intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Huyền thoại trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

44
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm cung cấp một cái nhìn mang tính khái quát đối với lí thuyết về huyền thoại và huyền thoại trong văn học, từ đó làm căn cứ để tiếp cận, nhận diện và kiến giải về hệ huyền thoại trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Huyền thoại trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI BÙI THÙY LINH HUYÒN THO¹I TRONG TIÓU THUYÕT CñA M¹C NG¤N Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Mã số: 9220242 T TẮT UẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2020
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Chanh 2. TS. Nguyễn Thị Bích Dung Phản biện 1: GS. TS Lộc Phƣơng Thủy Viện Văn học Phản biện 2: PGS. TS Đỗ Thu Hà Trường ĐHKHXHNV- ĐHQG Hà Nội Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Tuyết Thu Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội vào hồi…. giờ…. ngày… tháng… năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thƣ viện Quốc gia Việt Nam Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
  3. DANH ỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Bùi Thùy Linh (2011), “Bầu vú và nguyên lý tính mẫu trong Báu vật của đời”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (154)/2014, trang 31-41. 2. Bùi Thùy Linh (2016), “Động vật - ngƣời” - ký hiệu đặc biệt trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”, Tuyển tập công trình nghiên cứu Ngữ Văn học, tập 2 (Kỷ yếu Hội thảo Sau đại học, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội), NXB Đại học Sƣ phạm, trang 229-235. 3. Nguyễn Thị Mai Chanh, Bùi Thùy Linh (2016), “Nhật ký người điên của Lỗ Tấn và những tiếng kêu cứu”, Tạp chí khoa học Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, số 61 tháng 2/2016, trang 10-14. 4. Nguyễn Thị Mai Chanh, Bùi Thùy Linh (2017), “Motif "ăn thịt ngƣời" trong Tửu Quốc của Mạc Ngôn từ góc nhìn Liên văn bản”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 1 – 2017, trang 66-73, trang 66-73 5. Nguyễn Thị Mai Chanh, Bùi Thùy Linh (2017), “Phƣơng thức huyền thoại hóa nhân vật trong Tửu quốc của Mạc Ngôn”, Tạp chí khoa học và công nghệ trƣờng Đại học Thái Nguyên, Tập 170, số 10 -2017, trang 9-14 6. Bùi Thùy Linh (2017), “Hiến tế trong Đàn hương hình (Mạc Ngôn)”, Tạp chí khoa học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, số 51, tháng 10- 2017, trang 90-100 7. Bùi Thùy Linh (2018), “Phương thức huyền thoại trong một số tiểu thuyết Mạc Ngôn”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. 8. Nguyễn Thị Mai Chanh, Bùi Thùy Linh (2018), ““Tầm căn” trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”, Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học - Nghệ thuật, tr.57-81
  4. 1 Ở ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Mạc Ngôn là một trong những nhà văn Trung Quốc đƣơng đại nổi tiếng và có sức sáng tạo sung mãn, đƣợc đánh giá là nhà văn “có bút lực mạnh nhất Trung Quốc”, là “nhân vật khai phá của thế kỷ XXI” ở châu Á, ngƣời làm thay đổi diện mạo và cũng là niềm tự hào của văn học Trung Quốc. 1.2. Trong sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn, tiểu thuyết là thể loại gây tiếng vang lớn nhất, gặt hái đƣợc nhiều thành tựu nhất. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về Mạc Ngôn và tiểu thuyết của ông hiện nay chủ yếu từ góc độ thi pháp học, tự sự học, xã hội học hay chính trị học... Nghiên cứu về huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, luận án sẽ góp phần đề xuất, bổ sung một hƣớng nghiên cứu về tiểu thuyết Mạc Ngôn nói riêng, sáng tác của Mạc Ngôn nói chung. 1.3. Huyền thoại với tƣ cách giá trị tinh thần đƣợc trầm tích qua thời gian đƣợc tái sản sinh trong các sáng tác văn học thời đại mới không chỉ ở việc cung cấp cho văn học những cổ mẫu huyền thoại mà còn ở việc xem xét huyền thoại nhƣ một “phƣơng thức nghệ thuật đang có xu hƣớng trở thành một trong những kĩ thuật sáng tác của tiểu thuyết hiện đại”. Tiến hành nghiên cứu huyền thoại qua một đối tƣợng xác định là văn học mà cụ thể là trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, vì vậy là một việc làm có ý nghĩa chứng minh cho hành trình vĩnh cửu của huyền thoại cũng nhƣ tìm hiểu thêm những căn nguyên làm nên giá trị trong các sáng tác của Mạc Ngôn đồng thời khẳng định vị trí, đóng góp của ông cho văn đàn Trung Quốc và thế giới. 1.4. Là một giảng viên đại học trực tiếp giảng dạy bộ môn văn học
  5. 2 nƣớc ngoài, việc nghiên cứu đề tài là một cơ hội quí giá cho chúng tôi nâng cao trình độ hiểu biết khoa học và trình độ chuyên môn. Đề tài hi vọng sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập Văn học Trung Quốc trong các nhà trƣờng ở Việt Nam, góp phần nhỏ bé vào việc bồi dƣỡng tình yêu văn học nƣớc ngoài cho thế hệ trẻ. 2. ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Xác lập cách hiểu về “huyền thoại” nhằm cung cấp một cái nhìn mang tính khái quát đối với lí thuyết về huyền thoại và huyền thoại trong văn học, từ đó làm căn cứ để tiếp cận, nhận diện và kiến giải về hệ huyền thoại trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. - Khám phá nét đặc sắc của huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn trong cái nhìn so sánh với những huyền thoại chung của nhân loại, huyền thoại truyền thống của Trung Quốc và những huyền thoại tƣơng tự ở các tác giả khác, từ đó khẳng định vai trò, đóng góp của Mạc Ngôn đối với nền văn học đƣơng đại Trung Quốc và thế giới. - Làm sáng tỏ chiều sâu tƣ tƣởng của Mạc Ngôn về cuộc sống và con ngƣời và những đặc trƣng phong cách nghệ thuật của nhà văn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các lí thuyết nghiên cứu tiêu biểu về huyền thoại, từ đó đƣa ra quan niệm về huyền thoại mà chúng tôi lựa chọn sử dụng trong luận án. - Tổng quan các công trình nghiên cứu về huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn ở trong nƣớc và trên thế giới. - Lí giải về cội nguồn làm nên huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. - Nhận diện, phân tích và lí giải những nét đặc thù của hệ huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
  6. 3 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Đề tài Huyền thoại trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn giới hạn ở việc tìm hiểu về cội nguồn huyền thoại, các huyền thoại tiêu biểu trong tiểu thuyết và phƣơng thức xây dựng huyền thoại trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. 3.2. Phạm vi tài liệu nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là toàn bộ tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã đƣợc dịch và xuất bản tại Việt Nam, bao gồm: Cao lương đỏ (2000) (Lê Huy Tiêu dịch và giới thiệu), NXB Phụ nữ; Báu vật của đời (2001), Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn nghệ; Đàn hương hình (2002), Trần Đình Hiến dịch, NXB Phụ nữ; Rừng xanh lá đỏ (2003), Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn học; Cây tỏi nổi giận (2003), Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn học; Tửu Quốc (2004), Trần Đình Hiến dịch, NXB Hội nhà văn; Tổ tiên có màng chân (2006), Thanh Huệ, Bùi Việt Dƣơng dịch, NXB Văn học; Sống đọa thác đày (2007), Trần Trung Hỷ dịch, NXB Phụ nữ; Tứ thập nhất pháo (2007), Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn nghệ; Thập tam bộ (2008), Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn nghệ; Ếch (2010), Nguyên Trần dịch, NXB Văn học. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cũng tham khảo những sáng tác của Mạc Ngôn ở các thể loại khác nhƣ truyện ngắn, tản văn, các bài trả lời phỏng vấn của Mạc Ngôn và các bài nói chuyện của Mạc Ngôn với độc giả. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Với hƣớng tiếp cận văn hóa học và thi pháp học, luận án vận dụng linh hoạt nhiều phƣơng pháp, trong đó, các phƣơng pháp đƣợc chú trọng là: Phƣơng pháp phê bình huyền thoại; phƣơng pháp nghiên cứu liên
  7. 4 ngành; phƣơng pháp tiếp cận hệ thống; phƣơng pháp phân tích - tổng hợp; phƣơng pháp so sánh - đối chiếu. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách tập trung, có hệ thống về huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Phƣơng pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở để nghiên cứu về huyền thoại trong toàn bộ sáng tác của Mạc Ngôn. - Hệ thống lại và làm rõ hơn cơ sở lí thuyết của huyền thoại, huyền thoại trong văn học; chỉ ra những tƣơng đồng và khác biệt trong cách hiểu về huyền thoại ở Trung Quốc so với thế giới, chứng minh bằng một trƣờng hợp tác gia văn học cụ thể là Mạc Ngôn, từ đó đóng góp thêm cho việc nghiên cứu về vấn đề huyền thoại nói chung. - Cung cấp thêm một cách tiếp cận mở ra những giá trị mới của tiểu thuyết Mạc Ngôn, góp phần khẳng định vị trí của Mạc Ngôn trong bản đồ văn học thế giới. 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN,nội dung luận án gồm 4 chƣơng: CHƢƠNG 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu CHƢƠNG 2: Cội nguồn huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn CHƢƠNG 3: Các huyền thoại tiêu biểu trong tiểu thuyết Mạc Ngôn CHƢƠNG 4: Phƣơng thức huyền thoại hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngôn
  8. 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về huyền thoại 1.1.1. Định nghĩa về huyền thoại Từ việc khảo sát hệ thống lí thuyết phong phú về huyền thoại, luận án rút ra một số vấn đề cơ bản mà chúng tôi cho là quan trọng và phù hợp, làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài: - Huyền thoại có thể là một câu chuyện, một niềm tin, một phƣơng thức tƣ duy đƣợc chia sẻ trong một cộng đồng nào đó. - Huyền thoại không phải lúc nào cũng mang yếu tố hoang đƣờng, kì ảo, thần bí, huyền ảo. Huyền thoại hiện đại có thể đƣợc tạo nên từ những chất liệu cuộc sống hiện thực nhƣng cách thức mà chúng kết hợp với nhau và “hiệu ứng” mà chúng lại mang sắc màu huyền thoại. - Những vấn đề đƣợc đặt ra trong huyền thoại mang tính biểu trƣng, ý nghĩa sâu sắc với cộng đồng. - Từ vấn đề tái huyền thoại cần đặt ra câu hỏi về phƣơng thức mà chúng đƣợc tạo nên. 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu huyền thoại từ lí thuyết văn học - Về cơ bản, có thể chia huyền thoại văn học thành hai kiểu loại: “huyền thoại cổ đại” (M. Melentinsky gọi đó là những “huyền thoại nguyên thủy”, là “hình thức cổ điển của huyền thoại”) và “huyền thoại hậu cổ đại” để chỉ về hai kiểu huyền thoại ở các giai đoạn sau này trong lịch sử văn học nhân loại (so với giai đoạn huyền thoại cổ đại) bao gồm: huyền thoại mới và huyền thoại tái sinh. - “Huyền thoại hậu cổ đại” diễn tả quá trình tái huyền thoại ở nhiều góc
  9. 6 độ khác nhau trong tiến trình lịch sử văn học, tiêu biểu nhất là giai đoạn hình thành “chủ nghĩa huyền thoại” với các “huyền thoại hiện đại” trong văn học hiện đại chủ nghĩa thế kỉ XX. Tiêu biểu cho huyền thoại hiện đại trong văn học là sự thừa nhận mối quan hệ giữa huyền thoại - nghi lễ, huyền thoại - cổ mẫu ; sự xuất hiện một cách phổ biến của các nghi lễ huyền thoại, cổ mẫu huyền thoại và vấn đề phƣơng thức xây dựng huyền thoại. - Quan niệm về huyền thoại của giới nghiên cứu Trung Quốc có sự gặp gỡ và ảnh hƣởng từ phƣơng Tây tuy nhiên cũng mang đặc trƣng riêng: sự đậm đặc của yếu tố “kì” và phƣơng thức truyền kì. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu huyền thoại trong tiểu thuyết ạc Ngôn 1.2.1. Các nghiên cứu tiếng Trung Quốc Trong phạm vi tài liệu bằng tiếng Trung liên quan đến đề tài khảo sát đƣợc, chúng tôi nhận thấy, giới nghiên cứu quan tâm nhiều nhất ở góc độ thi pháp học, tự sự học, xã hội học hay chính trị học. Vấn đề huyền thoại mới chỉ đƣợc đề cập đến ở một số nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, hƣ ảo; các nghiên cứu từ góc độ truyền kì; các nghiên cứu về carnival; các nghiên cứu về về cội nguồn sáng tác,…Có thể nhận thấy sự gặp gỡ của các công trình ở sự quan tâm đến yếu tố kì ảo, huyền diệu, mối quan hệ của yếu tố này với hiện thực và vai trò của chúng trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Các nghiên cứu đã góp phần khẳng định sự hiện diện của huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn; cung cấp thêm các gợi ý đồng thời giúp chúng tôi xác định đƣợc rõ hơn những khoảng trống liên quan đến đề tài cần đƣợc khai thác mà cụ thể là việc đi sâu vào những biểu hiện đặc trƣng của huyền thoại đồng thời chú ý đến phƣơng thức xây dựng huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
  10. 7 1.2.2. Các nghiên cứu tiếng Anh Với tài năng nghệ thuật độc đáo của mình, Mạc Ngôn là một trong những tác giả đƣợc chào đón ở nhiều nƣớc trên thế giới. Cách tiếp cận ở các nghiên cứu này chủ yếu theo hƣớng so sánh nhằm chỉ ra mối liên hệ của sáng tác Mạc Ngôn với nền văn học thế giới (tiêu biểu nhất là khuynh hƣớng hiện thực huyền ảo) và những sáng tạo riêng, mang đậm dấu ấn Trung Quốc của Mạc Ngôn. Vấn đề huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn tuy chƣa đƣợc nghiên cứu chuyên sâu nhƣng đã có sự quan tâm nhất định (nhƣ chủ đề “ăn thịt ngƣời”, motif anh hùng, phụ tính, mẫu tính). Tuy vậy, do không chủ đích tập trung vào huyền thoại nên các nghiên cứu hoặc là những nhận định mang tính khái quát hoặc chỉ mang tính mảnh đoạn, nhỏ lẻ, chƣa thể mang đến một cái nhìn tổng quan về huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn - điều mà chúng tôi hƣớng tới khi thực hiện luận án này. 1.2.3. Các nghiên cứu tiếng Việt Từ khi Cao lương đỏ, tác phẩm đầu tiên đƣợc dịch và giới thiệu tại Việt Nam xuất hiện (2000), theo thời gian, đến nay, những bài viết, công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Mạc Ngôn ở Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng, cung cấp cho độc giả cái nhìn nhiều chiều về tiểu thuyết Mạc Ngôn nói riêng, sáng tác Mạc Ngôn nói chung. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó hoặc mang tính chất giới thiệu, điểm sách, hoặc hƣớng vào thi pháp học và tự sự học. Vấn đề huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn đã đƣợc lƣu tâm, tuy nhiên mới chỉ hoặc thấp thoáng trong các nhận định, nghiên cứu, hoặc tập trung vào một số yếu tố cụ thể (nhƣ một số biểu tƣợng, yếu tố kì ảo), trong một số tác phẩm nhất định mà chƣa có công trình nghiên cứu mang tính bao quát, chuyên sâu.
  11. 8 Tiểu kết chƣơng 1 Trong chƣơng 1, chúng tôi đã tổng quan tình hình nghiên cứu về huyền thoại nói chung, huyền thoại trong văn học nói riêng và huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Các tƣ liệu đã cho thấy tính chất mở và khả năng gây tranh luận của khái niệm huyền thoại. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các công trình đi trƣớc, trong luận án này, chúng tôi cố gắng xây dựng một cái nhìn bao quát hơn về vấn đề huyền thoại trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. CHƢƠNG 2 CỘI NGUỒN HUYỀN THOẠI TRONG TIỂU THUYẾT ẠC NGÔN 2.1. Huyền thoại trong văn học và cao trào “tái huyền thoại” trong văn học thế kỉ XX Ngay từ khi sinh thành, huyền thoại và văn học đã có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, huyền thoại vẫn tiếp tục đƣợc bảo lƣu trong văn học, vừa mang tính truyền thống lại vừa có sự cách tân. Quá trình tái huyền thoại hóa đã diễn ra trong suốt tiến trình lịch sử văn học nhƣng cao trào của nó là thế kỉ XX, gắn với sự phục hƣng, tái huyền thoại mạnh mẽ - không chỉ là sự “thừa nhận huyền thoại nhƣ một nhân tố sống động vĩnh cửu vẫn thực hiện chức năng thực tiễn cả trong xã hội hiện đại” mà còn là sự gắn bó chặt chẽ của nó với tâm lí học phổ quát của tiềm thức. Các tác gia và tác phẩm văn học sáng tác theo khuynh hƣớng huyền thoại mà tiêu biểu nhất là W. Faulkner và G. Márquez đã trở thành những “nhân vật truyền cảm hứng”, gợi mở về tƣ duy sáng tác cho Mạc Ngôn.
  12. 9 2.2. Văn hóa dân gian và truyền thống hiếu kì trong văn học Trung Quốc Mạc Ngôn từng khẳng định mình đứng trên lập trƣờng dân gian để sáng tác. Từ đây, tác phẩm của ông thể hiện một cách sâu sắc đời sống văn hóa, tín ngƣỡng, phong tục (đặc biệt là đời sống tôn giáo, tín ngƣỡng dân gian) của vùng Đông Bắc Cao Mật nói riêng, đất nƣớc Trung Quốc nói chung. Điểm đặc biệt của huyền thoại Mạc Ngôn là ở chỗ, ông có xu hƣớng trở về với các huyền thoại dân gian truyền thống Trung Quốc mang đậm màu sắc kì ảo, trở về với sức sống của sinh mệnh nguyên thủy đƣợc bảo lƣu trong dân gian, nằm ngoài đƣờng biên của lịch sử hóa, chính trị hóa. Bên cạnh đó, sáng tác của ông cũng là sự tiếp nối mạch nguồn truyền thống hiếu kì của dân tộc. 2.3. Trải nghiệm cá nhân và quan niệm sáng tác của ạc Ngôn Có hai dạng trải nghiệm có ý nghĩa quyết định đối với thế giới huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là trải nghiệm tuổi thơ và trải nghiệm từ thời đại nhiều biến động. Trải nghiệm tuổi thơ nghèo đói và cô đơn khiến Mạc Ngôn có thể chứng kiến biết bao câu chuyện đặc biệt; trải qua biết bao cảm giác kì lạ, cung cấp nguồn đề tài sáng tác phong phú. Hơn thế nữa, cùng từ đây, xuất hiện một điểm nhìn có ý nghĩa đặc biệt đối với huyền thoại: điểm nhìn trẻ thơ - điểm nhìn từ dƣới lên nên chứa đầy những điều kì vĩ, bí ẩn. Điểm nhìn này cùng với quan niệm “lịch sử là truyền kì”, “nhà văn là ngƣời kể chuyện” và các quan niệm khác của nhà văn về vai trò của trí tƣởng tƣợng, thế giới cảm giác, “hƣơng vị tiểu thuyết” đã góp phần tạo nên một thế giới văn học mang màu sắc huyền thoại. Những trải nghiệm đến từ thời đại toàn cầu hóa và hiện thực xã hội Trung Quốc đƣơng thời đã giúp Mạc Ngôn nhận ra rằng, nhân loại nói chung, dân tộc
  13. 10 Trung Quốc nói riêng đang đứng trƣớc một hiểm họa lớn khi mà khoa học kĩ thuật càng tiến bộ thì tham vọng của con ngƣời càng bùng phát. Đó là một thực tại tồn tại nhiều điều phi lí đến không tƣởng nhƣ kiểu của F. Kafka, A. Camus mà nhà văn không thể né tránh. Giai đoạn lịch sử mà Mạc Ngôn đang sống đặt con ngƣời, trong đó có nhà văn đối diện với nhiều vấn đề “hậu hiện đại” nhƣng đồng thời cũng cung cấp nhiều tiền đề thuận lợi cho công việc sáng tác mà tiêu biểu là cơ hội tiếp xúc với tƣ tƣởng, văn hóa, tác phẩm văn học thế giới trong công cuộc Cải cách mở cửa thập niên 80 của thế kỉ XX. Tiểu kết chƣơng 2 Sự sáng tạo huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn trƣớc hết nằm trong truyền thống huyền thoại của nhân loại đƣợc bảo lƣu qua các giai đoạn lịch sử. Đó là sự trở về vừa có ý thức, lại vừa nằm trong dòng chảy của “vô thức tập thể”. Thế giới huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn vì vậy, mang đến cho ngƣời đọc cảm giác thân thuộc đồng thời cũng đầy mới mẻ, thôi thúc sự khám phá và lí giải. CHƢƠNG 3 CÁC HUYỀN THOẠI TIÊU BIỂU TRONG TIỂU THUYẾT ẠC NGÔN 3.1. Huyền thoại nghi lễ 3.1.1. Nghi lễ Thụ pháp Tiểu thuyết Mạc Ngôn cho thấy trong nhiều tác phẩm dáng dấp của nghi lễ thụ pháp từng xuất hiện trong thời kì cổ đại ở những chi tiết, sự
  14. 11 kiện mang ý nghĩa biểu tƣợng cho nghi lễ thụ pháp, tạo nên bƣớc chuyển đặc biệt trong cuộc đời nhân vật. Tuy nhiên, ý nghĩa thụ pháp đã có nhiều khác biệt: Nếu nhƣ trong xã hội cổ đại, nghi lễ thụ pháp chủ yếu gắn liền với sự trƣởng thành (về tình dục và về vị thế trong cộng đồng) của ngƣời đƣợc thụ pháp, thì Mạc Ngôn đã mang ánh sáng thụ pháp đó đặt lên một hệ thống nhân vật vô cùng phong phú từ ngƣời trẻ đến ngƣời già, từ đàn ông đến phụ nữ. Nếu nhƣ nghi lễ thụ pháp gắn với nhân vật anh hùng về cơ bản vẫn giữ nguyên đặc trƣng thì với các nhân vật khác, ý nghĩa thụ pháp đã có nhiều khác biệt: Hiếm khi sau thụ pháp xuất hiện con ngƣời mới mẻ mang ý nghĩa tích cực mà phần lớn là sự tha hóa, thất vọng, bất lực và cái chết vĩnh viễn. Con ngƣời nguyên thủy sau nghi lễ thụ pháp vẫn tiếp tục đƣợc sống cuộc đời của mình, đƣợc sự thừa nhận của công xã; còn những số phận tham gia vào nghi lễ thụ pháp của Mạc Ngôn có đƣợc sống cũng không phải bằng cuộc đời của mình nữa. Họ đã đánh mất (hay bị cƣớp đi mất?) thân phận, sống mà không bằng chết, không thể sống nên phải tìm đến cái chết. Cánh cửa mở ra con đƣờng trở về với cuộc đời đồng thời cũng là cánh cửa dẫn đến địa ngục sâu thẳm, đen tối, dày vò, đau đớn và tàn lụi. Tất cả họ, dù đã trƣởng thành hay chƣa, đều là những mảnh đời bất hạnh, khao khát sự thay đổi, khao khát sự tái sinh trong khắc khoải và vô vọng. Nghi lễ thụ pháp trở thành biểu tƣợng cho cuộc sống hiện thực đầy bất trắc và cám dỗ vẫn đang bám riết, vây chặt lấy những thân phận khốn khổ, mặc cho họ vùng vẫy… 3.1.2. Nghi lễ hiến tế Xuất hiện trong khá nhiều tiểu thuyết của Mạc Ngôn motif hiến tế mang dáng dấp của nghi lễ hiến tế nguyên thủy với đầy đủ những biểu hiện: thầy tƣ tế, vật hiến tế, ngƣời tham dự, không gian hiến tế. Không chỉ
  15. 12 vậy, Mạc Ngôn còn tiến hành những cuộc đổi vai ngoạn mục giữa các nhân vật (thầy tƣ tế trở thành vật hiến tế; vật hiến tế tự tế sinh mình…), để từ một nghi lễ hiến tế ban đầu, tạo nên vô số các cuộc hiến tế khác (nhƣ trƣờng hợp của Đàn hương hình, Ếch), mở rộng ý nghĩa tác phẩm. Hình thức nghi lễ những tƣởng chỉ tồn tại trong xã hội cổ đại, giờ đây, theo những cách khác nhau lại hiện diện một cách phổ biến trong sáng tác của Mạc Ngôn, đƣợc ông sử dụng để nói về những vấn đề mang tính thời đại: nghi lễ hiến tế biểu tƣợng cho sự nhỏ bé của kiếp ngƣời trƣớc những điều bất công, phi lí trong xã hội (bị hiến tế), đồng thời cũng là biểu tƣợng cho sự tha hóa của con ngƣời trƣớc xã hội kim tiền (tự hiến tế). Sáng tác của Mạc Ngôn vì vậy có ý nghĩa nhƣ một lời kêu cứu, cũng là một lời cảnh tỉnh sâu sắc. 3.1.3. Nghi lễ ăn thịt người Đi từ nghi lễ “ăn thịt ngƣời” trong lịch sử loài ngƣời đến motif ăn thịt ngƣời trong lịch sử xã hội Trung Quốc; tiếp nối chủ đề truyền thống từ Lỗ Tấn, Mạc Ngôn trở lại thƣờng xuyên trở lại chủ đề ăn thịt đồng loại từ tính chất riêng lẻ (trong truyện ngắn Con rơi, Linh dược) đến thành cả một hệ thống (tiểu thuyết Tửu Quốc), mang đến những ý nghĩa mới. Trong đó, bộ máy ăn thịt ngƣời là hình ảnh của một xã hội với những tệ nạn tham nhũng, quan liêu; ngƣời lao động nghèo khổ hoặc vì hoàn cảnh ép buộc hoặc can tâm tình nguyện biến mình thành một thứ mồi ngon cho bộ máy cai trị hút máu; những đứa trẻ thánh thiện là nạn nhân nhƣng cũng có nguy cơ trở thành tội nhân, thành kẻ khát máu.Ăn thịt ngƣời trong tiểu thuyết Mạc Ngôn trở thành một câu chuyện ngụ ngôn thời hiện đại, vạch trần bản chất “ăn thịt ngƣời” của xã hội văn minh, nơi mà con ngƣời vì lòng tham sẵn sàng làm tất cả, bất chấp nhân tính.
  16. 13 3.2. Huyền thoại cổ mẫu 3.2.1. Cổ mẫu Nước Cổ mẫu Nƣớc là một trong những cổ mẫu đầu tiên, quan trọng của huyền thoại. Trong truyền thống, cổ mẫu nƣớc mang ý nghĩa tƣợng trƣng cho nguồn sống, phƣơng tiện thanh tẩy, trung tâm tái sinh. Do đặc điểm vận động và bí ẩn, Nƣớc cũng mang tính hai mặt. Trở về với cổ mẫu này, tiểu thuyết Mạc Ngôn mang đến Nƣớc tồn tại ở dạng thức khởi thủy và các biến thể: Sữa, rƣợu, máu. Tất cả các dạng thức đó đều vừa bảo lƣu nét nghĩa cổ điển của Nƣớc, vừa mang đến sự tái sinh mới. Nhấn mạnh đến nét nghĩa tích cực của Nƣớc gắn với vẻ đẹp tâm hồn và sức sinh mệnh mãnh liệt của con ngƣời, hƣớng đi này của Mạc Ngôn tiếp tục thể hiện con đƣờng “tầm căn” vẻ đẹp nguyên thủy của sinh mệnh dân gian mà ông theo đuổi; Triệt để hóa nét nghĩa tiêu cực của Nƣớc, đẩy nó thêm ở cấp độ mới thông qua biến thể Rƣợu, ông đã vạch trần màu sắc đen tối của một xã hội tiêu dùng mà nhân tính bị tha hóa bởi đồng tiền và những cám dỗ bản năng. 3.2.2. Cổ mẫu Mẹ Cổ mẫu Mẹ là một cổ mẫu quan trọng của nhân loại. Đây cũng là một cổ mẫu lớn trong tiểu thuyết Mạc Ngôn. Đi vào tiểu thuyết Mạc Ngôn, cổ mẫu Mẹ thể hiện nhiều nét nghĩa: Thứ nhất, đó là trung tâm của sự tái sinh, không chỉ tạo sinh sự sống mà còn giúp hồi sinh, duy trì sự sống của con ngƣời (Báu vật của đời, Ếch). Thứ hai, đó là biểu tƣợng cho bản năng tính dục. Tuy nhiên, nếu nhƣ trong cổ mẫu nguyên thủy, vấn đề này đƣợc nói đên nhƣ một tác nhân có hại, khiến cho ngƣời đàn ông sa ngã, thì Mạc Ngôn đã đòi lại cho ngƣời phụ nữ quyền đƣợc sống với bản năng của mình. Nhà văn chủ yếu xây dựng hình ảnh họ ở hai góc độ: ngƣời phụ nữ dám đi theo tiếng gọi của tình yêu, tình dục, dám sống đúng với con ngƣời, với bản năng; và ngƣời phụ nữ bị tình dục bản năng làm cho mê muội. Thứ
  17. 14 ba, kế thừa nét nghĩa là mầm mống tiềm tàng của sự hủy diệt, cổ mẫu Mẹ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn không phải hủy diệt để tái sinh nhƣ trong mẫu gốc mà đứng trƣớc nguy cơ hủy diệt và tự diệt, không tái sinh (Ếch). Thứ tƣ, cổ mẫu Mẹ gắn với những số phận bất hạnh dƣới sự chi phối của định kiến về giới (vốn đã tồn tại từ thời kì đầu tiên trong lịch sử nhân loại - điều mà Ph. Enghen gọi là “sự thất bại lịch sử lớn của giới phụ nữ”). Với tất cả những đặc điểm đó, cổ mẫu Mẹ trong tiểu thuyết Mạc Ngôn vừa truyền thống lại vừa hiện đại, vừa chung lại vừa mang đậm dấu ấn và quan niệm cá nhân của nhà văn. 3.2.3. Cổ mẫu anh hùng Một trong những huyền thoại lớn nhất trong lịch sử nhân loại là huyền thoại về ngƣời anh hùng. Ngƣời anh hùng trong tiểu thuyết Mạc Ngôn chia sẻ cấu trúc chung, các “monomyth” trong xây dựng ngƣời anh hùng và hành trình phiêu lƣu của họ (““the hero’s journey”) từng xuất hiện trong câu chuyện về ngƣời anh hùng trên khắp thế giới; Tuy nhiên, đó không chỉ là cá nhân mà còn là một tập thể anh hùng, phần lớn xuất thân từ nông dân, đƣợc xây dựng theo quan niệm ngƣời anh hùng của dân gian: cao thƣợng, đẹp đẽ nhƣng cũng có “nhân tính” bình thƣờng, cũng có những dục vọng mãnh liệt, thậm chí tầm thƣờng, ti tiện, đáng xấu hổ. Đây là sự kế thừa motif về ngƣời anh hùng “kép” vốn đã xuất hiện trong huyền thoại truyền thống đồng thời mang dáng dấp của những anh hùng nông dân Lƣơng Sơn Bạc từng xuất hiện trong Thủy Hử của Thi Nại Am. Đặt trong mối tƣơng quan với các sáng tác về ngƣời anh hùng gắn với ba chữ cao - đại - toàn, mang “thần tính” chứ không phải “nhân tính” của văn học Trung Quốc những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, sự song hành các nét tính cách, phẩm chất đối lập chính là tiếng nói vạch trần hiện thực cuộc sống, đƣa nó trở về với tính sinh động muôn màu muôn vẻ vốn có.
  18. 15 Tiểu kết chƣơng 3 Các huyền thoại tiêu biểu trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là huyền thoại nghi lễ và huyền thoại cổ mẫu. Chỉ ra xu hƣớng trở về với các cổ mẫu huyền thoại truyền thống nhƣng chúng tôi cũng khẳng định rằng: Mạc Ngôn không chỉ kế thừa mà còn tái sinh nó trong một bối cảnh mới. Ông đã mƣợn chuyện xƣa để nói chuyện nay, mƣợn huyền thoại để nói về những điều có thực. Nhờ thế, những sáng tác của Mạc Ngôn không chỉ gói gọn trong câu chuyện của con ngƣời Trung Quốc, đất nƣớc Trung Quốc mà đã mở rộng ra thành câu chuyện của nhân loại: câu chuyện về đức tin và lòng vị tha, câu chuyện của nhân tính và thú tính, câu chuyện về thân phận con ngƣời… Và từ đó, Mạc Ngôn trở thành “ngƣời kể chuyện toàn cầu”… CHƢƠNG 4 PHƢƠNG THỨC HUYỀN THOẠI H A TRONG TIỂU THUYẾT ẠC NGÔN 4.1. Phƣơng thức huyền thoại hóa trong văn học Phƣơng thức huyền thoại hóa trong văn học là cách thức và phương pháp “trở thành hoặc làm cho trở thành” huyền thoại trong văn học. Phƣơng thức huyền thoại hóa trong sáng tác văn học đƣợc coi là “một trong những kĩ thuật sáng tác của tiểu thuyết hiện đại” nhằm “sáng tạo một thế giới khác với thế giới tự nhiên”, hoặc mang màu sắc hoang đƣờng, kì ảo, hoặc là một “thiên nhiên thứ hai” sử dụng “những chất liệu của cuộc sống nhƣng đã làm cho biến dạng đi và theo những qui luật khác với qui luật thông thƣờng”.
  19. 16 4.2. Các phƣơng thức huyền thoại hóa tiêu biểu 4.2.1. Huyền thoại hóa bằng phương thức truyền kì Thuật ngữ “truyền kì” đƣợc sử dụng không phải nhƣ một thể loại văn học mà trong vai trò của một phƣơng thức nghệ thuật, tức cách thức mà Mạc Ngôn sử dụng truyền kì. Điều này xuất phát từ một đặc trƣng nổi bật của huyền thoại mà chúng tôi đã xác định là sự chia sẻ trong cộng đồng với một niềm tin mãnh liệt bất chấp hƣ - thực và quan niệm “tiểu thuyết hóa lịch sử”, “lịch sử là truyền kì” của Mạc Ngôn. Truyền kì - phƣơng thức chủ đạo, tiêu biểu cho sáng tác huyền thoại trong tiểu thuyết Mạc Ngôn - chịu ảnh hƣởng đậm nét từ nền văn hóa truyền thống Trung Quốc đồng thời cũng có sự giao thoa nhất định với những thủ pháp, phƣơng thức nghệ thuật trong sáng tác huyền thoại của các tác gia trên thế giới mà tiêu biểu là Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, kĩ thuật sáng tác Dòng ý thức hay trào lƣu Tân cảm giác. Nhƣ vậy, phạm vi nghiên cứu truyền kì nhƣ một phƣơng thức nghệ thuật đã đƣợc chúng tôi mở rộng, vƣợt ra ngoài một phƣơng thức nghệ thuật cụ thể gắn trực tiếp với thể loại truyền kì trong văn học. Trong vai trò của một phƣơng thức nghệ thuật, truyền kì trong tiểu thuyết Mạc Ngôn trƣớc hết thể hiện ở việc sử dụng đậm đặc các yếu tố kì, ảo. Biểu hiện của nó là sự xuất hiện đậm đăc của “kì cảnh”, “kì nhân”, “kì sự”; kĩ thuật dòng ý thức qua những giấc mơ dài, nhiều hơn cả là giấc mơ giữa đời thực (hay chính là những ảo giác?); yếu tố huyền ảo thông qua những liên văn bản mang “vô thức tập thể” và những liên văn bản với Hiện thực huyền ảo Mĩ Latin. Bên cạnh việc sử dụng yếu tố kì - ảo phƣơng thức truyền kì còn thể hiện sự xuất hiện dày đặc các câu chuyện truyền kì dân gian ở hai dạng: truyền kì mang đậm màu sắc “liêu trai chí dị” lấy từ trong
  20. 17 kho truyền kì của dân gian (đƣợc sử dụng nhƣ một yếu tố ngoài cốt truyện đƣợc Mạc Ngôn đặt xen vào trong cốt truyện chính) và truyền kì truyền miệng về các nhân vật trong tác phẩm (mƣợn phƣơng thức tạo nên truyền kì (lƣu truyền với một niềm tin cộng đồng mãnh liệt, bất chấp thực – hƣ)). 4.2.2. Huyền thoại hóa bằng phương thức “tầm căn” Đƣợc gợi ý từ khuynh hƣớng tiểu thuyết tầm căn trong văn học Trung Quốc, nhƣng chúng tôi sử dụng khái niệm tầm căn không phải nhƣ một trào lƣu tiểu thuyết mà nhƣ một phƣơng thức nghệ thuật: phương thức tầm căn hay phương thức tạo nên huyền thoại từ việc trở về với cội nguồn để sáng tạo nên tác phẩm. Cũng trên khuynh hƣớng trở về với văn hóa truyền thống nhƣng nếu cái ƣu trội của trào lƣu “tầm căn” ở Trung Quốc là “ý thức tự ngã dân tộc” thì tinh thần tầm căn của Mạc Ngôn chủ yếu đi vào tầng sâu của ý thức sinh mệnh dân gian, không chỉ của dân gian Trung Quốc mà còn là chung của con ngƣời . Điều đó khiến cho tinh thần tầm căn của ông vừa mang tính “hƣớng nội”, vừa mang tính “hƣớng ngoại”. Biểu hiện của phƣơng thức tầm căn trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là tầm căn đề tài (nghi lễ, cổ mẫu, văn hóa dân gian (sức sống dân gian, văn hóa tín ngƣỡng dân gian: hí kịch Miêu Xoang, hát xẩm)); tầm căn nghệ thuật kể truyện dân gian (của các thuyết thoại nhân) và bút pháp nghệ thuật truyền thống (tiểu thuyết chƣơng hồi). “Tầm căn” nền văn hóa truyền thống Trung Quốc nhƣng đồng thời Mạc Ngôn cũng ý thức rất rõ việc “không chỉ cần phải biết đến văn hóa truyền thống mà còn phải hƣớng nó tới sự hợp lí, phê phán và kế thừa” Tất cả đã cho thấy tinh thần “tầm căn” tiến bộ của Mạc Ngôn. 4.2.3. Huyền thoại hóa bằng phương thức giải huyền thoại Song song với quá trình huyền thoại hóa luôn diễn ra quá trình giải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2