
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận
lượt xem 1
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học "Múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận" được nghiên cứu với mục tiêu: Luận án nghiên cứu về múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận, qua đó tìm ra chức năng của nó trong đời sống văn hóa truyền thống, cũng như sự thay đổi chức năng hoặc xuất hiện những chức năng mới của nó trong đời sống văn hóa đương đại của cư dân Ninh Thuận hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận
- BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ******** NGUYỄN KHÁNH NGỌC MÚA CHĂM TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN NINH THUẬN Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9229040 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI, 2024
- Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Lê Hồng Lý 2. TS. Nguyễn Anh Cường Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đức Ngôn Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Văn Doanh Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Phản biện 3: PGS.TS. Lâm Bá Nam Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp Trường tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 418, đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi: … giờ …, ngày … tháng … năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Đời sống văn hóa (ĐSVH) là một bộ phận quan trọng cấu thành nên đời sống của một xã hội. ĐSVH phản ánh mọi hoạt động của con người trong mối quan hệ với môi trường sống để sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đáp ứng nhu cầu của con người và xã hội. Xây dựng và phát triển ĐSVH có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Người Chăm tại Ninh Thuận hiện nay là cư dân bản địa sinh sống lâu đời và là hậu duệ của cư dân Champa xưa. Trong lịch sử phát triển của mình, người Chăm đã sáng tạo ra cho mình một đời sống văn hóa phong phú về nội dung và đa dạng về diện mạo. Sự độc đáo của văn hóa Chăm đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các công trình của các nhà nghiên cứu giúp người đọc có thể hình dung được bức tranh tổng thể về văn hóa Chăm với các lát cắt chi tiết về lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng, kiến trúc, điêu khắc, văn học, nghệ thuật… Trong bức tranh ấy, nghệ thuật múa Chăm chính là một mảng màu đặc biệt, lôi cuốn và hấp dẫn. Múa là một thể loại trong trình diễn dân gian của người Chăm, có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa. Dân tộc Chăm yêu múa, có hệ thống múa phong phú, đa dạng và là dân tộc duy nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, có lễ hội dành riêng cho múa. Tuy nhiên, để tìm hiểu về múa Chăm thì hiện nay, người đọc hầu như chỉ có những công trình nghiên cứu gián tiếp về múa. Nhiều công trình nghiên cứu khi phân tích về văn hóa, lễ hội, các nghi thức, nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng…đã mô tả, giới thiệu về múa Chăm một cách gián tiếp. Múa Chăm không phải là đối tượng nghiên cứu trực tiếp nên việc phân tích và tổng kết về mặt lý luận cho múa Chăm là hầu như không có. Nghiên cứu trực tiếp về múa Chăm chỉ có một số ít công trình như: Nghệ thuật múa Chăm của tác giả Lê Ngọc Canh, xuất bản năm 1982; Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chăm của hai tác giả Lê Ngọc Canh, Tô Đông Hải, xuất bản năm 1995; Giáo trình múa dân tộc Chăm của nhóm tác giả Phạm Minh Phương, Vũ Thị Phương Anh, xuất bản năm 2016; Nghệ thuật ca múa nhạc người Chăm của 2 tác giả Trương Văn Món và
- 2 Thông Thanh Khánh (đồng chủ biên), xuất bản năm 2014; Mặc dù có vai trò quan trọng, nhưng múa Chăm vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống, toàn diện, chưa tương xứng với sự phong phú của nó trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận. Bên cạnh đó, trước xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa, trong khi rất nhiều loại hình nghệ thuật mất đi vị thế vốn có của mình, thì múa Chăm đã có những bước chuyển mình để có thể phù hợp với sự thay đổi của xã hội mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc. Các điệu múa Chăm vẫn bền bỉ tồn tại trong các lễ hội; Các nghệ nhân múa Chăm đã phát triển các động tác từ trong múa thiêng/múa nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo để trở thành các điệu múa phục vụ đời sống sinh hoạt; Các đoàn nghệ thuật dân gian Chăm được hình thành để phục vụ du lịch, phát triển kinh tế địa phương; Các biên đạo múa sáng tạo ra các điệu múa Chăm mới trên cơ sở chất liệu múa Chăm để quảng bá văn hóa, nghệ thuật tới đông đảo khán giả trong và ngoài nước… Đặc biệt, hiện nay nghệ thuật múa Chăm đã và đang được khai thác trong hoạt động du lịch, trở thành một trong những sản phẩm du lịch. Điều này, dẫn tới việc dù Nha Trang và Quảng Nam không phải là địa điểm sinh sống của đông đảo cộng đồng người Chăm, nhưng các nghệ nhân múa Chăm từ Ninh Thuận đã di chuyển tới đây để biểu diễn phục vụ cho hoạt động du lịch tại khu di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn và tháp Bà Ponagar. Các điệu múa Chăm do các nghệ nhân trình diễn đã trở thành một trong những sản phẩm tạo nên dấu ấn và thu hút khách du lịch khi đến tham quan những di tích này. Có thể nói, múa dân tộc Chăm là một điển hình về sự vận động, chuyển biến để phù hợp với đời sống xã hội hiện đại những vẫn giữ được cốt cách, bản sắc riêng có của mình. Sự vận động của múa Chăm trong đời sống văn hóa đương đại đã đang đặt ra các câu hỏi như: múa Chăm trong đời sống văn hóa của người dân Ninh Thuận như thế nào? Các chức năng của nó trong đời sống đương đại ra sao? Nó phản ánh những vấn đề gì của người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay? Từ những lý do về phương diện lý luận và thực tiễn nêu trên tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài Múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa học.
- 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu về múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận, qua đó tìm ra chức năng của nó trong đời sống văn hóa truyền thống, cũng như sự thay đổi chức năng hoặc xuất hiện những chức năng mới của nó trong đời sống văn hóa đương đại của cư dân Ninh Thuận hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu để làm cơ sở cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu. - Khái quát về người Chăm ở Việt Nam nói chung và ở Ninh Thuận nói riêng. - Nghiên cứu, phân tích về các chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống và đương đại của cư dân Ninh Thuận. - Bàn luận những vấn đề nổi cộm rút ra từ đối tượng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, có ba câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải quyết vấn đề: Câu hỏi nghiên cứu 1: Múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống của cư dân Ninh Thuận được thể hiện như thế nào và chức năng của nó ra sao? Câu hỏi nghiên cứu 2: Múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận hiện nay được thể hiện thông qua sự thay đổi/ bổ sung mới chức năng như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu 3: Có những vấn đề gì cần bàn luận liên quan đến sự thay đổi/ bổ sung mới chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận hiện nay? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian + Luận án lựa chọn nghiên cứu múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân ở tỉnh Ninh Thuận vì Ninh Thuận là địa phương tập trung đông người Chăm nhất cả nước.
- 4 + Người Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn) tại Ninh Thuận được chia theo 3 khu vực cộng đồng tín đồ và đền tháp: Khu vực tháp Po Rome, khu vực đền thờ Pô Nagar, khu vực tháp Po Klong Garai. Do đó luận án sẽ tập trung đi sâu khảo sát nghiên cứu trường hợp ở một số điểm sau: (1) Làng Hữu Đức (tiếng Chăm: Palei Hamu Tanran), xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, thuộc khu vực đền Po Nagar, là làng Chăm Bà la môn lớn nhất tại Ninh Thuận hiện nay và là làng duy nhất có Muk Rija là nam. Làng Hữu Đức được biết đến với nhiều lễ hội diễn ra quanh năm, đặc biệt là lễ hội Kate. Đây cũng là làng có nhiều nét văn hoá Chăm vẫn còn được lưu giữ, chưa bị mai một theo thời gian. (2) Làng Thành Ý (tiếng Chăm: Palei Tabeng), xã Thành Hải, Tp. Phan Rang-Tháp Chàm, thuộc khu vực tháp Po Klong Garai. Đây là palei duy nhất trong tất cả các làng Chăm đóng trên địa bàn thành phố của tỉnh Ninh Thuận, tập trung chủ yếu người Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng đạo Bàlamôn), có nhiều hoạt động về văn hoá lớn mang tính chất cộng đồng có múa Chăm như: lễ đầu năm, lễ cầu mưa, lễ hội Katê, lễ Chabun,… (3) Làng Hậu Sanh (tiếng Chăm: Palei Thuen), xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, ở khu vực tháp Porome, là nơi đồng bào Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng đạo Bàlamôn) thường xuyên tổ chức các lễ hội có múa Chăm như: Lễ cầu đảo, lễ Kate, lễ cúng tưởng nhớ người Mẹ xứ sở, lễ mở cửa tháp… (4) Làng Bàu Trúc (tiếng Chăm: Palei Hamu Craok), thị xã Phước Dân, huyện Ninh Phước. Vì đây là địa bàn tập trung đông người Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng đạo Bàlamôn) và thuộc huyện Ninh Phước là huyện có đông người Chăm ảnh hưởng Bà la môn nhất tỉnh Ninh Thuận (theo thống kê của Tổng cục Thống kê ngày 1/4/2019); là nơi ở ngay gần thành phố Phan Rang - Tháp Chàm diễn ra quá trình hiện đại hóa mạnh ở tỉnh Ninh Thuận đã tác động đến sự thay đổi chức năng của múa Chăm; là palei đươc biết đến với nhiều lễ hội diễn ra quanh năm, như lễ Kate, lễ Rija, lễ giỗ tổ nghề gốm Po Klong Chanh… được tổ chức rất long trọng với sự phát triển mạnh múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân. Và đặc biệt đây là làng Chăm duy nhất có phát triển múa phục vụ hoạt động du lịch. Ngoài ra, NCS còn khảo sát qua làng Bỉnh Nghĩa (tiếng Chăm: Palei Bal Riya), xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc vì đây là địa phương còn lưu giữ và thực hành múa Phồn thực. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận thông qua nghiên cứu tài liệu để
- 5 nghiên cứu múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, luận án còn thông qua các khảo sát, điều tra thực địa được tiến hành từ năm 2018 đến nay để nghiên cứu múa Chăm trong đời sống văn hóa đương đại. Vì đây là giai đoạn Ninh Thuận đã nâng tầm vị thế, phát triển toàn diện theo hướng nhanh, bền vững cùng chiến lược, quy hoạch, tư duy mới. Điều này tác động không nhỏ đến sự biến đổi chức năng của nghệ thuật múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân. Bên cạnh đó, từ năm 2018 đến nay là giai đoạn gần đây nhất giúp NCS có điều kiện về mặt tư liệu thực tiễn để khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu. - Về nội dung nghiên cứu + Người Chăm ở Ninh Thuận có các nhóm: Chăm Ahier (người Chăm ảnh hưởng đạo Bàlamôn giáo); Chăm Awal/Chăm Bani (người Chăm ảnh hưởng Hồi giáo). Chăm Auslam/Islam (là nhóm có hướng gần chuẩn Hồi giáo Islam thế giới) và nhóm Chăm Jat (nhóm Chăm không bị ảnh hưởng bởi tôn giáo nào). Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu múa của người Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng Bàlamôn), vì người Chăm Ahier chiếm số đông và là bộ phận người Chăm có văn hóa bản địa lâu đời. + Ở Ninh Thuận có 33 dân tộc. Tuy nhiên, qua khảo sát, điều tra thực địa, chủ thể chính thực hành múa Chăm vẫn là người Chăm và múa Chăm có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của họ là chính. Bên cạnh đó, cộng đồng người Kinh cũng sinh sống trên địa bàn cùng người Chăm và đóng vai trò quan trọng, họ tham gia vào quá trình bảo vệ, phát huy giá trị của múa Chăm. Bởi vậy, luận án tập trung vào nghiên cứu chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân là người Chăm và người Kinh với vai trò là “tham gia” ở Ninh Thuận. + Luận án tập trung nghiên cứu múa Chăm qua các khía cạnh: múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống; múa Chăm trong đời sống văn hóa đương đại; những yếu tố tác động đến sự thay đổi chức năng của múa Chăm ở Ninh Thuận; sự ảnh hưởng tích/tiêu cực từ sự thay đổi/ bổ sung mới chức năng của múa Chăm đến đời sống văn hóa của cư dân ở Ninh Thuận. 4. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu 1: Múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống của cư dân ở Ninh Thuận được thể hiện qua các khía cạnh: nguồn gốc, lịch sử; các hình thái múa; các thành tố; đặc điểm; các chức năng
- 6 của múa Chăm được thể hiện trong đời sống tâm linh và trong đời sống sinh hoạt. Giả thuyết nghiên cứu 2: Múa Chăm trong đời sống văn hóa đương đại của cư dân ở Ninh Thuận được thể hiện qua sự thay đổi chức năng ở các khía cạnh: múa Chăm trong đời sống tâm linh; múa Chăm trong đời sống sinh hoạt. Còn sự bổ sung mới chức năng của múa Chăm được thể hiện ở các khía cạnh: múa Chăm gắn với tổ chức sự kiện; múa Chăm gắn với kiến trúc, điêu khắc; múa Chăm gắn với hoạt động du lịch; múa Chăm gắn với phong trào văn nghệ quần chúng; múa Chăm gắn với hoạt động biên đạo, biểu diễn, đào tạo chuyên nghiệp. Giả thuyết nghiên cứu 3: Những vấn đề cần bàn luận liên quan đến sự thay đổi/ bổ sung mới chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay là: những yếu tố tác động đến sự thay đổi/ bổ sung mới chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận; sự thay đổi chức năng đó có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực gì đến đời sống văn hóa của cư dân ở Ninh Thuận; vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của múa Chăm liên quan đến sự hiện tồn, biến đổi và bổ sung mới chức năng của múa Chăm; vai trò của múa Chăm đối với đời sống văn hóa của người Kinh và vai trò của người Kinh đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của múa Chăm ở Ninh Thuận. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án - Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành: văn hóa học, sử học, dân tộc học, văn hóa dân gian,… để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. - Luận án chọn cách tiếp cận nhân học văn hóa, đó là việc đề cao vai trò và tôn trọng tiếng nói của chủ thể văn hóa là người Chăm. Họ chính là những người thực hành, thụ hưởng múa Chăm. - Luận án còn tiếp cận tổng thể để hiểu về múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống cũng như sự thay đổi chức năng của nghệ thuật múa Chăm trong đời sống của người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Luận án góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về múa Chăm ở Ninh Thuận; giúp người đọc có được cái nhìn khái quát về tộc người Chăm – chủ thể sáng tạo, thực hành và thụ hưởng chính của nghệ thuật múa Chăm ở Ninh Thuận - Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống và đương đại của cư dân Ninh Thuận. Đặc biệt là gợi mở những vấn đề nghiên cứu liên quan đến sự
- 7 thay đổi chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân ở Ninh Thuận hiện nay. - Thông qua kết quả nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội nghề nghiệp về nghệ thuật múa Chăm có thể tham khảo trong việc xây dựng và thực thi các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân ở Ninh Thuận. - Luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên đại học, học viên cao học, NCS và các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động múa dân gian dân tộc về nghệ thuật múa Chăm nói riêng, văn hóa Chăm nói chung. 7. Cấu trúc của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, gồm 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về dân tộc Chăm ở Ninh Thuận Chương 2: Múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống của cư dân Ninh Thuận Chương 3: Múa Chăm trong đời sống văn hóa đương đại của cư dân Ninh Thuận Chương 4: Bàn luận về sự thay đổi chức năng của múa Chăm ở Ninh Thuận trong bối cảnh đương đại Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở NINH THUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa và đời sống văn hóa Chăm Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã chú trọng đến công tác văn hoá và coi công tác văn hóa là một bộ phận của cách mạng Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng, Nhà nước, công tác văn hoá và xây dựng đời sống văn hoá không chỉ được triển khai, hiện thực hoá bằng các hoạt động thực tiễn, mà còn được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Từ những năm 1984 đến trước năm 2000, đã có rất nhiều tác giả nghiên
- 8 cứu về đời sống văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở như các tác giả Hà Huy Bích, Nông Quốc Chấn, Đỗ Đức Dục, Quang Đạm, Lê Như Hoa, Nguyễn Văn Kiên, Nguyễn Văn Hy, Hoàng Vinh, Trần Văn Bính. Từ sau năm 2000 đến nay có thêm nhiều tác giả với nghiên cứu sâu hơn xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa trong thời kỳ mới phù hợp với tình hình phát triển, đổi mới của đất nước. Tiêu biểu như: Trần Văn Bính, Nguyễn Hữu Thức, Phú Văn Hẳn, Nguyễn Hùng Khu, Đinh Thị Vân Chi, Nguyễn Thị Hương, Vũ Thị Phương Hậu… Với mỗi công trình nghiên cứu có thể thấy đời sống văn hóa được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như: nghiên cứu ĐSVH dưới góc nhìn lý luận văn hóa; nghiên cứu ĐSVH dưới góc nhìn triết học văn hóa; nghiên cứu ĐSVH ở cơ sở nói chung; nghiên cứu ĐSVH cộng đồng; nghiên cứu ĐSVH ở khu vực sống hoặc một địa phương. Công trình “ Đời sống văn hóa và xã hội người Chăm thành phố Hồ Chí Minh của tác giả Phú Văn Hẳn (2005) là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra cái nhìn toàn cảnh hiện trạng đời sống văn hóa của người Chăm và những tác động của đời sống đô thị đối với người Chăm ở thành phố Hồ Chí Minh. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm ở Việt Nam nói chung và ở Ninh Thuận nói riêng Cho đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm ở Việt Nam nói chung và ở Ninh Thuận nói riêng dưới góc độ văn hóa, xã hội tiêu biểu như nghiên cứu của tác giả Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, Ngô Văn Doanh, Võ Văn Hòe, Trần Hồng, Hồ Tấn Tuấn, Inra Jaka và Đổng Thành Danh… nhóm này tập trung đi vào các hướng chủ yếu: nghiên cứu về văn hóa cổ Chămpa; nghiên cứu về văn hóa Chăm; nghiên cứu về những vấn đề văn hóa - xã hội Chăm; nghiên cứu về văn hóa phi vật thể Chăm; nghiên cứu về văn hóa dân gian Chăm; nghiên cứu về mối quan hệ văn hóa dân gian Việt - Chăm; 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về nghệ thuật múa Chăm Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay đã có các nghiên cứu về nghệ thuật múa Chăm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trực tiếp về múa Chăm chỉ đếm trên đầu ngón tay với các tác giả như Lê Ngọc Canh, Đặng Hùng, Nguyễn Thị Hội An, Đinh Thu Hà, Nguyễn Thúy Nga. Việc nghiên cứu về múa Chăm thường là nghiên cứu gián tiếp về múa. Khi
- 9 nghiên cứu về văn hóa, lễ hội, các nghi thức, nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng…thì các nhà nghiên cứu mô tả, giới thiệu về múa Chăm một cách gián tiếp như một thành phần của văn hóa, lễ hội. Do vậy, việc phân tích và tổng kết về mặt lý luận cho múa Chăm còn rất hạn chế so với sự phong phú, đa dạng của múa Chăm trong đời sống thực tiễn. Việc nghiên cứu nghệ thuật múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống và đương đại với những biến đổi của nó chính là khoảng trống còn bỏ ngỏ cho tác giả tập trung nghiên cứu, làm rõ được mục tiêu nghiên cứu. 1.1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu Từ việc nghiên cứu những tư liệu về văn hóa Chăm nói chung và một số công trình nghiên cứu về múa Chăm nói riêng cho thấy văn hóa Chăm đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Múa Chăm ngoài một số công trình nghiên cứu trực tiếp thì đa phần là nghiên cứu gián tiếp, việc phân tích và tổng kết về mặt lý luận cho múa Chăm là rất ít. Dưới đây là một số nhận định chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến múa Chăm. Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới văn hóa Chăm trên nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó nhiều khía cạnh là những sự gợi ý cho ý tưởng nghiên cứu trong luận án. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tài liệu tham khảo phong phú và đồ sộ về các thành tố văn hóa Chăm. Từ những công trình đi trước cho thấy nghệ thuật múa Chăm chưa nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu chuyên sâu của các nhà nghiên cứu. Kho tư liệu về nghệ thuật múa Chăm với những công trình nghiên cứu lý luận được biên soạn công phu, khảo tả chi tiết về các điệu múa trong hoạt động nghi lễ, lễ hội của người Chăm còn khá khiêm tốn so với sự phong phú, đa dạng của múa Chăm. Đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đặt múa Chăm trong sự vận động của đời sống văn hóa của người Chăm. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện nay đã có những tác động không nhỏ đến sự thay đổi chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của người Chăm - chủ thể sáng tạo của múa Chăm, cũng như một số dân tộc khác cùng sinh sống trên mảnh đất Ninh Thuận, mà cụ thể là người Kinh. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu đi trước, NCS tiếp tục việc nghiên cứu nghệ thuật múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận hiện nay.
- 10 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Một số khái niệm 1.2.1.1. Múa Chăm Múa Chăm là một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc Chăm. Loại hình múa này mang đậm dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng và lịch sử lâu đời của người Chăm, thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể của con người với các động tác uyển chuyển, nhịp nhàng cùng âm nhạc và trang phục đặc trưng phản ánh tư tưởng, tình cảm, quan niệm thẩm mỹ của dân tộc Chăm, đặc trưng văn hóa Chăm. Trong đời sống văn hóa Chăm truyền thống, múa mang tính thiêng và phục vụ cho đời sống tâm linh nên hình thái múa tín ngưỡng tôn giáo Chăm vô cùng phong phú và đa dạng. Ngoài ra, hiện nay trong kho tàng nghệ thuật múa Chăm hình thái múa sinh hoạt dân gian cũng có nhiều sự phát triển. Và bên cạnh đó, còn có thêm những tác phẩm múa Chăm mới để đáp ứng nhu cầu của người dân. 1.2.1.2. Đời sống văn hóa Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thể các hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người trong đời sống. Với các nội dung nghiên cứu đặt ra: múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống của cư dân Ninh Thuận; múa Chăm trong đời sống văn hóa đương đại của cư dân Ninh Thuận; những vấn đề liên quan đến sự thay đổi/ bổ sung mới chức năng của múa Chăm ở Ninh Thuận trong bối cảnh đương đại, nên NCS không đi vào toàn bộ các khía cạnh của đời sống văn hóa, mà chỉ giới hạn ở các khía cạnh đời sống tâm linh, đời sống sinh hoạt, đời sống kinh tế. 1.2.2. Lý thuyết và quan điểm vận dụng nghiên cứu 1.2.2.1. Lý thuyết chức năng Khi áp dụng lý thuyết chức năng vào đề tài cho thấy múa Chăm có những chức năng quan trọng trong nhiều khía cạnh của đời sống xã hội bao gồm: chức năng giáo dục, chức năng tâm linh, chức năng giải trí, chức năng cố kết cộng đồng... Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng quan điểm của Malinowski xem múa Chăm như một phương thức thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận. Nhu cầu này bao gồm cả nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội, thể hiện trong đời sống tâm linh, đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế là chủ yếu.
- 11 1.2.2.2. Khung phân tích của luận án 1.3. Khái quát về người Chăm và vùng đất Ninh Thuận 1.3.1. Khái quát về người Chăm ở Việt Nam 1.3.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, xã hội và văn hóa của người Chăm và vùng đất Ninh Thuận 1.3.2.1. Đặc điểm tự nhiên 1.3.2.2. Đặc điểm xã hội 1.3.2.3. Đặc điểm văn hóa Tiểu kết Trên thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Chăm, của các học giả trong và ngoài nước, nhưng chưa có chuyên luận nào đi sâu tìm hiểu về múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận. Việc vận dụng lý thuyết chức năng sẽ giúp cho tác giả luận án làm rõ chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa của cư dân Ninh
- 12 Thuận thông qua các lĩnh vực chính của đời sống văn hóa: đời sống tâm linh; đời sống sinh hoạt, đời sống kinh tế. Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Do vậy, văn hóa Chăm ở đây khá đậm chất được thể hiện qua tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật biểu diễn, kiến trúc… Những đặc điểm về tự nhiên, văn hóa, xã hội tại Ninh Thuận đã tác động vào nghệ thuật múa Chăm và mang lại đặc điểm riêng có của múa Chăm. Trong các loại hình nghệ thuật biểu diễn, người Chăm đặc biệt yêu múa, múa xuất hiện trong hầu hết các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo và thậm chí có hẳn một lễ hội dành riêng cho múa. Các điệu múa là di sản văn hóa quý giá lưu giữ, phản ánh những nét sinh hoạt trong xã hội người Chăm và có giá trị về nhiều mặt. Múa Chăm không chỉ dừng lại ở những điệu múa mang tính tâm linh hay giải trí đơn thuần, mà trong mỗi điệu múa đều chứa đựng những tâm tư, ước vọng của cộng đồng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Những cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên là căn cứ để nhận điện múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống của cư dân Ninh Thuận. Chương 2 MÚA CHĂM TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA CƯ DÂN NINH THUẬN 2.1. Bối cảnh hình thành múa Chăm 2.1.1. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ Do chịu ảnh hưởng tôn giáo và văn hóa Ấn Độ, nên nghệ thuật múa đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của người Chăm nói chung và người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng. Các đặc điểm của múa Ấn Độ truyền thống đã ảnh hưởng tới múa cũng như nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình Chăm. 2.1.2. Nhu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân Nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân chính là động lực mạnh mẽ đằng sau sự ra đời và phát triển của nghệ thuật múa, trong đó có múa
- 13 Chăm, Nhu cầu sinh hoạt văn hoá đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đa dạng và phong phú của nền nghệ thuật múa Chăm. Do yêu thích và gắn bó với múa trong mọi mặt, mọi khía cạnh của đời sống văn hóa nên dân tộc Chăm là dân tộc duy nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam có lễ hội múa - lễ Rija. Đây là lễ hội múa lớn nằm trong hệ thống lễ hội dân gian của người Chăm 2.2. Múa Chăm trong đời sống tâm linh 2.2.1. Múa Chăm trong lễ nghi liên quan đến nông nghiệp Trong đời sống tâm linh của người Chăm, các lễ nghi liên quan đến nông nghiệp, đến chu kỳ của cây lúa, phản ảnh khát vọng của người Chăm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu có thể kể tới như: lễ dựng chòi cày, lễ cúng ruộng mới gieo, lễ cúng lúa làm đồng, lễ mừng lúa thu hoạch, lễ mừng lúa lên sân… Với các điệu múa mừng như: điệu Po Ginuen Mantri - múa mừng vị thần và dâng lễ vật trong nhà lễ (Kajang) cho vị thần Mantri; điệu Po Klong Girai với các động tác mạnh mẽ, chắp hai tay sau lưng làm động tác đi xem lúa; điệu Po Bia Bineng múa mừng cho thánh nữ, thể hiện sự biết ơn của người dân với các vị thánh qua các động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển…Thông qua các điệu múa người Chăm muốn thể hiện lòng biết ơn của mình với các thần linh và xóa tan những bực tức và cầu mong sự may mắn, tốt lành. Những ý niệm, mong muốn đó được thể hiện qua các điệu múa, động tác múa lúc nhanh, lúc chậm, lúc mềm mại, uyển chuyển, lúc mạnh mẽ dứt khoát. Múa chính là một phương thức, giúp người Chăm giao tiếp với thần linh, tôn vinh thần linh và biểu đạt ước nguyện của cá nhân, của cộng đồng. 2.2.2. Múa Chăm trong hệ thống lễ Rija Nagar (lễ Rija Nagar Xứ sở/Lễ múa đầu năm) Hệ thống lễ Rija được gọi là lễ múa bởi trong hệ thống các lễ này bao giờ cũng có múa là hoạt động chủ đạo. Trong cộng đồng người Chăm tồn tại 4 lễ Rija thường xuyên được tổ chức, đó là: Rija Nagar (lễ múa đầu năm), Rija Praong (lễ múa lớn), Rija Dayep (lễ múa ban đêm), Rija Harei (lễ múa ban ngày). + Múa trong lễ Rija Nagar (lễ múa đầu năm): với các điệu múa: múa Đạp lửa (Po Hanimper + Chape); múa Chèo thuyền (Po Tang Ahaok); múa Phồn thực (Tamia Klaikluk)… nhằm với mục đích tống khứ những điều không may mắn, bệnh tật, hạn hán, mất mùa trong năm cũ và đón mừng năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
- 14 + Múa trong lễ Rija Harei (lễ múa ban ngày) Lễ Rija Harei là lễ của cộng đồng gia tộc, còn được gọi là lễ múa ban ngày vì nó được thực hiện vào ban ngày (vào buổi chiều). Sau khi lễ Rija Nagar kết thúc cũng là lúc các gia đình và tộc họ tổ chức lễ Rija Harei cho mình. Đây là nghi lễ của tộc họ hoặc gia đình với các điệu múa như: múa Chèo thuyền, múa Đạp lửa… nhằm cầu xin thần linh và tổ tiên phù hộ, độ trì cho các thành viên trong gia đình, tộc họ được sức khỏe và hạnh phúc nhằm cầu xin thần linh và tổ tiên phù hộ, độ trì cho các thành viên trong gia đình, tộc họ được sức khỏe và hạnh phúc. + Múa trong lễ Rija Dayep (Lễ múa ban đêm) Lễ Rija Dayep được tộc họ và gia đình người Chăm tổ chức nhằm cầu xin tổ tiên, thần linh giúp cho tộc họ vượt qua những khó khăn trở ngại trong công việc của tộc họ như lễ tế trâu, đám tang hay nhập Kut… với các điệu múa như: điệu Biyen (múa Chim công), điệu Patra Po (múa mừng cho thần làng), Patra Dunya (múa mừng cho tổ tiên thuộc phái nam trong tộc họ), điệu Patri Dunya (múa mừng cho tổ tiên thuộc phái nữ trong tộc họ)… Trong nghi lễ Rija Dayep dòng núi và Rija Dayep dòng biển thì dòng biển thờ nhiều vị thần hơn và do đó cũng nhiều phần múa mừng hơn. Tuy nhiên, cả 2 dòng đều có điệu múa Man Atuw Cek và Man Atuw Tasik do Muk Rija thực hiện với đạo cụ là Cây chổi thần múa với tiết tấu lúc nhanh, lúc chậm nhằm gom tất cả những cái ô uế, xấu xa để tống khứ ra bên ngoài. Cầu mong cho sự may mắn, bình an, hạnh phúc đến với mọi người trong tộc họ. + Múa trong lễ Rija Praong (Lễ múa Lớn) Lễ Rija praong là lễ nghi lớn nhất trong hệ thống lễ Rija của người Chăm. Người Chăm thường nói: lễ múa đêm (Rija Dayep) và lễ múa ngày (Rija Harei) hợp lại bằng lễ múa lớn. Lễ này cũng là nghi lễ của tộc họ với mục đích chính là tôn chức bà Rija - bà bóng dòng họ; là lễ trả nợ và cầu xin thần linh giúp cho gia đình, tộc họ vượt qua tai ương, bệnh tật và cầu mong tổ tiên, thần linh phù hộ mang đến những điều tốt lành Trong lễ Rija Praong ngày vào có 25 điệu múa để mừng cho lễ nhập tục của Muk Rija, múa mừng cho các vị thánh, tổ tiên tộc họ như điệu Thon Hala, điệu Cahya, điệu Per Mata… đặc biệt trong đó có điệu Biyen (múa Chim công), điệu Tion (múa Chim trĩ), điệu Kameng (múa Thiên nga), điệu Mrai (múa con Gà lôi/Điểu cầm). Trong ngày ra của lễ Rija Prong số lượng các điệu múa nhiều hơn, khoảng 35 điệu múa. Cac điệu múa như: Patri Rideng mừng cho thánh Patri
- 15 Rideng vợ của đại tường Ramat Tituk được lên thiên đàng; điệu Dai Buei thể hiện sự ru con của thành Patri Rideng; điệu Habei múa mừng cho con ăn của thánh… Trong đó, nổi bật là múa Múa Vãi chài (Ghamankem) diễn ra vào đêm kết thúc của lễ Rija Praong. Điệu múa này nhằm tưởng nhớ những người có công với dân tộc, đã hy sinh trên biển cả. - Múa Chăm trong lễ cầu đảo (cầu mưa) Palao Pasah. Lễ cầu đảo Palao Pasah có 4 tiểu lễ: Rija Harei (lễ múa ban ngày), Rija Dayuap (lễ cúng ban đêm), Cuh Yang Apui (lễ tế thần lửa), Gay Bhong (lễ rước gậy thần). Trong đó, Rija Harei (lễ múa ban ngày) và Rija Dayuap (lễ cúng ban đêm) có múa. 2.2.3. Múa Chăm trong hệ thống lễ Puis, Payak của tộc họ Ngoài các điệu múa mừng: Po Ginuen Mantri, Po Apar, Po Garai Bhaok, Po Bia Naikuer, Po Bia Bineng, Po Shah, Po Klong Kasait, Po Rome, Cei Tathun ca ngợi các vị thánh giữ rừng, thánh giữ đất, thánh cai đập và điệu múa Đạp lúa (Po Klong Garai) tương tự như lễ Puis, thì trong lễ Payak còn có múa Ngậm lửa (Tamia Kaik Apui), múa Âm dương (Tamia Halang Haluep), múa Cho con ăn (Daoh Craok Lisei ka Anâk), múa Ru con (Daoh Dai Anâk) để cầu xin cho vợ chồng hạnh phúc, con cháu đầy đàn. + Múa trong lễ nhập Kút Trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người Chăm, lễ nhập Kut được tiến hành 10 - 20 (có khi 40 – 60) năm một lần. Trong lễ nhập Kút bà Bóng Muk Pajuw theo dạng múa lên đồng, gồm các điệu múa hầu, múa tiễn biệt các linh hồn về với thần tổ tiên Kakuk Tahbat trên thượng giới. Múa mừng là múa dành cho những linh hồn mới đã gặp những linh hồn cũ ở thế giới bên kia, đồng thời thể hiện sự vui mừng sau khi đã hoàn thành tâm nguyện thực hiện thành công lễ nhập Kut cho người thân được siêu thoát để về bên kia thế giới vĩnh hằng là thượng giới cùng với các vị thần Po Kuk tổ tiên. Trong màn múa mừng, trước tiên là thầy Cả sư múa, rồi tiếp đến là các vị chức sắc, sau đó là tất cả mọi người trong gia đình, dòng tộc đều tham gia múa. 2.3. Múa Chăm trong đời sống sinh hoạt Từ xa xưa người Chăm không có hình thái múa trong đời sống sinh hoạt hoặc có thể có nhưng chúng ta không được biết đến do không được ghi chép lại. Tất cả các điệu múa chỉ hiện hữu và tồn tại trong các nghi lễ để phục vụ cho cúng tế thần linh, vì thế có thể nói, người Chăm chỉ có loại hình múa lễ. Nhưng xuất phát từ đặc điểm nghi lễ của họ mà loại hình nghệ thuật này thấm sâu vào từng cá nhân
- 16 trong cộng đồng từ khi tấm bé. Qua nghi lễ, cũng là dịp tập hợp cộng đồng, dòng họ và cũng thông qua đó mà sự trao truyền về văn hóa tộc người được thực hiện. Cũng xuất phát từ đó mà múa truyền thống của người Chăm đã rất dễ đi từ nghi lễ đến sinh hoạt cộng đồng. Do đó, dù không có ghi chép về các điệu múa sinh hoạt cụ thể nhưng có thể đặt ra giả thuyết rằng trong các cuộc vui, trong thời gian rỗi, những lúc tụ họp gia đình, dòng tộc bên mâm cơm, chén rượu thì tình cảm bạn bè, gia đình, dòng tộc chính là chất xúc tác để người Chăm có thể ngẫu hứng thực hiện những động tác múa mà họ đã từng được xem trong các lễ nghi, lễ hội của dân tộc. Những động tác múa ấy chính là chất keo dính, kết nối cộng đồng, thể hiện niềm tự hào của người Chăm về dòng tộc, về dân tộc mình. 2.4. Các chức năng của múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống ở Ninh Thuận 2.4.1. Chức năng tâm linh 2.4.2. Chức năng giáo dục 2.4.3. Chức năng cố kết cộng đồng 2.4.3. Chức năng nhận thức 2.4.5. Chức năng giải trí Tiểu kết Có hai yếu tố cơ bản dẫn đến sự ảnh hưởng của múa Chăm trong đời sống văn hóa truyền thống của cư dân Ninh Thuận đó là do ảnh hưởng của tôn giáo và văn hóa Ấn Độ vốn coi trọng nghệ thuật múa và thờ thần Shiva là chúa tể sáng tạo ra nghệ thuật múa; đồng thời do nhu cầu của cư dân. Những yếu tố này dẫn đến việc ngôn ngữ múa Chăm mang trong mình những đặc điểm, quy luật của múa Ấn Độ truyền thống như: thân người thẳng, vai bằng, thế chân luôn khuỵu. Đặc điểm này của múa cũng đã ảnh hưởng cả trong kiến trúc và nghệ thuật tạo hình Chăm và tạo ra sự độc đáo, riêng có của múa Chăm. Đời sống văn hóa truyền thống của cư dân Ninh Thuận vô cùng phong phú, đa dạng, biểu hiện trong đời sống tâm linh và đời sống sinh hoạt. Trong đó, múa Chăm trong đời sống tâm linh chiếm vai trò chủ đạo. Thông qua các điệu múa, những kiến thức, quan niệm về “vạn vật hữu linh”, quan niệm đa thần, sùng bái các thần tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng nông nghiệp, tục thờ các vị anh hùng lịch sử, văn hóa, thần
- 17 nghề nghiệp, nghề đi biển và các sinh hoạt biển của người Chăm được thể chuyển tải thành ngôn ngữ của nghệ thuật múa, góp phần phản ánh, bảo lưu văn hóa tộc người Chăm. Dù được diễn xướng ở hoàn cảnh nào, thì múa Chăm đều nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và cộng đồng được thể hiện ở các chức năng: - Chức năng tâm linh - Chức năng giáo dục - Chức năng cố kết cộng đồng; - Chức năng nhận thức - Chức năng giải trí. Những chức năng trên cho thấy múa Chăm luôn gắn bó chặt chẽ, thậm chí thấm sâu vào đời sống văn hóa truyền thống của cư dân Ninh Thuận. Điều này lý giải vì sao cư dân Ninh Thuận ai ai cũng đều biết, đều hiểu, đều yêu, đều thân thuộc với múa Chăm. Đây là căn cứ để chúng ta đi sâu tìm hiểu sự hay đổi chức năng của múa Chăm đối với đời sống văn hóa của cư dân Ninh Thuận hiện nay. Chương 3 MÚA CHĂM TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI CỦA CƯ DÂN NINH THUẬN 3.1. Bối cảnh tác động đến múa Chăm trong đời sống văn hóa đương đại 3.1.1. Đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước 3.1.2. Sự chuyển dịch dân cư, cư trú đan xen ở Ninh Thuận 3.1.3. Sự phát triển kinh tế - xã hội ở Ninh Thuận 3.1.4. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế 3.2. Múa Chăm trong đời sống tâm linh hiện nay Người Chăm Ninh Thuận đã trải qua thời gian dài chung sống cận cư với người Kinh (Việt), người Raglai và các dân tộc khác, từ đó có sự giao lưu, gắn bó tiếp biến văn hóa với nhau. Tuy vậy các giá trị văn hóa truyền thống đã được họ bảo lưu khá tốt nhờ vào kết cấu cộng đồng dân cư bền chặt theo làng (palei), tính theo huyết thống bên mẹ (dòng tộc mẫu hệ) với nhiều lễ nghi được gìn giữ cho đến ngày nay. Các lễ nghi tín ngưỡng có từ lâu đời như Puis, lễ Payak, lễ tế trâu Núi Đá trắng, lễ Kate, lễ Rija… vẫn được tổ chức theo chu kỳ. Các nghi
- 18 thức tế lế và các điệu múa vẫn được thực hiện theo truyền thống bởi đội ngũ các chức sắc tôn giáo và chức sắc dân gian. Tuy nhiên, hiện nay một số lễ nghi tín ngưỡng của người Chăm đã có sự biến đổi và mai một dần. Trong đó, lễ Kate là một trong những lễ hội có nhiều sự thay đổi. Trước năm 1967, lễ Kate không tổ chức ở quy mô lón như ngày nay. “…người dân bình thường không tham gia lễ. Chỉ có người dân nào có nhu cầu cúng tế (mbur ka Po) hoặc hứa sẽ trả lễ (bayar thraiy ka po yang) đề cầu mong con cái, sức khỏe làm ăn phát đạt thì họ mới đem lễ vật cùng tu sĩ Basaih đến cúng tế tại đền tháp vào ngày lễ Kate” [87, tr240]. Từ không gian của lễ hội với những điệu múa thiêng trong nghi lễ, múa Chăm đã biến đổi phát triển cả những điệu múa mừng trong không gian hội. Và trong lễ Katê truyền thống thì phần lễ phải diễn ra trước phần hội với điệu múa thiêng của bà Pajuw trong tháp để kết thúc đại lễ thì bên ngoài mới được bắt đầu mở hội. Tuy nhiên, trong lễ Katê ngày nay thì phần hội được tổ chức trước với màn múa mừng trước đền tháp nhằm khai mạc lễ hội và sau đó mới đến phần lễ. 3.3. Múa Chăm trong đời sống văn hóa hiện nay 3.3.1. Trong các phong trào văn nghệ quần chúng 3.3.1.1. Trong các hoạt động của đội văn nghệ xã 3.3.1.2. Trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng 3.3.2. Trên sân khấu chuyên nghiệp 3.3.2.1. Hoạt động biên đạo 3.3.2.2. Múa Chăm được dàn dựng và biểu diễn trong các chương trình ca múa nhạc chuyên nghiệp 3.4. Múa Chăm trong đời sống kinh tế hiện nay 3.4.1. Múa Chăm trong hoạt động phục vụ du lịch 3.4.1.1. Múa Chăm tại các điểm đến du lịch 3.4.1.2. Múa Chăm tại các khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch 3.5. Sự biến đổi và bổ sung các chức năng của múa Chăm 3.5.1. Sự biến đổi chức năng tâm linh 3.5.2. Sự biến đổi chức năng nhận thức 3.5.3. Sự biến đổi chức năng cố kết cộng đồng 3.5.4. Sự biến đổi chức năng giải trí 3.5.5. Sự biến đổi chức năng giáo dục

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p |
335 |
18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p |
387 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p |
439 |
17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p |
443 |
16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p |
302 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p |
308 |
12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p |
370 |
11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p |
328 |
9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p |
254 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p |
296 |
8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p |
362 |
8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p |
323 |
6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p |
278 |
5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p |
161 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
275 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p |
151 |
4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p |
176 |
3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p |
319 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
