intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam "Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945" được nghiên cứu với mục tiêu: Tìm hiểu giá trị và đặc điểm nội dung của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. Với mục đích nghiên cứu các khía cạnh nêu trên, luận án mong muốn góp phần xác lập vai trò, vị trí cũng như làm rõ đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trong công cuộc hiện đại hóa nền văn học Việt Nam hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------------- LÊ THỊ KIM ÚT TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đoàn Lê Giang Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp Phản biện 2: PGS.TS. Phan Mạnh Hùng Phản biện 3: PGS.TS. Tôn Thị Thảo Miên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại: ………………………………………. vào hồi……… giờ………, ngày……. tháng……… năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Lê Thị Kim Út. (2016). Phương thức huyền thoại hóa trong một số tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Những vấn đề Văn học và Ngôn ngữ Nam Bộ”. TPHCM: Đại học Quốc gia. ISBN: 978-604-73-4665-3. 2. Lê Thị Kim Út. (2017). Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử và Phạm Minh Kiên từ góc nhìn của lý thuyết tự sự. Tạp chí khoa học - Khoa học Xã hội & Nhân văn. Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Số 14 (4b). ISSN: 1859 - 3100. 3. Lê Thị Kim Út. (2017). Tiểu thuyết lịch sử và quan niệm của các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX về tiểu thuyết lịch sử. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số 51 (c). ISSN: 1859 - 3100. 4. Lê Thị Kim Út. (2017). Thơ ca trong tiểu thuyết lịch sử: trường hợp các sáng tác của Tân Dân Tử. Tạp chí khoa học trường Đại học Sài Gòn. Số 34 (59). ISSN: 1859 - 3208. 5. Lê Thị Kim Út. (2019). Tương tác thể loại trong tiểu thuyết tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử nhìn từ lý thuyết thi pháp của Bakhtin. Tạp chí khoa học Trường Đại học Thủ Dầu Một. Số 4 (43). ISSN: 1859 - 4433. 6. Lê Thị Kim Út. (2019). Quá trình vận động của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đầu thế kỷ XX nhìn từ thuyết cấu trúc phát sinh trong nghiên cứu lịch sử văn học. Kỷ yếu khoa học cho học viên cao học & nghiên cứu sinh trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh - Năm học 2019 - 2020. ISBN: 978-604-9873- 03-4.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những năm đầu thế kỉ XX ở nước ta đã diễn ra công cuộc hiện đại hoá văn học, trong đó nền văn học mới - văn học Quốc ngữ xuất hiện sớm nhất ở Nam Bộ với thể loại chủ lực là tiểu thuyết. Với tư cách là một thể tài quan trọng của tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ, tiểu thuyết lịch sử đã góp phần hình thành nên những giá trị độc đáo của văn học vùng đất này. Trải qua nhiều thăng trầm, tiểu thuyết lịch sử trong văn học quốc ngữ Nam Bộ không ngừng vận động, phát triển, nó vừa là nhịp cầu đưa độc giả đến gần lịch sử, nó vừa là sự diễn giải lịch sử theo cách riêng của nó. Tuy nhiên trong suốt thời gian dài tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí có lúc tưởng như nó bị bỏ quên, có khi được nhắc đến nhưng với đánh giá khá phiến diện. Có những luận án, những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử trước 1945 nhưng chỉ nhắc đến Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng... mà không biết đến Trương Duy Toản, Phạm Minh Kiên, Tân Dân Tử... Do những tiền đề nội sinh và ngoại sinh, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 có những bước phát triển mạnh mẽ về lực lượng sáng tác, số lượng tác phẩm, nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật,... Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ có sự đổi mới về cách viết theo kiểu phương Tây bên cạnh chất truyền thống theo kiểu văn học Trung Quốc. Những thành tựu của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 cần được đi sâu nghiên cứu để góp phần phục dựng diện mạo, chỉ ra những giá trị và đặc điểm của nó. Xuất phát từ mong muốn góp phần nghiên cứu một cách hệ thống về tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ, đồng thời từ sự yêu thích của cá nhân, chúng tôi chọn Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, chúng tôi hướng đến những mục đích sau đây: - Sưu tập, kiểm kê các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945 để có được cái nhìn đầy đủ, toàn diện nhất có thể về bộ phận tiểu thuyết này.
  5. 2 - Đặt tiểu thuyết lịch sử trong bối cảnh lịch sử xã hội và quá trình hiện đại hóa văn học để tìm hiểu sự ra đời lực lượng sáng tác, tình hình xuất bản, phát hành, đối tượng độc giả của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ, từ đó có cái nhìn tổng quan về thể tài này. - Tìm hiểu giá trị và đặc điểm nội dung của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. - Từ hướng tiếp cận nghiên cứu loại hình và tự sự học, tìm hiểu giá trị và đặc điểm nghệ thuật, phương thức tự sự của các tác phẩm để thấy được sự sáng tạo của nhà văn trong quá trình tiếp nhận và kế thừa văn học giai đoạn trước trong việc đổi mới và cách tân tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX. Với mục đích nghiên cứu các khía cạnh nêu trên, luận án mong muốn góp phần xác lập vai trò, vị trí cũng như làm rõ đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trong công cuộc hiện đại hóa nền văn học Việt Nam hiện đại. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ được xuất bản từ đầu thế kỉ XX đến 1945. Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ được hiểu là tiểu thuyết viết về lịch sử Việt Nam của các nhà văn hoạt động trong không gian văn hóa Nam Bộ. 2.2.2. Phạm vi: Phạm vi nghiên cứu gồm các tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ của các nhà văn Trương Duy Toản, Nguyễn Liên Phong, Huyền Mặc Đạo Nhân, Nguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Bá Thời, Tân Dân Tử, Phạm Minh Kiên, Hồ Biểu Chánh, Phú Đức. Tác phẩm về đề tài lịch sử của các tác giả Nam Bộ chủ yếu lấy cảm hứng, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật lịch sử Việt Nam. Như vậy các tác phẩm dịch hoặc lấy cảm hứng từ cứ liệu lịch sử Trung Quốc của các nhà văn kể trên không phải là đối tượng khảo sát của luận án này. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Luận án sau khi hoàn thành hi vọng sẽ góp phần làm rõ thêm về thể tài tiểu thuyết lịch sử trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, đồng thời góp phần khẳng định những đóng góp của văn học quốc ngữ Nam Bộ trong quá trình hiện đại hóa văn học. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 ở chương trình đại học, cao đẳng chuyên
  6. 3 ngành Ngữ văn cũng như trong chương trình môn Ngữ văn, chương trình giáo dục địa phương ở các trường phổ thông. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội - Phương pháp loại hình - Phương pháp tiếp cận từ lí thuyết tự sự học - Các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh… cũng được chúng tôi vận dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho các phương pháp nêu trên. 5. Những đóng góp mới của luận án Thực hiện luận án này, chúng tôi mong muốn: - Trình bày tổng thể về tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến 1945 bao gồm tư liệu hiện còn, lực lượng sáng tác, tình hình xuất bản, phát hành, đối tượng độc giả của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ. - Phân tích giá trị và đặc điểm nổi bật nội dung của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. - Phân tích giá trị và đặc điểm nghệ thuật, phương thức tự sự của và những cách tân tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm có 04 chương: Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TRƯỚC NĂM 1945 VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Khái niệm tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ 1.1.1. Tiểu thuyết Đối với tiểu thuyết Phương Đông Đối với tiểu thuyết phương Tây 1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử Xác định khái niệm thể loại từ từ nguyên Xác định khái niệm từ vấn đề sử thực/hư cấu của tiểu thuyết lịch sử Khái niệm tiểu thuyết lịch sử gắn liền với “ý nghĩa của lịch sử” 1.1.3. Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ
  7. 4 Khi một tác phẩm được coi là tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ, trước hết đó phải là những câu chuyện do các tác giả đang sinh sống, làm việc tại Nam Bộ sáng tác, hoặc tác phẩm được xuất bản ở Nam Bộ. Thông qua lăng kính của nhà văn, người đọc nhận biết được những vấn đề liên quan đến lịch sử đất nước, từ sự kiện, nhân vật, đến bối cảnh, cảm hứng sáng tạo… Những câu chuyện này không nhất thiết phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối mà nó được co giãn so với sự thật lịch sử qua chính nghệ thuật sáng tạo của nhà văn. 1.2. Hướng tiếp cận chính của luận án 1.2.1. Nghiên cứu loại hình 1.2.2. Nghiên cứu tự sự học Chúng tôi lựa chọn phương pháp loại hình và tự sự học là hai hướng tiếp cận chính của luận án bởi vì: phương pháp loại hình giúp nắm bắt các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ bao quát, hiểu được quy luật phát triển của chúng; Còn tự sự học chỉ ra mối quan hệ giữa tính cách nhân vật với cốt truyện, tình huống, phương thức trần thuật, sự kể chuyện của các tác giả. Ngoài hai hướng tiếp cận chính trên đây, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp phù hợp khác để tìm ra các khía cạnh sinh động của tiểu thuyết lịch sử, rút ra được một vài giá trị khoa học thoả đáng của thể tài này. 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ 1.3.1. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trước năm 1975 Đầu thế kỉ XX, trên các báo Nông cổ mín đàm, Lục Tỉnh tân văn, Đông Pháp thời báo, Tự do diễn đàn, Phổ Thông... có đề cập đến tác phẩm của các nhà văn Nam Bộ. Một số nhà nghiên cứu như Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan, Nghiêm Toản, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Đình Chú, Phan Cự Đệ có đề cập đến một vài cái tên của các nhà văn Nam Bộ trong tác phẩm của họ. Trong công trình nghiên cứu của các nhà văn ở miền Bắc, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ hầu như ít được chú ý. 1.3.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ năm 1975 đến nay Tập thể tác giả: Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Tiến Tựu, Vân Thanh, Nguyễn Trí, Đào Ngọc, Hoài Anh, Thành Nguyên và Hồ Sỹ Hiệp, Bằng Giang đã có chú ý đề cập đến các tác giả Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Bửu Đình, Tân Dân Tử.... Tác giả các Luận án Tiến sĩ như Bùi Văn Lợi, Cao Thị Xuân Mỹ cũng đề cập một số nội dung có liên
  8. 5 quan đến tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trong luận án nhưng chưa đi sâu vào tác phẩm. Một số công trình của Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Đăng Mạnh (sách), Đỗ Đức Hiểu (từ điển) đã công bố những nghiên cứu có giá trị về thể loại, phương diện khảo cứu nội dung, thể tài của tác phẩm. Từ những năm 2000 trở đi, văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ được quan tâm hơn. Các công trình nghiên cứu này có thể được liệt kê thuộc ba dạng: Ở dạng thứ nhất là các tập hợp nghiên cứu của giới nghiên cứu thuộc các trường đại học: tiêu biểu là công trình của tác giả Đoàn Lê Giang (chủ biên 2 công trình) đã mang lại nhiều dữ liệu quý cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá, nhận định về các tác giả văn học Nam Bộ; Ở dạng thứ hai là luận án tiến sĩ của: Lê Ngọc Thúy, Võ Văn Nhơn, Phan Mạnh Hùng nghiên cứu khá sâu về văn học Nam Bộ; Ở dạng thứ ba là các bài báo trên tạp chí khoa học, tiêu biểu là bài viết của các tác giả: Nguyễn Văn Hà, Phan Mạnh Hùng, Nguyễn Công Lý, Đoàn Lê Giang, Lê Tú Anh... Tiểu kết Thời kì Pháp chiếm đóng Nam Kì, cũng là lúc xã hội, lịch sử, văn hóa của vùng đất này có nhiều biến đổi. Nếu trước đây, văn học Việt Nam chịu sự tác động của văn học Trung Hoa thì đến giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nó đã có sự bứt phá, đặt một chân ra ngoài khuôn khổ truyền thống. Thời gian gần đây, các nhà khoa học đã có sự quan tâm nhiều hơn đến tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trong quá trình nghiên cứu. Sự phiến diện trong đánh giá những đóng góp của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ trong một giai đoạn dài trước đây là do hệ quả của hoàn cảnh lịch sử. Bộ phận văn học này không phải là sự góp sức có tính chất “ngoại biên” mà thực sự trở thành một mảng văn học chính yếu. Nó không chỉ góp phần làm phong phú nội dung phản ánh, tính chất cách tân trong nghệ thuật mà còn là sự biểu hiện của tinh thần yêu nước, khẳng định sức sống hào hùng của dân tộc. Chương 2 NHÀ VĂN, CÔNG CHÚNG VÀ QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 2.1. Thế hệ nhà văn sáng tác tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ 2.1.1. Các nhà văn xuất thân từ Nho học Một trong những đặc điểm nổi bật của lực lượng sáng tác tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn này là: họ là thế hệ đầu của giai đoạn
  9. 6 hiện đại hóa, vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc nền Hán học. Có những nhà văn, ngoài sáng tác, họ còn là những dịch giả truyện Trung Hoa. Nét dễ nhận thấy nhất trong tác phẩm của các nhà văn là vẫn còn đậm đặc lối văn biền ngẫu, kết thúc câu chuyện thường có hậu, nhân vật mang tính sử thi và các vấn đề được giải quyết đa phần là theo đạo lí Nho học… 2.1.2. Các nhà văn xuất thân từ Tây học Được sống và sáng tác trong một giai đoạn văn hóa phong phú, thêm việc báo chí phát triển mạnh mẽ và các nhà văn đồng thời cũng là những người tham gia vào đời sống báo chí đương thời nên đó được xem là những thuận lợi của các tác giả trong quá trình sáng tác. Tác phẩm của các nhà văn ảnh hưởng Tây học có lối văn biền ngẫu ít hơn, kết thúc truyện không phải tất cả đều có hậu. Một số tác phẩm sử dụng một vài kĩ thuật theo lối xây dựng kết cấu truyện của văn học phương Tây. Ngôn từ trong truyện không quá nghiêm cẩn, cầu kì, trau chuốt. Các tác giả viết truyện nhằm để đọc cho mọi người cùng nghe, cùng thưởng thức, miễn độc giả, khán giả hiểu là được. Tác phẩm của các nhà văn dù theo xu hướng văn học cổ phương Đông hay hiện đại phương Tây, đều có nội dung phản ánh đạo lí truyền thống của dân tộc Việt Nam. 2.2. Quan niệm sáng tác của nhà văn Nam Bộ về tiểu thuyết lịch sử 2.2.1. Mục đích sáng tác Nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử cốt là để người Việt phải am tường lịch sử nước nhà, chống lại phong trào tiểu thuyết dịch Trung Hoa xuất hiện đậm đặc ở Nam Bộ. Nhờ các sáng tác này, những nhân vật lịch sử có công dựng nước, giữ nước, khí phách, chính trực... được công chúng biết đến, nhớ lại. Ngoài ngợi ca những nhân vật lịch sử anh hùng nam nhân, các tác giả cũng chú ý nhiều đến nhân vật nữ nhi. Các nhân vật này vừa là những phụ nữ trọn chữ tam tòng tứ đức, nhưng không chỉ mang tính nhi nữ thường tình mà họ cũng có khả năng làm nên việc lớn như nam nhân, biết đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên tình nhà. 2.2.2. Phương thức thể hiện Bằng việc tái hiện lại những nhân vật, sự kiện lịch sử, các nhà văn đã lí giải những thay đổi của thời đại, của xã hội. Tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn này chú trọng vào việc làm sống dậy một thời oai hùng của lịch sử dân tộc. Đây là đặc điểm làm nổi rõ tính chất sử thi của tiểu thuyết lịch sử. Chất anh hùng sử thi trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ chính là nhằm mục đích ca ngợi, tôn vinh các anh hào nước Việt. Chỉ với một vài “điểm tựa mong manh” của lịch sử, nhà văn có thể tưởng tượng, sáng tạo một thế giới nghệ thuật riêng. Nhà văn vừa làm sống lại lịch sử, vừa tạo cho nó một sức sống mới để lịch sử có thể song hành cùng hiện
  10. 7 tại. Những nhân vật lịch sử đã đường hoàng bước vào trang viết của các nhà văn Nam Bộ với đầy đủ đặc tính của một người anh hùng, nhưng lại cũng rất đời thường. Việc chú ý đến tính chất đời thường của nhân vật lịch sử là một quan điểm thẩm mĩ tiến bộ của các nhà văn Nam Bộ. Điều này khiến cho phương thức thể hiện tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ ít nhiều đổi khác so với tiểu thuyết lịch sử giai đoạn trước. 2.3. Công chúng và tình hình xuất bản 2.3.1. Công chúng tiếp nhận Bên cạnh thị hiếu của tầng lớp thị dân, tiểu thương… đã xuất hiện một kiểu công chúng tiếp nhận mới trong giai đoạn văn học này: đó là kiểu người đọc giải trí. Trình độ của người đọc ít nhiều đã chi phối sáng tác của nhà văn, nhưng mặt khác nhà văn cũng nâng tầm người đọc. Văn chương miền Nam luôn hướng đến đại chúng, hơn nữa tầng lớp công chúng thị dân và viên chức nhỏ đa phần có thị hiếu thẩm mĩ bình dân nên họ quan tâm nhiều đến sự kiện, cốt truyện, tình tiết li kì mà ít chú ý về ngôn ngữ và nghệ thuật văn chương. Độc giả Nam Bộ do phần đông là người bình dân, có thể học không nhiều nhưng họ ham hiểu biết, thích khám phá. Cộng với tính cách, điều kiện tự nhiên nơi đây đã tạo cho độc giả Nam Kì một thói quen: họ không chỉ tự đọc thầm tác phẩm mà còn đọc to để người khác cùng nghe, cùng thưởng thức, tạo phong trào rộng lớn trong “văn hóa đọc”, nhất là lối nói và trình diễn. Thậm chí, nói thơ đã trở thành phong trào phổ biến trong sinh hoạt văn hoá ở Nam Kì giai đoạn này. 2.3.2. Tình hình xuất bản, phát hành Tình hình xuất bản, phát hành báo chí trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 ở Nam Kì gần như tương đồng với tình hình của Pháp ở thế kỉ XIX. Ở Nam Bộ, các tiểu thuyết thường được đăng báo nhiều kì trước khi in thành sách. Số lượng người được đi học, biết đọc chữ quốc ngữ ngày càng nhiều, nhu cầu đọc ngày càng cao. Điều này tạo cho sách báo trở thành một hàng hóa thiết yếu trong đời sống tinh thần của người dân. Trên các tờ báo thường có mục dành cho văn chương, kể cả văn chương sáng tác và văn chương dịch thuật. Sự ra đời của nhà in, kĩ thuật in ấn được nâng tầm và sự phát triển của ngành xuất bản làm cho đời sống văn hóa có nhiều thay đổi. Văn chương phát triển mạnh không chỉ là kết quả của sự học, của tài năng mà còn trở thành sản phẩm hàng hoá trên thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng - người đọc. Một điều phải nhìn nhận rằng, việc các nhà văn đa phần đều tham gia làm báo chí đã góp phần rất lớn
  11. 8 cho sự trưởng thành trong viết lách và khi in ấn xuất bản, công bố tác phẩm của họ được thuận lợi hơn. 2.4. Hai giai đoạn vận động của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 2.4.1. Thập niên 1910 và 1920 Ở miền Nam, cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên được xuất bản là Đại Nam thiệt lục diễn nghĩa (1910); Cùng năm, cuốn Phan Yên ngoại sử, tiết phụ gian truân cũng được ra đời; Sau đó là các tiểu thuyết: Từ Dũ Hoàng Thái hậu (1913); Nam cực tinh huy (1924); Giọt máu chung tình (1926); Việt Nam anh kiệt (Vì nghĩa liều mình) (1926); Tiểu anh hùng Võ Kiết (1929); Việt Nam Lê Thái Tổ (1929); Việt Nam Lý Thường Kiệt (Việt Nam Lý Trung Hưng) (1929). Về chủ đề sáng tác, trong thập niên 1910 và 1920, vấn đề về quốc gia, dân tộc là chủ đề được các tác giả quan tâm. Nổi bật trong sáng tác của các nhà văn là hình ảnh những tấm gương anh dũng, các bậc trai tài gái sắc hy sinh vì nước được phản ánh một cách sâu đậm; Về kết cấu, hầu hết các tác phẩm trong giai đoạn này còn chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết truyền thống, tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc. 2.4.2. Thập niên 1930 và 1940 Tiêu biểu có các tiểu thuyết: Trung tiết anh hùng (Lịch sử ông Võ Tánh) (1930); Nặng gánh cang thường (1930); Gia Long tẩu quốc (1930); Óan lớn bằng trời (Liệt nữ phục thù) (1931); Lê triều Lý thị (1931); Hoàng tử Cảnh như Tây (1931); Gia Long phục quốc (1932); Tiền Lê vận mạt (1932); Trần Hưng Đạo (1933). Về phương diện đề tài, các tác giả đã bắt đầu quan tâm đến việc cần phải phản ánh những vấn đề nội trị; Về phong cách sáng tác, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này, ngoài việc bám sát các sự kiện lịch sử, các tác giả đã đưa vào những nhân vật đời thường và hư cấu nhiều chi tiết mới lại mang chất trữ tình và huyền thoại; Về nội dung, có sự chuyển biến trong phản ánh các vấn đề quốc gia dân tộc. Ở chặng sáng tác thứ hai, đề tài ngoại xâm đã nhường chỗ cho các vấn đề nội trị và xã hội khác. Trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỉ XX, không khó để người đọc bắt gặp những anh hùng hào kiệt như trong tiểu thuyết sử thi. Đồng thời cũng không thiếu những điều “vụn vặt, mảy mún” của cuộc sống thường nhật. Chính điều đó tạo nên số lượng nhân vật khá lớn, đại diện cho hầu hết các khía cạnh vui buồn, tốt xấu, dũng cảm, đớn hèn… thông qua các câu chuyện về quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước của các thế hệ ông cha ta. Tiểu kết
  12. 9 Quá trình vận động phát triển, từ đội ngũ sáng tác đến vấn đề công chúng tiếp nhận cũng như tình hình xuất bản của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đã phác họa được phần nào diện mạo của thể tài này. Mục đích của các nhà văn rất rõ ràng, dựa vào truyền thống lịch sử để khơi gợi lòng yêu nước của nhân dân, biến chủ trương “khai dân trí, chấn dân khí” trở thành hiện thực. Tác phẩm của họ đa phần hướng đến đại chúng và theo đó, bút pháp, phong cách, sự lựa chọn ngôn ngữ thể hiện... cũng ảnh hưởng bởi đối tượng người đọc. Bên cạnh ý thức sáng tác của nhà văn, sự phát triển của kĩ thuật in ấn, sự ra đời của nhiều nhà xuất bản đã tạo điều kiện cho việc phát hành tác phẩm thuận lợi hơn. Nhà văn đồng thời cũng là những người làm báo nên việc phổ biến tác phẩm của họ không gặp nhiều khó khăn. Văn chương bấy giờ đã trở thành món hàng hoá, sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu giải trí của mọi người. So với điều kiện, bối cảnh đương thời, những đóng góp này là rất đáng ghi nhận trong tiến trình hiện đại hóa của văn học dân tộc. Chương 3 TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 NHÌN TỪ NỘI DUNG 3.1. Ca ngợi lịch sử hào hùng của dân tộc 3.1.1. Lịch sử xây dựng các triều đại độc lập Lịch sử xây dựng các triều đại độc lập trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ dù chưa thật đầy đủ, tuy nhiên những lát cắt của các câu chuyện đã phục dựng một thời hào hùng của dân tộc. Nam cực tinh huy của Hồ Biểu Chánh được xem là cuốn tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ được lấy cảm hứng từ triều đại độc lập đầu tiên trong quá trình giữ nước của dân tộc nhằm tôn vinh Ngô Quyền - người đã dẹp tan quân Nam Hán, lên ngôi và xưng vương chứ không chịu khuất phục bởi chính quyền phương Bắc. Ngô Quyền mất, vương triều Ngô sụp đổ, đất nước lại rơi vào cảnh tranh giành quyền lực giữa các thế lực. Đinh Bộ Lĩnh là người tập hợp được nhiều tướng lĩnh tài ba, trong đó có Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, cùng đứng lên dẹp loạn mười hai sứ quân, thống nhất đất nước. Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn mười hai sứ quân, xưng là Vạn Thắng vương, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Nhưng hành động Đỗ Thích giết vua Đinh Tên Hoàng đã đẩy nước ta vào tình trạng rối ren, các thế lực chống đối tiếp tục mưu đồ riêng, quân Tống ở phía Bắc tiến hành xâm lăng Đại Cồ Việt. Với tài thao lược quân sự, Lê Hoàn đã lãnh đạo nghĩa quân đánh thắng quân Tống xâm lược, củng cố nền độc lập của nước Đại Cồ Việt.
  13. 10 Sự nghiệp phá Tống, bình Chiêm của Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là một sự nghiệp hiển hách trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc ta. Lê Hoàn lên ngôi vua, mở đầu vương triều Tiền Lê. Tác phẩm Lê triều Lý thị viết về vua Lê Đại Hành nhưng là những năm tháng ông đã tại vị vững chắc trên ngai vàng chứ không phải là những ngày tháng gian khó trong các trận chống giặc phương Bắc hay quân Chiêm Thành ở phương Nam. Khi vua Lê Đại Hành mất, Long Đĩnh giết anh rồi lên ngôi. Sau khi Lê Ngoạ triều băng, quần thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Triều đại nhà Lý trị vì đất nước hơn 200 năm, đến đời Lý Huệ Tông, quốc vận suy vi, thiên hạ loạn lạc, vua không có con trai nên truyền ngôi cho con gái. Lý Chiêu Hoàng ở ngôi hai năm rồi nhường ngôi lại cho chồng là Trần Cảnh, nhà Lý chấm dứt từ đây. Nhà Trần trị vì trong 173 năm, bị Hồ Quý Ly sanh lòng tiếm ngôi. Đang lúc nội tình rối ren, bên ngoài thì giặc Chiêm Thành xâm lấn biên cương, quân nhà Minh cũng muốn thâu đoạt nước ta. Bối cảnh lịch sử này đã được Nguyễn Chánh Sắt tái dựng lại qua tiểu thuyết Việt Nam Lê Thái Tổ nhằm ca ngợi Lê Thái Tổ - người đã xưng ngôi vương cho triều Hậu Lê. Một tác phẩm khác của Phạm Minh Kiên là Tiền Lê vận mạt cũng đề cập về triều Lê nhưng vào giai đoạn cuối thời Lê trung hưng, khi Lê Long Đĩnh đang nắm quyền bính. Nhưng đó là một thời kì đáng quên của một hôn quân như Lê Ngoạ Triều. 3.1.2. Lịch sử bảo vệ đất nước - chống giặc ngoại xâm Lịch sử bảo vệ đất nước - chống giặc ngoại xâm được tiểu thuyết lịch sử tái dựng lại qua nhiều tác phẩm. Lê triều Lý thị là câu chuyện kể về triều đại vua Lê Đại Hành sau khi đã đánh tan quân Tống, tuy nhiên, giặc ngoại xâm vẫn luôn dòm ngó đất nước ta. Lý Công Uẩn cùng những anh em kết nghĩa đã cứu quan Binh bộ Đào Cam Mộc và chờ ngày phò tá triều đình nhà Lê. Tiểu thuyết Việt Nam Lý Thường Kiệt tái dựng lại giai đoạn nước Nam ta vừa phải chống nội loạn bởi bọn thảo khấu, cường tặc, vừa phải dẹp Tống, đánh Chiêm. Lý Thường Kiệt dẹp yên quân Tống, đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lăng của chúng đối với nước ta. Ông lại tiếp tục dẫn binh đi đánh nhau với Chiêm Thành, phá tan âm mưu của nhà Tống trong việc lợi dụng Chiêm Thành để tấn công xâm lược nước ta. Nước Việt từ đây không còn chiến hoạ nữa, nhân dân được hưởng thái bình. Đặc biệt nhất, trong các vương triều phong kiến, thời đại nhà Trần là mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc. Tác phẩm Trần Hưng Đạo là câu
  14. 11 chuyện kể về sự mưu trí anh dũng của các vị quan nhà Trần trong quá trình chống giặc Mông - Nguyên xâm lược. Tài dụng binh, tổ chức lực lượng, sự đoàn kết đã giúp cho Trần Hưng Đạo có một đội quân hùng cường, chống trả quân Nguyên ở phía Bắc, Chiêm Thành ở phía Nam, giữ yên bờ cõi. Một câu chuyện khác, kể về nước Việt Nam vào năm 1414, nhà Trần suy bại, Hồ Quý Ly đoạt ngôi, vua nhà Minh đem binh diệt Quý Ly rồi chiếm nước Việt Nam mà cai trị, đó là nội dung tiểu thuyết Việt Nam anh kiệt. Tác phẩm tố cáo mạnh mẽ sự tàn ác của quân Minh, chúng sẵn sàng hại bất cứ lê dân nào. Đó là lí do để những anh hùng hào kiệt và những nữ lưu anh thư như Lý Phụng Tiên, Hồ Ngọc Sương, Nguyễn Lệ Minh, Vân Lôi, Võ Hùng Sanh, … cùng tập hợp lực lượng để theo Lê Lợi chống giặc ngoại xâm. Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc cùng đường lối đấu tranh quân sự kết hợp với chính trị và ngoại giao đã mang lại thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hoàn toàn chấm dứt ách đô hộ của Nhà Minh trên đất nước ta. Giặc phương Bắc vừa yên, quân Chiêm Thành lại tiếp tục xâm chiếm nước Nam. Câu chuyện Nặng gánh cang thường của Hồ Biểu Chánh đã viết tiếp lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước của ông cha ta thời vua Lê Thánh Tông trị vì, mở ra một thời thái bình thịnh trị cho đất nước. 3.2. Ca ngợi tinh thần trung hiếu - tiết hạnh 3.2.1. Ca ngợi tinh thần trung hiếu Tinh thần trung hiếu trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ là trung với vua, cũng chính là trung với nước. Chữ trung trong các câu chuyện của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ không chỉ bó hẹp là trung với vua, phụng sự vua mà đã chuyển hoá thành lòng yêu nước, thương dân, hiểu thảo với cha mẹ, hoà hiếu với anh em, bạn bè. Thời nhà Đinh, lòng trung quân biểu hiện cao nhất đó là khi trong nước xảy ra loạn 12 sứ quân, biên cương thì quân Tống dòm ngó, người dân Đại Cồ Việt mong muốn có một người tài cứu dân, cứu nước. Vì nghĩa lớn, Thái Hậu nhà Đinh đã trao long bào cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn và ông được quần thần tôn lên làm vua của nước Đại Cồ Việt. Chữ trung quân ở đây gắn liền với vận mệnh quốc gia, dân tộc chứ không còn chỉ vì triều đại nhà Đinh. Lý Công Uẩn trong Lê triều Lý thị (Sự tích Lý Công Uẩn) lên ngôi khi vua Lê Long Đĩnh mất. Con Lê Long Đĩnh còn nhỏ nên không thể làm vua, đất nước không thể một ngày không có vua, khi về cư tang, các quan đại thần đều một lòng tung hô vạn tuế và quyết tôn Lý Công Uẩn làm vua, cho an thiên hạ. Tinh thần trung quân của các quan đại thần sau
  15. 12 khi Lê Ngoạ triều băng hà thể hiện rất rõ ràng: phải tìm một minh quân để lãnh đạo đất nước. Tinh thần trung hiếu ở thời đại nào cũng có vai trò nhất định đối với sự ổn định của triều đại, của quốc gia. Trong công cuộc dấy binh khởi nghĩa ở Lam Sơn của người anh hùng áo vải Lê Lợi, lòng trung quân ái quốc song hành cùng nhau. Sau 10 năm ròng rã chiến đấu gian khổ, Lê Lợi cùng các nghĩa quân đã có một chiến thắng giòn giã, quét sạch quân xâm lược nhà Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại chủ quyền cho Đại Việt. Một nốt lặng trầm buồn ở thời Lê sơ đã làm cho chữ trung quân bị xé toạc ra, đó là khi Thái tử Bang Cơ lên nối ngôi được 17 năm, bị anh là Lạng Sơn Vương giết rồi giành ngôi. Nhưng Lạng Sơn Vương tàn bạo, quần thần không thể làm ngơ. Chữ trung với vua bây giờ không còn ý nghĩa nên quần thần sau đó tôn Bình Nguyên Vương Lê Tư Thành lên làm vua - niên hiệu là Lê Thánh Tông. Nhà Lê sơ may mắn khi có một Lê Tư Thành là đấng minh quân xuất hiện kịp lúc. Đặc biệt, khi Lê Thánh Tông lên ngôi, nhà vua đã minh oan cho đại thần Nguyễn Trãi sau vụ án Lệ chi viên. Chữ trung bấy giờ không còn bó hẹp theo cấp bậc từ dưới đối với bậc trên mà còn là sự đối đãi của bề trên dành cho cấp dưới, tạo nên sự hoà quyện vào nhau, đáng trân quý. Riêng với triều Nguyễn, chữ trung hiếu đã hun đúc trong trái tim của người thanh niên Nguyễn Ánh sự kiên trì, nhẫn nại để chờ ngày khôi phục quyền trị vì đất nước. Nguyễn Ánh lấy lại giang sơn không chỉ vì ngôi vương, mà còn vì để rửa hận, để trả hiếu cho dòng tộc. Lòng trung hiếu không chi được biểu hiện qua các bậc đế vương, qua các quan đại thần mà hơn hết, nó được những người dân yêu nước khẳng định một cách mạnh mẽ. Đó là một góc nhìn rất mới mẻ khi tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ không đi theo lối mòn. Nhân vật trong các câu chuyện là những chàng trai cô gái Đại Việt với tinh thần nghĩa hiệp, yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Họ xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, có người là con của quan lớn trong triều đình, có người vì căm thù bọn quan lại hống hách mà nuôi chí lớn, có người là những kẻ cướp biết quy phục triều đình... tất cả họ có chung một mục đích, đó là giúp người tài, vì nghiệp lớn, xây dựng non sông gấm vóc. Trong cuộc nội chiến giữa hai lực lượng nhà Nguyễn và Tây Sơn, hàng loạt anh hùng hào kiệt vì chủ tướng của mình mà đã xông pha trận mạc, hy sinh bản thân vì công cuộc giành độc lập, tự chủ. Bộ ba tiểu thuyết của Tân Dân Tử viết về những ngày bôn tẩu đến khi Gia Long phục quốc, có quá nhiều tấm lòng trung quân. Đó là bộ ba tam hùng đất
  16. 13 Gia Định gồm: Võ Tánh, Châu Văn Tiếp, Đỗ Thanh Nhơn - những người đã vào sinh ra tử cùng Nguyễn Ánh trong những ngày chống lại Tây Sơn, là những người có công rất lớn với triều Gia Long. Hay những Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân… là những yếu nhân không thể thiếu của nhà Tây Sơn. Người anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ vẫn thuộc mẫu hình con người trung đại, là người anh hùng trung với vua, với nước theo nghĩa “quân thần”. Nhưng họ còn là những con người anh hùng xuất hiện trong giai đoạn ý thức về con người cá nhân rõ rệt. Ngợi ca lịch sử hào hùng của dân tộc, hay đề cao chữ hiếu trung, tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ cũng có chung đặc điểm là không ngừng vận động và phát triển. Đặc biệt, những chuyển biến về ý thức lịch sử, từ lịch sử triều đại đến lịch sử dân tộc là đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945. 3.2.2. Ca ngợi tinh thần tiết hạnh Các nhà tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 đã thể hiện ý thức tự tôn dân tộc qua cảm hứng về người anh hùng, trong đó không quên đề cao những nữ kiệt anh thư. Đó là các cô gái tuổi đôi mươi, mang trong mình tinh thần yêu nước, căm thù giặc, và luôn giữ gìn phẩm giá tiết hạnh để xứng danh phụ nữ nước Nam. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đa phần được các nhà văn xây dựng thành hình tượng liệt nữ. Là phận nữ nhi, nhưng họ cũng xông pha trận mạc hoặc chí ít thể hiện chí khí không chịu đầu hàng bởi số phận và nghịch cảnh. Đó là nàng Bích Ngọc, đã phải cắn răng chịu tủi nhục mong có ngày trả thù Bá Thọ - kẻ đã phục binh giết cả gia quyến của nàng; Đó là Nguyễn Thị Bích, con gái của Tổng binh thành Bình Định Nguyễn Tấn Huyên - 18 tuổi nhưng đã tình nguyện, xin cha lãnh nhận trách nhiệm mang sớ về Thị Nại để dâng Chúa Nguyễn; Hay như nàng Lệ Minh trong Việt Nam anh kiệt lại rất cá tính, quyết giết tên tướng ngoại bang chớ không chịu làm tì thiếp để giữ gìn phẩm giá; Nhân vật Nguyệt Mai trong Tiền Lê vận mạt phải trải qua nhiều biến cố, nhiều thử thách ngặt nghèo, bị kẻ thù truy sát phải lẩn tránh, lưu lạc tha hương, nhưng luôn biết giữ tấm thân trong sáng, thanh bạch và thủy chung; Nhân vật Trương Mỹ Cơ trong Việt Nam Lý trung hưng nhìn thấy sự nham hiểm, hành vi bất nghĩa của cha và chồng, nàng đã khuyên can nhưng vô ích. Cuối cùng, Mỹ Cơ quyết định treo cổ tự vẫn. Trước khi chết, nàng viết thư tuyệt mệnh, khuyên cha không nên làm điều thất đức; Công chúa Ngọc Duệ (Gia Long tẩu quốc) được nhà văn lột tả tính cách như một nữ tướng hiện hữu
  17. 14 chứ không phải là một cô gái lá ngọc cành vàng; Một Bùi Thị Xuân “võ nghệ cao cường mà việc chiến lược binh cơ cũng tinh thông lão luyện”. Ngoài những liệt nữ oai phong, còn có nhiều giai nhân dù chỉ là kẻ chân yếu tay mềm nhưng cũng có đủ bản lĩnh để nghĩ về nghĩa lớn như Bạch Thu Hà trong Giọt máu chung tình; Bích Vân Kiều trong Hoàng tử Cảnh như Tây… 3.3. Ca ngợi lịch sử Nam Bộ và công cuộc trung hưng nhà Nguyễn 3.3.1. Vùng đất Nam Bộ trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ Nam Bộ được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng những điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai trù phú, sông suối hiền hoà… Tuy nhiên, cuộc nội chiến giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn đã đẩy đất nước vào thế “sẵn sàng có chiến tranh”. Một vấn đề khốc liệt hơn, đó là cuộc nội chiến kéo dài, chiến tranh liên miên, vùng đất Nam Bộ trước khi được thống nhất giữa hai xứ Đàng Trong, Đàng Ngoài như một đứa con sinh ra đã mang bạo bệnh, chưa có được một ngày mạnh khoẻ, bình an. Việc nhà Nguyễn mong muốn xã tắc thu về một mối, điều này hợp lòng dân, vì vậy công cuộc trung hưng nhà Nguyễn trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ sẽ góp phần chữa lành tâm bệnh dai dẳng hơn một trăm năm mươi năm qua của đất nước. 3.3.2. Công cuộc trung hưng nhà Nguyễn trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ Hình tượng Nguyễn Ánh - Gia Long trong công cuộc trung hưng nhà Nguyễn Là một trong những hậu bối của dòng họ Nguyễn, Nguyễn Ánh có trách nhiệm giành lại quyền trị vì đất nước cho gia tộc là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, cách mà Nguyễn Ánh tạo dựng, khôi phục vương quyền cho dòng họ vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng xét ở khía cạnh gia đình, dòng tộc, Nguyễn Ánh là người hiếu để. Hơn nữa, trong hành trình khôi phục lại vương triều, Nguyễn Ánh đã biết dựa vào sức dân, sống có thuỷ có chung, mong muốn xây dựng và phát triển vùng đất này, điều đó thu phục được lòng dân của vùng đất Nam Bộ. Việc ngợi ca lịch sử dân tộc đã tạo sự đồng cảm và lí giải vì sao tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này được độc giả Nam Bộ đón nhận nồng nhiệt. Đặc biệt là hình tượng Nguyễn Ánh - Gia Long, người đã gắn bó với vùng đất mới ngay từ những ngày còn hoang sơ, thiếu thốn. Trong hành trình chinh phục ngôi vương, Nguyễn Ánh luôn kiên nhẫn và trân quý từng phút giây của cuộc đời và chưa bao giờ ông bỏ cuộc. Đặc biệt đối với đất và người Nam Bộ, ông thể hiện lòng biết ơn một cách rất cụ thể sau khi lên ngôi.
  18. 15 Cuộc đời Nguyễn Ánh - Gia Long có quá nhiều bi kịch. Tuy nhiên, bằng tài trí, sự kiên trì và quyết tâm, cộng với sự mâu thuẫn nội bộ triều Tây Sơn ngày càng trầm trọng, đã tạo cơ hội để Nguyễn Ánh tập trung binh lực, phục hồi thế lực ở Gia Định. Cuộc đời ông đã ghi đậm dấu ấn trong lòng người dân Nam Bộ và trở thành niềm cảm hứng cho các nhà văn đương thời. Bộ ba tác phẩm Gia Long tẩu quốc, Hoàng Tử Cảnh như Tây, Gia Long phục quốc của Tân Dân Tử đã tái hiện giai đoạn lịch sử khá dài từ khi Nguyễn Ánh 18 tuổi, đất nước có biến loạn, ông phải lưu lạc, phong trần khắp dải đất phương Nam cho đến khi thống nhất Bắc Nam lập nên nhà Nguyễn. Trải qua bao cuộc nội chiến giữa những triều đại đến các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, năm 1802 đã trở thành cột mốc đáng ghi nhớ của nước Việt Nam khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua và hai năm sau đó, trên bản đồ thế giới, hai chữ Việt Nam đã xuất hiện một cách đường hoàng. Vua Gia Long được người Nam Bộ ngưỡng vọng bởi sự tài trí và nhân tâm. Có lẽ, những nếm mật nằm gai; những mâu thuẫn nội bộ của triều Tây Sơn, kể cả việc nhà Tây Sơn không quan tâm đến mặt hành chính, tổ chức xã hội ở Đàng Trong; sự tang thương của dòng họ Nguyễn do nhà Tây Sơn gây ra; ... cộng thêm bản tính cương trực, trọng nghĩa nên người dân Nam Bộ hết lòng ủng hộ Nguyễn Ánh mà không cần truy tìm nguyên nhân. Chất liệu chính sử đã tạo tiền đề để các nhà văn bày tỏ niềm ngưỡng vọng với các bậc anh tài của nước nhà. Trong đó, hình tượng Nguyễn Ánh - Gia Long cùng với không gian nghệ thuật rộng lớn từ kinh Thành Thăng Long cho đến đảo Phú Quốc rồi qua các nước Cao Miên, Xiêm La trong bộ ba tác phẩm viết về Gia Long của Tân Dân Tử đã tạo phông nền cho không khí lịch sử hào hùng, toát lên cảm hứng ngợi ca trong công cuộc trung hưng nhà Nguyễn. Nhà Tây Sơn trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ Triều đại vua Quang Trung đã lập nên những chiến công hiển hách khi đánh tan hàng chục vạn quân Xiêm và Mãn Thanh, thống nhất đất nước. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút ở phương Nam, đại thắng quân Thanh ở phương Bắc là điểm sáng rực rỡ của công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Việc nhân dân ngưỡng vọng triều Tây Sơn là điều tất yếu. Trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ, các tác giả dành nhiều trang để ngợi ca về nhà Tây Sơn. Tài thao lược của Nguyễn Huệ chẳng khác nào Hưng Đạo Vương, Lý Thường Kiệt thuở trước. Châu Văn Tiếp, một trong ba tam hùng của đất Gia Định cũng phải thốt lên: “Giặc Tây Sơn ta
  19. 16 xem có Nguyễn Huệ là một tay võ công đệ nhứt, chiến lực phi thường, cách dụng binh điểu khiển tướng rất tài, ít người đối địch lại nổi” (Tân Dân Tử, 1930, tr. 246). Thành công mà tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ mang lại, đó là khơi gợi tinh thần yêu nước của người dân nước Nam. Dẫu ở chiến tuyến nào, nhưng một khi ngoại bang xâm chiếm, những người dân yêu nước đều có chung kẻ thù và nhất định “chúng bây sẽ bị đánh tơi bời”. Tiểu kết Sự tái sinh các nhân vật lịch sử có công trạng hiển hách đối với dân tộc ta đã khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Trong lịch sử xây dựng các triều đại độc lập và bảo vệ đất nước - chống giặc ngoại xâm, không chỉ vua chúa, quan lại được ca ngợi mà những chàng trai cô gái bất kể hoàn cảnh, giai tầng, họ cùng tập hợp lại vì mục đích duy nhất, đó là tiếp nối cha anh để giữ yên bờ cõi. Trong số họ, có người phải tạm gác tình nhà để vẹn toàn nợ nước, họ sẵn sàng hi sinh để bảo toàn vấn đề quốc gia đại sự. Lòng trung hiếu, tiết hạnh của họ được tiếp nối từ truyền thống dân tộc nhưng không cứng nhắc theo tư tưởng Nho giáo xưa cũ mà được ứng biến linh hoạt cho phù hợp với thời cuộc. Riêng ở Nam Bộ, vùng đất thiêng liêng của tổ quốc đã chứng kiến biết bao cuộc đổi dời của thời cuộc nên công cuộc khôi phục và phát triển vùng đất này của nhà Nguyễn luôn nhận được sự ủng hộ của người dân phương Nam. Đánh tan quân Xiêm ở phương Nam, đại phá quân Thanh ở phương Bắc, Nguyễn Huệ và nhà Tây Sơn đã ghi tên mình vào những cột mốc đáng nhớ trong trang sử hào hùng của dân tộc. Nhà Nguyễn cũng kịp khẳng định sự lớn mạnh của quân binh trong những lần trừng trị kẻ phản nghịch vùng giáp với Cao Miên, Chân Lạp, Xiêm La... Chương 4 TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1945 NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT 4.1. Điểm nhìn trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ 4.1.1. Điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đầu thế kỉ XX dù chưa có sự đột phá như tiểu thuyết lịch sử đương đại. Các tác phẩm có những tương quan giữa nhân vật và người kể chuyện thuộc dạng tổ chức trần thuật ở ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất.
  20. 17 Phương thức trần thuật ở ngôi thứ nhất, tác giả là người chứng kiến, đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện và sau đó để nhân vật tự thuật về chuyện của mình. Điểm nhìn trần thuật theo ngôi thứ nhất sẽ giúp người kể chuyện trở nên linh hoạt. Người kể chuyện có thể là “tôi” để bộc bạch, thổ lộ nội tâm nhân vật, đồng thời có thể kể về các nhân vật khác có liên quan đến câu chuyện. 4.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tiểu sử, ngoại hình Bút pháp tả thực đã được phát huy cao độ để tác giả miêu tả nhân vật, sự kiện lẫn chi tiết lịch sử. Đồng thời sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thật lịch sử với tính chất lịch sử của thời đại (cử chỉ, lời nói, trang phục, ứng xử,...) và yếu tố hư cấu ít nhiều đã chi phối sự sáng tạo của nhà văn. Bút pháp ước lệ, nhất là trong việc miêu tả hình dạng, bản lĩnh, khí phách các nhân vật luôn xuất hiện trong tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ đầu thế kỉ XX. Đa phần, khi miêu tả nhân vật, tác giả liệt kê khá chi tiết lai lịch của họ. Ngoài các nhân vật vương tôn, trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ không khó bắt gặp những người Việt Nam yêu nước thương nòi khác. Bên cạnh các nam nhân được tác giả đề cao tính quân tử, gửi gắm lòng tự hào dân tộc vào đó thì các nữ nhi cũng không hề kém cạnh khi xuất hiện trong tiểu thuyết lịch sử của các nhà văn Nam Bộ. Hầu hết các nhà văn đều tuân thủ nguyên tắc: xây dựng nhân vật phải chi tiết về lí lịch nhân thân kèm miêu tả hình dáng, tính cách. Các nhân vật dù có thật trong lịch sử hay do nhà văn hư cấu, tất cả đều được miêu tả không nằm ngoài công thức của văn học thời trung đại, theo kiểu: nam nhân thì hào kiệt, nữ lưu thì anh thư. Các nhân vật nam chính thường là những người trẻ tuổi, tài cao, có học thức, giỏi võ nghệ, tính tình khẳng khái, bộc trực, nghĩa hiệp... đặc biệt là luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên tình riêng. Còn các cô gái là những trang hồng nhan, học thức đủ đầy, phẩm hạnh tiết tháo, họ tự biết bản thân có vai trò như thế nào trong xã hội, trong gia đình. Một số nữ kiệt còn được rèn luyện võ nghệ từ nhỏ để tham gia việc cứu nước. Điều này tạo nên sự khác biệt với tiểu thuyết lịch sử nói chung, đa phần là đề cao các anh hùng, còn nữ kiệt ít được đề cập đến. Cách tác giả làm rõ lai lịch, xuất thân, cùng với việc miêu tả ngoại hình, tính cách đã khắc họa nét đặc trưng của hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ. 4.1.3. Nghệ thuật xây dựng hành động nhân vật Nhân vật chính trong tiểu thuyết lịch sử Nam Bộ thường có tài cái thế, luôn được may mắn hoặc nhận được sự hỗ trợ để vượt qua trở ngại, cuối cùng đều dẫn đến thành công. Nhân vật không mất quá nhiều thời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2