Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam
lượt xem 78
download
Trong một thời gian rất dài, khi nghiên cứu văn chương, người ta luôn kiếm tìm lời giải cho tác phẩm từ tác giả. Bởi vậy mà, trong tiềm thức của rất nhiều người hôm nay vẫn luôn tự tin khẳng định rằng tác phẩm Baudelaire cho thấy sự suy sụp của con người Baudelaire, tranh Van Gogh là sản phẩm trong những phút thăng hoa của hội chứng điên, nhạc Tchaikovsky là ẩn ức của những tội lỗi, sám hối day dứt nhất… Không phủ nhận tác giả có một vai trò quan trọng hình thành nên tác phẩm song đó không phải là đối tượng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -1
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam MỤC LỤC 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................................3 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................7 3. NHIỆM VỤ, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................11 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƯ LIỆU .......................11 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................12 6. BỐ CỤC KHÓA LUẬN ..............................................................................................12 7. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY ............................................................................................13 GIẢNG NGHĨA THƠ ĐƯỜNG .................................................................................14 1.1. GIẢNG NGHĨA TỲ BÀ HÀNH TRONG SGK PT ............................................16 1.2. “GIẢNG NGHĨA” PHONG KIỀU DẠ BẠC TRONG SGK PT ........................29 1.3. LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG GIẢNG NGHĨA TRONG SGK PT ............................36 GIẢI NGHĨA THƠ ĐƯỜNG TRONG ......................................................................45 2.1. NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH TỲ BÀ HÀNH Ở VN .............................................46 2.2. NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH PHONG KIỀU DẠ BẠC Ở VN .............................52 2.3. LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG GIẢI NGHĨA TRONG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH Ở VIỆT NAM ...............................................................................................................57 KẾT LUẬN......................................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................72 Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -2
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong một thời gian rất dài, khi nghiên cứu văn chương, người ta luôn kiếm tìm lời giải cho tác phẩm từ tác giả. Bởi vậy mà, trong tiềm thức của rất nhiều người hôm nay vẫn luôn tự tin khẳng định rằng tác phẩm Baudelaire cho thấy sự suy sụp của con người Baudelaire, tranh Van Gogh là sản phẩm trong những phút thăng hoa của hội chứng điên, nhạc Tchaikovsky là ẩn ức của những tội lỗi, sám hối day dứt nhất… Không phủ nhận tác giả có một vai trò quan trọng hình thành nên tác phẩm song đó không phải là đối tượng quan trọng nhất và càng không phải là yếu tố duy nhất để ta xoáy vào khi nghiên cứu văn học. Bởi lẽ nói như Trương Đăng Dung rằng “tác phẩm văn học như là quá trình”, tác phẩm được phôi thai từ sự chiếm lĩnh nghệ thuật về hiện thực của nhà văn và kết quả là người đọc có được một văn bản nghệ thuật. “Nhưng sự sống của nó chỉ thực sự bắt đầu khi trải qua quá trình chiếm lĩnh thẩm mỹ về tác phẩm của người đọc. Văn bản chỉ trở thành tác phẩm khi có người đọc xuất hiện” [12, 108]. Đó là lí do vì sao từ cổ chí kim, không ít nhà văn, nhà thơ sáng tác nên hàng triệu tác phẩm nhưng không phải tất cả số đó vượt qua được dòng chảy nghiệt ngã của thời gian để đứng vững cùng bạn đọc. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy đã có một nhận xét rất chính xác rằng: “Khoa học văn chương trong hai thế kỷ gần đây có ba phát hiện quan trọng: Thế kỷ XIX phát hiện ra tác giả, nửa đầu thế kỷ XX: tác phẩm, nửa cuối thế kỷ XX là độc giả. Mối quan hệ ba ngôi này đã tạo ra một nhất thể, một chỉnh thể văn học mà tùy theo từng thời điểm và từng phương pháp tiếp cận người ta tôn một ngôi nào đó là trung tâm nhưng vẫn không đặt ra ngoài mối quan hệ với hai ngôi kia.”[50, 28]. Đề cao vị thế của độc giả, tiếp cận tác phẩm từ góc độ người đọc là một bước tiến của lí luận văn học thế giới cũng như bước đầu ở Việt Nam. GS. TS Trần Đình Sử cũng đã đưa ra quan điểm của ông Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -3
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam rằng “về tác phẩm văn học, nhất thiết phải có khái niệm tác phẩm văn học trên cơ sở văn bản mà lí luận văn học hiện hành còn thiếu. Ở đó văn bản chỉ được coi như cái vỏ ngôn ngữ bên ngoài. Tác phẩm văn học phải được cắt nghĩa theo lí thuyết tiếp nhận hiện đại”. Cho dù tác giả đến tận hôm nay vẫn thống trị trong những bộ văn học sử, trong các tiểu sử văn học, các cuộc phỏng vấn trên báo chí, thậm chí ngay trong ý thức của giới văn chương… thì dần dần địa vị ấy đã và đang bị lật đổ. Từ khi đưa ngôn ngữ lên vị trí trung tâm, giới nghiên cứu đã đề cao sự viết, triệt tiêu tác giả và khôi phục lại vị thế cho độc giả. Nhà văn Mỹ Brecht đã từng ví von rất ngộ nghĩnh là: nếu ví văn học là một sân khấu thì tác giả bị thu lại thành một hình thù tí xíu ở tít đầu kia của sân khấu văn học. Nếu như lí luận tiếp nhận truyền thống với tư duy lí luận văn học tiền hiện đại chỉ nhấn mạnh đến tác giả thì đến tư duy lí luận văn học hiện đại đã nhận ra vai trò quan trọng của văn bản nghệ thuật như là trung tâm tạo nghĩa. “Tác giả trở thành xác chết và sự viết bắt đầu” (R. Barthes). Những hoạt động ý thức của nhà văn không thuộc về tác phẩm mà chỉ là cơ sở tồn tại của tác phẩm. Tác phẩm chỉ thực sự được đắp da đắp thịt thông qua quá trình đọc “có chủ ý” của người tiếp nhận. Với khám phá hết sức mới mẻ, mĩ học tiếp nhận đã đưa việc nghiên cứu tác phẩm văn học lên một nấc thang mới. Nếu cứ cày xới từ góc độ tác giả, ngôn ngữ văn bản thì cánh đồng văn chương tưởng chừng không còn điều gì mới mẻ để khai phá. Từ đây, mở ra một chân trời tiếp nhận mới, tiếp cận tác phẩm từ nhiều chiều hơn tựa như khối rubic lập phương. Sự tồn tại của tác phẩm không thể hình dung được nếu thiếu sự tham dự của người đọc. Không có tác phẩm văn học nếu không có người đọc, một nền văn học không chỉ là phép cộng giản đơn của tác giả, tác phẩm mà còn phải kể tới mối quan hệ tác giả - tác phẩm, đội ngũ dồi dào những người tiếp nhận chúng cùng thời cũng như thế hệ mai sau… Quá trình tiếp nhận tác phẩm chính là sự đối thoại liên tục với tác giả trên mọi lĩnh vực, độc giả cũng là người đồng sáng tạo. Lý luận tiếp nhận đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -4
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam trọng trong lịch sử tác phẩm văn học. Theo dõi đời sống lịch sử của các tác phẩm văn học, dễ nhận thấy tiếp nhận văn học ngày càng chiếm lĩnh tác phẩm một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn, cụ thể hơn trong nhiều tương quan và bình diện hơn. Tiếp nhận là một vấn đề rất mới mẻ và hấp dẫn, nó mở ra những chiều sâu khám phá sức sống nội tại của một tác phẩm văn học, đặc biệt là đối với những tác phẩm kinh điển, có sức sống mạnh mẽ trong lịch sử văn học. Người ta luôn tự hỏi: Cái gì làm nên sức sống tiềm tàng mãnh liệt ấy? Tác giả là một cây bút đầy tài năng? Thông điệp của nó ẩn chứa nhiều vấn đề hấp dẫn mang tính thời đại? Và độc giả mọi thế hệ chính là chiếc cầu nối kì diệu đã tiếp nhận, cất cánh cho những áng văn chương ấy vươn xa hơn. Bởi vậy mà có người đã nói không ngoa rằng: Lịch sử văn học là lịch sử của những cách đọc. Từ thời đại này sang thời đại khác, từ người này qua người khác sẽ nới rộng dần ra không gian thẩm mỹ của tác phẩm. Tác phẩm mở ra vô vàn những cái nhìn khác lạ. Thơ Đường là một trong những áng văn chương mang trong mình sức sống tiềm tàng như vậy. Thơ Đường là một dạng thơ nổi tiếng bởi sự thâm trầm, bí ẩn. Để hiểu hết được những tầng bậc ý nghĩa của nó không phải là một điều giản đơn. Nói như Will Durant thì: “Khắp thế giới đâu thấy được một thứ thơ nào so sánh được với thứ thơ đó về cách diễn tả thanh nhã, tế nhị, về những tình cảm dịu dàng điều độ, về sự bình dị và cô đọng của một câu ngắn thôi mà bao trùm được tư tưởng cân nhắc kĩ lưỡng.” Có phải thế chăng mà cho đến nay, nhiều văn bản Đường thi vẫn như những nguồn suối không cạn, có sức hút lớn, mời gọi bạn đọc khám phá. Thơ Đường là tinh hoa của văn học Trung Quốc, là thành quả rực rỡ của một thời đại văn chương một đi không trở lại, không chỉ với Trung Hoa mà với toàn thể thế giới. Ảnh hưởng của nó đến với văn hóa, văn chương các nước trên thế giới cũng như khu vực rất sâu nặng. Hàng nghìn năm đã trôi qua nhưng việc tiếp nhận - diễn dịch thơ Đường vẫn không hề bị lãng quên. Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -5
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế cũng là hai trong số đó. Bạch Cư Dị vốn được coi là ba đỉnh cao của thơ Đường cùng với Lý Bạch và Đỗ Phủ, tuy nhiên, còn có nhiều nhà thơ, tuy thơ của họ để lại không nhiều nhưng chỉ đôi ba bài cũng đủ khiến họ trở thành nhà thơ bất hủ. Trương Kế là một người như vậy. Có thể nói rằng, nếu kể tên mười nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cổ điển Trung Quốc thì có thể không có Trương Kế, nhưng nếu kể tên mười thi phẩm xuất sắc của thơ cổ điển Trung Quốc thì khó mà bỏ qua được Phong Kiều dạ bạc. Nền văn học nghệ thuật Việt Nam đã đón nhận và lưu giữ tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế, đồng thời cũng đã từng có những sự tiếp thu ảnh hưởng rất sâu sắc từ tác phẩm đó. Không ít những sáng tác thơ ca Việt Nam đã được khởi xướng từ dư âm của Tỳ bà hành hay ý thơ thâm trầm, tĩnh lặng của cảnh chùa Hàn San trong Phong Kiều dạ bạc. Bài thơ từng được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông nên khá quen thuộc với học sinh - sinh viên. Khi lí luận phê bình văn học đã đạt được những thành tựu mới thì việc tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung, tiếp nhận Tỳ bà hành và Phong Kiều dạ bạc nói riêng càng được quan tâm nhiều hơn. Như thế, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế và Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị là hai tác phẩm hết sức tiêu biểu cho Đường thi, hơn nữa tư liệu nghiên cứu về tiếp nhận hai tác phẩm này đã được thực hiện khá đầy đủ trong các niên luận, khóa luận của những người đi trước. Chúng tôi muốn trên nền những tư liệu đã có của những người nghiên cứu trước để qua Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế tìm hiểu và lí giải một vài vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam. Khóa luận của chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu hai cách đọc, hai hướng tiếp nhận chính bên cạnh rất nhiều cách tiếp nhận phong phú khác đó là việc “giảng nghĩa” thơ Đường trong sách giáo khoa phổ thông và việc giải nghĩa thơ Đường trong nghiên cứu - phê bình để từ đó có cái nhìn tổng quát, nhận diện và lí giải vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam. Ở một khía cạnh nào đó có Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -6
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam thể gợi mở những chân trời của mĩ học tiếp nhận, nhìn nhận tác phẩm ở góc độ người đọc. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Có thể nói nghiên cứu quá trình tiếp nhận văn học ở góc độ người đọc là một vấn đề khá mới mẻ ở nước ta. Cụ thể, trong khóa luận của chúng tôi có nghiên cứu một vài vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam nói chung, tiêu biểu qua hai trường hợp Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong kiều dạ bạc của Trương Kế lại là một vấn đề ít gặp. Viết về quá trình tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam có thể kể tới Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn của Nguyễn Tuyết Hạnh với đề tài: Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam (TP Hồ Chí Minh, 1996). Luận án gồm có ba chương: Chương đầu tiên nói về lịch sử dịch thơ Đường ở Việt Nam với việc nêu ra truyền thống dịch thuật ở Việt Nam, truyền thống dịch thơ Đường và tổng kết lịch sử dịch thơ Đường ở Việt Nam. Chương hai đưa ra vấn đề những phát sinh do quan hệ giao tiếp văn hóa nhiều đời giữa Việt Nam và Trung Quốc trong việc dịch thơ Đường, chủ yếu là những thuận lợi và vấn đề thể loại chuyển dịch. Chương cuối tác giả viết về nghệ thuật dịch thơ Đường cần phải có sự đồng cảm giữa dịch giả và tác giả, ngôn ngữ thơ Đường trên góc độ dịch và chủ yếu người viết đi sâu nghệ thuật dịch thơ Đường trên góc độ thủ pháp. Có thể nói, luận án của Nguyễn Tuyết Hạnh đã nghiên cứu được rất chi tiết sự vận động và phát triển của việc dịch thơ Đường qua các giai đoạn lịch sử, sự vận động của thể loại chuyển dịch từ buổi ban đầu đến nay. Người đọc có một cái nhìn sâu hơn về vấn đề dịch thuật nói chung cũng như dịch thơ Đường nói riêng ở Việt Nam. Mà dịch thuật thực chất cũng chính là một khía cạnh của quá trình tiếp nhận nơi độc giả, của mĩ học tiếp nhận. Tuy nhiên, luận án mới chỉ nghiên cứu việc dịch thơ Đường theo thủ pháp nghệ thuật thơ Đường và mới chủ yếu quan tâm những bài thơ có số câu dưới mười sáu khi bàn về việc dịch theo thủ pháp. Thơ Đường là một loại thơ khá đặc biệt bởi nó có một sinh mệnh dịch thuật dài lâu ở Việt Nam. Cho tới hôm nay Đường thi vẫn được sự quan tâm Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -7
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam của không ít độc giả. Bởi vậy mà nó trở thành đối tượng lí tưởng cho nhiều sự khảo sát. Nghiên cứu thơ Đường, mà cụ thể là sự tiếp nhận Đường thi ở Việt Nam là một vấn đề hấp dẫn và có thể khai thác sâu sắc, tuy nhiên những công trình nghiên cứu vấn đề này vẫn còn quá ít ỏi. Nhiều khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường ĐH KHXH & NV Hà Nội đã đề cập tới vấn đề này. Ngay từ khi nước nhà còn trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt, năm 1965, Phạm Đình Lợi dưới sự hướng dẫn của thầy Ngô Xuân Anh đã viết đề tài: Điểm qua việc dịch thuật thơ Đường ở Việt Nam. Khóa luận có bốn phần: ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm ba phần nội dung chính: Phần hai: Mấy nét về thơ Đường và giá trị của nó. Phần ba: Điểm qua việc dịch thuật thơ Đường ở Việt Nam với ranh giới phân chia hai giai đoạn là Cách mạng tháng Tám lịch sử. Khóa luận tuy ngắn và mới chỉ bước đầu điểm qua trên những nét lớn nhất, qua những dịch giả tên tuổi nhưng đã cung cấp cho bạn đọc nhiều nguồn tư liệu quý giá về vấn đề dịch thuật thơ Đường ở Việt Nam. Năm 1972, Nguyễn Trọng Nuôi viết khóa luận tốt nghiệp với tên đề tài là Tìm hiểu việc dịch thuật và nghiên cứu Đường thi ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Khóa luận gồm hai phần chính: Phần đầu: Vài nét về thơ Đường. Phần hai đi sâu nghiên cứu việc dịch thuật và khảo cứu Đường thi ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với việc chia ra ba ý lớn: dịch thuật, khảo cứu và nhận định chung. Có thể nói, tuy trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nguồn tư liệu khan hiếm, còn ghi chép tay nhưng khóa luận đã tổng hợp được tài liệu và bước đầu có những lời bình giá nhất định về hiện tượng nghiên cứu. Nghiên cứu vấn đề tiếp nhận rộng hơn ở cả lĩnh vực giới thiệu, nghiên cứu và phiên dịch và đối tượng nghiên cứu rộng hơn hẳn là thơ ca Trung Quốc (không giới hạn ở Đường thi), Nguyễn Thị Mỹ Linh đã viết khóa luận tốt nghiệp với đề tài: Tình hình giới thiệu, nghiên cứu và phiên dịch thơ ca Trung Quốc ở Việt Nam từ trước tới nay. (năm 1991, Lê Đức Niệm hướng dẫn). Khóa luận gồm có sáu phần lớn, mỗi phần đi theo lịch sử phát triển của thơ Đường từ thời Tiên Tần; Tần Hán, Ngụy Tấn, Nam Bắc triều; thơ ca đời Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -8
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam Đường; thơ ca Tống Nguyên; thơ ca Minh Thanh và Cận đại; thơ ca Trung Quốc thời Hiện đại. Trong đó tác giả lại đi vào tìm hiểu quá trình giới thiệu, nghiên cứu cũng như đặt ra vấn đề ai là người đầu tiên dịch thơ Đường? Người đầu tiên khảo cứu thơ Đường? Khóa luận đã cung cấp cho độc giả nguồn tư liệu khảo sát rất chi tiết và đáng quý về thơ ca Trung Quốc đã được tiếp nhận ở Việt Nam. Các công trình trên được nghiên cứu từ các cách tiếp cận văn học so sánh (nghiên cứu ảnh hưởng) hoặc từ góc độ phiên dịch học, chứ chưa quan sát đối tượng từ góc độ mỹ học tiếp nhận. Hiện nay chúng ta đang thực hiện công việc này một cách tập trung, ý thức về phương pháp cũng rất rõ ràng: cùng với mỹ học tiếp nhận được truyền bá ở Việt Nam, dẫn đến cách hiểu mới về tác phẩm văn học, từ đó mở rộng lĩnh vực nghiên cứu của văn học sử, công việc nghiên cứu của chúng ta vẫn là bám chắc trên mảnh đất văn học sử, song chúng ta đặt công việc của mình vào môi trường của văn hóa - văn học so sánh, chuyển từ nghiên cứu ảnh hưởng sang nghiên cứu tiếp nhận. Người đọc - văn bản đọc trở thành tư liệu nghiên cứu chính. Trong những năm gần đây, khi mĩ học tiếp nhận được mở rộng và được quan tâm nhiều hơn thì vấn đề này lại được lật lại và nghiên cứu sâu hơn. Dưới sự hướng dẫn của GV Phạm Ánh Sao, liên tiếp trong những năm 2006, 2007, 2008 là các niên luận, khóa luận tìm hiểu quá trình tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam thông qua một số trường hợp tiêu biểu. Năm 2006, Nguyễn Thu Hương có khóa luận: Tiếp nhận và diễn dịch Phong Kiều dạ bạc tại Việt Nam. Khóa luận gồm ba chương. Chương đầu nêu một số vấn đề về lí luận tiếp nhận văn học, chương hai tổng thuật quá trình giao lưu văn hóa và tiếp nhận văn học Trung Quốc tại Việt Nam. Chương chính tìm hiểu tiếp nhận và diễn dịch Phong Kiều dạ bạc tại Việt Nam. Người viết đã đưa ra một hướng tiếp cận mới với Phong Kiều dạ bạc. Có thể nói, khóa luận của Nguyễn Thu Hương đã đưa ra được những tri thức lí luận văn học nền tảng về tiếp nhận văn học cũng như những ghi chép đáng quý về sự xuất hiện, tiếp nhận tác phẩm Phong Kiều dạ bạc tại Việt Nam. Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -9
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam Cũng như khóa luận của Nguyễn Thu Hương, niên luận của Nguyễn Thị Hường: Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam (năm 2007) đã cơ bản mô tả được những ghi chép, tìm tòi tư liệu kỹ lưỡng về quá trình tác phẩm đến Việt Nam và được tiếp nhận như thế nào theo thời gian. Niên luận gồm bốn phần chính: Thời điểm sớm nhất tiếp nhận văn bản tác phẩm Tỳ bà hành tại Việt Nam; Tỳ bà hành trên sách báo tạp chí đầu thế kỷ XX; vấn đề tuyển dịch nghiên cứu Tỳ bà hành tại Việt Nam từ 1940 đến nay; vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành trong các thể loại văn học nghệ thuật tại Việt Nam. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường tuy nhỏ nhưng là nguồn tư liệu đáng quý đã cho thấy được toàn cảnh quá trình tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam trên nhiều phương tiện: sách báo, tạp chí, sách, giáo trình… và tương ứng với nó là các cách đọc khác nhau. Những ghi chép của Nguyễn Thị Hường về vấn đề tiếp nhận Tỳ Bà hành tại Việt Nam là một sự tìm kiếm tư liệu đáng quý và đáng ghi nhận. Cùng năm 2007 có khóa luận tốt nghiệp của Mạnh Thị Minh nghiên cứu: Đường thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam. Với hai chương: chương một: quá trình Đường thi được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông ở Việt Nam và chương hai: Hướng dẫn giảng dạy Đường thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam, đây cũng là một công trình tỉ mỉ, cung cấp nhiều tư liệu rất có ích cho bạn đọc quan tâm đến vấn đề này. Năm 2008, Nguyễn Hồng Mơ tiếp tục vấn đề tiếp nhận khi làm niên luận nghiên cứu: Vấn đề tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam. Niên luận gồm ba chương: Chương một vấn đề dịch thuật Hoàng hạc lâu, chương hai: Vấn đề nghiên cứu Hoàng hạc lâu và chương ba: Từ tác phẩm đến tác phẩm. Như vậy, ta có thể thấy rằng việc nghiên cứu vấn đề tiếp nhận văn học, cụ thể là tiếp nhận Đường thi ở góc độ bạn đọc vẫn chưa có nhiều cây bút tham gia. Nghiên cứu văn học từ mĩ học tiếp nhận là một vấn đề khó và thực sự cần có nhiều thời gian. Trong khóa luận này, chúng tôi muốn tiếp tục phát triển, nghiên cứu sâu hơn vấn đề tiếp nhận thơ Đường, thông qua hai trường hợp tiêu biểu: Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế và Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Những niên luận, khóa luận đi trước quả thực là những phần tư liệu Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -10
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam rất quý báu để trên cơ sở đó, chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp và sắp xếp theo hướng tìm hiểu của mình. Tuy nhiên hầu hết những niên luận, khóa luận trước mới chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổng hợp tư liệu, ghi chép dữ liệu quý báu về quá trình tiếp nhận các tác phẩm Đường thi chứ chưa lí giải sâu sắc được ý nghĩa của các cách tiếp nhận. Chúng tôi không có tham vọng hoàn thành được hết những phần việc rất có ích đó bởi đó là công việc cần nhiều thời gian và tư liệu. Như một câu danh ngôn được lưu truyền rất hay là: “cánh cửa đã mở nhưng còn phải đẩy”. Quả thực, khóa luận của chúng tôi cũng mang tính chất gần giống như vậy, tiếp nối và để ngỏ để bạn đọc nào quan tâm có thể tiếp tục tìm tòi và nâng cao hơn nữa, bởi mĩ học tiếp nhận cho tới hôm nay vẫn là một mảnh đất màu mỡ chờ người khai phá. 3. NHIỆM VỤ, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Nhiệm vụ của chúng tôi trong đề tài này là tìm hiểu quá trình tiếp nhận và diễn dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế ở Việt Nam theo từng giai đoạn khác nhau, khảo sát mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của quá trình tiếp nhận và diễn dịch văn bản, chỉ ra những chặng đường và đặc điểm tiếp nhận của mỗi thời kỳ, lý giải nguyên nhân và hệ quả của những cách tiếp nhận về hai tác phẩm ở từng đối tượng. Để rồi từ hiện tượng Tỳ bà hành, Phong Kiều dạ bạc nhận diện một số vấn đề đọc thơ Đường cũng như các tác phẩm văn học nước ngoài nói chung tại Việt Nam, góp phần mở rộng việc nghiên cứu tác phẩm nhìn từ góc độ tiếp nhận bởi lẽ mĩ học tiếp nhận vốn đang là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ và hấp dấn đối với những ai đam mê tìm hiểu văn bản từ góc độ người đọc. 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI TƯ LIỆU Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là tìm hiểu quá trình tiếp nhận và diễn dịch tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế ở Việt Nam. Tương ứng với đối tượng nghiên cứu đó, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung ở hai văn bản tác phẩm Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -11
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam này. Trên cơ sở đó, cũng có những sự liên hệ nhất định với việc tiếp nhận một số tác phẩm thơ ca khác của Đường thi tại Việt Nam. Về phạm vi tư liệu của đề tài, chúng tôi chủ yếu dựa vào tư liệu thành văn bằng chữ Quốc ngữ từ đầu thế kỷ XX đến thời điểm này đã được các tác giả niên luận và khóa luận trước đó sưu tầm, giới thiệu trong công trình của mình. Đó là những nguồn tư liệu rất quý báu và giúp ích rất nhiều cho chúng tôi hoàn thành khóa luận này. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, trên bình diện lý thuyết, chúng tôi tiếp cận đối tượng chủ yếu từ góc độ văn học so sánh và mĩ học tiếp nhận. Về các mặt thao tác khoa học cụ thể, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp mô tả, hệ thống hóa, thống kê, phân loại, chia giai đoạn nhằm khôi phục diện mạo và phác họa quá trình tiếp nhận và diễn dịch hai tác phẩm Tỳ bà hành, Phong Kiều dạ bạc, đồng thời cũng sử dụng phương pháp phân tích, so sánh - đối chiếu nhằm cắt nghĩa đặc điểm, tính chất và lí giải nguyên do của quá trình đó. 6. BỐ CỤC KHÓA LUẬN Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục ra, phần Nội dung của khóa luận bao gồm 2 chương: CHƯƠNG 1: GIẢNG NGHĨA THƠ ĐƯỜNG TRONG SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG Ở VIỆT NAM 1.1 Giảng nghĩa Tỳ bà hành trong SGK PT. 1.2 Giảng nghĩa Phong Kiều dạ bạc trong SGK PT. 1.3 Lí giải hiện tượng giảng nghĩa trong SGK PT. CHƯƠNG 2: GIẢI NGHĨA THƠ ĐƯỜNG TRONG NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH Ở VIỆT NAM 2.1 Nghiên cứu phê bình Tỳ bà hành ở VN. Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -12
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam 2.2 Nghiên cứu phê bình Phong Kiều dạ bạc ở VN. 2.3 Lí giải hiện tượng giải nghĩa trong nghiên cứu phê bình ở VN. 7. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY Khóa luận của chúng tôi được trình bày theo quy cách của Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội quy định cho khóa luận tốt nghiệp. Sau trích dẫn tư liệu đều có ngoặc vuông ghi lần lượt: thứ tự tư liệu (theo Tư liệu tham khảo ở cuối Khóa luận), trang thứ bao nhiêu của tư liệu đó. Chú thích trực tiếp ở chân trang dành riêng cho việc giải thích từ ngữ, khái niệm… Đối với tên tác phẩm văn học thời cổ đại Trung Quốc và Việt Nam, để tôn trọng nguyên tác và tiện tra cứu, chúng tôi sẽ phiên âm Hán Việt, đồng thời in nghiêng (riêng tác phẩm Tỳ bà hành và Phong Kiều dạ bạc là in nghiêng đậm). Nếu tên tác phẩm nằm trong công trình nghiên cứu thì chúng tôi sẽ in nghiêng đậm. Đối với tên các công trình nghiên cứu và các bài báo khoa học, chúng tôi cũng sẽ in nghiêng. Các thông tin về công trình và bài báo như xuất xứ, tên tạp chí, tên các nhà xuất bản chúng tôi sẽ ghi ngay bên cạnh. Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -13
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1 GIẢNG NGHĨA THƠ ĐƯỜNG TRONG SGK PT Ở VIỆT NAM Trong lịch sử văn minh nhân loại, không có một nước nào có thể tự hào là không hề vay mượn, tiếp thu một ít vốn liếng của các dân tộc khác. Quả thực, văn học ở nước nào cũng vậy, cũng cần có một sự tiếp nhận, giao lưu với các nền văn học khác, tối thiểu là với các quốc gia láng giềng xung quanh mình. Như Giáo sư Quý Tiện Lâm (Đại học Bắc Kinh) đã từng ví: “Nếu lấy dòng sông để so sánh thì dòng sông văn học Trung Quốc có lúc nước đầy, có lúc nước cạn nhưng chưa từng khô kiệt bao giờ. Nguyên nhân là vì có nước mới chảy vào. Những lần chảy vào có khi nhiều, khi ít. Nhiều nhất có hai lần: một lần nước từ Ấn Độ chảy sang, một là vì phương Tây chảy tới. Mà hai lần nước chảy vào này đều do người dịch khơi thông”. Có thể nói thơ Đường nói riêng cũng như văn học Trung Quốc nói chung là một trong những dòng chảy lớn hòa vào văn học dân tộc nước ta. Từ rất lâu, thơ Đường - tinh hoa của cả thế giới đã được các nhà dịch thuật chú ý, dày công tuyển chọn và dịch cho độc giả tiếp cận. Và không ai lại không đồng ý rằng: Tuổi thọ của một bản dịch tác phẩm văn học phụ thuộc rất nhiều vào tài năng của dịch giả. “Mỗi một dịch giả có trình độ đều là một nghệ sĩ” (R. Italiander). Nhưng một điều rất dễ nhận ra là tuy những tác phẩm Đường thi được dịch thuật và giới thiệu rất sớm ở Việt Nam nhưng phải một thời gian dài sau đó, nó mới được tuyển lựa vào sách giáo khoa phổ thông giảng dạy cho học sinh. Có thể nói, soạn sách giáo khoa cho chương trình phổ thông đến hôm nay vẫn không phải là một công việc đơn giản. Bởi lẽ để có được một bộ sách chuẩn, trở thành chương trình mẫu mực giúp cho việc tiếp thu, nhận thức của Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -14
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam học sinh được tốt cần phải có một đội ngũ biên soạn có tầm hiểu biết, trí tuệ và làm việc khoa học. Sách giáo khoa ở nước nào cũng vậy, nó “chứa đựng những tri thức cơ bản, chính xác nhất và được nhân loại tin cậy nhất” (GS. TS Nguyễn Thanh Hùng). Sách giáo khoa trong nhà trường là loại sách dành cho học sinh nghiên cứu và học tập dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Sách giáo khoa bộ môn văn cũng không nằm ngoài những vai trò và định hướng đó. “Chương trình sách giáo khoa là căn cứ rõ nhất để nghiên cứu tìm hiểu vấn đề tiếp nhận văn học theo hướng chính thống trong nhà trường. Sự biến đổi của nội dung chương trình phản ánh mức độ thích ứng giữa thực tế giảng dạy với lí luận mới về tiếp nhận văn học.” [34, 5]. Đặc biệt là đối với những tác phẩm văn học nước ngoài được biên soạn và đưa vào giới thiệu cho học sinh nhằm giao lưu, mở mang tầm hiểu biết của các em về văn học, văn hóa các dân tộc khác. Đã được coi là chuẩn mực trong việc đưa đến cho học sinh những kiến thức cơ bản và hữu ích nhất, đương nhiên những tác phẩm văn học nước ngoài được đưa vào chương trình đều phải được chọn lựa kĩ càng, là những đỉnh cao của văn học các nước và tiêu biểu cho quá trình phát triển lịch sử văn học thế giới qua các thời đại. Cách đây gần 60 năm, theo tư liệu nghiên cứu của Mạnh Thị Minh trong khóa luận của mình, Dương Quảng Hàm là người đầu tiên đưa môn văn học Trung Quốc vào chương trình THPT. Ông là người đặt viên gạch đầu tiên cho công việc giảng dạy và học tập văn học Trung Quốc ở nước ta nói chung và thơ Đường nói riêng. Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế cũng là hai trong số rất nhiều những tác phẩm Đường thi đã được giới thiệu và giảng dạy trong chương trình THPT nước ta. Có thể ở hệ SGK này, nó được giảng chính (đọc thêm), sang hệ SGK khác, nó lại được xếp vào phần đọc thêm (giảng chính) hay đọc thêm bắt buộc… Sự chuyển dịch của tác phẩm từ chỗ là bài được chọn giảng chính chuyển sang tác phẩm đọc thêm, hay đọc thêm bắt buộc đều phản ánh rất rõ sự chuyển biến về nhận thức và quan điểm của người Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -15
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam biên soạn chương trình. Trên đó là sự chi phối không nhỏ của các tư tưởng, quan điểm của ban chỉ đạo biên soạn chương trình, các chính sách mới đối với nền giáo dục. Nhưng qua đó, bạn đọc có thể nhận ra một số vấn đề đọc, “giảng nghĩa” trong SGK PT về hai tác phẩm này. Đây cũng là một khía cạnh của việc tiếp nhận văn học từ góc độ người đọc mà chúng tôi quan tâm. 1.1. GIẢNG NGHĨA TỲ BÀ HÀNH TRONG SGK PT Cũng như hầu hết các tác phẩm cổ điển Trung Quốc khác được giới thiệu ở Việt Nam, để xác định thời điểm sớm nhất tiếp nhận văn bản tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị tại Việt Nam quả là một vấn đề không hề đơn giản. Cho đến nay, giới nghiên cứu văn học vẫn chưa khẳng định được Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã đến Việt Nam chính xác tự bao giờ. Trên cơ sở tổng hợp cứ liệu sẵn có thì bản dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị được phát hiện, bản khắc in năm 1881 là bản cổ nhất. Dù chưa biết rõ văn bản chữ Hán của Tỳ bà hành đã xuất hiện và được dịch ra chữ Quốc ngữ ở Việt Nam từ bao giờ nhưng theo những tài liệu đã có được trong tay, dự đoán văn bản chữ Hán của tác phẩm này đã đến với người Việt từ khá sớm. Bản dịch Tỳ bà hành được truyển tụng xưa nay, đã từng được coi là của Phan Huy Vịnh nhưng hiện nay đã được chứng minh là của Phan Huy Thực - thân phụ của Phan Huy Vịnh. Căn cứ vào thời gian Phan Huy Thực sống (1779- 1846) thì chúng ta có thể dự đoán: bản dịch Tỳ bà hành đã ra đời từ những năm đầu thế kỷ XIX. Điều này có liên quan đến luận điểm của Phan Văn Diêu: “Trong đời làm quan, Huy Thực đã ba lần lên xuống chức Thượng thư bộ Lễ. Vì lẽ đó, ông đã cảm thông sâu xa với Bạch Lạc Thiên mà phiên diễn Tỳ bà hành chăng?” Tới nay, bản dịch Tỳ bà hành có nhiều, song thành công nhất vẫn là bản dịch của Phan Huy Thực. Đây được coi là một trong hai bản dịch hay nhất trong lịch sử dịch thuật của nước ta bên cạnh bản dịch tác phẩm Chinh Phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm (nguyên tác của Đặng Trần Côn). Bản Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -16
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam dịch sử dụng thể thơ song thất lục bát- một thể thơ truyền thống của dân tộc có khả năng biểu cảm mạnh mẽ. Bản dịch hoàn hảo bởi nó giữ được đúng số câu và số chữ của nguyên tác (88 câu và 616 chữ), soạn giả Phan Huy Thực đã khéo léo trong việc sử dụng những tiếng đôi, những từ láy trong tiếng Việt, tăng sức gợi tả, gợi cảm. Quan trọng hơn nó đã thể hiện được tinh thần của nguyên tác, lột tả được cái “thần”, cái “nhã” của Tỳ bà hành nguyên gốc chữ Hán. Cho dẫu còn rất nhiều ý kiến khác nhau chỉ ra những thiếu sót của bản dịch này nhưng đến hôm nay, nó vẫn chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình trong nền văn học dân tộc. Ngay từ những năm đầu tiên khi Đường thi được đưa vào giới thiệu trong chương trình SGK PT, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã được chọn lựa. Không những vậy, thi phẩm còn được đưa vào giảng chính dù dung lượng không nhỏ và sự tiếp cận thấu đáo tinh thần bài thơ không phải là một công việc giản đơn. Theo nghiên cứu của Mạnh Thị Minh, năm 1990, Đường thi chính thức được đưa vào giảng dạy trong chương trình PTTH thì cũng trong sách Văn 10, tập 2, phần văn học nước ngoài và lí luận văn học, NXB Giáo dục, năm 1990, do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên, chúng tôi tìm được văn bản Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị được giới thiệu. Ở đây, nhà biên soạn chỉ đưa ra bản dịch của Phan Huy Vịnh, không có phần phiên âm chữ Hán và dịch nghĩa. Việc cho học sinh tiếp cận tác phẩm văn học nước ngoài qua văn bản dịch phần nào đã hạn chế tầm nhìn và tầm tiếp nhận của học sinh. Sách Văn 10 ngay phần giới thiệu văn bản dịch là phần Chú giải. Người soạn sách cho học sinh nắm rõ hơn những thông tin về tác giả Bạch Cư Dị một cách hết sức ngắn gọn, lời tựa của thi phẩm và những từ Hán Việt khó đối với học sinh. Tuy nhiên số lượng từ chú giải so với dung lượng của tác phẩm còn quá ít ỏi, chỉ bao gồm 11 từ khó. Để giáo viên và học sinh có sự định hướng trong việc tìm hiểu, tiếp nhận tác phẩm, người soạn đã đưa ra một hệ thống câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. Có thể thấy được phần nào đó trong việc “giảng nghĩa” tác phẩm trong chương trình SGK PT, chúng tôi muốn trích Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -17
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam dẫn phần câu hỏi này để thấy được rõ hơn việc phân tích, tìm hiểu tác phẩm Tỳ bà hành : “1. Tóm tắt câu chuyện diễn ra trong Tỳ bà hành? (Song cần lưu ý, Tỳ bà hành chủ yếu vẫn là thơ trữ tình. Cốt truyện chỉ là phương tiện để nhà thơ biểu lộ cảm xúc). 2. Bài thơ dài đến 88 câu nên chỉ có thể tập trung phân tích đoạn miêu tả tiếng đàn lần hai của người ca nữ. Tuy vậy, muốn thấy hết cái hay của đoạn thơ này, cần nắm vững mối quan hệ giữa nó với các phần khác. Lúc đầu tác giả và người ca nữ hoàn toàn không quen biết nhau, nhờ tiếng đàn làm môi giới, hai người dần dần hiểu biết, thông cảm với nhau và đến cuối bài thơ, có thể nói tâm tư của hai con người đã hòa hợp làm một. 3. Hãy nêu những thành công của tác giả trong việc miêu tả tiếng đàn của người ca nữ. a. Người ca nữ đã đánh đàn 3 lần. Hãy nêu lên sự hợp lí trong việc phân bố mức độ miêu tả ở mỗi lần. (Lần đầu không thể tả cụ thể vì chỉ thoảng nghe ở xa. Lần thứ 3 tâm tư hai người đã hòa quyện vào nhau, tác giả không thể, không nỡ và cũng không cần miêu tả dài dòng.) b. Tác giả đã dùng những phương pháp nào để miêu tả tài nghệ của người ca nữ? (Miêu tả hiệu quả, tác dụng của tiếng đàn: miêu tả trực tiếp các yếu tố của âm nhạc- âm sắc, cường độ, cao độ, trường độ- bằng tỉ dụ, miêu tả dung nhan, động tác, miêu tả gián tiếp bằng cảnh sắc thiên nhiên) c. Tác giả đã tập trung miêu tả những thời điểm nào của quá trình diễn tấu bản nhạc? (Lúc vặn trục lên dây dạo qua đôi ba tiếng, lúc ngắt, lúc đến cao trào và lúc ngừng hẳn) d. Tại sao có thể nói 2 câu 17 và 18 là linh hồn của cả đoạn trích? Vì sao nhà thơ đã nhanh chóng trở thành kẻ “tri âm” của người ca nữ như vậy? e. Đoạn trích gợi cho ta liên tưởng tới đoạn nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du?”[4, 63- 64] Có thể thấy, trong phần Hướng dẫn đọc bài của người biên soạn nhằm giúp học sinh và giáo viên có những định hướng trong việc tiếp cận và tìm Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -18
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam hiểu đã đưa ra một hệ thống câu hỏi hết sức chi tiết, chủ yếu tập trung vào việc lột tả được cái thần thái kỳ diệu của tiếng đàn người kỹ nữ. Sau khi nêu câu hỏi, soạn giả không quên gợi ý cho học sinh tìm hiểu bài, gợi ý cách trả lời theo hướng mà họ đã định sẵn trong phần ngoặc đơn đi kèm. Đây là cách giảng nghĩa tỉ mỉ, cặn kẽ của người biên soạn- có thể thấy họ là những người có một tầm hiểu biết rộng về văn học Trung Quốc nói chung cũng như Đường thi và tác phẩm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị nói riêng. Nó cho thấy rất rõ cách dạy và học thời kỳ những năm 1990. Đó là cách dạy theo lối gần như áp đặt một chiều, chưa khai thác được thực sự khả năng sáng tạo, chủ động của học sinh- đồng thời cũng là những chủ thể tiếp nhận. Mà sự chủ động ấy là hết sức cần thiết trong quá trình tiếp nhận một tác phẩm văn chương bất kỳ. Năm 1994, SGK đã có sự chuyển đổi, sách được phân chia làm hai ban: ban KHXH và ban KHTN và KT để tiện cho việc dạy và học của học sinh theo từng phân ban. Kiến thức được chọn lựa phù hợp với từng chuyên ngành riêng biệt. Văn học 10 (tập 2, ban KHXH, NXB GD năm 1994, tài liệu giáo khoa thực nghiệm, do Nguyễn Hoàng Tuyên, Lưu Đức Trung, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử biên soạn) vẫn chọn lựa Tỳ bà hành vào chương trình học của học sinh ban KHXH. Nhìn chung, những kiến thức về tác phẩm vẫn tương tự như SGK năm 1990 nhưng đã có thay đổi trong việc trình bày. Ngay sau nhan đề tác phẩm là phần chữ in nhỏ giới thiệu về tác giả Bạch Cư Dị, phần giới thiệu này có chi tiết hơn và dài hơn so với SGK năm 1990, đã có sự so sánh, đối chiếu với Đỗ Phủ, Lý Bạch… để học sinh nắm bắt rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác cũng như cảm hứng chủ đạo, tinh thần chung về tác phẩm mà mình sẽ được học. Như thế, trước khi đi sâu vào tác phẩm, học sinh đã có cái nhìn khái quát về Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Phần trích dẫn văn bản cho học sinh tiếp cận vẫn chỉ là văn bản dịch, đó là bản dịch thành công nhất trong những bản dịch Tỳ bà hành hiện nay của Phan Huy Vịnh (nay được cho là của Phan Huy Thực, thân phụ của Phan Huy Vịnh). Trong quá trình trích dẫn văn bản, người biên soạn đã rất Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -19
- Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam chú ý khi tách riêng thành những khổ 4 câu và đánh số cho câu đầu tiên trong khổ để học sinh tiện theo dõi tác phẩm có dung lượng khá dài này. Phần Chú giải gần như giống với SGK năm 1990 đã xuất bản. Không có thêm từ khó được giải nghĩa, trong số 12 chú giải đã bao gồm một lời tựa trích dẫn của tác phẩm và thông tin về dịch giả Phan Huy Vịnh. Phần Hướng dẫn học bài đã cắt bớt những gợi ý quá kỹ càng nhằm vạch hướng cho học sinh tìm hiểu tác phẩm, câu hỏi đã được biên soạn lại theo hướng gợi mở nhiều hơn. Như thế, tính tích cực, năng động của học sinh- chủ thể tiếp nhận đã được chú ý. Sự thay đổi này phản ánh rất sâu sắc sự thay đổi trong nhận thức và quan điểm của các nhà biên soạn bấy giờ, đồng thời cũng phản ánh sự thay đổi trong chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước ta thời điểm đó. Ai cũng biết, trước khi đến với sự tiếp nhận của học sinh THPT thì thi phẩm này đã trải qua một sự tiếp nhận có tính thẩm mỹ chuyên biệt của các soạn giả. Họ đọc tác phẩm với tinh thần trách nhiệm cao, là loại độc giả “đặc biệt”, có chuyên môn và hiểu thấu đáo, sâu sắc cái “thần”, cái “nhã” của tác phẩm. Thế nhưng việc “đọc” của họ lại hướng về những đối tượng đa dạng khác nhau. Không phải giáo viên nào khi soạn giáo án hay học sinh nào khi soạn bài học ở nhà, thậm chí được giảng dạy chính trên lớp có thể hiểu sâu sắc Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị ngay lập tức. Mỗi độc giả lại có một trình độ và nền kiến thức ban đầu không giống nhau, bởi vậy tầm đón nhận đối với văn bản cũng vì lẽ đó mà rất khác nhau. Hiểu được nguyên tắc đó, trong phần Hướng dẫn học bài, các nhà biên soạn sách đã cố gắng phát huy tối đa tính gợi mở của câu hỏi cũng như qua đó thúc đẩy sự chủ động trong việc “đọc” của học sinh. Có khá nhiều câu hỏi được đưa ra xoay quanh tác phẩm cần tìm hiểu, nội dung gần như vẫn giống với phần câu hỏi trong SGK 1990, chỉ khác biệt ở chỗ đã có sự lược bỏ hết những phần gợi ý đi sâu vào tác phẩm trong ngoặc đơn như trước và thêm một số những gợi ý khác giúp học sinh hiểu rõ thi phẩm hơn. Có thể thấy rất rõ điều đó khi đọc một số câu hỏi được đưa ra trong mục này: Lê Thị Tuyết Mai - Lớp Văn K50 CLC - Khoa Văn học - Trường ĐH KHXH&NV HN -20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ: " NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TP.HCM"
86 p | 520 | 130
-
Luận văn thạc sĩ " NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH WRF-CHEM VÀO KHU VỰC VIỆT NAM "
79 p | 158 | 33
-
Luận văn " Vấn đề người đọc và tiếp nhận văn học với việc biên soạn giáo trình lý luận văn học ở Việt Nam sau 1986 và Mục lục của khóa luận "
28 p | 202 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận Văn học: Vấn đề tiếp nhận Lep Tônxtôi tại miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
104 p | 185 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng quan hệ tích hợp giữa tiếp nhận và tạo lập văn bản để rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận cho học sinh THPT
141 p | 109 | 21
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Lịch sử tiếp nhận tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu
27 p | 225 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Vấn đề tiếp nhận đoạn văn từ góc độ thể loại"
11 p | 82 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam: Vấn đề tiếp nhận Truyện Kiều trên thế giới
144 p | 47 | 11
-
Báo cáo Định kiến tộc người: Vài nét khái quát và một số đề xuất cho các bước nghiên cứu tiếp theo
46 p | 77 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào thủ đô Viêng Chăn
145 p | 14 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ đối với quảng cáo qua mạng xã hội của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
121 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Văn hóa dục tính và việc tiếp nhận thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương ở miền Bắc 1954-1975
105 p | 38 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " SÁCH TRÙ HẢI ĐỒ BIÊN CỦA HỒ TÔN HIẾN CHÉP VIỆC TIỄU TRỪ TỪ HẢI "
9 p | 35 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố gây ra lạm phát tại Việt Nam
48 p | 43 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Đông Nam Á
80 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận dịch vụ BIDV E-banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
132 p | 21 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lòng tin khách hàng tại Công ty cổ phần Xây dựng và Lắp đặt viễn thông Comas
143 p | 8 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn