Tiểu luận Văn hoá Việt Nam: So sánh tín ngưỡng dân gian Việt Nam - phương Tây
lượt xem 14
download
Tiểu luận Văn hoá Việt Nam "So sánh tín ngưỡng dân gian Việt Nam - phương Tây" trình bày một số khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo. Tìm hiểu các loại hình tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam và các loại hình tín ngưỡng dân gian ở phương Tây. Từ đó có sự so sánh tín ngưỡng dân gian Việt Nam - phương Tây. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết nội dung tại đây nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Văn hoá Việt Nam: So sánh tín ngưỡng dân gian Việt Nam - phương Tây
- lOMoARcPSD|16911414 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- TIỂU LUẬN VĂN HÓA VIỆT NAM (Học kỳ II nhóm 2, năm học 2021- 2022) Đề bài: SO SÁNH TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN VIỆT NAM – PHƯƠNG TÂY Sinh viên thực hiện: A37722 Đào Đại Dương A38866 Phạm Thị Hải Yến A38873 Phạm Thị Hoa Thúy A39024 Nguyễn Thị Thu A39039 Lê Thị Thủy A39071 Nguyễn Hồng Linh A39139 Nguyễn Thị Nga Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Tiến Khôi HÀ NỘI – 2022 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 MỤC 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Y LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 5 A. MỘT SỐ KHÁI NIỆM........................................................................................1 I. Tín ngưỡng......................................................................................................1 II. Tôn giáo...........................................................................................................1 B. CÁC LOẠI HÌNH TÍN NGƯỠNG....................................................................3 I. Việt Nam..........................................................................................................3 1. Khái quát chung.......................................................................................3 2. Các loại hình tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam......................................3 2.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên...................................................................3 2.1.1. Khái niệm..........................................................................................3 2.1.2. Hình thức...........................................................................................3 2.1.3. Ý nghĩa..............................................................................................5 2.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu..............................................................................5 2.2.1. Khái niệm..........................................................................................5 2.2.2. Cách thức..........................................................................................6 2.2.3. Ý nghĩa..............................................................................................7 2.3. Tín ngưỡng thờ gia thần (thờ Thổ Địa, Thần Tài).................................8 2.3.1. Khái niệm, lịch sử.........................................................................8 2.3.2. Hình thức......................................................................................8 2.3.3. Ý nghĩa........................................................................................10 II. Phương Tây...................................................................................................10 1. Khái quát chung.....................................................................................10 2. Các loại hình tín ngưỡng dân gian ở phương Tây................................10 2.1. Tín ngưỡng về niềm tin đối với Thiên Chúa.........................................10 2.1.1. Lịch sử ra đời..................................................................................10 2.1.2. Tín ngưỡng và niềm tin đối với Thiên Chúa của Do Thái giáo........12 2.1.3. Tín ngưỡng và niềm tin đối với thiên chúa của Đạo công giáo.......12 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 2.1.4. Tín ngưỡng và niềm tin đối với Thiên Chúa của Tin Lành...............15 2.1.5. Tín ngưỡng và niềm tin đối với Thiên Chúa của Chính thống Giáo 16 2.1.6. Ý nghĩa............................................................................................17 2.2. Tín ngưỡng Hy Lạp cổ đại...................................................................17 2.2.1. Khái niệm........................................................................................17 2.2.2. Hình thức.........................................................................................17 2.2.3. Ý nghĩa............................................................................................19 C. SO SÁNH TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN GIỮA VIỆT NAM VÀ PHƯƠNG TÂY 20 I. Điểm giống nhau...........................................................................................20 II. Điểm khác nhau............................................................................................20 D. KẾT LUẬN........................................................................................................21 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................22 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC MINH HỌA Hình B.1. Bày trí bàn thờ tổ tiên....................................................................................4 Hình B.2. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.....................................................................7 Hình B.3. Bàn thờ ông Địa, Thần Tài............................................................................9 Hình B.4. Thiên Chúa giáo..........................................................................................11 Hình B.5. Lễ giáng sinh an lành...................................................................................13 Hình B.6. Lễ phục sinh................................................................................................13 Hình B.7. Lễ Chúa lên trời...........................................................................................14 Hình B.8. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống ban phước lành.......................................14 Hình B.9. Đức Mẹ lên trời...........................................................................................15 Hình B.10. Lễ các Thánh.............................................................................................15 Hình B.11. Chính Thống giáo......................................................................................16 Hình B.12. Tín ngưỡng Orphism của Hy Lạp cổ đại...................................................17 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 LỜI MỞ ĐẦU Tín ngưỡng có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân. Tín ngưỡng dân gian thể hiện trong lý giải các hiện tượng tự nhiên, con người; trong giáo dục đạo đức; phát huy dân chủ, đoàn kết và giữ gìn bản sắc văn hóa. Tín ngưỡng dân gian có nhiều hình thức. Mỗi một loại hình tín ngưỡng đều chứa đựng nhiều tư tưởng triết học. Nó không chỉ thỏa mãn nhu cầu tâm linh, hay văn hóa, mà còn góp phần lý giải các hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người. Song ở từng khu vực khác nhau thì tín ngưỡng dân gian cũng có những điểm giống và khác nhau. Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, với trên 80% dân số có đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài 14 tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận, Việt Nam còn có nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, thờ thành hoàng, thờ mẫu, cúng thần,… Tín ngưỡng dân gian Việt Nam được hình thành từ hoạt động sản xuất của con người. Nó không chỉ phản ánh nguyện vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà còn phản ánh trình độ nhận thức của họ về tự nhiên xã hội. Với người phương Tây, họ có niềm tin vào Thiên Chúa hay tôn thờ tín ngưỡng Hy Lạp cổ đại. Bởi vì họ thấy được sự hiện hữu của linh hồn, trí khôn, yêu thương, vị tha, và mỹ thuật. Những điều này không thể đơn giản nảy sinh từ hỗn loạn, từ hàng tỷ tỷ thứ bất kỳ xuất hiện trong vũ trụ, mà không có một sức mạnh yêu thương thúc đẩy qua hàng tỷ năm. Tâm hồn chúng ta và mọi thứ cao đẹp quý báu trong nó, thật sự chỉ là sản phẩm của những sự ngẫu nhiên trong một tiến trình vô định hay sao? Bên cạnh đó, cộng đoàn đức tin có từ xa xưa, từ thời Chúa Giêsu sống, chết, và phục sinh, cộng đoàn đó đã rửa tội cho tôi đi vào đức tin. Xuyên suốt lịch sử, mọi cộng đồng nhân loại đều là một cộng đồng đức tin, tin vào Thiên Chúa, thờ phượng, một nghi lễ thiêng liêng. Tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống chứa đựng khát vọng và là nơi giải tỏa những ước muốn tâm linh của người nông dân trong xã hội xưa. Lễ hội làng được mở trước và sau mỗi mùa vụ sản xuất nhằm thiết lập sự cân bằng cần thiết trong quan hệ nhiều chiều giữa người và người; giữa người và vạn vật; người và thần linh; người và vũ trụ. Người dân đến với tín ngưỡng, lễ hội để bày tỏ sự tôn kính thần linh và mong ước về những điều tốt lành trong cuộc sống, vì vậy, lễ hội truyền thống mang tinh thần hướng thượng cao. Bên cạnh việc tiếp nối phong tục tập quán hay thể hiện niềm tin tôn giáo, thực hành tín ngưỡng - tôn giáo trong gia đình còn nhằm góp phần tạo dựng văn hoá, giáo dục giá trị đạo đức, làm phương châm ứng xử cho các gia đình. 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 A. MỘT SỐ KHÁI NIỆM I. Tín ngưỡng B. Định nghĩa tín ngưỡng được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018): Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục tập quán truyền thống để mang lại sự bình về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. C. Khái niệm tín ngưỡng từ Mác- Lenin: Chủ nghĩa Mác- Lenin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. D. Tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần túy theo cách hiểu thông thường. Sự phát triển khoa học đồng nghĩa với các tôn giáo đang được tái sinh với một sức mạnh mới, dường như đóng vai trò cân bằng cho những từ thức duy lý của con người. Tín ngưỡng cũng có quan hệ với tri thức và với tư tưởng, dù nó là những lĩnh vực rất khác nhau. E. Sự phát triển của xã hội, khi tư tưởng ngày một phong phú lên, vai trò của tín ngưỡng không những không bị giảm đi, mà ngược lại còn tăng lên, gần gũi với nhiều đối tượng hơn. Con người sẽ tạo ra các tín ngưỡng mới, cải cách, thay đổi một phần hay cấu trúc lại những tín ngưỡng cũ. F. Một số hoạt động tín ngưỡng tại Việt Nam: Lễ hội đền Hùng giỗ tổ Hùng Vương, UNESCO đã công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhiều loại hình hoạt động tín ngưỡng dân gian như: thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, thờ mẫu, tín ngưỡng thờ cúng các tổ nghề, thờ cúng ma, cúng thần của các đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc,... G. Nói đến sinh hoạt tín ngưỡng không thể không đề cập đến lễ hội vì tín ngưỡng là phần hồn, phần cốt, lễ hội là vỏ bọc của tín ngưỡng. Lễ hội truyền thống chứa đựng khát vọng và là nơi giải tỏa những ước muốn tâm linh của người nông dân trong xã hội xưa. II. Tôn giáo H. Khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định: Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn giáo, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. I. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là những sự rút hết toàn bộ nội dung của con người và giới tự nhiên, là việc chuyển nội dung đó sang cho bóng ma. Thượng 1 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 đế ở bên kia thế giới, Thượng đế này, sau đó, do lòng nhân từ, lại trả về cho con người và giới tự nhiên một chút ân huệ của mình”. J. Bản chất của tôn giáo: Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội. K. Tôn giáo có 3 tính chất: tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị: Tính lịch sử của tôn giáo: Con người sáng tạo ra tôn giáo. Mặc dù nó còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử. Tôn giáo không phải xuất hiện cùng một lúc với con người. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới mức độ nhất định. Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử. Trong từng giai đoạn của lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Thời đại thay đổi, tôn giáo cũng có sự thay đổi, điều chỉnh theo. Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi con người thì tôn giáo sẽ không còn. Tính quần chúng của tôn giáo: Tôn giáo là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Hiện nay số lượng tín đồ của các tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới (khoảng 1/3 đến 1/2 dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo). Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh khát vọng của những con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái… Bởi vì, tôn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo, hướng thiện. Vì vậy, còn nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo. Tính chính trị của tôn giáo: Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình. Trong nội bộ các tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tôn giáo thường là một bộ phận của đấu tranh giai cấp. 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 L. CÁC LOẠI HÌNH TÍN NGƯỠNG I. Việt Nam 1. Khái quát chung Tín ngưỡng Việt Nam còn gọi là tín ngưỡng truyền thống hay tín ngưỡng dân gian, là tín ngưỡng của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Tín ngưỡng Việt Nam giống như các bộ phận khác của văn hóa Việt Nam đề mang những đặc trưng của văn hóa nông nghiệp đó là: Tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên: Thể hiện ở tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Hài hòa âm dương: thể hiện ở các đối tượng thờ cúng: Trời – Đất, Tiên – Rồng, ông đồng – bà đồng… Đề cao phụ nữ: Thể hiện ở rất nhiều nữ thần như các Mẫu Tam phủ ( Bà Trời – Đất – Nước), Mẫu Tứ phủ (Bà Mây – Mưa – Sấm – Chớp)… Tính tổng hợp và linh hoạt và hệ quả là tôn giáo đa thần chứ không phải độc thần như trong nhiều tôn giáo khác. 2. Các loại hình tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam 2.1. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 2.1.1. Khái niệm Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời. 2.1.2. Hình thức Nơi đặt bàn thờ tổ tiên: Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, nó như một thế giới thu nhỏ của người đã khuất.Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất và trở thành nơi con cháu “trò chuyện” trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết, hoặc khi có việc trọng đại… Hướng bàn thờ cũng được người Việt rất quan tâm. Thông thường hướng nhà theo đạo Phật thì hướng Nam là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí.Nhiều khi cũng đặt bàn thờ hướng Tây vì người ta nghĩ hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa. Cách bày trí bàn thờ tổ tiên: Việc bài trí bàn thờ gia tiên thường không giống nhau, điều này phụ thuộc vào quan niệm tâm linh, vùng miền và cả điều kiện 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 kinh tế của gia đình. Nhìn chung, bàn thờ gia tiên nào cũng có một số đồ thờ chủ yếu sau: bài vị, bát hương, đĩa đèn, bình hoa, chén rượu, mâm đựng hoa quả… Các gia đình bình dân, đồ thờ thường được làm bằng gỗ hoặc sành sứ, còn các gia đình giàu có thế nào cũng có đồ thờ tự bằng đồng. Bàn thờ gia tiên của ngành trưởng phức tạp hơn ngành thứ, của chi trưởng phức tạp hơn chi thứ, gia đình con thứ, con út chỉ thờ vọng nên bài trí bàn thờ cũng đơn giản hơn con trưởng. M. Hình B.1. Bày trí bàn thờ tổ tiên Các thời gian cần thờ cúng tổ tiên: Việc thờ cúng tổ tiên tại gia đình thường được tiến hành quanh năm, xuất phát từ quan niệm dù đã khuất nhưng linh hồn họ vẫn luôn ở bên cạnh con cháu. Không chỉ cúng lễ trong các dịp quan trọng như tang ma, giỗ chạp, cưới xin…, không chỉ trong những ngày lễ tiết như Tết Nguyên đán, Thanh minh, Hàn thực, Đoan ngọ…, các ngày Sóc (ngày mồng một), Vọng (ngày rằm) theo chu kỳ tuần trăng, mà các vị tổ tiên còn được con cháu kính cáo mọi chuyện vui buồn: sinh nở, ốm đau, thi cử, đỗ đạt, kiện cáo, bất hòa, dựng vợ gả chồng… Con cháu còn kính mời các vị về hưởng thụ hoa trái đầu mùa, lễ tạ tổ tiên khi có phúc, có lộc. Có thể nói trong tâm thức những người sống tổ tiên là bất tử. Người Việt dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm. 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Nghi lễ thờ cúng: Trước khi tiến hành nghi lễ thờ cúng gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước cây cỏ có mùi thơm. Sau đó người thực hiện việc cúng phải mặc quần áo chỉnh tề thường thì quần áo mà gia chủ mặc là đồ trắng. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại ngày nay thì chỉ cần ăn mặc chỉnh tề và người ta ít quan tâm hơn đến cách ăn mặc trong những lễ cúng. 2.1.3. Ý nghĩa Thờ cúng tổ tiên để lưu giữ ký ức về tổ tiên: đặc trưng trong đời sống của người Việt là tính duy lý. Vì vậy trong gia đình hình ảnh của những người đã khuất luôn luôn hiện hữu và không xa rời đời sống của những thành viên trong gia đình và làng xã. Chết không phải là mất đi tất cả mà là một dạng chuyển hóa vật chất từ dạng này sang dạng khác và tổ tiên cũng tồn tại ở một thế giới siêu hình mà con người không thể nhìn thấy được. Trong gia đình bàn thờ là nơi con cháu lưu giữ những hình ảnh thân thuộc nhất về những người đã khuất. Việc thờ cúng được lặp đi lặp lại như một công việc quen thuộc, khơi dậy trong con cháu những kí ức về tổ tiên. Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người ngay từ lúc còn thơ bé Thờ cúng tổ tiên, bên cạnh chức năng, vai trò thỏa mãn nhu cầu tôn kính tổ tiên, thờ phụng tổ tiên còn có nhiều chức năng khác như duy trì, củng cố dòng họ, gắn kết dòng họ, thông qua đó thúc đẩy sự phát triển về các mặt khác của dòng họ như văn hóa, giáo dục, kinh tế, v.v.. Thờ cúng tổ tiên, như trên đã trình bày, được biểu hiện ở nhiều cấp độ khác nhau như gia đình, dòng họ, cộng đồng và cả dân tộc. Ở Việt Nam tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được xem là thờ cúng tổ tiên ở cấp độ quốc gia, dân tộc. Trong những năm qua, nghi thức thờ cúng Vua Hùng trong ngày giỗ Tổ (10-3 âm lịch) đều được tổ chức một cách trang trọng, theo nghi thức quốc gia, có sự tham dự của các vị lãnh đạo cao nhất của đất nước. Điều đó càng khẳng định thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, có giá trị giáo dục sâu sắc đến các thế hệ con cháu. 2.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu 2.2.1. Khái niệm N. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên vũ trụ được người đời tôn vinh là các chức năng sáng tạo ra muôn loài và mang sự sống đến cho con người như: Trời, đất, sông, nước. O. Theo thời gian khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm các nữ anh hùng trong dân gian - những người phụ nữ nổi lên trong lịch sử với vai trò người báo 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 hiệu hoặc trị bệnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ và cuối cùng được thần thánh hóa để trở thành một trong các hiện thân của Thanh Mẫu. Sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu được phân chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thờ các nữ thần thiên nhiên riêng biệt, các nữ thần này là các tinh thần thiên nhiên và không có đặc điểm của con người đặc biệt là người phụ nữ, người mẹ. Giai đoạn 2: Thờ các Thánh Mẫu, đến giai đoạn này các nữ thần đã có đặc điểm của người Mẹ như Mẹ u Cơ - người Mẹ của dân tộc Việt Nam. Giai đoạn 3: Thờ Thánh Mẫu Tam phủ, Tứ phủ. Ở đây “phủ” không phải là khái niệm số lượng xây dựng mà nó chính là 3 hay 4 thành tố của vũ trụ là: Trời (Thiên phủ). Đất (Địa phủ), Nước (Thuỷ phủ), Núi rừng (Nhạc phủ). 2.2.2. Cách thức Thời gian: Đạo Mẫu được tổ chức theo âm lịch với rất nhiều tín đồ và lôi cuốn rất nhiều người tham gia với nhiều nghi lễ truyền thống. Thờ Mẫu thông thường có hai dịp chính trong năm. Đây cũng là lễ hội lớn của dân tộc: "tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ", kỷ niệm ngày mất của Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) và Thánh Mẫu Liễu Hạnh, ngoài ra còn rất nhiều dịp lễ hội khác và đặc biệt tại các đến phủ cứ ngày mùng Một và ngày Rằm âm lịch, người ta thường dâng đồ cúng để tạ ơn và cầu khẩn phúc lộc. Nghi thức thờ Mẫu: Nghi lễ phổ biến nhất trong thờ Mẫu là lên đồng hay còn gọi là hầu bóng. Trong nghỉ lễ này người ta tin rằng linh hồn của các vị thần sẽ nhập vào người lên đồng, linh hồn này được mời đến để nghe lời cầu của người đi lễ. Với hoạt động này người phụ nữ thường đóng vai trò chính và được gọi là các Bà đồng, đôi khi cũng do nam giới đảm nhiệm gọi là các Ông đồng. Các điệu múa linh thiêng hay gọi là các giá đóng là phần quan trọng nhất của nghi lễ. Thường là có 72 giá đóng bao gồm: giá các quan lớn, giá các cậu, giá các cô, giá chầu văn. Trong buổi lễ các gia đồng được biểu diễn cùng các bài hát chầu văn" (hay hát văn). Đây là một thể loại hát nổi (vừa thực hiện hát vừa nói) để kể lễ, cầu xin. Hát văn do người lên đồng biểu diễn cùng với dàn nhạc cung văn tạo nên một khung cảnh và âm nhạc tâm hồn để giúp cho con người và nơi chốn bên ngoài thế giới của họ. Khi lên đồng người ta có thể cầu xin mong ước và nghe các thánh Mẫu truyền dạy những điều hay, lẽ phải Thời gian lên đồng có thể kéo dài 1-2 tiếng hay cả buổi cúng lễ, mọi lời nói lúc này chính là lời nói của Thánh Mẫu. 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Người ngồi đồng phải tự sắm nhiều bộ quần áo khi ngồi chầu ông hoặc bà nào thì phải mặc quần áo phù hợp giống người đó khi họ còn sống như Thánh Mẫu Thượng Ngàn phải mặc quần áo dân tộc. Người ngồi đồng phải có chiếc khăn phủ kín mặt tay cầm 3 nén nhang đang cháy trước mặt hứng lên diễn thờ Khi ra tay báo hiệu là lúc Thánh nhập, nếu ra hiệu tay trái là Thánh nam nhập còn nếu tay phải là Thánh nữ nhập. Tuy theo sự tổng của người lên đồng là thánh nam hay nữ mà có thể biểu diễn các động tác tiến lên lùi xuống, múa quạt hay mua kiếm. Cuối giá đồng người lên đồng thường ban thuốc lá, kẹo, trầu cau tiền cho những người xung quanh. P. Q. Hình B.2. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu 2.2.3. Ý nghĩa Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian, đậm bản chất bản địa và chứa đựng những giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa dân tộc, giúp phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm. Cột mốc đánh dấu sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam phải kể đến sự xuất hiện của mẹ u Cơ cùng với Lạc Long Quân sinh ra bọc “trăm trứng”. Truyền thuyết này nhằm tôn vinh người mẹ đối với vấn đề đoàn kết dân tộc, là sự kế thừa tín ngưỡng thờ Mẫu trong lịch sử, phản ánh nhu cầu đặt ra cho cả cộng đồng người Việt phải đoàn kết gắn bó mới tồn tại và phát triển được. Trong suốt gần một nghìn năm Bắc thuộc hay trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những giá trị trong truyền thống thờ Mẫu nói riêng và các tín ngưỡng văn hóa nói chung vẫn không ngừng được hun đúc trở thành sức mạnh đoàn kết to lớn ở phương diện văn hóa tinh thần của dân tộc giúp dân ta đoàn kết chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền. 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Thờ Mẫu giúp tôn vinh vai trò của người phụ nữ Việt. Nếu như trước kia Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của hệ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” của Nho giáo thì ngày nay với sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu đã khiến những quan niệm cổ hủ đó ngày một mất đi, đời sống con người tiến bộ hơn rất nhiều. Chúng ta sao có thể quên đi hình ảnh Mẹ Việt Nam - biểu tượng sáng ngời minh chứng cho sự tôn vinh người phụ nữ anh hùng gạt nước mắt, nén đau thương cùng chi viên cho bộ đội thời đại Hồ Chí Minh. Ngày nay hành động tôn vinh Mẹ Việt Nam anh hùng chính là tiếp nối truyền thống phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu và hàm chứa bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc. Sức mạnh và ý nghĩa của tín ngưỡng Thờ Mẫu chính là thỏa mãn đáp ứng nhu cầu và khát vọng của con người về sức khỏe, bình an, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn… hướng con người ta đến với lòng từ bi bác ái, là nền tảng của đạo đức xã hội, nguyên tắc ứng xử giữa người với người. Thông qua các nghi lễ hầu đồng và các yếu tố dân gian như trang phục, âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian,... đặc biệt tính tương tác cao giữa người thực hành nghi lễ - thầy đồng và những người dự hầu để gửi gắm, biểu đạt những mong muốn, khát vọng gửi đến với thần linh những đấng tối cao. Với những giá trị độc đáo và nổi bật, ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam của Việt Nam đã chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. 2.3. Tín ngưỡng thờ gia thần (thờ Thổ Địa, Thần Tài) 2.3.1.Khái niệm, lịch sử Tục thờ Tài - Địa, có lẽ nguồn gốc bắt đầu từ Trung Quốc rồi sau đó lan dần sang các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, người xưa quan niệm thờ cúng Ông Địa -Thần Tài trong nhà để cầu mong cho gia đình êm ấm, làm ăn phát tài phát lộc. Tín ngưỡng thờ thần là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Ngay từ buổi đầu hình thành nhà nước sơ khai, người ta đã biết thờ phụng các vị thần tự nhiên, siêu nhiên, như: thần Đất, thần Mây, thần Mưa, thần Gió, thần Sấm... Tín ngưỡng thờ thần này bắt nguồn từ tâm lý e sợ các hiện tượng tự nhiên mà họ chưa lý giải được trong thời điểm lúc bấy giờ. Và đó cũng là tâm lý thể hiện sự tri ân đến các sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh đã tạo cho họ có được môi trường sống, và làm cho cuộc sống của họ được giàu có, sung túc và bình an. 2.3.2.Hình thức Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa: Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa phải được đặt ở dưới đất, ở một góc nhà và không nên đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa phía 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 dưới cầu thang. Vị trí đặt ông Địa, Thần Tài trong nhà nên là nơi có thể bao quát toàn không gian, có thể quan sát được khách ra vào ở nơi kinh doanh, buôn bán, như vậy gia chủ sẽ làm ăn phát đạt. Nguyên tắc đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa là phải đặt theo hướng tốt của gia chủ hoặc có thể đặt theo cách hứng lấy dòng vượng khí bên ngoài vào. Phía sau bàn thờ Thần Tài Thổ Địa nên có tường che chắn. Tối kỵ bị các vật nhọn chĩa vào sẽ làm tổn hại tài khí nơi đó. Không được để những vật ô uế, bụi bậm nơi đây. Không nên để ở những nơi tối tăm sẽ ảnh hưởng đến tài vận của gia chủ. Không nên đặt gần nhà vệ sinh, trước gương hoặc nhà bếp vì đây là những nơi không sạch sẽ, làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm ở nơi thờ cúng. Không chỉ không hút tài lộc, sai lầm này còn khiến gia chủ làm ăn thất bại. Nghi thức thờ cúng Thần Tài: Thờ Thần tài hàng ngày gia chủ chỉ cần đặt hộp bánh, đĩa hoa quả, chén nước, hoa tươi. Hàng ngày, gia chủ chỉ nên đốt nhang vào mỗi buổi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6h – 7h tối. Mỗi lần đốt gia chủ nên đốt mỗi lần 5 cây nhang. Khi đốt nhang, gia chủ nên thay nước trắng, nước trong lọ hoa. Hàng tháng, gia chủ nên lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài ông Địa vào những ngày cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch hàng tháng bằng nước lá bưởi, rượu pha nước. Khăn lau nên sử dụng khăn riêng, để riêng không nên dùng vào việc khác nữa. Trong ngày vía Thần Tài chúng ta nên cúng mặn. Đồ cúng thương là các món ăn ngon như heo quay, gà, hoa quả, nước uống hàng ngày,... Dân gian truyền miệng Thần Tài rất thích món lợn quay và chuối chín vàng. Tùy điều kiện mỗi gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Thần Tài khác nhau. R. S. Hình B.3. Bàn thờ ông Địa, Thần Tài 9 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 2.3.3.Ý nghĩa Thần Tài là vị thần cai quản những công việc liên quan đến tiền bạc và của cải. Ông Địa là vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu đem đến hạnh phúc ấm no cho mọi gia đình. Chính vì thế nhiều gia đình, đặc biệt là những người tham gia vào lĩnh vực buôn bán, kinh doanh đều thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa với mong muốn có được nhiều tiền bạc, cuộc sống sung túc, dư dả tiền bạc. Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày Vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt… III. Phương Tây 1. Khái quát chung T. Tín ngưỡng dân gian phương Tây (đôi khi được đánh đồng với văn minh phương Tây, thế giới phương Tây, xã hội phương Tây và văn minh châu Âu) là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi để chỉ di sản của chuẩn mực xã hội, các giá trị đạo đức, truyền thống, phong tục, hệ thống niềm tin, chế độ chính trị và tạo tác cụ thể và công nghệ có nguồn gốc hoặc liên kết với châu Âu. Thuật ngữ này cũng được áp dụng ngoài châu Âu cho các quốc gia và nền văn hóa có lịch sử được kết nối mạnh mẽ với châu Âu bằng cách nhập cư, thuộc địa hoặc ảnh hưởng. Ví dụ, văn hóa phương Tây bao gồm các quốc gia ở châu Mỹ và châu Úc, có ngôn ngữ và dân tộc thiểu số là người châu Âu. Văn hóa phương Tây chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các văn hóa Hy-La và Kitô giáo. 3. Các loại hình tín ngưỡng dân gian ở phương Tây 2.1. Tín ngưỡng về niềm tin đối với Thiên Chúa 2.1.1. Lịch sử ra đời Tín ngưỡng về sự tin tưởng đối với thiên chúa được bắt nguồn từ kito giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước. Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng Giêsu là Con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Thuộc tôn giáo độc thần, hầu hết Kitô hữu tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị (tiếng Hy Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi. Kitô giáo đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa và văn minh phương Tây. 10 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Trải qua hai thiên niên kỷ, các bất đồng về thần học và giáo hội học đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Bốn nhánh chính hiện nay của Kitô giáo là Công giáo Rôma, Kháng Cách (Tin Lành), Chính Thống giáo Đông phương, và Chính Thống giáo Cựu Đông phương. Công giáo Tây phương, Chính Thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Cựu Đông phương cắt đứt hiệp thông với nhau trong cuộc Ly giáo Đông – Tây năm 1054 và cuộc Ly giáo Chalcedon khởi đầu năm 451. Kháng Cách (cũng thường gọi là Tin Lành), không phải là một hệ phái đơn nhất nhưng là thuật từ nhóm hợp, phát sinh từ cuộc Cải cách Kháng nghị thế kỷ 16. Tính chung, Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới với khoảng 2,3 tỉ tín hữu, chiếm hơn 31% dân số thế giới (năm 2015). Từ nguyên của "Kitô" là Χριστός (Khristos) trong tiếng Hy Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch theo danh hiệu Messiah trong tiếng Hebrew. Trong tiếng Việt, người Công giáo dùng từ "Kitô" để gọi danh hiệu này của Giêsu, trong khi người Tin Lành thường dùng từ "Christ". Bên cạnh từ "Kitô" phiên âm qua tiếng Bồ Đào Nha được sử dụng bởi tín hữu Công giáo, còn có từ "Cơ Đốc" xuất phát từ chữ Nho (基督) và thường được tín hữu Tin Lành sử dụng. Ngoài ra, một số người cũng dùng cách gọi Thiên Chúa giáo để chỉ Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung. Đạo Kito giáo tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi cùng một bản thể (substance) và uy quyền như nhau. Thiên Chúa của Đạo Công Giáo là Thiên Chúa của Chúa Kitô (Christian God) và cũng là Thiên Chúa của các Tổ Phụ Do Thái. Do đó, Kinh Thánh của Giáo Hội Công Giáo gồm cả hai phần Cựu Ước (Old Testament) và Tân Ước (New Testament) với tổng cộng 72 Sách thánh mà Giáo Hội Công Giáo dạy tín hữu phải đọc để nuôi dưỡng đời sống đức tin nhờ nghe Lời Chúa để biết sống theo đường lối của Người. 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 U. V. Hình B.4. Thiên Chúa giáo 2.1.4. Tín ngưỡng và niềm tin đối với Thiên Chúa của Do Thái giáo Do Thái Giáo (Judaism), hay còn gọi là Đạo Mai-sen (Mosaic Religion) là Đạo tôn thờ Thiên Chúa Yahweh, là Cha của các Tổ Phụ Abraham, Isaac và Israel (Jacob). Ngài cũng là Đấng, qua tay ông Mai-sen, đã giải phóng cho dân Do Thái thoát ách thống khổ bên Ai Cập và mang họ vượt Biển Đỏ trở về quê hương an toàn. Và cũng qua trung gian ông Mai-sen, Thiên Chúa đã truyền cho dân Do Thái và cho cả nhân loại ngày nay Mười Điều Răn như giao ước phải thi hành để được chúc phúc và được sống với Thiên Chúa là tình thương. Tín hữu Do Thái thuộc Đạo này cho đến nay vẫn chỉ tôn thờ một Thiên Chúa Yaweh độc nhất mà thôi (monotheism). Họ không có ý niệm gì về một Thiên Chúa Ba Ngôi (The Holy Trinity) vì họ không nhìn nhận Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, đã xuống thế làm Người để cứu chuộc nhân loại. Họ cũng không biết gì về Chúa Thánh Thần, mặc dù Kinh Thánh Cựu Ước có hé mở chút ánh sáng về Ba Ngôi Thiên Chúa quá trình thuật Ba người khách lạ đến thăm ông Abraham và được ông niềm nở đón tiếp dù không biết họ là ai. Cũng vì không nhìn nhận Chúa Cứu Thế Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa và Phúc Âm của Người nên Kinh Thánh của Do Thái Giáo chỉ có phần Cựu Ước. 2.1.5. Tín ngưỡng và niềm tin đối với thiên chúa của Đạo công giáo Đạo Công giáo thờ Thiên Chúa – một đấng tối cao dựng nên trời đất vũ trụ muôn loài. Thiên Chúa chính là cái nôi sinh ra vạn vật mang đến sự tồn tại cho dòng tộc của những người theo đạo, luôn bảo vệ và che chở cuộc sống của họ 12 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 để hướng đến những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Đây cũng là lý do họ đặt Thiên Chúa ở nơi cao nhất để luôn nhắc nhở bản thân tưởng nhớ tới Thiên Chúa, ghi nhớ công ơn của Chúa. Trong đạo công giáo quan niệm về linh hồn và thể xác luôn tồn tại một cách riêng biệt tức là những người đã khuất sẽ đi về nơi mà linh hồn phái cư ngụ sau khi chết là thiên đàng hay địa ngục. Nếu ở trần gian họ sống tốt đẹp thì Chúa sẽ dẫn họ đến Thiên Đàng nơi ánh sáng phước lành của Chúa được lan tỏa. Ngược lại nếu khi sống họ làm nhiều việc sai trái, tội lỗi sẽ phải xuống địa ngục để nhận lỗi và sửa chữa sai lầm theo phụng sự ý Chúa. Do đó, người sống cũng thờ cúng những người đá khuất để bày tỏ lòng biết ơn của mình với họ và với những điều họ đã làm cùng Thiên Chúa. Kinh Thánh chính là nơi để những người theo đạo Công giáo dựa vào để thờ cúng tổ tiên. Kinh Thánh dạy chúng ta làm người, dạy sống theo lẽ phải nên những người theo đạo công giáo đều có niềm tin vào Kinh Thánh. Những ngày lễ nghi của Đạo Công giáo: Lễ Noel (giáng sinh) ngày 25/12: Đạo Công giáo muốn dạy những điều tốt đẹp cho giáo dân của mình. Trước đó họ đã chuẩn bị trang trí để đón mừng ngày Chúa ra đời. W. Hình B.5. Lễ giáng sinh an lành Lễ phục sinh (Chúa sống lại) vào một ngày của tháng 4 (từ 21/3 - 25/4): Mùa Phục Sinh thường rơi vào tháng 4 hằng năm. Đây là ngày kỷ niệm ngôi hai Thiên Chúa sống lại sau 3 ngày bị đóng đinh vào thập giá vì chuộc tội cho người dân. Đây là ngày lễ quan trọng và là một mùa chay lớn của người Công Giáo hằng năm. 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 X. Hình B.6. Lễ phục sinh Lễ Chúa Giê-su lên trời: Theo lời Tiên Tri thì sau khi Chúa Giêsu sống lại rồi người sẽ lên trời 40 ngày sau. Trong Tân Ước cũng có ghi lại, sau khi sống lại, Chúa Giêsu ở lại cùng các môn đệ 40 ngày rồi mới kết thúc sự hiện diện của mình nơi trần thế. Y. Hình B.7. Lễ Chúa lên trời Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (sau lễ Chúa Giê-su lên trời 10 ngày): Sau khi Chúa Giêsu lên trời thì Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các thánh Tông đồ và Hội Thánh mới thành lập. Đây cũng được xem là một lễ trọng của người Công Giáo và được cử hành vào ngày thứ năm mươi của mùa Phục Sinh. Một số nơi còn gọi đây là lễ Hiện Xuống. 14 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Văn hóa giao tiếp ứng xử nơi công sở
30 p | 7102 | 1125
-
Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam: Tết Nguyên đán
31 p | 2582 | 184
-
Tiểu luận Quy luật phủ định của phủ định và sự vận dụng quy luật này vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
15 p | 2494 | 147
-
Tiểu luận : Văn hóa Việt Nam thời kì hội nhập
6 p | 598 | 136
-
Tiểu luận: Văn hoá giao tiếp kinh doanh của Hoa Kỳ và những vấn đề doanh nhân Việt Nam cần lưu ý khi giao tiếp, đàm phán với đối tác Hoa Kỳ
10 p | 482 | 65
-
Tiểu luận văn hóa việt nam - tây nguyên
78 p | 1099 | 64
-
Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam: Đặc điểm võ Bình Định
24 p | 213 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
157 p | 205 | 29
-
Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm của tập đoàn TH đối với xã hội Việt Nam
21 p | 70 | 25
-
Tiểu luận: Văn hóa kinh doanh trong thực hiện hợp đồng lao động tại các khu công nghiệp ở Việt Nam
17 p | 205 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam thời Lý - Trần và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Phật giáo trong giai đoạn hiện nay
32 p | 226 | 20
-
Tiểu luận Văn hóa ẩm thực Việt Nam: Văn hóa ẩm thực tỉnh Cà Mau
38 p | 90 | 18
-
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Văn hóa Hồ Chí Minh trong chiến lược ngoại giao văn hóa Việt Nam ở đầu thể kỉ XXI
170 p | 90 | 16
-
Bài thảo luận: Văn hóa Việt Nam đại cương
8 p | 247 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo điện tử với vấn để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay
30 p | 104 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam và cách chuyển dịch sang tiếng Anh
180 p | 32 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam và cách chuyển dịch sang tiếng Anh
27 p | 9 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn