các giáo viên được phân công đi học và truyền dạy Hát Xoan trong nhà trường), học sinh (cấp 1, 2, 3) tại một số trường học trên địa bàn tỉnh. Tác giả cũng tham gia và tiến hành ghi chép, phỏng vấn trong các lớp tập huấn Hát Xoan thường niên dành cho cán bộ nhà nước và giáo viên tại các trường học. Những cuộc trao đổi với các nhà sưu tầm, nghiên cứu tại địa phương, với các đạo diễn - biên kịch một số chương trình nghệ thuật của tỉnh và các cán bộ làm công tác ký âm Xoan cũng được tác giả thực hiện trong thời gian làm luận án. Ngoài ra, do Hát Xoan là một loại hình nghệ thuật có âm nhạc, lời ca, giai điệu, trang phục, nhạc cụ, luận án còn vận dụng cách tiếp cận và phương pháp phân tích của ngành nhạc học và dân tộc học âm nhạc, đặc biệt trong phần tìm hiểu về ký âm, âm nhạc, múa trong Hát Xoan. Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả luôn cố gắng tuân thủ các nguyên tắc trong việc khai thác các tư liệu điền dã. Tên của các thông tín viên được thay đổi để đảm bảo nguyên tắc ẩn danh, và các tư liệu phỏng vấn được gỡ băng ngay sau thời điểm tiến hành khai thác tại thực địa. Tác giả cũng duy trì việc kết nối với các thông tín viên (thông qua điện thoại, Facebook...) để có thể 7
  14. nắm bắt kịp thời các hoạt động diễn ra tại địa phương. Thông tin đăng tải từ website của các khu du lịch, các trung tâm du lịch tại Phú Thọ, các chương trình hoạt động văn hóa diễn ra trên địa bàn tỉnh được tác giả cập nhật thường xuyên. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án chỉ ra rằng, Hát Xoan là thực hành văn hóa đã được kiến tạo trong lịch sử và hiện vẫn tiếp tục được kiến tạo, gắn với các nhu cầu về tâm linh, văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế tại Phú Thọ. - Luận án chỉ ra các vấn đề liên quan tới quá trình bảo vệ và phát huy di sản Hát Xoan hậu ghi danh, từ việc sưu tầm, kiểm kê đến cách thức Hát Xoan được truyền dạy và thực hành tại các làng Xoan cổ, tại công sở, trường học và các địa điểm du lịch, trong các chương trình quảng bá văn hóa tại Phú Thọ. Luận án cho thấy, việc Hát Xoan được bảo vệ và phát huy trên diện rộng đã gia tăng các nguy cơ di sản hóa, cũng như có những tác động mạnh đến diện mạo của thực hành Hát Xoan của quá trình bảo vệ và phát huy này, với các vấn đề về sự nhất thể hóa, bảo tàng hóa, phổ quát hóa, giá trị hóa Hát Xoan, dẫn đến những tiếp nhận trái chiều trong thực hành di sản. - Luận án chỉ ra rằng, sau khi được UNESCO ghi danh, Hát Xoan có xu hướng hình thành hai tiểu loại: Xoan tín ngưỡng (Xoan được cộng đồng thực hành gắn liền với nhu cầu tâm linh, với tín ngưỡng thờ cúng tại đình, miếu địa phương) và Xoan văn nghệ (Xoan được trình diễn cho các đối tượng thưởng thức đa dạng bên ngoài), mỗi tiểu loại có các đặc trưng riêng về không gian, phương thức và nguyên tắc thực hành. - Luận án nhấn mạnh cách tiếp cận "di sản văn hóa sống", với việc xem di sản như một yếu tố trong chỉnh thể văn hóa và xã hội, tôn trọng đời sống riêng của di sản cũng như quyền sử dụng di sản của các chủ thể thực hành nhằm hướng tới việc phát huy các giá trị của di sản trong bối cảnh di sản hóa hiện nay ở Việt Nam. 8
  15. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về mặt lý luận: Thông qua nghiên cứu trường hợp di sản Hát Xoan, luận án chỉ ra tầm quan trọng của cách tiếp cận xem di sản như một thực thể sống. Di sản cần được tạo điều kiện để phát triển bình thường nhất có thể trong đời sống văn hóa, xã hội của địa phương. Về mặt thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách trong việc thiết kế và triển khai các chương trình/ hoạt động phù hợp trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt với hoạt động bảo tồn các DSVHPVT. - Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào hệ thống tri thức về văn hóa của người Việt nói riêng và tri thức về văn hóa hệ thống các dân tộc ở Việt Nam nói chung. Luận án được hoàn thiện có thể trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa. Hướng tiếp cận di sản của luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho ngành quản lý văn hóa, quản lý di sản tại Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục (gồm cả Phụ lục Ảnh) và Tài liệu tham khảo, luận án được triển khai với các chương cụ thể như sau: Chương 1 - Tổng quan tình hình nghiên cứu, Cơ sở lý luận và Đối tượng nghiên cứu Chương 2 - Bối cảnh di sản hóa ở Việt Nam và quá trình ghi danh di sản Hát Xoan Phú Thọ Chương 3 - Diện mạo của Hát Xoan Phú Thọ sau ghi danh di sản Chương 4 – Di sản hoá Hát Xoan: những vấn đề bàn luận 9
  16. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về di sản hóa và tính chính trị của di sản Tính đến năm 2021, Việt Nam có 14 DSVHPVT được UNESCO ghi danh, gồm: Nhã nhạc cung đình Triều Nguyễn, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và Đền Sóc, Hát Xoan Phú Thọ, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví, Giặm ở Nghệ Tĩnh, Nghi lễ và trò chơi Kéo co, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ, Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái, Nghệ thuật Xòe Thái. Ngoài các DSVHPVT kể trên, trên đất nước Việt Nam còn hiện hữu nhiều loại hình di sản phi vật thể như âm nhạc, múa, tín ngưỡng, lễ hội,... của người Kinh và các dân tộc thiểu số khác. Những di sản này có lịch sử tồn tại gắn liền với đời sống văn hóa, xã hội của các cộng đồng, tộc người ở Việt Nam, cả trong quá khứ và trong hiện tại. Nghiên cứu về di sản văn hóa, trong đó có DSVHPVT, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và quản lý trong các lĩnh vực như văn hóa học, dân tộc học, nhân học, quản lý văn hóa, bảo tàng,... Tùy vào mục đích nghiên cứu, những chuyên gia có cách tiếp cận DSVHPVT khác nhau. Một cách khái quát, có thể thấy các nghiên cứu về di sản thường tập trung vào một số vấn đề như: quan điểm về di sản và vai trò của di sản; công tác sưu tầm, kiểm kê, tư liệu hóa DSVHPVT; quá trình bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị DSVHPVT trong xã hội. Các tác giả đã khẳng định về tầm quan trọng của di sản trong đời sống văn hóa cộng đồng, trong việc xác định bản sắc quốc gia, dân tộc (Hoàng Vinh 2006, Đặng Văn Bài 2007, Cao Tự Thanh 2013). Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, 10
  17. để DSVHPVT tồn tại và phát huy được những giá trị vốn có trong xã hội hiện nay, ngoài nhiệm vụ điền dã để sưu tầm, kiểm kê và tư liệu hóa, cần phải tôn trọng và khuyến khích cộng đồng chủ thể di sản để họ lưu giữ, trao truyền các loại hình DSVHPVT cho các thế hệ kế cận (Trần Văn Khê 2002, Đặng Văn Bài 2007, Tô Ngọc Thanh 2007, Nguyễn Xuân Kính 2009, Ngô Đức Thịnh 2010, Bùi Hoài Sơn 2010, Lê Thị Minh Lý 2013, Lê Hồng Lý và các cộng sự 2014). Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn vai trò của các cơ quan, tổ chức, nhà nước với cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị của DSVHPVT của Việt Nam hiện nay. Trong nghiên cứu về di sản, nổi bật là quan điểm lý thuyết về di sản hóa. Theo Salemink (2014), di sản hóa (heritagization) là khái niệm được Robert Hewison đưa ra năm 1987 trong “Công nghiệp di sản: Vương quốc Anh trong sự đi xuống” (The Heritage Industry: Britain in a Climate of Decline) và có một quá trình biến chuyển hàm nghĩa từ đó tới khoảng những năm 2009, 2010. Từ một khái niệm vốn chỉ dùng để nói về những biến đổi trong các địa điểm di sản, di sản hóa được Regina Bendix trong Di sản giữa kinh tế và chính trị: Đánh giá từ quan điểm nhân học văn hóa (Heritage between economy and politics: An assessment from the perspective of cultural anthropology) (2009) sử dụng với những hàm nghĩa mới. Theo đó, quá trình bảo tồn một cách có ý thức các di sản cho hiện tại và cho các thế hệ tương lai là quá trình "nhất thiết phải mang tính chọn lọc, do không phải mọi ký ức văn hóa đều được coi là di sản" (dẫn theo Salemink 2014: 489). Bendix đã chỉ ra một số sự biến đổi do sự phong thánh một số địa điểm và thực hành nhất định là di sản đem lại: sự viện dẫn truyền thống và tính chân thực; sự hiện hình bản chất và nuôi dưỡng vốn biểu tượng; sự tranh cãi về những giá trị di sản; công việc mang tính biểu tượng về marketing. Đến Rosmary Coombe và Joseph Turcotte (2012) trong “Di sản văn hóa của người bản địa trong sự phát triển và thương mại: Quan điểm từ động năng Luật và chính sách di sản văn hóa” [Indigenous Cultural Heritage in Development and Trade: Perspectives from the Dynamics of Cultural 11
  18. Heritage Law and Policy], vấn đề di sản hóa được nhận định: "Có thể cho rằng, sự nhấn mạnh mới lên việc kiểm kê DSVHPVT, cụ thể hóa chúng, gắn cho chúng những người bảo vệ phù hợp, và đầu tư xây dựng năng lực để phát triển các chuyên gia địa phương, tạo nên một chế độ quyền lực mới và chế độ này vừa hứa hẹn vừa gây nguy hiểm đến các cộng đồng địa phương và người bản xứ được coi là có một nền văn hóa riêng biệt mà những chế độ mới này tìm kiếm để đánh giá" (Coombe and Turcotte 2021: 31-32, dẫn theo Salemink 2014: 491). Nói theo cách của Salemink, do vướng vào những hệ thống đánh giá khác nhau (bởi người thực hành, bởi các chuyên gia văn hóa, bởi cán bộ nhà nước, bởi thị trường), ở những cấp độ khác nhau (địa phương, quốc gia, liên quốc gia và quốc tế), việc công nhận DSVHPVT có thể là một may mắn không trọn vẹn với những cộng đồng là người mang - nhưng có lẽ không còn là người sở hữu, khi thực hành văn hóa trở thành di sản (Salemink 2014: 491). Trong các nghiên cứu về di sản ở Việt Nam, từ khoảng năm 2010, các nhà nghiên cứu bắt đầu nói tới vấn đề di sản hóa. Người đề cập trực tiếp và bàn luận nhiều nhất về vấn đề di sản hóa các loại hình DSVHPVT ở Việt Nam là Oscar Salemink. Trong bài viết “Di sản hóa văn hóa sống ở Việt Nam như DSVHPVT” in trong Hội thảo 10 năm thực hiện công ước bảo vệ DSVHPVT của UNESCO - Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai, Salemink đã giới thiệu về khái niệm “di sản hóa” (heritagization) thông qua việc điểm lại quá trình thuật ngữ này xuất hiện và những hàm nghĩa của di sản hóa. Từ bối cảnh cụ thể ở Việt Nam, nhà nghiên cứu phát triển cách hiểu về khái niệm di sản hóa, "Di sản hóa - được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, cụ thể là gắn cho các di tích và thực hành văn hóa danh hiệu di sản" (tr.494). Quá trình này có khả năng đưa đến sự xói mòn các quyền của cộng đồng sở hữu di sản, cao hơn là sự tước mất quyền của các cộng đồng địa phương, "công cụ hóa các thực hành văn hóa bởi vì nó thường phù hợp với mối quan tâm của những người bên ngoài - các cá nhân và chuyên gia văn hóa, chính quyền địa phương, chính phủ quốc gia (tr.494). Salemink đã bàn luận về vấn đề di sản hóa 12
  19. một số loại hình DSVHPVT đại diện nhân loại của Việt Nam như Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Hát Xoan Phú Thọ, Quan họ Bắc Ninh, Ca trù... Theo tác giả, quá trình tuyên bố và công nhận di sản ở Việt Nam là quá trình chính trị hóa di sản ở các cấp, với những sự trùng lặp và tương tác. Ngoài ra, nhà nước còn phải chịu những trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, bảo vệ hoặc giữ gìn di sản. Như vậy, di sản của cộng đồng khi được UNESCO công nhận sẽ trở thành “tài sản quốc gia” (Salemink 2015: 485). Và khi trở thành tài sản quốc gia, nhà nước sẽ có những chính sách quản lý, bảo tồn di sản như sân khấu hóa, giảng dạy các di sản như Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Quan họ Bắc Ninh, Hát Xoan Phú Thọ trong trường học hoặc thế tục hóa lễ hội... Những việc làm trên thường hướng đến những người bên ngoài chứ không phải là chủ thể di sản, trong khi cộng đồng, chủ thể di sản mới đóng vai trò quyết định sự tồn tại của di sản. Nhấn mạnh thêm về tính chính trị của DSVHPVT ở Việt Nam, trong bài viết “Appropriating Culture: The politics of intangible cultural heritage in Vietnam - Chiếm đoạt để sở hữu văn hóa: Chính trị về DSVHPVT ở Việt Nam”, Oscar Salemink (2012) đã phân tích sự cạnh tranh mang tính địa phương, ở cấp quốc gia và toàn cầu để đạt được sự công nhận mang tính quốc gia và của tổ chức UNESCO. Sự công nhận dù mang tính quốc gia hay toàn cầu thì nhà nước cũng can thiệp trong việc quản lý, bảo vệ và giữ gìn di sản, sự can thiệp đó là một sự “chiếm đoạt” DSVHPVT từ chủ thể di sản - những người đã sáng tạo, gìn giữ và có các quyền lợi về di sản - ra khỏi những thực hành văn hóa của họ. Sự can thiệp này mang tính hai mặt, nếu việc tổ chức, quản lý, bảo quản cũng như chia lợi ích hợp lý thì sẽ mang lại kết quả tốt; ngược lại, nó cũng có thể đẩy chính những người dân ra ngoài lề, mất độc quyền thực hành văn hóa của chính họ. Đề cập đến di sản hóa các loại hình DSVHPVT, trong chuyên khảo “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hiện đại hóa: nghiên cứu trường hợp Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ), Hội Gióng (Hà Nội), Tháp bà Poh 13
  20. Nagar (Khánh Hòa) và văn hóa cồng chiêng của người Lạch (Lâm Đồng)”, tác giả Lê Hồng Lý và các cộng sự (2012) cho rằng, quan điểm bảo tồn có chọn lọc, xếp hạng các di sản, quản lý, sân khấu hóa, sáng tạo truyền thống trong công tác bảo tồn và phát huy di sản của các tác nhân bên ngoài chính là quá trình di sản hóa. Quá trình này có thể làm suy giảm quyền quản lý, tổ chức, sáng tạo, hưởng lợi của cộng đồng chủ thể di sản, thậm chí còn "ngoài lề hóa" cộng đồng chủ, tước đoạt các quyền của chủ nhân văn hóa đối với di sản. Quá trình này hình thành nên tâm lý trông chờ, ỷ lại, thờ ơ với chính di sản văn hóa vốn thuộc về cộng đồng, bởi sau khi được tôn vinh, những di sản này đã trở thành “tài sản của quốc gia” chứ không còn thuộc về người dân như trước. Trong tham luận “Di sản hóa lễ hội truyền thống và tính thiêng trong nghi lễ”, Phan Phương Anh đã có những nhìn nhận về tính thiêng trong lễ hội và quan niệm di sản hóa văn hóa phi vật thể để làm cơ sở để phân tích về di sản hóa lễ hội truyền thống ở Việt Nam. Theo tác giả, di sản hóa là quá trình đưa một loại hình văn hóa thành một di sản qua hai giai đoạn lập hồ sơ đến lúc công nhận là di sản và giai đoạn kể từ sau khi được công nhận là di sản. Trong lễ hội truyền thống ở Việt Nam, nhân vật được thờ phụng là hiện thân của cái thiêng, do vậy mọi yếu tố liên quan đến nhân vật - từ truyền thuyết, thần tích, lễ vật, người tham gia và quy trình lễ hội đều chứa đựng yếu tố thiêng. Kết quả khảo sát thực tế tại lễ hội Gióng ở đến Phù Đổng và lễ hội đền Hùng ở Phú Thọ của tác giả cho thấy, lễ hội Gióng giữ được tính nguyên thức nhờ có Sổ hội lễ truyền từ đời này sang đời khác, do vậy tính thiêng là cái được cả cộng đồng quy định nhưng lễ hội đền Hùng lại bị hành chính hóa mạnh mẽ, chẳng hạn, thành phần trung tâm dâng hương là các lãnh đạo Đảng và nhà nước và các cơ quan trung ương; chủ lễ là một đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước cao cấp; toàn bộ chương trình lễ hội được lên kịch bản và quy định chặt chẽ còn người dân bị loại trừ ra khỏi lễ hội,... Như vậy, tính thiêng của lễ hội đã bị can thiệp và không còn được đảm bảo, và đây là biểu hiện của quá trình di sản hóa. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1