Tiểu luận Văn hóa ẩm thực Việt Nam: Văn hóa ẩm thực tỉnh Cà Mau
lượt xem 18
download
Tiểu luận "Văn hóa ẩm thực Việt Nam: Văn hóa ẩm thực tỉnh Cà Mau" có nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa ẩm thực; Chương 2: Thực trạng văn hóa ẩm thực tỉnh Cà Mau; Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực tỉnh Cà Mau. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài tiểu luận tại đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Văn hóa ẩm thực Việt Nam: Văn hóa ẩm thực tỉnh Cà Mau
- lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BỘ MÔN DU LỊCH ---o0o--- TIỂU LUẬN MÔN ẨM THỰC VIỆT NAM (Học kỳ III nhóm 1, năm học 2020 - 2021) Đề tài: Văn hóa ẩm thực tỉnh Cà Mau Giáo viên hướng dẫn : TS. Bùi Cẩm Phượng Nhóm thực hiện : HÀ NỘI – 2021 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 Cơ sở lý luận về văn hóa ẩm thực...........................................................................1 1.1 Khái niệm về văn hóa ẩm thực.......................................................................................1 1.1.1 Khái niệm văn hóa...................................................................................................1 1.1.2 Khái niệm ẩm thực..................................................................................................1 1.1.3 Khái niệm văn hóa ẩm thực.....................................................................................2 1.2 Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực................................................................3 1.2.1 Điều kiện tự nhiên...................................................................................................3 1.2.2 Điều kiện xã hội......................................................................................................4 1.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực...................................................................................5 1.3.1 Tính cộng đồng........................................................................................................5 1.3.2 Tính hòa đồng..........................................................................................................6 1.3.3 Tính tận dụng..........................................................................................................6 1.3.4 Tính thích ứng.........................................................................................................8 CHƯƠNG 2 Thực trạng văn hóa ẩm thực tỉnh cà mau..............................................................11 2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Cà Mau....................................................................................11 2.2. Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực tỉnh Cà Mau............................................14 2.2.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................................14 2.2.2. Điều kiện xã hội........................................................................................................18 2.2.3 Sản xuất công nghiệp............................................................................................20 2.2.4 Tài chính, tín dụng.................................................................................................22 2.2.5 Hoạt động tín dụng................................................................................................22 2.2.6 Giá cả, thương mại - dịch vụ.................................................................................23 2.2.7 Hoạt động giao thông vận tải.................................................................................24 2.2.8 Văn hóa tỉnh Cà Mau.............................................................................................25 2.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực.................................................................................26 2.4 Nhận xét chung............................................................................................................30 2.4.1 Mặt tích cực...........................................................................................................30 2.4.2 Mặt tiêu cực và nguyên nhân.................................................................................30 CHƯƠNG 3 Đề xuất giải pháp nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực tỉnh Cà Mau.........................31 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 3.1 Du lịch ẩm thực hướng tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Cà Mau............................................................................................................................ 31 3.2 Xây dựng một nền ẩm thực phong phú và du lịch trải nghiệm tự làm:.........................31 3.3 Mang gian hàng ẩm thực Cà Mau đến với sự kiện Ngày hội du lịch............................32 3.4 Liên kết với các địa phương khác.................................................................................32 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Cà Mau....................................................................................................13 Hình 2.8.1 Tôm nướng muối ớt.................................................................................................27 Hình 2.8.2 Lẩu mắm U Minh....................................................................................................28 Hình 3.2 Du khách dc trải nghiệm tự mình bắt cua...................................................................31 Hình 3.3 Ảnh về một loại bánh ở Cà Mau.................................................................................32 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 LỜI MỞ ĐẦU Nhắc đến văn hóa Việt chúng ta không thể không nhắc đến văn hóa ẩm thực bởi văn hóa bao gồm nhiều thành tố, ẩm thực cũng là một trong những thành tố của văn hóa. Ẩm thực văn hóa Việt Nam không chỉ đơn thuần là giá trị vật chất mà nó còn là yếu tố văn hóa dân tộc. Tìm hiểu về ẩm thực chính là cách tốt nhất tìm hiểu về lịch sử và con người của đất nước đó. Mỗi vùng miền trên đất nước ngoài những đặc điểm chung, lại có lối ẩm thực riêng mang sắc thái và đặc trưng của vùng đất đó. Đó là phong tục, thói quen và văn hóa của từng vùng. Cái chung, cái riêng hòa trộn khiến phong cách ẩm thực Việt Nam rất phong phú. Mỗi vùng, miền đều có cách chế biến món ăn khác nhau, cách thưởng thức khác nhau. Tỉnh Cà Mau được tái lập từ cuối năm 1996, là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển: phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp với 2 tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang. Với vị trí địa lý nằm ở tâm điểm vùng biển các nước Đông Nam Á nên Cà Mau có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu. Cà Mau – vùng đất Phương Nam không chỉ giàu có, trù phú về rừng và biển, mà nơi đây còn được mệnh danh là vùng đất có “Cá bạc, tôm vàng”. Chính sự phong phú về động thực vật trên rừng, dưới biển đã góp phần tạo nên những món ăn ngon, dân dã, mang đậm hương vị quê hương. Tuy nhiên, do thời gian hạn hẹp, khả năng có giới hạn và lượng thông tin vô cùng đa dạng chúng em chỉ xin được tập trung nghiên cứu những đặc trưng ẩm thực tiêu biểu nhất của tỉnh Cà Mau. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC 1.1 Khái niệm về văn hóa ẩm thực 1.1.1 Khái niệm văn hóa Văn hóa là hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần được con người sáng tạo và tích lũy ra trong quá trình sinh sống, tồn tại và phát triển. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.1.2 Khái niệm ẩm thực Ẩm thực là ăn uống, là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của con người. Ẩm thực bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt. Qua ẩm thực, có thể nói lên đặc trưng văn hóa của dân tộc đó, vùng đó và đất nước đó. Ẩm thực vốn là từ gốc Hán Việt: ẩm có nghĩa là ăn, cũng có nghĩa là uống; thực hay thực phẩm bao hàm ý chỉ chung cho đồ ăn, thức ăn. Tóm lại ẩm thực là để chỉ hành động ăn uống. Điều quan trọng là cái “ẩm thực” đó được đặt trong hoàn cảnh nào thì ý nghĩa của nó lại có những cách hiểu khác nhau. Theo “Từ điển Việt Nam thông dụng” thì ẩm thực chính là ăn uống – là hoạt động để cung cấp năng lượng cho con người sống và hoạt động. Chính vì vậy nói đến văn hoá ẩm thực là nói đến việc ăn uống và các món ăn uống cùng với nguồn gốc, lịch sử của nó. 1 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 1.1.3 Khái niệm văn hóa ẩm thực Ăn uống là một trong những nhu cầu tối quan trọng của đời sống con người, con người cần ăn, thở để tồn tại. Nhưng khác xa với con vật, ăn uống của con người còn là một hành động mang tính văn hoá chứ không chỉ dừng lại ở bản năng sinh tồn. Từ xa xưa ông cha ta đã không hề xem nhẹ việc ăn uống. Việc dạy ăn như thế nào, học ăn như thế nào phải được bắt đầu từ chính gia đình. Đây là cái nôi đầu tiên để giúp con người hoàn thiện bản thân, hình thành nhân cách, trau dồi kiến thức ứng xử, thể hiện được truyền thống văn hoá của dân tộc ta từ bao đời nay. Có thể hiểu văn hoá ẩm thực là cách ăn, kiểu ăn, món ăn đặc trưng của từng dân tộc, từng địa phương mà qua đó ta biết được trình độ văn hoá, lối sống, tính cách của con người đó, của dân tộc đó. Trên thế giới có bao nhiêu dân tộc, bao nhiêu quốc gia thì có bấy nhiêu cách quan niệm về ăn uống. Nếu người Pháp từ ăn có 37 nghĩa, người Trung Quốc có 49 nghĩa đã là nhiều lắm rồi thì với Việt Nam con số này lên tới 108. Theo nghĩa rộng, văn hoá ẩm thực là một phần văn hoá nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm...khắc hoạ một số nét cơ bản đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia... Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách ứng xử giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến thức ăn, ý nghĩa, biểu tượng tâm linh trong món ăn đó “qua ăn uống mới thấy con người đối đãi với nhau như thế nào”. Theo nghĩa hẹp, văn hoá ẩm thực là những tập quán và khẩu vị của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng kị trong ăn uống, những phương thức chế biến, bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn... Hiểu và sử dụng các món ăn sao cho có lợi cho sức khoẻ nhất và bản thân, cũng như thẩm mĩ nhất luôn là mục tiêu hướng tới của mỗi con người. 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 1.2 Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực 1.2.1 Điều kiện tự nhiên Vị trí: Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây. Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ Bắc tới Nam (theo đường chim bay) là 1.648 km cùng với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Do tiếp giáp biển Đông suốt chiều dài đất nước nên nước mắm cá và các loại nước mắm là thức ăn phổ biến và xuất hiện trong hầu hết các bữa ăn của người Việt Nam. Địa hình: Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Đất nước chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc, dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam. Vì vậy mà mỗi vùng với mỗi điều kiện khác nhau sẽ tạo nên những nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của mỗi vùng. Qua đó, hình thành nên sự đa dạng và phong phú cho ẩm thực Việt Nam. Khí hậu: Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84 – 100% cả năm. Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng. Miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với khí hậu đặc trưng là xuân, hạ, thu, đông. Miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan với hai mùa chủ yếu là mùa mưa và mùa khô. Trong khi đó, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có các mùa giống với miền nam, tuy nhiên có thêm mùa bão. Và với khí hậu đa dạng của mỗi miền sẽ hình thành những nét ẩm thực rất riêng của miền đó. Thủy văn: Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc khắp cả nước. Có nhiều sông, cửa biển thuận lợi giao thương hải cảng, có giá trị kinh tế. Ngoài ra, với hệ thống sông ngòi mang đến một lượng phù sa màu mỡ, là điều kiện lý tưởng để các ngành chăn nuôi, trồng trọt phát triển. Và đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các món ăn đặc trưng của mỗi vùng. Sinh vật: Là một nước nhiệt đới gió mùa cùng vị trí địa lý khiến Việt Nam rất đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền. Đặc điềm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 lẫn số lượng, làm phong phú cho hệ sinh thái của Việt Nam và là nguồn nguyên liệu, thành phần không thể thiếu cho các bữa ăn của người Việt, góp phần hình thành bản sắc và văn hóa ẩm thực của từng khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung. - Về động vât: Động vật là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người và người Việt Nam cũng không ngoại lệ. Từ những loài động vật gia súc, gia cầm quen thuộc và phổ biến như: trâu, bò, lợn, gà... đến các loài đặc trưng của từng khu vực như dê núi Ninh Bình, thịt ngựa, lợn rừng, lợn mán trên các vùng núi như Sapa... - Về thực vât: Thực vật cũng đóng vai trò không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt thông qua các món rau cũng như hoa quả. Với rau củ quả, người Việt có thể dùng làm thức ăn rất bổ dưỡng, giàu vitamin và chất xơ, thậm chí có thể thay thế các món thịt (các món ăn chay), hay có thể dùng để trang trí cho món ăn thêm bắt mắt. Tương ứng với các mùa trong năm là các loại rau củ quả khác nhau cho người Việt lựa chọn (mùa nào thức ấy). 1.2.2 Điều kiện xã hội Dân cư: Việt Nam có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc đều có một nét riêng về bản sắc, truyền thống dân tộc cũng như về văn hóa ẩm thực. Ngoài ra, dân cư Việt Nam có sự phân bố không đồng đều: nông thôn chiếm 73,1% dân số, thành thị chiếm 26,9% dân số. Điều này ảnh hưởng đến nét văn hóa ẩm thực của Việt Nam khá nhiều khi mà người ở thành thị thì nét ẩm thục của họ hiện đại hơn, sang trọng hơn, ưu tiên hơn về mặt hình thức. Còn người ở nông thôn thì không quá quan trọng và cầu kỳ về hình thức. Các món ăn của họ chủ yếu là các món ăn dân dã, quen thuộc. Văn hóa: Việt Nam là một nước nông nghiệp lâu đời, do đó hình thành một nền văn hóa ẩm thực thiên về thực vật của Việt Nam. Từ những câu ca dao, tục ngữ hay việc tính toán thời gian đều lấy ăn uống và cây trồng làm chuẩn mực. Nguồn gốc cây lúa nước được cho là xuất hiện tại một số nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó đã hình thành một truyền thống văn hóa nông nghiệp suốt bao đời nay là cây lúa nước, lúa gạo là lương thực chính của con người: lúa nếp nấu xôi, làm bánh gạo nếp; lúa tẻ nấu cơm, làm bánh tẻ, bún... Ngoài ra, Việt Nam có một chiều dài lịch sử bị xâm lăng. Và vì vậy, nét văn hóa ẩm thực của nước ta ít nhiều cũng chịu sự ảnh hưởng của nền ẩm thực Trung 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Hoa, Pháp... cùng với đó là sự hội nhập văn hóa với nền ẩm thực các nước láng giềng trong khu vực như: Chăm, Khmer, Thái Lan... 1.3 Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có ít nhiều có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc thì ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt, đồng thời cũng thể hiện những nét văn hóa đặc trưng độc đáo của đất nước ta. 1.3.1 Tính cộng đồng Bữa cơm truyền thống Việt ngồi quay quần trên chiếu, chung quanh mâm cơm cũng tròn. Cách ăn cũng cộng đồng: cùng chấm một bát nước mắm, cùng múc một bát canh, cùng gắp món ăn từ đĩa, cùng một niêu (nồi) cơm. Không có chia phần, cũng không có phân loại, như thường thấy trong bữa ăn Âu Mỹ. Thêm khách, thêm bát, thêm đũa, và mọi người đều nhịn một tí để chia cho người khách. Tính chất cộng đồng cũng thấy trong cách dùng bát, đũa, nồi và mâm. Chiếc bát "cái", chiếc đĩa "cái" để dùng chung, và đặc biệt là cái mâm, bát nước mắm và bát canh. Tác gỉa Băng Sơn nhận xét: "Lý do gì mâm mang hình tròn… có lẽ trước hết vì nó hợp lý, gần với tất cả mọi người ngồi quanh nó… Tâm điểm của mâm là bát nước chấm, một đặc biệt của mâm cơm Việt Nam, nó điều hòa mọi vị khẩu mặn hay nhạt, chua hay cay, đặc hay loãng…" Tương tự, "Tính cộng đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện tập trung qua nồi cơm và chén nước mắm”. Các món ăn khác thì có thể có người ăn, người không, còn cơm và nước mắm thì ai cũng ăn và ai cũng chấm. Vì ai cũng dùng, cho nên chúng trở thành thước do sự ý tứ do trình dộ văn hóa của con người trong việc ăn uống. Nói ăn trông nồi... chính là nói đến nồi cơm. Chấm nước mắm phải làm sao cho gọn, sạch, không rớt. Hai thứ đó là biểu tượng của tính cộng đồng trong bữa ăn, 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 giống như sân đình và bến nước là biểu tượng cho tính cộng đồng nơi làng xã. Nồi cơm ở đầu mâm và chén nước mắm ở giữa mâm còn là biểu tượng cho cái đơn giản mà thiết yếu : cơm gạo là tinh hoa của đất, mắm chiết xuất từ cá là tinh hoa của nước- chúng giống như hành Thủy và hành Thổ là cái khởi đầu và cái trung tâm trong Ngũ hành. Tính cộng đồng trong ăn uống đòi hỏi nơi con người một thứ văn hóa giao tiếp cao - văn hóa ăn uống. Bài học đầu tiên mà các cụ dạy cho con cháu là ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Vì mỗi thành viên trong bữa ăn của người Việt Nam đều phụ thuộc lẫn nhau nên phải có ý tứ khi ngồi và mực thước khi ăn. Tính mực thước đòi hỏi người ăn đừng ăn quá nhanh, quá nhiều hết phần người khác, nhưng đồng thời cũng đừng ăn quá chậm khiến người ta phải chờ. Người Việt Nam có tục khi ăn cơm khách, một mặt phải ăn sao cho thật ngon miệng để tỏ lòng biết ơn và tôn trọng chủ nhà, nhưng mặt khác, bao giờ cũng phải để chừa lại một ít trong các đĩa đồ ăn để tỏ rằng mình không chết đói, không tham ăn; vì vậy mà tục ngữ mới có câu : ăn hết bị đòn, ăn còn mất vợ. 1.3.2 Tính hòa đồng Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền khác để từ đó chế biến thành của mình. Đây cũng là điểm nổi bật của ẩm thực của nước ta từ Bắc chí Nam. Có thể nói, nghệ thuật nấu ăn Việt nhắm tới nhiều mục đích: đem lại sự sống, tăng triển sự sống, làm cuộc sống vui tươi. Để đạt tới những mục đích trên, cách ăn, món ăn, cách nấu nướng…đều phải “ở sao được lòng người,” “ăn sao cho đẹp lòng người” và “uống sao cho vui lòng người.” Do đó, cách nấu nướng, món ăn, cách thế ăn đều mang tính chất hòa hợp, tổng hợp, linh hoạt, biến đổi nhưng luôn quân bình. 1.3.3 Tính tận dụng Văn hóa ẩm thực của người Việt phản ánh rõ khả năng tận dụng của người Việt từ những yếu tố thuộc môi trường tự nhiên, thức ăn, thức uống đều được chế biến từ tự nhiên. Trong cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt, có 3 thành phần chính là cơm - rau – cá. Cơm được làm từ gạo, gạo đứng vị trí đầu tiên trong cơ cấu bữa ăn: “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, bữa ăn của người Việt gọi là bữa cơm. Người Việt trồng 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 cả hai loại lúa: nếp và tẻ. Cây lúa tẻ là loại cây trồng chính nên gạo tẻ được dùng trong bữa ăn hàng ngày: “Cơm tẻ là mẹ ruột”, “Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường”. Người Việt còn coi cây lúa là tiêu chuẩn của cái đẹp: “Em xinh là xinh như cây lúa”. Người Việt không chỉ tận dụng cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ gạo để làm bún và làm bánh: bánh lá, bánh đúc, bánh tráng... Gạo nếp được dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánh ngọt... Thành phần thứ hai trong cơ cấu bữa ăn người Việt là rau quả. Là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp lại là ngành kinh tế chủ yếu nên rau quả vô cùng phong phú. Việc dùng rau trong cơ cấu bữa ăn chứng tỏ khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt. Người Việt thường hay nói: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”, “Ăn cơm không rau như đánh nhau không có người gỡ”, “Ăn cơm không rau như người giàu chết không kèn trống”. Rau quả trong cơ cấu bữa ăn đực thù là rau muống và dưa cà: “Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”; cà và dưa cà, dưa cải là những món ăn hợp thời tiết, được người Việt ưa thích và thường được dự trữ để ăn thường xuyên: “có dưa chừa rau”, “có cà thì tha gắp mắm”, “thịt cá là hoa, tương cà là gia bản”. Bên cạnh các loại rau quả là thành phần chính trong cơ cấu bữa ăn còn có những loại rau quả dùng làm gia vị như: hành, gừng, ớt, tỏi, rau răm, rau diếp cá...Gia vị cũng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Thành phần thứ ba trong cơ cấu bữa ăn của người Việt là cá. Việt Nam có phía Đông giáp với biển Đông lại có hệ thống sông ngòi, ao hồ chằng chịt nên dùng cá trong cơ cấu bữa ăn cũng là khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt. Cá đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầu trong bảng các loại thức ăn thủy sản (so với tôm, cua,mực...). Người Việt thường nói: “Cơm với cá như má với con”, “Có cá đổ vạ cho cơm”, “con cá đánh ngã bát cơm”. Người Việt còn tận dụng các loài thủy sản để chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại: nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm sét, các loại nước mắm nổi tiếng: Nghệ An, Phan Thiết, Phú quốc. Thực phẩm được chế biến từ thủy sản cũng rất đa dạng: nấu chín, ướp mắm, phơi khô. Chế biến cũng có nhiều cách: chiên, xào, kho, luộc, nướng, gỏi... Ngoài ba thành phần nói trên thịt cũng là một thành phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn. Thịt có thể dùng kết hợp với cơ cấu nói trên, có 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 thể thay thế cho cá trong các bữa cơm của người Việt. Người Việt thường ăn các loại thịt như: thịt lợn, thịt vịt, thịt gà, thịt bò, thịt trâu... 1.3.4 Tính thích ứng Người Việt, tự bản tính, và do địa lý cũng như hoàn cảnh, để có thể sinh tồn, bắt buộc phải có óc thực dụng, và nhậy cảm thích ứng với hoàn cảnh. Thực dụng và ứng dụng do đó là những đặc tính chung thấy nơi người Việt, đặc biệt người Kinh. Những đặc tính này đều phản ánh trong các món ăn, cách nấu nướng Việt. Những chất liệu, hay những thức ăn mà người ngoại quốc vất bỏ, đều được tận dụng chế biến thành những món ăn bất hủ: mề gà, chân gà, tim gan gà, lòng lợn, lòng chó... Ðặc biệt xương sẩu được ta chế biến thành những bát canh, nước lèo, hay đồ nhắm rất ngon ngọt. Ðặc tính thực dụng này cũng thấy nơi việc người Viêt tận dụng mọi thức ăn, mọi loại rau cỏ mà Trời cho. Rau muống (người Tầu gần đây mới ăn), rau dền, rau lang, mướp đắng, rau dại... không có loại gì mà người Việt bỏ qua. Làm thịt một con heo, trừ lông và chất dơ, tất cả mọi bộ phận, cả máu (tiết) đều được tận dụng. Nhờ vào tính chất linh động mà họ có thể chế biến mọi thức, mọi loại hợp với khẩu vị, và tạo lên một món ăn, món nhắm thuần túy ví dụ như phở Việt Nam rất nổi tiếng trên thế giới. a) Tính ít mỡ Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của người Hoa. b) Tính tổng hòa nhiều chất, nhiều vị Tính tổng hòa này thể hiện rõ nét trong các món lẩu của người Việt. Một nồi lẩu bao giờ cũng có nhiều loại thực phẩm: từ chất đạm (thịt, tôm, cá, mực, cua,…) đến chất xơ (rau, củ,…) Ngoài ra, ẩm thực Việt còn là sự tổng hợp của nhiều vị (chua, cay, mặn, đắng, ngọt, …). Ví như món cơm tấm, ta sẽ có thể cảm nhận được vị mằn mặn và hương thơm lừng 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 của thịt nướng, độ beo béo của trứng ốp la, vị chua chua của dưa, vị ngọt, mặn hòa lẫn cùng chút cay cay của nước mắm, … c) Tính hiếu khách Người Việt hiếu khách, đó là nét riêng mà từ Bắc chí Nam đều có. Trước mỗi bữa ăn, người Việt thường có thói quen mời. Lời mời thể hiện sự kính trên nhường dưới, thể hiện sự lịch thiệp, thể hiện sự trân trọng, … d) Tính dọn thành mâm Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm cơm trong mỗi bữa ăn. Mâm cơm sẽ có món canh, món kho, món xào, … và được dọn cùng một lúc, chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang ra món đó. e) Tính đậm đà hương vị Trong chế biến, người Việt thường dùng nhiều loại gia vị để nêm cho món ăn thêm phần đậm đà. Chẳng hạn như nấu cá kho thì cho nhiều nước mắm và tiêu, nấu canh khổ qua cũng đừng quên dằn thêm chút nước mắm, nướng thịt thì phải ướp tẩm nhiều gia vị đậm đà, … Bên cạnh đó, mỗi món ăn đều có loại nước chấm riêng phù hợp giúp hài hòa và tròn vị hơn. Nếu ăn bún măng vịt thì phải chấm với nước mắm gừng, nếu ăn bánh xèo thì phải chấm với nước mắm chua ngọt, nếu ăn bún đậu thì phải chấm với mắm tôm;… f) Dùng đũa Giống với một số ít các nước châu Á khác, trong văn hóa ẩm thực Việt, đũa là một nét đặc trưng thú vị mà ngay từ khi còn bé thơ, người Việt đã được học cách sử dụng chúng. Thử hỏi có nơi nào trên đất Việt này không dùng đũa bao giờ. Hầu hết các món ăn – từ kho đến xào, từ chiên đến nướng – người Việt đều dùng đũa. Đi kèm với đó là nghệ thuật gắp: gắp sao cho khéo, gắp sao cho không để rơi thức ăn, … 9 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA ẨM THỰC TỈNH CÀ MAU 2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Cà Mau Cà Mau là một tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2019, Cà Mau là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 26 về số dân, xếp thứ 41 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 38 về GRDP bình quân đầu người. Với 1.229.600 người dân, GRDP đạt 53.229 tỉ Đồng (tương ứng với 2,3118 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 47,1 triệu đồng (tương ứng với 2.028 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,00%. Cà Mau là vùng đất được khai phá muộn nhất, ước tính cho đến nay khoảng trên 300 năm, và từ đó, khu vực Nam Bộ nói chung được dân gian biết đến như một vùng đất mới. Gọi là vùng đất mới nhưng thực ra không phải là vùng đất này chỉ có lịch sử từ trên 300 năm trở lại đây. Giáo sư Ngô Đức Thịnh cho rằng “… Điều này phải hiểu là vùng đất này mới được người Khơme, Hoa, Việt cùng chung sống và tiếp tục khai thác chứ không có nghĩa đây là vùng đất vô chủ, không có lịch sử… Ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về vùng đất Cà Mau là vấn đề hết sức khó khăn bởi các tư liệu, sử liệu về vùng đất này vô cùng hiếm hoi. Thêm vào đó, sự tương truyền trong dân gian về những nhân vật lịch sử như Gia Long, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực… càng làm cho vấn đề thêm phức tạp. Thuở xa xưa vùng đất Cà Mau thuộc vương quốc cổ Phù Nam, Chân Lạp. Khi vương quốc này tiêu vong vào khoảng thế kỷ thứ VI thì vùng đất này trở thành hoang vu, không người sinh sống. Đầu thế kỷ XVII, vùng đất Cà Mau dân cư vẫn thưa thớt. Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có chép: “Thời Gia Long, những giồng đất cao ráo ở ven 10 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 sông Ông Đốc, sông Gành Hào, sông Bảy Háp và một vài phụ lưu mới có người khai khẩn, lập thành xóm, ấp”. Mãi đến thời Tự Đức Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, vẹt, tràm, lau, sậy đầy muỗi vắt và thú dữ nên không mấy ai đến lập nghiệp vì thiếu nước ngọt, đất quá nhiều phèn. Cuối thế kỷ XVII, Mạc Cửu là tướng của nhà Minh (Trung Quốc) chạy nạn bởi triều đình Mãn Thanh đã dẫn một số người Hoa đến vùng Hà Tiên sinh sống. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn bộ phần đất này thần phục nhà Nguyễn, Mạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên (ở vùng đất Cà Mau ngày nay), tổ chức theo kiểu quân sự để cai quản. Đến Gia Long thứ 7 (1808), đạo Long Xuyên được đổi thành huyện Long Xuyên, thuộc trấn Hà Tiên (lúc đó đất Nam Bộ có 3 dinh: dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn, dinh Long Hồ và một trấn Hà Tiên). Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), nhà Nguyễn đã đặt ra một quan tri huyện để cai trị. Khoảng thời gian từ năm 1832 (cải cách hành chính của Minh Mạng) tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây). Đương thời, người Pháp gọi Nam Kỳ Lục Tỉnh bằng cái tên Basse-Cochinchine (tức là vùng Cochinchine “hạ” hay vùng Hạ Đàng Trong). Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, nhưng đến ngày 1 tháng 1 năm 1997 mới chính thức thực hiện. Ngày 14 tháng 4 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 21/1999/NĐ-CP, thành lập thành phố Cà Mau trực thuộc tỉnh Cà Mau. Ngày 17 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ-CP, thành lập huyện Năm Căn và Phú Tân trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ngọc Hiển và huyện Cái Nước. Ngày 24 tháng 06 năm 2010, Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VII, kỳ họp thứ 17 ban hành Nghị quyết 01/2010/NQ- HĐND, công nhận thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau đạt chuẩn đô thị loại II. Ngày 6 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1373/QĐ-TTg năm 2010 công nhận thành phố Cà Mau là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Cà Mau. Tên gọi Cà Mau (chính tả cũ: Cà-mau) được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là "Tưk Kha-mau" (tiếng Khmer) có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã. Chính vì lẽ đó từ thuở xưa đã có câu ca dao: “Cà Mau là xứ quê mùa Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu” Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Cà Mau Tỉnh Cà Mau được tái lập năm 1997. Có diện tích 5.294,88 km2 xếp thứ 2 và bằng 12,97% diện tích khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,58% diện tích cả nước. Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 200.000 ha, đất trồng lúa 94.000 ha, diện tích đất lâm nghiệp 114.000 ha. 12 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 2.2. Những điều kiện hình thành văn hóa ẩm thực tỉnh Cà Mau 2.2.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý Vị trí địa lý Cà Mau nằm ở 8 o30’ đến 9010’ vĩ Bắc và 104o80’ đến 105o5’ kinh Đông, thiên nhiên phú cho Cà Mau giàu tài nguyên về rừng và biển. Hệ sinh thái rừng ngập nước có diện tích gần 100.000 ha được chia thành 2 vùng: rừng ngập lợ với đặc trưng cây tràm là chủ yếu nằm sâu trong đất liền ở vùng U Minh hạ, ngập mặn với đặc trưng cây đước, cây mắm là chủ yếu ở vùng Mũi Cà Mau và ven biển, trong rừng có nhiều loài động vật, thực vật phong phú với trữ lượng lớn là đặc sản của rừng ngập nước. Rừng Cà Mau trở thành nổi tiếng trên thế giới và chỉ đứng sau rừng ngập mặn Cửa sông Amazôn (Brazil). Bờ biển Cà Mau dài 254 km chạy từ phía biển Đông sang vịnh Thái Lan, bờ biển thấp, nền đất yếu và bằng phẳng. Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý rộng trên 71.000 km 2, độ sâu trung bình từ 30 đến 35 mét. Trong đó, có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc. Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường quốc lộ 1A và quốc lộ 63, cách thành phố Cần Thơ 180 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 380 km. Đường biển của Cà Mau dài gần 254 km, trong đó có 107 km bờ biển Đông và 147 km bờ biển Tây. Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á. Cà Mau được kết nối với TP.Hồ Chí Minh và các địa phương trong khu vực bằng nhiều hệ thống giao thông rất thuận lợi cho việc giao thương gồm: đường bộ, đường hàng không, đường thủy và đường biển qua cảng Năm Căn. Về đường bộ, Cà Mau có thêm tuyến đường Hồ Chí Minh về xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển đã được thông tuyến đi vào khai thác. - Địa hình Cà Mau 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và Tây. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch. Nhóm đất mặn với 150.278 ha tập trung chủ yếu ở ven Biển Ðông và phía Nam thành phố Cà Mau, các huyện Ðầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển và Trần Văn Thời. Ðất phèn với diện tích rất lớn khoảng 334.925 ha, chiếm 64,27% diện tích tự nhiên, phân bổ hầu hết ở các huyện trong tỉnh. Địa hình của tỉnh Cà Mau rất phù hợp để phát triển nông nghiệp như lúa nước, thủy hải sản, một số loại loại cây ăn quả… Cà Mau có bốn loại đất chính: - Đất mặn: 150.278 hecta (chiếm 28,84%); - Đất phèn: 334.925 hecta (chiếm 64,27%); - Đất than bùn: 10.564 hecta (chiếm 2,03%); - Đất bãi bồi: 9.507 (chiếm 1,82%). - Khí hậu Cà Mau Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C; nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C. Biên nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C. Cà Mau có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ở Cà Mau trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm. Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.022 mm/năm; mùa khô có lượng bốc hơi lớn nhất. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, mùa khô độ ẩm thấp; đặc biệt vào tháng 3, độ ẩm thường đạt khoảng 80%. Chế độ gió cũng theo mùa. Mùa khô hướng gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông, với vận tốc trung bình khoảng 1,6 - 2,8 m/s. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây – Nam hoặc Tây, với tốc 14 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 độ trung bình 1,8 - 4,5 m/s. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có giông hay lốc xoáy tới cấp 7, cấp 8. Chế độ thuỷ triều ở khu vực tỉnh Cà Mau chịu tác động trực tiếp của chế độ bán nhật triều không đều biển Đông và chế độ bán nhật triều không đều ở biển Tây. Biên độ triều biển Đông tương đối lớn, khoảng 300 - 350 cm vào các ngày triều cường, và từ 180 - 220 cm vào các ngày triều kém. - Thủy văn Cà Mau Chế độ thuỷ văn của hệ thống sông rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều quanh năm, với nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Phía ngoài cửa sông, ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh; càng vào sâu trong nội địa biên độ triều càng giảm, vận tốc lan triều trên sông rạch tương đối nhỏ. Sông ngòi tại Cà Mau thường có chiều dài khá ngắn, đa phần đều là các nhánh nhỏ của Sông Cửu Long. Các con sông tại Cà Mau có chế độ nước điều hòa, chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều và nước mưa tạo ra sự thuận lợi cho phát triển giao thông và thủy lợi. Cà Mau cũng có nhiều mạch nước ngầm phong phú, nhiều phèn có vai trò quan trọng trong sản xuất. - Sinh vật Cà Mau Có thể nói rừng ngập mặn là hệ sinh thái đa dạng và đặc trưng nhất trong các hệ rừng. Về thảm thực vật, theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cà Mau năm 2006 có 22 loài cây, trong đó nổi bật nhất loại cây chịu phèn chịu mặn như đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, v.v. và có thêm các loại dương xỉ, dây leo khác. Trong đó, đước là loài cây phổ biến nhất nên còn được gọi là rừng đước. Về động vật, Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn Cà Mau cùng thống kê được 13 loài thú (thuộc 9 họ), 74 loài chim (thuộc 23 họ), 17 loài bò sát (thuộc 9 họ), 5 loài lưỡng cư (thuộc 3 họ), 14 loài tôm, 175 loài cá (116 giống và 77 họ), 133 loài động thực vật phiêu sinh. Rừng trù phú tươi xanh, chim muông thú cũng sinh trưởng tốt; thế nên 15 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực trà Thái
43 p | 744 | 202
-
Tiểu luận: Văn hóa ẩm thực vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
22 p | 1672 | 151
-
Bài tiểu luận: Dấu ấn ẩm thực làng nghề Kim Long ở Huế
49 p | 505 | 122
-
Báo cáo thực tập đề tài "Bản sắc văn hóa Bắc Ninh qua món bánh phu thê"
33 p | 517 | 108
-
Tiểu luận Văn hóa ẩm thực: Nghệ thuật ẩm thực trong phát triển du lịch Nam Bộ
31 p | 551 | 99
-
Luận văn Thạc sĩ Du lịch: Nghiên cứu văn hóa ẩm thực Tây Bắc phục vụ du lịch (nghiên cứu trường hợp 2 tỉnh Hòa Bình, Sơn La)
45 p | 629 | 74
-
Tiểu luận :Văn hóa ẩm thực Châu Đốc
11 p | 270 | 35
-
Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam: Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hà Nội
19 p | 340 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Văn hóa ẩm thực người Việt Tây Nam Bộ trong phát triển du lịch - Trường hợp tỉnh Vĩnh Long
226 p | 109 | 30
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 p | 575 | 29
-
Tiểu luận Văn hóa doanh nghiệp: Phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Công ty Phở 24
20 p | 158 | 22
-
Tóm tắt Luận văn Quản lý văn hóa: Ẩm thực vỉa hè một nét văn hóa độc đáo ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
12 p | 1576 | 21
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Ẩm thực ngày tết nguyên đán của người mường ở xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
12 p | 185 | 19
-
Tiểu luận: Đặc điểm ẩm thực nhà hàng Biển Gọi
15 p | 119 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa ẩm thực ở Hải Phòng với hoạt động du lịch
116 p | 31 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Văn hóa ẩm thực truyền thống với hoạt động du lịch ở Hà Nội
145 p | 24 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Đặc sản trong văn hóa ẩm thực xứ Nghệ
179 p | 17 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn