intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật đàm phán tăng lương

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

161
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn đã làm việc hơn 1 năm và đã có những đóng góp không nhỏ cho công ty. Bạn cũng biết được những quy luật tăng lương trong doanh nghiệp. Nhưng các thành quả của bạn vẫn bị “treo lửng lơ”, đã đến lúc chính bạn phải lên tiếng với sếp tăng lương cho bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật đàm phán tăng lương

  1. Nghệ thuật đàm phán tăng lương Bạn đã làm việc hơn 1 năm và đã có những đóng góp không nhỏ cho công ty. Bạn cũng biết được những quy luật tăng lương trong doanh nghiệp. Nhưng các thành quả của bạn vẫn bị “treo lửng lơ”, đã đến lúc chính bạn phải lên tiếng với sếp tăng lương cho bạn. Tuy nhiên, để đàm phán được tăng lương là cả một nghệ thuật. Nếu bạn chưa có khả năng này, hãy tham khảo các bí quyết đàm phán tăng lương
  2. của các chuyên gia. Những kinh nghiệm dưới đây có thể giúp bạn thuyết phục sếp tăng lương thành công. Tăng lương không phải là "ước muốn" mà là "xứng đáng" Bạn được tăng lương vì bạn xứng đáng được như vậy chứ không phải vì bạn muốn được như vậy. Đấy là nguyên tắc bạn cần phải nhớ đến khi muốn đàm phán tăng lương. Hãy đề xuất sếp tăng lương dựa trên năng lực, phẩm chất, khả năng của chính bạn - cái mà bạn đáng được hưởng - thay vì những lý do chung chung kiểu: bây giờ đang là thời điểm trượt giá, giá cả đắt đỏ, cuộc sống khó khăn... Nếu bạn đưa ra lý do này, không chỉ bạn mà rất nhiều người khác làm việc ít hơn bạn, năng lực kém hơn bạn cũng sẽ được tăng lương! Nên nhớ rằng, hầu hết các ông chủ đều có thể đồng ý ngay về việc tăng lương cho những nhân viên đóng góp cho sự thành công của công ty bằng các việc như: tăng sự mua bán, tăng lợi nhuận và hiệu quả; giảm thiểu những chi tiêu, phí tổn và thời gian; cải tiến hình ảnh công ty, mối quan hệ với khách hàng và những cạnh tranh tiến bộ. Bạn có làm được những điều đó chưa? Thu thập các thông tin cần thiết
  3. Nếu có thể, bạn nên thu thập thông tin càng nhiều càng tốt: thu nhập của đồng nghiệp, mức lương của cùng một công việc, vị trí tại các công ty khác nhau, biết mình đang ở “level” (hạng) nào, giá trị của bạn ra sao thậm chí là bạn sẽ phải chịu những áp gì khi đảm nhận một công việc nào đó…Hãy tìm hiểu để nắm rõ mọi thứ, bạn sẽ có lý do để thương lượng với sếp thành công. Thời điểm (chứ không phải thời gian) là tiền bạc Bạn không nên đưa ra đề nghị tăng lương vào bất kỳ lúc nào bạn muốn, mà hãy chọn đúng thời điểm. Ví dụ như vào đợt xem xét, bầu chọn của công ty hay một chiến dịch đề bạt hàng loạt vị trí. Nếu bạn được đề bạt, bạn sẽ rất dễ để được tăng lương. Dân gian vẫn có câu “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Khi đàm phán tăng lương, bạn cũng nên vận dụng lời khuyên này của dân gian. Đừng tiến đến bàn của sếp vào lúc "xấu trời" và xin tăng lương. Bạn hãy chờ cho tới khi bạn có thể có được một cuộc nói chuyện "thảnh thơi" với sếp bởi lúc này mới là cơ hội thuận lợi cho bạn truyền tải những thành tích bạn đạt được đến sếp một cách trọn vẹn nhất. Nếu bạn là nhân viên mới, thời điểm hợp lý nhất để xin tăng lương sẽ là sau một năm.
  4. Đưa ra một con số hợp lý Sẽ không sao nếu bạn bắt đầu với một con số cao ngất, nhưng sếp cũng sẽ biết cách làm thế nào để từ chối nếu con số bạn muốn không hợp lý. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên đưa ra một mức lương hợp lý (cho mình, cho cả công ty). Khi đó xác xuất thành công sẽ rất cao. Các chuyên gia khuyên bạn nên đề nghị mức lương tăng cao hơn một chút so với mức có thể khiến bạn hài lòng. Ví dụ: nếu tăng 6 % đã có thể khiến bạn hài lòng thì bạn nên đề nghị tăng 8%... Không nên đưa ra tối hậu thư Nhiều người khi đề nghị được tăng lương nhưng không được đồng ý, đã vội đưa ra tối hậu thư nếu không tăng lương sẽ nghỉ việc. Đây là một hành động dại dội và phần nào đó, nó cho thấy giá trị của bạn không cao như bạn nghĩ. Nếu như bạn làm theo cách này, bạn cũng hãy tự chuẩn bị tinh thần cho mình rằng lời từ chối tăng lương của cấp trên cũng là một lời mời bạn tự động nghỉ việc. Vấn đề không chỉ là tiền bạc
  5. Theo thống kê, hầu hết số tiền tăng lương chỉ chiếm khoảng 4% tổng lương nhận được. 4% chẳng là gì cả. Do đó, trong trường hợp đề nghị tăng của bạn không thực hiện được hãy linh động suy nghĩ đến những phần thưởng phi tài chính khác. Còn rất nhiều thứ bạn có thể đòi hỏi sếp để cải thiện cuộc sống của mình. Ví dụ, xin được đi học để nâng cao kỹ năng hay xin được làm việc ở nhà vài tuần để nghỉ ngơi, thư giãn… Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng thay vì chỉ chú ý đến những đồng tiền kiếm được tương đương với chức danh hiện tại, bạn hãy cố gắng tập trung vào những gì có ý nghĩa với mình. Rồi bạn sẽ thấy rằng lương của mình sẽ được tăng như một điều tất yếu, khi bạn đã chứng minh được bản thân và hoàn thành xuất sắc công việc… Quỳnh Giao (Theo Tamnhin)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2