intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:207

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học "Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi" trình bày các nội dung chính sau: Nguồn Thanh Bồng trong hệ thống nguồn ở Quảng Ngãi và mối quan hệ với làng Xuân Khương; Di tích và lễ hội Trường Bà trong lịch sử; Quá trình trùng tu di tích và phục dựng lễ hội điện Trường Bà sau Đổi mới; Phục dựng lễ hội điện Trường Bà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----------*--------- PHAN THÙY GIANG VẤN ĐỀ PHỤC DỰNG LỄ HỘI ĐIỆN TRƢỜNG BÀ Ở HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Hà Nội - 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----------*--------- PHAN THÙY GIANG VẤN ĐỀ PHỤC DỰNG LỄ HỘI ĐIỆN TRƢỜNG BÀ Ở HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI Ngành: Văn hóa học Mã số: 9 31 06 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Hồng Lý Hà Nội - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ “Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực; kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2024 Tác giả luận án Phan Thùy Giang
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................... 18 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 18 1.1.1. Nghiên cứu về phục dựng lễ hội ở nước ngoài ............................. 18 1.2.2. Lý thuyết xung đột ........................................................................ 45 1.2.3. Lý thuyết sáng tạo truyền thống.................................................... 47 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 51 Chƣơng 2: NGUỒN THANH BỒNG TRONG HỆ THỐNG NGUỒN Ở QUẢNG NGÃI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI LÀNG XUÂN KHƢƠNG . 53 2.1. “Nguồn”-khái niệm, bộ máy tổ chức và chức năng ............................ 53 2.1.1. Khái niệm "nguồn" và bộ máy tổ chức ......................................... 53 2.1.2. Chức năng của "nguồn" ................................................................ 56 2.1.3. Trường giao dịch và Sở Tuần ty ................................................... 57 2.1.4. Tình hình chính trị tại các "nguồn" ............................................... 62 2.2. Nguồn Thanh Bồng ................................................................................ 66 2.2.1. Những miêu tả về địa thế nguồn Thanh Bồng thời Cận đại ......... 66 2.2.2. Người Thượng nguồn Thanh Bồng............................................... 68 2.2.3. Đời sống kinh tế - xã hội của người Thượng Thanh Bồng ........... 71 2.2.4. Vai trò quan trọng của nguồn Thanh Bồng................................... 73 2.2.5. Trường giao dịch và Sở tuần ty nguồn Thanh Bồng .................... 74 2.3. Làng Xuân Khƣơng-cửa nguồn Thanh Bồng ...................................... 76 2.3.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 76 2.3.2. Lịch sử dân cư làng Xuân Khương ............................................... 77 2.4. Quan hệ giữa làng Xuân Khƣơng và nguồn Thanh Bồng.................. 86 2.4.1. Quan hệ giao thương và hợp tác ................................................... 86
  5. 2.4.2. Mâu thuẫn và xung đột ................................................................. 89 2.4.3. Quan hệ giữa Sở tuần ty và thể chế phi quan phương làng Xuân Khương .......................................................................................... 91 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 93 Chƣơng 3: DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐIỆN TRƢỜNG BÀ TRONG LỊCH SỬ ........................................................................................................ 95 3.1. Di tích điện Trƣờng Bà .......................................................................... 95 3.1.1. Mấy nét khái lược về điện Trường Bà .......................................... 95 3.1.2. Kiến trúc điện Trường Bà xưa ...................................................... 98 3.2. Ban Đại diện điện Trƣờng Bà và các ban lâm thời trong lễ hội ...... 100 3.3. Những hồi ức về lễ hội điện Trường Bà trong giai đoạn trước 1945 .... 104 3.3.1. Quy trình tổ chức lễ hội điện Trường Bà trong hồi ức của người dân............................................................................................... 104 3.3.2. Những điểm đáng chú ý trong lễ hội truyền thống điện Trường Bà .. 110 3.4. Hồi ức của ngƣời dân về việc phục dựng lễ hội điện Trƣờng Bà trongthời kỳ 1954-1975 ............................................................................... 113 3.4.1 Bối cảnh Trà Bồng giai đoạn 1954-1975 ..................................... 114 3.3.2 Quá trình trùng tu di tích và phục dựng lễ hội điện Trường Bà giai đoạn 1954-1975.............................................................................. 116 Tiểu kết chƣơng III ..................................................................................... 119 Chƣơng 4: QUÁ TRÌNH TRÙNG TU DI TÍCH VÀ PHỤC DỰNG LỄ HỘI ĐIỆN TRƢỜNG BÀ SAU ĐỔI MỚI ............................................... 121 4.1. Quá trình gián đoạn lễ hội từ 1975 đến trƣớc 1986 .......................... 121 4.2. Bối cảnh của việc phục dựng lễ hội điện Trƣờng Bà ........................ 124 4.2.1. Mấy nét cơ bản về huyện Trà Bồng sau Đổi mới (1986) ........... 124 4.2.2. Chính sách Đổi mới và chủ trương bảo tồn - phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. ....................................................................... 128
  6. 4.2.3. Bối cảnh văn hóa ......................................................................... 132 4.3. Quá trình trùng tu di tích điện Trƣờng Bà và phục dựng lễ hội..... 136 4.3.1. Quá trình trùng tu di tích ............................................................. 136 4.3.2. Quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà ............................... 138 4.4. Một vài phát hiện qua quan sát việc phục dựng lễ hội điện Trƣờng Bà .................................................................................................... 143 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 150 Chƣơng V: PHỤC DỰNG LỄ HỘI ĐIỆN TRƢỜNG BÀ: SOI CHIẾU TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN ............................................................. 151 5.1. Những chuyển biến trong nhận thức xã hội về vai trò của văn hóa nói chung, thực hành văn hóa tâm linh nói riêng .................................... 151 5.1.1. Những chuyển biến thể hiện qua hệ thống chính sách ............... 151 5.1.2. Những biểu hiện cụ thể ở lễ hội điện Trường Bà ....................... 156 5.1.3. Quá trình “Di sản hóa” ................................................................ 158 5.2. Phục dựng lễ hội điện Trƣờng Bà tạo khả năng gắn kết xã hội thông qua việc xây dựng một cộng đồng liên văn hóa ............................. 160 5.2.1. Mục tiêu chính trị của việc phục dựng lễ hội điện Trường Bà ... 160 5.2.2. Lịch sử của quá trình chính trị hóa/quan phương hóa và cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 166 5.3. Mấy suy nghĩ gợi mở về “tính toàn vẹn” và “tính xác thực” ........... 169 5.3.1. Về tính toàn vẹn và tính xác thực của lễ hội sau phục dựng ...... 169 5.3.2. Những bất cập trong các ngôn thuyết ......................................... 171 5.3.3. Vai trò chủ động của người dân và xu hướng quan phương hóa 173 Tiểu kết chƣơng 5 ........................................................................................ 177 KẾT LUẬN .................................................................................................. 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW Ban Chấp hành Trung ương BCT Bộ Chính trị BQL Ban Quản lý BTC Ban Tổ chức Cb Chủ biên CTQG Chính trị Quốc gia ĐCS Đảng Cộng sản GS Giáo sư KH&KT Khoa học và Kỹ thuật KHXH Khoa học xã hội LTQGVN Cục Lưu trữ quốc gia Việt Nam NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nxb Nhà xuất bản Tp Thành phố Tr Trang TS Tiến sĩ TT1 Trung tâm Lưu trữ 1 TT2 Trung tâm Lưu trữ 2 UBND Ủy ban nhân dân The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của UNESCO Liên hiệp quốc) VH,TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch VNCH Việt Nam Cộng hòa
  8. QUY ƢỚC KHI VIẾT ĐỊA DANH VÀ TỘC DANH TRONG LUẬN ÁN Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã sát nhập nguồn Thanh Bồng của người Thượng với 3 xã Trà Xuân, Trà Bình và Trà Phú của người Việt (thuộc huyện Bình Sơn) thành huyện Trà Bồng. Nguồn Thanh Bồng xưa có tên là Đà Bồng, đến thời Thiệu Trị mới đổi thành Thanh Bồng. Trong luận án, khi viết về địa bàn cư trú của người Thượng trước năm 1945, chúng tôi thống nhất tên gọi “Thanh Bồng”, chỉ khi trích dẫn cổ thư trước đời Thiệu Trị, chúng tôi mới dùng chữ “Đà Bồng” theo nguyên bản. Thị trấn Trà Xuân trước kia là xã Trà Khương, sau này mới đổi thành Trà Xuân. Tên gọi của xã/thị trấn sẽ được dùng tùy theo văn cảnh của mỗi giai đoạn. Trà Xuân vốn dĩ là “nhất xã nhất thôn”. Theo quy tắc hành chính, tên xã được gọi là “Trà Khương/hoặc Trà Xuân”, nhưng theo thể chế phi quan phương, tên làng được gọi là “Xuân Khương”. Khi viết về địa danh hành chính, chúng tôi thống nhất tên gọi là xã/hoặc thị trấn Trà Xuân, nhưng khi viết về thể chế phi quan phương, chúng tôi dùng chữ “làng Xuân Khương”. Về tộc danh, khi viết về bối cảnh nguồn Thanh Bồng và huyện Trà Bồng trước năm 1979, chúng tôi dùng chữ “người Thượng” để chỉ chung các tộc người thiểu số. Chỉ sau 1979, khi các bộ tộc người Thượng đã được xác định tộc danh một cách khoa học, chúng tôi mới dùng tên gọi chính thức theo quy định của nhà nước.
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôi có ý định nghiên cứu về lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, từ nhiều năm trước. Vì vậy, ngoài việc tìm đọc các tài liệu có liên quan, trong những năm gần đây, năm nào tôi cũng tham dự các lễ hội diễn ra ở điện Trường Bà. Lễ hội mùa Xuân 2017 (diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18 tháng Tư âm lịch) ghi dấu ấn một sự kiện quan trọng: lễ hội điện Trường Bà được ghi danh là “Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia”. Chiều muộn trước ngày diễn ra lễ chính của lễ hội điện Trường Bà, tôi có mặt tại quảng trường trung tâm huyện Trà Bồng để tham dự lễ mừng sự kiện. Cả huyện ngập tràn trong không khí lễ hội. Cờ Tổ quốc cùng băng rôn, biểu ngữ được giăng mắc khắp mọi ngả đường và những địa chỉ quan trọng của thị trấn Trà Xuân. Người dân háo hức không chỉ bởi sắp đến hội lệ mùa Xuân, mà còn vì một lễ hội trên quê hương Trà Bồng đã được Nhà nước ghi nhận giá trị tinh thần to lớn. Tại điện Trường Bà, những ngày này công việc chuẩn bị cho hội lệ nói chung, lễ đón bằng di sản quốc gia nói riêng, cũng đang được khẩn trương thực hiện. Ngoài các bậc cao lão trong làng, các vị đại diện trong Ban Khánh tiết, còn luôn có sự hiện diện của các cán bộ bên Phòng Văn hóa Huyện được cử sang chỉ đạo sắp đặt và giám sát công việc. Lúc này, ngoài quảng trường là đông đảo đại diện đồng bào các dân tộc trong Huyện và khách mời: người Kinh, người Cor, người Hrê, người Ca Dong… Trên lễ đài, là những khuôn mặt rạng rỡ của lãnh đạo các ban ngành trong Huyện; tất nhiên cũng không thể thiếu đại diện của UBND tỉnh Quảng Ngãi, Bộ VH-TT&DL và đại diện của UBND thị trấn Trà Xuân. Sau phần giới thiệu đại biểu, ông Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn hóa xã hội huyện Trà Bồng đọc bài diễn văn khai mạc. Trong bài diễn văn, ông ca ngợi sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong việc nhìn nhận lại các giá trị văn hóa truyền thống, để các thực hành văn hóa tâm linh có cơ hội phục hưng. Ông khẳng định những giá trị lịch sử văn hóa to lớn của điện Trường Bà và lệ hội ở đây, biểu dương nỗ lực của cán bộ và nhân dân các tộc người trong Huyện đã đóng góp vào việc trùng tu ngôi điện và phục dựng lễ hội để tạo nên “Dấu ấn Trà Bồng”. Đồng thời, 1
  10. ông cũng gửi lời cảm ơn tới đông đảo đồng bào các tộc người trong huyện, các nhà hảo tâm và lãnh đạo cấp trên đã chung tay góp sức để huyện Trà Bồng có được di sản văn hóa cấp quốc gia. Đây là mong muốn nhiều năm của lãnh đạo Huyện ủy, UBND và các tầng lớp nhân dân trong huyện. Bài phát biểu của ông Phó Chủ tịch Huyện dường như đã tóm lược khá đầy đủ những thăng trầm của các thực hành văn hóa tâm linh ở Việt Nam, trong đó lễ hội điện Trường Bà là một minh chứng cụ thể. Ngay sau ngày thống nhất đất nước, khuôn mẫu chính sách văn hóa ở miền Bắc đã được áp dụng cho miền Nam. Nội dung của Thông tư số 26/VH-QC ngày 10 tháng 4 năm 1975 của Bộ Văn hóa được triển khai trên cả nước. Theo đó, mọi lễ hội tín ngưỡng dân gian đều bị nghiêm cấm. Tháng 12 năm 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IV được tổ chức. Trong “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương” nêu ra quan điểm về một “nền văn hóa mới”: Đó là một nền văn hóa có tính Đảng và tính nhân dân…Xây dựng nền văn hóa mới là quá trình xây dựng, vun đắp những tư tưởng đúng, những tình cảm lành mạnh, những phong tục, tập quán tốt đẹp; đồng thời là quá trình đấu tranh không khoan nhượng chống tư tưởng tư sản, phê phán tư tưởng tiểu tư sản, quét sạch ảnh hưởng của văn hóa thực dân, phong kiến, những nhân tố lạc hậu trong đời sống văn hóa của xã hội ta.” Với phương châm đó, một lần nữa chủ trương cấm lễ hội được cơ quan quản lý văn hóa khẳng định lại. Các hoạt động tín ngưỡng bị coi là mê tín dị đoan và bị bài trừ. Một số đình, đền, quán, miếu bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Điện Trường Bà cũng nằm trong số đó. Lễ hội điện Trường Bà bị ngừng trệ. Tuy nhiên, từ sau năm 1986, khi đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới, không khí chính trị xã hội cũng trở nên cởi mở hơn; mọi khía cạnh trong phạm trù văn hóa được tạo điều kiện để phát triển. Không chỉ các dịch vụ văn hóa được mở rộng, các giá trị văn hóa truyền thống được khôi phục, mà các thực hành văn hóa tâm linh một thời bị cấm đoán cũng được nhìn nhận lại. Phong trào phục dựng lễ hội đã diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, ở mọi tộc người đồng chủ thể quốc gia. Lễ hội điện Trường Bà cũng năm trong số đó. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, nhằm bổ sung nguồn lực văn hóa cho phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, chính quyền 2
  11. huyện Trà Bồng tiến hành nâng cấp mở rộng lễ hội điện Trường Bà. Từ một sinh hoạt tín ngưỡng ban đầu được thực hiện bởi tộc người Kinh làng Xuân Khương, lễ hội điện Trường Bà đến nay còn thu hút sự tham gia của nhiều tộc người, trong đó người Cor cư trú trên địa bàn huyện Trà Bồng được xác định là tộc người đồng chủ thể. Một số nghi thức truyền thống đến từ các tộc người cũng được thực hiện trong lễ hội. Ông khẳng định, lễ hội điện Trường Bà là trường hợp duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi biểu hiện cho tình đoàn kết, sẻ chia văn hóa giữa các tộc người Kinh- Cor, và một số tộc người thiểu số khác. Đó cũng là luận cứ quan trọng để chính quyền huyện nhà thúc đẩy nhanh quá trình di sản hóa di tích và lễ hội thông qua quá trình phục dựng. Từ chỗ bị coi là biểu tượng của tàn tích phong kiến, bị bỏ rơi, chỉ sau vài năm khi lễ hội được khuếch trương, điện Trường Bà ngày nay đã được công nhận là Di sản Văn hóa (vật thể) quốc gia. Từ chỗ chỉ được tổ chức bởi người Kinh làng Xuân Khương, lễ hội ngày nay đã có sự tham gia của đông đảo nhân dân trong huyện, được nâng cấp thành sự kiện của Huyện. Từ chỗ bị coi là “biểu hiện của tư tưởng lạc hậu”, của “mê tín dị đoan”, lễ hội điện Trường Bà ngày nay đã được coi là vốn quý tinh thần của huyện Trà Bồng, được ghi danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia. Như vậy, chính sách mới không chỉ dẫn đến sự thay đổi thần kỳ về kinh tế, cải thiện vị trí xã hội của người dân, mà còn tạo ra môi trường mới, dẫn đến những thay đổi trong ứng xử của các bên đối với các thực hành văn hóa. Liên tưởng tới thông tin về hiện tượng phục dựng lễ hội ở các địa phương khác trên cả nước, tôi hiểu rằng, sự chuyển đổi nhận thức về chức năng của lễ hội và các thực hành văn hóa tâm linh đã trở thành phổ quát. Phục dựng lễ hội trở thành hiện tượng xã hội, không chỉ dừng lại ở việc phục hưng các thực hành văn hóa mà còn là một bước của quá trình di sản hóa, tái tạo, bổ sung các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội. Trường hợp điện Trường Bà và lệ hội hàng năm ở đây cũng không phải là cá biệt. Tuy nhiên, diễn từ của ông Phó Chủ tịch huyện Trà Bồng đồng thời cũng gợi cho tôi liên tưởng khác: một số nhà khoa học từng công bố những nghiên cứu cho rằng, nỗ lực của thể chế quan phương các cấp nhằm phục hưng các thực hành văn hóa tâm 3
  12. linh trên thực tế chủ yếu hướng đến các mục tiêu chính trị, kinh tế, hoặc xã hội. Thực tế, đó là các truyền thống mới được sáng tạo (như cách gọi của Eric Hobsbawm và Terence Ranger trong tác phẩm The invention of Tradition), nhằm hóa giải các mâu thuẫn xã hội, củng cố sự thống nhất quốc gia, hợp thức hóa các thiết chế và các thực hành văn hóa theo mô hình mà nhà nước mong muốn. Ở Việt Nam, lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ) hay lễ hội Lam Kinh (Thanh Hóa) là những ví dụ tiêu biểu. Đây là một chủ đề lý thú nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các nhà nghiên cứu văn hóa học, một phần vì nó khó, phần khác dễ chạm đến sự nhạy cảm chính trị. Trong những năm qua, đã có nhiều nghiên cứu ở tầm vĩ mô, phân tích sự chuyển đổi trong nhận thức của Đảng và Nhà nước về bản chất, vai trò, vị trí của văn hóa đối với tiến trình phát triển của đất nước. Ở phạm vi hẹp hơn, đã có những nghiên cứu về thay đổi trong tâm thức và hành vi của cộng đồng đối với các thực hành văn hóa tâm linh trong bối cảnh mới. Một số tác giả đã tập trung nghiên cứu về việc phục dựng các lễ hội dân gian, phân tích động cơ cũng như tiến trình thương thỏa để đạt được mục đích, sao cho thỏa mãn được nhu cầu của tất cả các bên tham gia. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trường hợp đều được thực hiện ở những địa phương thuần nhất về thành phần tộc người. Ở những khu vực có sự xen cư, hợp cư, hôn nhân liên tộc người hầu như vẫn còn bỏ trống. Huyện Trà Bồng là trường hợp có hoàn cảnh tương đối cá biệt. Đây là địa phương đa tộc người, đa văn hóa, bao gồm cả văn hóa tâm linh. Trong quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà, ngoài người dân, còn có sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước; ngoài người Việt, còn có sự tham gia của các tộc người thiểu số. Nhưng liệu các tộc người thiểu số có thực sự tự nguyện kết nối và tham gia cùng người Việt sau một thời gian dài lễ hội bị gián đoạn hay không? Các tộc người có thực sự cùng chia sẻ các giá trị chung mà lễ hội chuyển tải? Và sau quá trình phục dựng, lễ hội điện Trường Bà liệu có đảm bảo được tính toàn vẹn và tính xác thực? Đó là những câu hỏi rất cần được giải đáp. Chính vì lẽ đó, tôi quyết định chọn đề tài “Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi” để thực hiện luận án tiến sĩ văn hóa học của mình. 4
  13. 2. Mục đích, nhiệm vụ của NCS và những câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà, luận án kỳ vọng chỉ ra được những yếu tố cốt lõi: bản chất của vấn đề phục dựng lễ hội, động cơ và vai trò của các bên tham gia, và những vấn đề cần được thảo luận qua việc soi chiếu giữa lý thuyết và thực tiễn. 2.2. Nhiệm vụ của NCS Để thực hiện luận án, NCS tự đặt cho mình các nhiệm vụ cơ bản như sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về phục dựng lễ hội nói chung, lễ hội điện Trường Bà nói riêng. - Xác lập cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu. - Nhận diện di tích và lễ hội điện Trường Bà trong quá khứ và đương đại. - Phân tích các bối cảnh chính của quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà trong những năm gần đây. - Tìm hiểu động cơ của các bên liên quan trong quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà, từ đó chỉ ra được bản chất của quá trình này. - Những vấn đề thảo luận khi soi chiếu thực tiễn với các hệ thống lý thuyết. 2.3. Những câu hỏi nghiên cứu chính Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính như sau: (1) Quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà đã diễn ra trong những bối cảnh nào: bối cảnh chính sách kinh tế, chính trị, xã hội; bối cảnh văn hóa đa tộc người; bối cảnh bùng nổ truyền thông… (2) Các bên tham gia đã phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng như thế nào? (3) Các bên liên quan có vai trò và mục đích gì trong quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà? (4) Những nội dung cần thảo luận xung quanh vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà là gì? 5
  14. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên gọi đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận án là “vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà”. Trước kia, hàng năm người dân làng Xuân Khương tổ chức 2 kỳ lễ hội: mùa Xuân (15-17 tháng Tư âm lịch) và mùa Thu (15-17 tháng Chín âm lịch). Kịch bản của 2 lễ hội về cơ bản giống nhau. Ngày nay, vì nhiều lý do, lệ hội mùa Thu được tổ chức giản lược hơn so với lễ hội mùa Xuân. Xem xét và trình bày những khía cạnh khác nhau trong việc phục dựng lễ hội điện Trường Bà sẽ là nội dung chính của luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Căn cứ vào tên đề tài, địa bàn nghiên cứu được xác định là huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi - nơi diễn ra lễ hội điện Trường Bà và cũng là không gian cư trú của các tộc người Việt, Hoa, Thượng, một số dân tộc thiểu số khác được xác định là đồng chủ nhân của lễ hội. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của một huyện miền núi, trên thực tế chỉ có người dân thị trấn Trà Xuân và một vài xã dân tộc thiểu số đang cư trú liền kề tham gia lễ hội, luận án sẽ chỉ tập trung vào khu vực trung tâm của huyện Trà Bồng. - Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu lễ hội điện Trường Bà trong khoảng thời gian từ sau năm 1986 đến nay, có sự so sánh với lễ hội được thực hiện trong quá khứ để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Các tư liệu về tiến trình lễ hội trong quá khứ chủ yếu dựa trên ghi chép hay hồi ức của các nhân chứng lịch sử. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Về phương pháp luận, luận án chú trọng đến cái nhìn từ bên trong, hay nói cách khác là quan tâm đến việc tìm hiểu quan điểm của người trong cuộc về những vấn đề có liên quan đến việc phục dựng lễ hội điện Trường Bà. Theo hướng tiếp cận này, luận án khai thác tối đa hiểu biết của các cộng đồng tộc người về lễ hội điện Trường Bà trong quá khứ, tìm hiểu vai trò thực tế của từng tộc người trong quá trình phục dựng lễ hội, lắng nghe quan điểm của họ về lễ hội sau quá trình phục 6
  15. dựng. Với việc xác định, chính quyền địa phương là một chủ thể tham gia tích cực vào quá trình phục dựng lễ hội, luận án tìm hiểu ngụ ý của các cơ quan nhà nước trong việc đưa ra các quyết định có liên quan đến việc khôi phục, nâng cấp và làm mới lễ hội điện Trường Bà. Một trong những thuộc tính của văn hóa là tính chỉnh thể, do đó nghiên cứu bất kỳ thành tố văn hóa nào cần đặt thành tố đó trong mối liên hệ với các thành tố khác mà nền văn hóa đó dung chứa lẫn trong bối cảnh mà thành tố đó ra đời và tồn tại. Tiếp cận chỉnh thể cho phép luận án xem xét việc phục dựng lễ hội trong bối cảnh tự nhiên, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Trà Bồng; các yếu tố này đã chi phối như thế nào đến việc phục dựng lễ hội; và ngược lại, phục dựng lễ hội đã tác động đến các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương như thế nào. Chính vì điều này, luận án không chỉ sử dụng thuần tuý tri thức của ngành văn hoá mà còn là sự tổng hợp của các tri thức thuộc nhiều ngành khoa học khác nhau. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu thứ cấp Phương pháp nghiên cứu đầu tiên được sử dụng trong thực hiện đề tài luận án là tổng hợp và phân tích cac nguồn tư liệu thứ cấp. Nguồn tư liệu này gồm có: các cổ thư viết về địa bàn nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu về vấn đề phục dựng lễ hội; các tài liệu về lý thuyết nghiên cứu; các tài liệu nghiên cứu về tỉnh Quảng Ngãi nói chung và huyện Trà Bồng nói riêng; các tài liệu nghiên cứu về các tộc người và quan hệ tộc người ở Quảng Ngãi; và các tài liệu nghiên cứu, các văn bản có liên quan về di tích và lễ hội điện Trường Bà. Để thu thập các tư liệu này, ngoài việc tìm kiếm ở các thư viện, các trung tâm lưu trữ và các cơ quan công quyền, tôi còn sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, GoogleBooks, Library Genesis, ResearchGate v.v… và khai thác tối đa các nguồn tài liệu hỗ trợ từ phía thầy cô và các chuyên gia. Đây là nguồn tư liệu quan trọng, có được cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu để lên kế hoạch chi tiết cho việc nghiên cứu thực địa, lập ra hệ thống câu hỏi để phỏng vấn và lựa chọn các đối tượng để phỏng vấn. Khi kết hợp, 7
  16. đối chiếu với các tư liệu điền dã, nguồn tư liệu này còn giúp cho việc phân tích, lý giải vấn đề nghiên cứu một cách khoa học, chân xác, để từ đó có thể đưa ra được những hướng tiếp cận mới, những kết quả nghiên cứu mới cho đề tài. 4.2.2. Phương pháp điền dã nhân học-dân tộc học. Các công cụ chính trong giỏ phương pháp nghiên cứu nhân học-dân tộc học gồm có quan sát tham dự, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, kiểm tra chéo thông tin… Chỉ sau khi nghiên cứu kỹ nguồn tư liệu thứ cấp, chúng tôi mới tiến hành các đợt điền dã. Tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu và quan sát tham dự để thu thập các tư liệu điền dã. Đây là phương pháp nghiên cứu chủ công. Để có được tư liệu phục vụ cho luận án, chúng tôi đã nhiều năm tham dự lễ hội điện Trường Bà, tiến hành nhiều đợt điền dã tại các xã trong huyện Trà Bồng, phỏng vấn và thảo luận nhiều nhân chứng lịch sử thuộc các lớp tuổi và các nhóm xã hội khác nhau. Việc phục dựng lễ hội Điện Trường Bà được thực hiện bởi cả hai phía nhà nước và cộng đồng, trong cộng đồng lại được thực hiện bởi nhiều tộc người, do đó đối tượng phỏng vấn của đề tài là rất phong phú. Ở đây, tùy thuộc vào hiểu biết, trải nghiệm, vai trò, vị trí của đối tượng, chúng tôi xác định nội dung phỏng vấn cho từng nhóm đối tượng cụ thể. Về phía các cộng đồng tộc người, nội dung phỏng vấn gồm những vấn đề: (1) lịch sử tụ cư, đời sống sinh kế - văn hóa của hai tộc người Việt, Hoa ở Trà Xuân và người Thượng ở các xã vùng cao Trà Bồng và mối quan hệ giữa các tộc người này; (2) sự tham gia của các tộc người trong việc khởi dựng, trùng tu di tích và tổ chức lễ hội điện Trường Bà trong quá khứ; (3) đặc điểm lễ hội điện Trường Bà trước và sau quá trình phục dựng lễ hội; (4) vai trò của các bên tham gia trong việc phục dựng lễ hội điện Trường Bà và quan điểm của họ về việc phục dựng lễ hội; và (5) suy nghĩ của mỗi người về sự chuyển đổi trong nhận thức đối với thực hành văn hóa tâm linh ở điện Trường Bà, về khả năng hình thành cộng đồng văn hóa tâm linh liên tộc người, và về tính xác thực của lễ hội. Về phía chính quyền, với đối tượng phỏng vấn là các nhà lãnh đạo địa phương, các nhà quản lý văn hóa gồm cả những người của chính quyền đương thời và chính quyền cũ, và 8
  17. một bộ phận quan chức nằm trong Ban Quản lý di tích và Ban Tổ chức lễ hội hiện nay, nội dung phỏng vấn xoay quanh việc phục dựng lễ hội Điện Trường Bà trong hai bối cảnh quá khứ và đương đại. Cần nói thêm rằng, trước đây, do có thời gian tìm hiểu về các lễ hội truyền thống của người Thượng nên tôi thường hay lui tới Trà Bồng và đã thiết lập được quan hệ với chính quyền địa phương và một bộ phận người Thượng cư trú nơi đây. Từ những mối quan hệ sẵn có này, tôi tiếp tục mở rộng mạng lưới quan hệ với những đối tượng cấp tin khác (bao gồm người dân của các tộc người Việt - Hoa ở Trà Xuân, và bộ phận người Thượng ở các xã còn lại). Sau đó, trong quá trình phỏng vấn, những người được phỏng vấn tiếp tục giới thiệu cho tôi những thông tín viên khác.Thực tế cho thấy, chính sự giới thiệu của những người từng được phỏng vấn đã giúp tôi tìm kiếm, tiếp cận được những thông tín viên rất quan trọng. Đơn cử là trường hợp của một cụ ông vốn là chức sắc hàng xã dưới thời VNCH. Ông này vốn dĩ là xã trưởng của xã Trà Khương (sau đổi thành xã Trà Xuân và nay là thị trấn Trà Xuân), về sau được dân xã bầu chọn để trở thành Nghị viên Hội đồng tỉnh. Với vị trí của mình, cùng với các thân hào nhân sĩ trong vùng, ông đã làm đơn trình lên chính quyền đề nghị khôi phục lại lễ hội và cấp văn bằng ghi nhận sắc phong cho nữ thần. Sau khi đất nước thống nhất, vì nhiều lý do khác nhau, ông không sống ở địa phương mà chuyển vào miền Nam sinh sống. Thông qua sự giới thiệu của một cựu cán bộ ông Huyện ủy Trà Bồng, là một người bà con xa của ông cựu xã trưởng VNCH, trong một lần ông trở về quê hương tham dự lễ hội điện Trường Bà, tôi đã tiếp cận và xin phỏng vấn ông. Hoặc giả, tôi cũng may mắn gặp được một trí thức người Việt, là dân xã Trà Khương (cũ), đã sớm tham gia cách mạng từ sau 1945. Sau Hiệp định Genever, ông tập kết ra Bắc đến năm 1976 mới trở lại công tác ở huyện Trà Bồng. Thời trẻ, ông từng nhiều lần tham gia lễ hội điện Trường Bà, và những ký ức vô cùng phong phú về lễ hội này, như ông khẳng định, là một trong những nét chính khi hình dung về quê hương trong những năm sống xa nhà. Một thuận lợi nữa là, hiện nay, những người già ở địa phương am hiểu những vấn đề liên quan đến nội dung phỏng vấn còn khá nhiều. Trong số những người 9
  18. được tôi chọn làm đối tượng phỏng vấn chính, có bốn cụ ông (thuộc ba tộc người) đã trên 90 tuổi. Những đối tượng phỏng vấn ở độ tuổi từ 60 đến dưới 90 tuổi khá đông. Đây là một nhóm đối tượng phỏng vấn rất quan trọng để khai thác những thông tin về đặc điểm vùng đất và lễ hội cũng như việc phục dựng lễ hội Điện Trường Bà trong lịch sử. Mặc dầu có được những may mắn, thuận lợi nhưng tôi cũng gặp không ít khó khăn do một số đối tượng phỏng vấn rất ái ngại trong việc chia sẻ thông tin. Trong những trường hợp này, tôi hoàn toàn tôn trọng quyền trả lời phỏng vấn của họ, không hề nài ép hay có bất kỳ biểu hiện gì bất nhã. Thay vào đó, tôi thường dành thời gian sau các buổi làm việc để đến thăm hỏi các đối tượng phỏng vấn, kể cho họ nghe về cuộc sống và công việc nghiên cứu của mình. Vào các dịp lễ hội, lễ tết, tôi cũng thường xuyên có mặt ở địa phương. Theo thời gian, chính sự xuất hiện, thăm hỏi thường xuyên của tôi đã tạo được cảm giác gần gũi, tin cậy, và từ đó, họ cũng bắt đầu cởi mở, chia sẻ với tôi nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, đây chưa phải là khó khăn lớn nhất. Trong quá trình điền dã, chúng tôi còn gặp không ít trở ngại do một vài thành viên trong Ban Quản lý di tích có những hành động nhằm ngăn trở các đối tượng phỏng vấn tiếp xúc với tôi hoặc thể hiện thái độ không hài lòng khi biết chúng tôi tiếp cận với những đối tượng phỏng vấn ngoài sự giới thiệu của họ. Một số thành viên còn lại trong Ban thì thoái thác việc trả lời phỏng vấn. Thực tế trên khiến chúng tôi hiểu rằng, xung quanh việc phục dựng lễ hội điện Trường Bà tồn tại những vấn đề nhạy cảm mà những người trong cuộc vì nhiều lý do khác nhau không muốn những người bị coi là “ngoài cuộc” như chúng tôi biết được. Vì vậy, để có thể thu thập được thông tin một cách toàn diện và tin cậy nhất, chúng tôi luôn cố gắng tiếp cận càng nhiều đối tượng phỏng vấn càng tốt. Bên cạnh đó, bằng cách tổ chức điền dã thành nhiều đợt khác nhau, phỏng vấn ít nhất hai lần trên một thông tín viên, tôi còn có cơ hội xác minh các thông tin mà đối tượng phỏng vấn từng cung cấp. Thông thường, trong quá trình phỏng vấn các thông tín viên về những nội dung mới, tôi sẽ lồng ghép kiểm tra các thông tin cũ đã được các thông tín viên cung cấp trong các lần phỏng vấn, các đợt điền dã trước đó. 10
  19. Đồng thời với những trở ngại trên, còn phải kể đến những khó khăn trong việc thu thập thông tin từ bộ phận người Thượng do việc phỏng vấn tộc người này đòi hỏi phải được tiến hành trong nhiều thôn, xã. Tuy nhiên, tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía chính quyền địa phương và những người bạn Thượng thân thiết của mình. Họ đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc giới thiệu các thông tín viên, đồng hành, dẫn đường và phiên dịch trong những trường hợp cần thiết. Thái độ sẵn sàng hợp tác, chia sẻ hết mình trong việc phỏng vấn của các thông tín viên người Thượng cũng là một thuận lợi để tôi có thể thu thập được thông tin từ phía tộc người này. Một nguồn tư liệu điền dã nữa cũng được chú trọng thu thập là những tư liệu thành văn được các gia đình, dòng họ ở địa phương lưu giữ như gia phả, chúc thư, khế ước, sắc phong, bia cổ... Trong quá trình phỏng vấn, tôi đã xin phép người dân chụp ảnh, sao chép những tư liệu này. Mặc dầu những tư liệu còn được lưu giữ đến nay không nhiều do bị thất lạc, tiêu huỷ bởi chiến tranh và nhiều nguyên nhân khác nhau, song đây cũng là nguồn tư liệu không kém phần quan trọng bởi chúng có tác dụng bổ sung, minh chứng cho lời kể của người dân xung quanh những vấn đề về lịch sử dòng họ, lịch sử cư trú của các tộc người, mà thông qua đó, tôi có thể phác hoạ được phần nào bức tranh lịch sử địa phương. Song song với việc phỏng vấn sâu, tôi còn tiến hành hoạt động quan sát tham dự. Chúng tôi đã tham dự và quan sát lễ hội điện Trường Bà vào các năm từ 2015 đến nay nhằm ghi lại quy trình, diễn biến, đặc điểm của lễ hội; quan sát các hoạt động diễn ra tại di tích điện Trường Bà và tại địa phương ở các thời điểm trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội để hiểu hơn đời sống tâm linh và cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây. Căn cứ vào lời kể và sự chỉ dẫn của các thông tín viên, tôiđã tìm đến các địa điểm trước đây vốn làcác đồn bốt, chợ búa, các cơ sở tín ngưỡng (đình, chùa, dinh, miếu, nhà thờ, thánh thất)… của địa phương để quan sát nhằm hình dung phần nào đặc điểm vùng đất nàytrong lịch sử. Không những thế, để có cơ sở cho việc so sánh việc tổ chức lễ hội ăn trâu trong không gian buôn làng của người Thượng với việc phục dựng nghi lễ ăn trâu trong lễ hội điện Trường 11
  20. Bà, tôi còn tham dự và quan sát lễ hội ăn trâu của người Thượng vào mỗi dịp các gia đình và cộng đồng tộc người này mở hội. 4.2.3. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh cũng được sử dụng nhiều trong luận án với những mục đích và ngữ cảnh khác nhau. Trước hết, đó là sự so sánh giữa những nội dung được ghi chép trong các nguồn tài liệu thứ cấp với nhau, bao gồm cả những kết quả nghiên cứu, để xác định tính khả tín của thông tin. Tiếp theo, đó là sự so sánh giữa nguồn tài liệu thứ cấp với các tư liệu điền dã mà chúng tôi có được sau quá trình nghiên cứu tham gia. Ngay cả với các tư liệu điền dã, chúng tôi cũng phải thực hiện đối chiếu, so sánh giữa các nguồn tin để từ đó xác định tính khả tín. Và cuối cùng, đó là so sánh giữa đồng đại và lịch đại để thấy được những thay đổi của bối cảnh, của các sự kiện/hiện tượng hiện nay so với quá khứ được ghi lại bởi các nguồn tài liệu thứ cấp và hồi ức của người dân. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án được hoàn thành sẽ có những đóng góp nhất định trong việc bổ sung sự hiểu biết về một vùng đất đang chuyển mình mạnh mẽ dưới sức ép của quá trình CNH-HĐH. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, khi phục dựng lễ hội đã và đang trở thành hiện tượng tràn lan, phổ biến, mang lại những hiệu ứng xã hội khác nhau, luận án kỳ vọng sẽ góp thêm một góc nhìn về vấn đề này ở một địa phương cụ thể, đặc biệt là ở một tiểu vùng văn hóa đa tộc người. Mặt khác, thông qua việc tìm hiểu thực tiễn và soi chiếu lại với các hệ thống lý thuyết, luận án cũng chỉ ra được những máy móc/bất cập trong quan niệm về tính xác thực và tính toàn vẹn mà một số tác giả thường vận dụng khi nhận xét về hiện tượng phục dựng lễ hội trong giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà một cách hệ thống, khách quan, không lệ thuộc vào các quan điểm chủ lưu được thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Không chỉ 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2