Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa
lượt xem 10
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm chỉ ra đóng góp trong thực tiễn của nhà văn ở phương diện sáng tạo nhân vật văn học, tìm ra điểm độc đáo của tác giả trong cái nhìn về thế giới – những yếu tố đóng vai trò góp phần định vị Dư Hoa trong tiến trình văn học sử Trung Quốc. Cuối cùng, luận án đi đến nhận diện những nét chính của văn học Trung Quốc Thời kì mới (từ 1976 đến nay). Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI `` ****** ****** ng trình đã công bố liên quan đến đề tài 1. Nguyễn Thị Mai Chanh, Nguyễn Thị Hoài Thu (2018), “Giải huyền thoại trong tiểu thuyết của Dư Hoa”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3, tr. 88-97. 2. Nguyễn Thị Mai Chanh, Nguyễn Thị Hoài Thu (2018), “Dư Hoa tác phẩm NGUYỄN THỊ HOÀI THU tại Việt Nam đích tiếp nhận sử”, Tạp chí Diễn đàn học thuật Nam Đô – Trung Quốc, số 5, tr. 52-56. 3. Nguyễn Thị Hoài Thu (2015), “Vết thương trong Huynh đệ của Dư Hoa”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, tập 44, số 4B, tr. 52-61. 4. Nguyễn Thị Hoài Thu (2016), “Gào thét trong mưa bụi của Dư Hoa và nỗi hoài nghi đại tự sự” (2016), Tuyển tập công trình Ngữ văn học (tập 2), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 346-351. KIỂU NHÂN VẬT 5. Nguyễn Thị Hoài Thu (2016, Chủ nhiệm đề tài), Kiểu nhân vật chấn TRONG thương trong tiểu thuyếtTIỂU THUYẾT của Dư Hoa, DƯ Đề tài Khoa học và HOA công nghệ cấp trường, Đại học Vinh, Mã số T2016-45. 6. Nguyễn Thị Hoài Thu (2016), “Quốc dân tính Trung Hoa qua cái nhìn của Dư Hoa trong tiểu thuyết Huynh đệ”, Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn, số 23, tr. 148-154. 7. Nguyễn Thị Hoài Thu (2018), “Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết của Dư Hoa", Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, số 63, tr. 34-41. 8. Nguyễn Thị Hoài Thu (2018), “Ký hiệu cái chết trong tiểu thuyết của Dư LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hoa”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghệ An, số tháng 9, tr. 48-53. 9. Nguyễn Thị Hoài Thu (2018), “The type of new-realistic character in Yu Hua's novels”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế LSCAC 2018, Đại học Huế, tr. 717-725. Hà Nội - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ****** ****** NGUYỄN THỊ HOÀI THU KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DƯ HOA Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 9220242 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Chanh 2: TS. Trần Thị Thu Hương Hà Nội - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thị Hoài Thu
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU …………………………………………………………………….. 1 1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………………… 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu........................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 5 5. Đóng góp mới của luận án................................................................................ 6 6. Cấu trúc của luận án......................................................................................... 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN.................................................................. 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 7 1.1.1. Nghiên cứu Dư Hoa ở Trung Quốc……………………………………... 7 1.1.2. Nghiên cứu Dư Hoa ở Việt Nam ............................................................... 19 1.1.3. Nghiên cứu Dư Hoa ở một số nước khác................................................... 25 1.2. Quan điểm của tác giả luận án về việc xác định kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa............................................................................................. 29 1.2.1. Về khái niệm “kiểu nhân vật” .................................................................. 29 1.2.2. Về tiêu chí phân loại................................................................................. 31 1.2.3. Về nguyên tắc phân loại........................................................................... 34 Tiểu kết chương 1 ……………………………………………………………. 36 CHƯƠNG 2 HÀNH TRÌNH KIẾM TÌM NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT CỦA DƯ HOA. 37 2.1. Bối cảnh của hành trình kiếm tìm nhân vật............................................. 37 2.1.1. Những biến động của bối cảnh lịch sử - xã hội......................................... 37 2.1.2. Những bước phát triển của lý luận và thực tiễn văn học………………. 44 2.1.3. Những chuyển mình trong tâm thế sáng tạo của Dư Hoa………………. 49
- 2.2. Nhân vật và sự vận động trong quan niệm nghệ thuật của Dư Hoa…. 51 2.2.1. Nhân vật - nơi thể hiện tập trung sự vận động trong quan niệm về hiện thực............................................................................................................... 51 2.2.2. Nhân vật - nơi thể hiện tập trung sự vận động trong quan niệm về con người……………………………………………………….......................... 62 2.3. “Tân tả thực” - chiến lược then chốt của Dư Hoa trong định hướng sáng tạo nhân vật tiểu thuyết ............................................................................ 69 2.3.1. Tả thực truyền thống và “tân tả thực”........................................................ 69 2.3.2. Sáng tạo nhân vật dưới định hướng “tân tả thực” – sự đáp ứng yêu cầu của thực tiễn văn học và mục đích sáng tạo của Dư Hoa....................... 74 2.3.3. Đặc trưng nhân vật dưới định hướng “tân tả thực”.................................... 77 Tiểu kết chương 2…………………………………………………………… 79 Chương 3 KIỂU NHÂN VẬT BI KỊCH TRONG TIỂU THUYẾT DƯ HOA ……… 81 3.1. Vị trí trung tâm của kiểu nhân vật bi kịch trong tiểu thuyết Dư Hoa... 81 3.1.1. Cái bi và kiểu nhân vật bi kịch………………………………………… 81 3.1.2. Xác định vị trí trung tâm của kiểu nhân vật bi kịch….………………… 83 3.2. Các dạng thức nhân vật bi kịch…………………………………………. 84 3.2.1. Nhân vật nhỏ bé với những ước muốn và tình cảm thế tục ……………... 84 3.2.2. Nhân vật đau khổ và hành trình chiến đấu với cuộc sinh tồn …………… 89 3.2.3. Nhân vật cô đơn và sự thể hiện cái tôi bản thể .......................................... 97 3.3. Nghệ thuật thể hiện kiểu nhân vật bi kịch……………………………… 102 3.3.1. Miêu tả nhân vật qua các chi tiết mang dấu ấn chủ nghĩa tự nhiên............ 102 3.3.2. Tái hiện nhân vật trong sự nhạt hóa bối cảnh xã hội…………………… 105 3.3.3. Khắc họa nhân vật bằng thủ pháp trùng lặp …………………………… 109 Tiểu kết chương 3............................................................................................... 113
- CHƯƠNG 4 KIỂU NHÂN VẬT HOẠT KÊ TRONG TIỂU THUYẾT DƯ HOA ........... 115 4.1. Sự gia tăng số lượng nhân vật hoạt kê trong tiểu thuyết Dư Hoa........... 115 4.1.1. Hoạt kê và kiểu nhân vật hoạt kê............................................................... 115 4.1.2. Phân tích hiện tượng gia tăng số lượng nhân vật hoạt kê……….............. 121 4.2. Các dạng thức nhân vật hoạt kê………………………………………… 123 4.2.1. Nhân vật châm biếm và sự lột trần căn tính xấu của con người ……....... 123 4.2.2. Nhân vật hài hước và sự giải thiêng các biểu tượng văn hóa …………... 131 4.2.3. Nhân vật u-mua đen và sự trình hiện cách phản ứng của con người trước cái phi lý của cuộc đời............................................................................... 136 4.3. Nghệ thuật thể hiện kiểu nhân vật hoạt kê…………………………….. 142 4.3.1. Thể hiện nhân vật qua lối so sánh vật hóa……………………………… 143 4.3.2. Miêu tả nhân vật bằng thủ pháp nghịch dị………………………………. 146 4.3.3. Khai thác ngôn ngữ suồng sã của nhân vật……………………………… 150 Tiểu kết chương 4…………………………………………………………….. 153 KẾT LUẬN …………………………………………………………………… 154 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ……….. 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………… 158 PHỤ LỤC …………………………………………………………………… 171
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Dư Hoa sinh năm 1960 tại Hàng Châu, Chiết Giang, là nhà văn đương đại được đánh giá có bút lực mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc hiện nay. Nổi lên từ những năm 80 của thế kỉ XX, Dư Hoa được biết đến như một trong "ngũ hổ tướng" của phong trào “truyện ngắn tiên phong”. Từ những năm 90 của thế kỉ trước, những bộ tiểu thuyết của ông lần lượt được xuất bản cho thấy sự chuyển hướng sáng tạo, thể hiện sự tìm tòi lối đi riêng của nhà văn. Trải qua ba thập niên sáng tác, Dư Hoa để lại một dấu ấn đậm nét trên bức tranh đa màu sắc của văn học đương đại, phản chiếu sinh động những biến chuyển trong đời sống tư tưởng của thời đại cũng như diện mạo của văn học Trung Quốc từ khi đất nước này tiến hành Cải cách mở cửa. Đó là lí do khiến Dư Hoa cùng tác phẩm của ông được giới phê bình Trung Quốc rất mực quan tâm và dư luận thế giới chú ý. Trong khi đó, ở Việt Nam, mặc dù tên tuổi Dư Hoa được giới thiệu tính đến nay đã hơn mười lăm năm (lấy mốc là năm 2002, thời điểm Sống - tiểu thuyết đầu tiên của Dư Hoa được Vũ Công Hoan dịch, Nhà xuất bản Văn học phát hành), các sáng tác của ông đã thu hút được một số lượng độc giả và nhà nghiên cứu nhất định nhưng nếu xét về mức độ chú ý, Dư Hoa vẫn chưa vượt qua được các tên tuổi như Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Cao Hành Kiện, Trương Hiền Lượng cùng một số nhà văn nữ được đặt trong trào lưu "nữ quyền" hoặc "linglei"... Trong khi nền văn học của đất nước láng giềng từ thập niên 80 thế kỉ XX có những biến đổi hết sức lớn lao không chỉ trên phương diện thực tiễn sáng tác mà cả trên lí luận phê bình, tạo nên một cục diện văn nghệ đa nguyên, nhiều hướng, ranh giới chân – giả có lúc không rõ ràng, việc chỉ giới hạn đọc và nghiên cứu một vài tên tuổi khiến cho cái nhìn về một nền văn học lớn bị thu hẹp lại. Bởi thế, công trình này được thực hiện với mong muốn không chỉ đưa nhà văn Dư Hoa đến gần hơn với độc giả Việt Nam mà còn thông qua nghiên cứu một tác giả cụ thể, góp phần nhận diện sâu sắc và toàn diện hơn gương mặt văn học Trung Quốc đương đại.
- 2 1.2. Là một hiện tượng văn học đang trong diễn trình phát triển, Dư Hoa và tác phẩm của ông được công chúng quan tâm biểu hiện ở hai khuynh hướng trái chiều: những lời khen đặt ông lên vị trí đỉnh cao, nhưng những ý kiến chê bai cũng hạ ông đến tận đáy. Chúng tôi, thông qua công trình này, trên tinh thần vừa tiếp thu, vừa đối thoại, tranh biện với những nhận định đã có, muốn đóng góp một góc nhìn đối với nhà văn này. 1.3. Đề tài lấy nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa làm một góc nhìn cụ thể để khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn đề tài này vì trước hết, nhân vật luôn là một phương diện quan trọng trong các sáng tác của mỗi nghệ sĩ, là nơi tập trung thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn. Nghiên cứu về nhân vật trong sáng tác của Dư Hoa chính là con đường ngắn nhất để ta thấy rõ cái nhìn nghệ thuật của ông về con người và cuộc đời. Hơn nữa, tiểu thuyết của Dư Hoa được sáng tác trong giai đoạn những năm 90 của thế kỉ XX trở đi, khi văn học Trung Quốc có những chuyển biến mạnh mẽ, đồng thời, cũng là lúc Dư Hoa thể hiện những tìm tòi mới về hướng đi riêng trong nghệ thuật – vừa thống nhất vừa khác biệt với một Dư Hoa của thập niên 80 và vừa thống nhất vừa khác biệt với các nhà văn đồng đại. Những điều này để lại dấu ấn đặc biệt sâu sắc ở kiểu nhân vật trong tiểu thuyết của ông. Bởi thế, đề tài Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa đi vào trung tâm thế giới nghệ thuật của nhà văn, bên cạnh việc mang ý nghĩa về mặt thực tiễn, giúp tiếp cận thế giới nghệ thuật độc đáo của tác giả; còn có ý nghĩa về mặt lí luận, giúp chúng tôi nhận thức được những đổi mới trong quan niệm về nhân vật của nhà văn so với quan niệm trong văn học truyền thống. 1.4. Đề tài được thực hiện một mặt xuất phát từ niềm hứng thú của cá nhân người nghiên cứu đối với tiểu thuyết Dư Hoa, mặt khác còn nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và bổ khuyết phần nào một nội dung quan trọng trong học phần Văn học Trung Quốc được giảng dạy ở các trường đại học Việt Nam.
- 3 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát các kiểu nhân vật nổi bật trong tiểu thuyết Dư Hoa, luận án hướng tới làm rõ cơ chế vận hành của thế giới nhân vật, cụ thể là sự chi phối của quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người đến phương pháp sáng tác, biểu hiện cụ thể trên các đặc trưng của sáng tạo nhân vật. Từ đó, luận án chỉ ra đóng góp trong thực tiễn của nhà văn ở phương diện sáng tạo nhân vật văn học, tìm ra điểm độc đáo của tác giả trong cái nhìn về thế giới – những yếu tố đóng vai trò góp phần định vị Dư Hoa trong tiến trình văn học sử Trung Quốc. Cuối cùng, luận án đi đến nhận diện những nét chính của văn học Trung Quốc Thời kì mới (từ 1976 đến nay). 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, luận án tổng hợp, phân tích, đánh giá những hướng nghiên cứu về Dư Hoa, đặc biệt là những công trình nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn, xác định những vấn đề còn bỏ ngỏ cần được tiếp tục giải quyết. Thứ hai, luận án mô tả hành trình đi tìm nhân vật tiểu thuyết của Dư Hoa dưới sự chi phối của yếu tố khách quan và chủ quan; chứng minh nhân vật luôn là nơi thể hiện tập trung sự vận động quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người của tác giả; xác định phương pháp xây dựng nhân vật chủ yếu mà nhà văn lựa chọn cho tiểu thuyết của mình. Thứ ba, luận án xác định các kiểu nhân vật đặc trưng trong tiểu thuyết Dư Hoa, đi sâu tìm hiểu, luận giải đặc điểm cụ thể của hai kiểu nhân vật nổi bật: nhân vật bi kịch và nhân vật hoạt kê. 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với việc nghiên cứu kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa, luận án tập trung khảo sát những nhóm nhân vật có những thành tố chung được biểu hiện lặp đi lặp lại tạo nên nét đặc trưng, nhất quán của thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa. Trên tinh thần đó, luận án cũng xác định mô hình nhân vật tiểu thuyết của nhà văn – cái làm nên mã riêng của Dư Hoa, phân biệt với các nhà văn khác. Trong khi
- 4 đi tìm các kiểu nhân vật ổn định, luận án đồng thời làm rõ nét dị biệt giữa các nhân vật cùng một "kiểu", bởi các nét dị biệt đó cho thấy khả năng sáng tạo, nỗ lực làm mới bản thân của chính Dư Hoa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu ở hai kiểu nhân vật đặc trưng của tiểu thuyết Dư Hoa: nhân vật bi kịch và nhân vật hoạt kê được hình thành dưới phương pháp sáng tác “tân tả thực”. Đây là hai “kiểu” nhân vật đủ tư cách đại diện cho phong cách sáng tác của Dư Hoa, tập trung thể hiện sự lựa chọn riêng của nhà văn trong giai đoạn sáng tác tiểu thuyết, đáp ứng nhiệm vụ loại hình hóa nhân vật của luận án. Khi xét đến hai “kiểu” nhân vật này cũng có nghĩa chúng tôi đã tiến hành phân tích phần lớn số nhân vật trong mỗi tiểu thuyết. Cụ thể, chúng tôi đã khảo sát 79% số nhân vật trong Gào thét trong mưa bụi, 66% số nhân vật trong Sống, 82% trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, 97% trong Huynh đệ (Phụ lục 1, 2). Sở dĩ số nhân vật còn lại không được xét đến là do chúng chỉ đóng vai trò thứ yếu, xuất hiện mờ nhạt, không tiêu biểu cho bút pháp của nhà văn và không thống nhất tạo thành “kiểu” nhân vật. 3.3. Tư liệu nghiên cứu Luận án tập trung khảo sát, lấy dẫn liệu từ bốn cuốn tiểu thuyết của Dư Hoa đã được dịch ở Việt Nam, gồm: - Gào thét trong mưa bụi, Vũ Công Hoan dịch, Nxb Công an nhân dân, 2008. - Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, Vũ Công Hoan dịch, Nxb Công an nhân dân, 2006. - Sống, Vũ Công Hoan dịch, Nxb văn học, 2011. - Huynh đệ, Vũ Công Hoan dịch, Nxb Công an nhân dân, 2011. Riêng tiểu thuyết Sống, ở Việt Nam còn có một bản dịch khác của Nguyễn Nguyên Bình với tiêu đề Phải sống, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành vào năm 2004. Vì Vũ Công Hoan là người dịch hầu hết các tác phẩm của Dư Hoa, cũng là người am hiểu về nhà văn này nên chúng tôi lấy bản dịch của ông làm dẫn liệu khảo sát chính, trên cơ sở tham khảo bản dịch còn lại.
- 5 Đồng thời, để có cái nhìn trọn vẹn hơn về thế giới nghệ thuật của Dư Hoa, việc khảo sát của chúng tôi còn mở rộng ra một số truyện ngắn, tạp văn của tác giả đã được dịch, như tập truyện ngắn Tình yêu cổ điển (Vũ Công Hoan dịch, Nxb Văn học, 2005), tạp văn Trung Quốc trong mười từ vựng (Vũ Công Hoan dịch, www.trieuxuan.info) cùng một số tác phẩm chưa được dịch sang tiếng Việt như tiểu thuyết Ngày thứ bảy và các truyện ngắn, tạp văn khác. 4. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ trên các vấn đề lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu ứng dụng lý thuyết thi pháp học hiện đại để tập trung khái quát đặc điểm các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa. Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể: - Phương pháp tiếp cận hệ thống theo tinh thần cấu trúc luận: việc nghiên cứu kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa cần nhìn nhận trên quan điểm hệ thống để đảm bảo tính logic trong quá trình minh định vị trí của nó ở các mối quan hệ với các yếu tố khác trong một tác phẩm, trong sự nghiệp sáng tác của Dư Hoa cũng như với bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học. Từ đó, luận án có cơ sở vững chắc để đánh giá những đóng góp của quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để chia tách, nhận diện kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa trên các phương diện cụ thể về nội dung và nghệ thuật; từ đó khái quát những đặc trưng của các kiểu nhân vật. - Phương pháp so sánh loại hình: được chúng tôi sử dụng trong quá trình mô hình hóa các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa. - Phương pháp liên ngành: được sử dụng để lí giải nguồn gốc các đặc điểm của kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa.
- 6 5. Đóng góp mới của luận án Luận án nghiên cứu tiểu thuyết của Dư Hoa trên cấp độ tổng thể. Đây là điều chưa được thực hiện trong bất cứ nghiên cứu nào từng được công bố trước nay ở Việt Nam. Bởi thế, thành công của luận án có thể là gợi ý bước đầu cho những người nghiên cứu tiếp theo thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của Dư Hoa. Tiếp cận hệ thống nhân vật dựa trên phương pháp sáng tác, phân loại hệ thống nhân vật dựa trên phẩm chất thẩm mĩ, luận án phần nào chỉ ra được định hướng sáng tạo của nhà văn và cấu trúc chỉnh thể của nhân vật, đồng nghĩa với việc thấy được cơ chế vận hành của thế giới nhân vật, làm sáng tỏ đặc trưng về mặt nghệ thuật sáng tạo nhân vật của Dư Hoa dưới sự chi phối của những nguyên tắc thẩm mĩ độc đáo - là điều vốn chưa được chú ý đúng mức trong các công trình nghiên cứu trước đây về Dư Hoa. Từ góc độ nhân vật, luận án đóng góp thêm một ý kiến cá nhân về các vấn đề còn để ngỏ như: còn tồn tại hay không tính chất “tiên phong” trong tiểu thuyết Dư Hoa, cái ác ở các sáng tác nghệ thuật có ý nghĩa như thế nào trong việc truyền đi các thông điệp tư tưởng của nhà văn... 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và quan điểm tiếp cận đề tài của tác giả luận án Chương 2. Hành trình kiếm tìm nhân vật tiểu thuyết của Dư Hoa Chương 3. Kiểu nhân vật bi kịch trong tiểu thuyết Dư Hoa Chương 4. Kiểu nhân vật hoạt kê trong tiểu thuyết Dư Hoa
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trong hơn ba mươi năm sáng tác, Dư Hoa đã xuất bản ba mươi hai tập truyện ngắn, mười hai tập truyện vừa, năm cuốn tiểu thuyết và tám tập tùy bút tản văn. Với phong cách độc đáo, ông được đánh giá là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Trung Quốc từ thập niên 80 của thế kỉ XX đến nay, đồng thời cũng là một trong số ít nhà văn Trung Quốc đương đại có tầm ảnh hưởng quốc tế. Với những thành tựu đáng kể, Dư Hoa và các tác phẩm của ông được nghiên cứu khá rộng rãi, không giới hạn trong phạm vi Trung Quốc. Tuy nhiên, do những hạn chế trong việc tiếp cận nhóm tư liệu ngoại văn, đặc biệt là những bài viết bàn trực tiếp về vấn đề nhân vật tiểu thuyết của Dư Hoa, trong luận án, chúng tôi chủ yếu tập trung vào nhóm tài liệu tiếng Trung và tiếng Việt. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu Dư Hoa ở Trung Quốc Năm 2006, trong cuộc bình chọn Bảng xếp hạng các nhà văn có thực lực nhất Trung Quốc được thực hiện bởi mười nhà phê bình văn học hàng đầu Trung Quốc như Chu Đại Khả, Tạ Hữu Thuận, Bạch Hoa..., Dư Hoa được xếp thứ hai chỉ sau Mạc Ngôn. Là nhà văn gây được tiếng vang trên văn đàn, ông được giới phê bình Trung Quốc hết sức quan tâm. Theo thống kê của Hồng Trị Cương trong Tài liệu nghiên cứu về Dư Hoa [97], từ năm 1988 đến năm 2006, ở Trung Quốc đã có hơn 400 công trình lớn nhỏ lấy Dư Hoa và các tác phẩm của ông làm đối tượng nghiên cứu. Trang web http://yuhua.zjnu.edu.cn của Trung tâm nghiên cứu Dư Hoa thuộc Trường Đại học Sư phạm Chiết Giang - Trung Quốc thống kê: tính đến năm 2017, đã có 901 công trình, bài viết về Dư Hoa, riêng nghiên cứu về tiểu thuyết có tới hơn 300 công trình. Rõ ràng, trong ba mươi năm nghiên cứu về Dư Hoa, nhiều vấn đề đã được đặt ra và giải quyết. Những tài liệu được tập hợp dưới đây chỉ là một phần nhỏ trong số lượng lớn các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi
- 8 đã cố gắng phân loại, lựa chọn những vùng tài liệu cần thiết, có liên quan mật thiết đến trọng tâm của đề tài. Sau đây là các nhóm tài liệu mà theo chúng tôi, không chỉ cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu Dư Hoa ở Trung Quốc mà qua đó còn cho thấy những vấn đề để ngỏ mà chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết ở luận án này. 1.1.1.1. Nghiên cứu sáng tác của Dư Hoa Thứ nhất, về quan niệm sáng tác của nhà văn Ngay từ những năm 80 thế kỉ XX, những truyện ngắn của Dư Hoa đã thu hút giới phê bình. Chẳng hạn, Vương Bân Bân và Triệu Tiểu Thanh trong bài viết “Thế giới bí ẩn của Dư Hoa” đã sớm nhận ra Dư Hoa không chỉ "coi thường những cấm kị của xã hội văn minh" mà còn "đích thân xé toạc tấm màn che giả tạo này" [87, 109]. Tằng Trấn Nam trong “Hiện thực - Đọc tác phẩm Dư Hoa” lại khẳng định rằng truyện ngắn Dư Hoa "tỏa ra làn khói mơ hồ của hiện thực", thể hiện "sự hoài nghi đối với lí trí của nhân loại" và "phơi bày thú tính bên trong con người" [theo 159, 53]. Các nghiên cứu thời kì này đã phát hiện được một vài đặc thù cơ bản trong quan niệm sáng tác của Dư Hoa giai đoạn đầu. Nhưng nhìn chung, chúng còn mang tính ấn tượng, cảm nhận riêng từng tác phẩm cụ thể. Bàn về chủ đề này, phải kể đến từ năm 1989, khi Dư Hoa công bố bài viết “Văn học giả tạo”, các công trình mới đi vào hệ thống hóa quan niệm sáng tác của nhà văn và bắt đầu xuất hiện những tiếng nói trái chiều. “Văn học giả tạo” trở thành điểm nóng trong giới lí luận phê bình khi Dư Hoa thẳng thắn thể hiện sự hoài nghi đối với trật tự mà xã hội văn minh mang lại, hoài nghi lí tính và tính chân thực của hiện thực, chủ trương sử dụng một "hình thức giả tạo" với một "trật tự và logic riêng" nhằm đạt tới "sự thật tinh thần" [97, 47-48]. Cùng năm, trong bài phát biểu “Hiện thực của tôi”, Dư Hoa nói rõ thêm: “hiện thực là một cái gì đó mang tính chất cá nhân”, cho nên ông “thà tin vào chính mình” chứ không tin vào những gì mà cuộc sống cung cấp [102, 107]. Ở xu hướng khẳng định, Cao Ngọc trong “Dư Hoa: một triết gia” đánh giá: “quan niệm văn học độc đáo đó vốn dĩ bắt nguồn từ quan niệm triết học độc đáo của ông”, “tư duy triết học của ông là tảng băng trôi, phần
- 9 chìm dưới nước không dễ nhìn thấy được” [158, 88]. Trương Sùng Viên và Ngô Thục Phương ủng hộ quan niệm của Dư Hoa và cho rằng nhờ thế mà nhà văn “có thể đột phá vòng vây vàng thau lẫn lộn trong cuộc sống... Là quan điểm lấy thái độ đoạn tuyệt để tiến hành chống lại và lật đổ hiện thực không đáng tin cậy... nhằm tiếp cận với sự chân thực và xây dựng lại trật tự văn minh” [159, 54]. Cùng chung quan điểm, nhà văn Mạc Ngôn đã gọi người đồng nghiệp của mình là “người tỉnh nói chuyện mộng du đầu tiên trên văn đàn Trung Quốc đương đại”, là “một tiểu thuyết gia triệt để” và coi quan niệm trên là một sự “đột phá về mặt triết học” [58, 335-336], “Dư Hoa đã có thể dùng tư duy cực kì tỉnh táo để tự biện và thiết kế cho mình một hướng đi mới, điều này thật đáng khâm phục” [58, 340]. Ở xu hướng khác, Hiệp Lập Văn trong “Bàn về lăng kính hiện thực của các nhà văn Tiên phong” mặc dù đề cao Dư Hoa là nhà văn “tiên phong” tiêu biểu bởi sự “trở về với thế giới nội tâm của nhân vật”, “phản bác quan niệm văn học của chủ nghĩa hiện thực đã xơ cứng” nhưng đồng thời ông cũng thể hiện sự hoài nghi về loại quan niệm hiện thực này, phê phán sự kiện trong tác phẩm của Dư Hoa đa số là "sự kiện tinh thần,... tính chủ quan của chúng hiển lộ quá rõ ràng" [145, 139]. Lư Vĩnh Dụ trong “Thế giới biểu đạt của tác phẩm Dư Hoa” cũng tỏ thái độ không đồng tình, coi loại hiện thực này là "nỗ lực thao túng nhân tạo không hơn không kém" [157, 30]. "Hiện thực" luôn là mục đích theo đuổi của Dư Hoa trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật. Những tranh cãi về tính chân thực và cái nhìn của Dư Hoa về cuộc sống được thể hiện trong tác phẩm cho đến nay vẫn chưa đến hồi kết. Ngay cả khi ông đã rời xa những tưởng tượng và giấc mơ "cổ quái và tàn khốc" (Mạc Ngôn nhận xét về Dư Hoa) để tiến gần đến những hiện tượng phổ biến trong đời sống thì các bình luận vẫn không thể thống nhất. Chẳng hạn khi đánh giá về Huynh đệ, một xu hướng coi đó là bức tranh sống động, chân thực nhất về xã hội Trung Hoa và coi Dư Hoa là “một trong nhà văn tài năng bậc nhất của nền văn học Trung Hoa đương đại”. Ngược lại, có người lại gọi đó là thứ “rác rưởi, mang đầy hơi hướng kiểu cách Hollywood” [162], thậm chí tác phẩm còn nhận sự "phản ứng cuồng nộ của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan", giương cao khẩu hiệu đòi "nhổ sạch răng của
- 10 Dư Hoa" [164]. Có tác giả đã tuyên bố tiểu thuyết Huynh đệ với "nỗ lực phát triển tính chân thực đã lặng lẽ tuyên cáo kết cục cuối cùng của chính nó" [115, 71]. Tương tự, với tiểu thuyết mới nhất của Dư Hoa – Ngày thứ bảy, có ý kiến đánh giá tác phẩm ngang với Trăm năm cô đơn, nhưng ý kiến số đông lại cho rằng sau khi đọc xong, Ngày thứ bảy "chẳng để lại được gì trong trí óc họ", "những câu chuyện, hiện tượng được kể trong truyện, dù quái dị đến mấy cũng quá quen thuộc, họ không có cảm giác nào khi đọc lại" [174]. Các bình luận trên ở các mức độ khác nhau đã khẳng định nỗ lực của Dư Hoa trong việc tạo lập một mô hình thế giới nghệ thuật riêng biệt nhằm nhận thức cuộc sống và con người theo một logic riêng, chống lại những quan niệm truyền thống vốn đã được quy phạm hóa, nhưng một số ý kiến đã coi đây chính là điểm yếu của Dư Hoa khi phóng đại một cách quá mức cần thiết, khiến cuộc sống khi đi vào nghệ thuật mất đi trạng thái nguyên sơ ban đầu. Quan niệm sáng tác tất yếu sẽ quy định kiểu nhân vật của tác phẩm và từ kiểu nhân vật sẽ trở về với cái nhìn về cuộc đời, con người của chính nhà văn. Bởi thế các ý kiến trên đây đều được chúng tôi lưu tâm trong quá trình thực hiện luận án. Thứ hai, về tính “tiên phong”trong sáng tác “Tiên phong” (先锋) là trào lưu văn học xuất hiện vào nửa sau thập niên 80 thế kỉ XX ở Trung Quốc. Các nhà văn thuộc trào lưu này đi đầu trong việc tìm tòi, thí nghiệm và vận dụng các hình thức biểu đạt mới. Mặc dù được giới phê bình tôn là một trong "ngũ hổ tướng" của phong trào này nhưng không phải lúc nào Dư Hoa cũng công nhận điều đó. Năm 1999, trong một cuộc phỏng vấn ông từng nói: "Tôi trước nay chưa bao giờ cảm thấy mình là một nhà văn “tiên phong”, tác phẩm của tôi càng không phải là văn học “tiên phong”” [155, 98]. Tuy nhiên trong một phát biểu năm 2002, nhà văn lại nói: “Khi tôi đang viết tác phẩm ở những năm 80, tôi là một tác giả thuộc phái “tiên phong”” [110, 11]. Cho dù Dư Hoa có thừa nhận bản thân là nhà văn “tiên phong” hay không, hay chỉ thừa nhận là nhà văn “tiên phong” trong một giai đoạn nhất định, thì với các nhà nghiên cứu, tính chất “tiên phong” trong các truyện ngắn của tác giả những năm 80 thế kỉ XX là không thể phủ nhận.
- 11 Điều gây tranh cãi chỉ còn là: liệu các tiểu thuyết sáng tác trong hơn một thập niên sau đó có mang tính “tiên phong” hay không. Xu hướng thứ nhất cho rằng tính chất “tiên phong” trong sáng tác của Dư Hoa không còn kể từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. Đại diện cho xu hướng này có thể kể đến hai nhà nghiên cứu Ngô Nghĩa Cần và Trần Tư Hòa. Trong “Cáo biệt hình thức giả dối – Ý nghĩa của Chuyện Hứa Tam Quan bán máu với Dư Hoa”, Ngô Nghĩa Cần nhấn mạnh Gào thét trong mưa bụi (1991) là "tổng kết cuối cùng của sáng tác “tiên phong” của bản thân Dư Hoa" và Chuyện Hứa Tam Quan bán máu (1995) “đánh dấu bước chuyển nghệ thuật đầu tiên” [97, 494]. Nhóm các tác giả Trần Tư Hòa, Trương Tân Dĩnh ở công trình “Dư Hoa: sau khi chuyển hướng sáng tác từ “tiên phong” đến dân gian” khẳng định: thập niên 90 của thế kỉ XX, Dư Hoa “từ sáng tác “tiên phong” cực đoan của thập niên 80, chuyển hướng đến không gian tự sự mới – lập trường dân gian” [99, 68]. Cùng chung quan điểm này, Tô Chiêm Binh nói rõ hơn: “Dư Hoa ở Sống trên thực tế đã lộ rõ dấu hiệu mệt mỏi của tinh thần “tiên phong” mà ngày càng tiến sát tả thực... Tác giả Huynh đệ càng ngày càng xa tính “tiên phong” mà ngày càng gần hơn với tính đại chúng” [88, 42]. Như vậy ở luồng ý kiến này, các tác giả đều thống nhất trong giai đoạn sáng tác thứ hai của Dư Hoa, các sáng tác về cơ bản đã xóa bỏ tính “tiên phong” vốn rất đậm nét trong sáng tác giai đoạn trước đó. Trong khi các tác giả ở xu hướng thứ nhất khẳng định Dư Hoa đã hoàn toàn rút lui khỏi phái “tiên phong” thì ở xu hướng thứ hai, các nhà nghiên cứu lại cho rằng tác phẩm Dư Hoa vẫn dùng tư tưởng “tiên phong” để nhìn nhận và khám phá hiện thực, cái thay đổi chỉ là hình thức của nó mà thôi. Vương Đạt Mẫn tuyên bố: “từ năm 1986 đến nay, Dư Hoa vẫn luôn luôn là nhà văn “tiên phong”” [128, 183]. Đồng tình với quan điểm này, Phùng Cần tiếp tục khẳng định: “Huynh đệ mặc dù thay đổi rất lớn nhưng sự thay đổi này không thể che lấp được tính chất đặc thù thuộc về tác phẩm “tiên phong””, “nó (Huynh đệ) vẫn duy trì tính chất “tiên phong” cố hữu và tinh thần khám phá “tiên phong” của Dư Hoa” [136, 73].
- 12 Thứ ba, về chủ đề sáng tác trong tác phẩm Chủ đề sáng tác của Dư Hoa vẫn luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu Trung Quốc. Giải thích các chủ đề trong tiểu thuyết Dư Hoa đã trở thành một trong những tiêu chuẩn để các nhà phê bình đánh giá tiềm năng của tiểu thuyết Dư Hoa, đồng thời nó cũng phản ánh nội dung phong phú, tư duy mới mẻ, phức tạp của nhà văn. Men theo chủ đề của tiểu thuyết, các công trình đã tập trung làm rõ được một số vấn đề trọng tâm, cơ bản của sáng tác Dư Hoa. Công trình “Tổng thuật nghiên cứu chủ đề trong tiểu thuyết của Dư Hoa” của Dương Minh Huy là sự tổng hợp công phu những nghiên cứu về vấn đề này, trong đó tác giả đã khái quát bốn chủ đề chính: bạo lực, sống chết, khổ nạn và thiện ác [118, 38]. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất trong việc xác định các chủ đề chính trong sáng tác của Dư Hoa. Nhưng việc đánh giá chúng thì không phải lúc nào cũng đồng thuận. Bạo lực, cái chết, bản tính ác của con người là những chủ đề gây nhiều tranh cãi, đặc biệt ở thời kì sáng tác đầu tiên. Các nhà phê bình thời kì này đã cảm thấy bị sốc trước thế giới chết chóc và những câu chuyện bạo lực đến rợn người. Trước chủ đề này, những tiếng nói chất vấn của các nhà phê bình cất lên không ngớt: "thế giới của ông (Dư Hoa) giống như một lò giết mổ", "sát hại và cái chết là câu chuyện phổ biến trong thế giới này" [86, 44]; "thứ chảy trong huyết quản của ông nhất định là băng tuyết" [theo 159, 55], "trong thế giới bị khóa chặt bởi vũ điệu cái chết này, nhân vật bị đặt vào số mệnh vô vọng", trong thế giới vô vọng ấy, phụ nữ thường "rên xiết dưới lưỡi dao bạo lực của Dư Hoa" [97, 360]; "Dư Hoa hoàn toàn không suy xét tính hợp lí của tình tiết, bỏ qua tính phức tạp của nhân vật, chỉ nhìn vào việc làm tổn thương lẫn nhau của con người một cách lạnh lùng mà giản đơn", cách mô tả này "chẳng qua là tác giả miêu tả những tưởng tượng phóng túng về sự hỗn loạn của chính mình mà thôi", từ đó đi tới kết luận "tố chất văn học của Dư Hoa không cao, tư tưởng cũng chưa trưởng thành" [92, 11]. Ngược lại, một số nhà nghiên cứu lại khẳng định bạo lực, cái chết, cái ác trong tác phẩm Dư Hoa "là nội dung không thể thiếu để khai sáng" [97,277], có tác dụng "nhắc nhở chúng ta cảnh giác trước những dục vọng và kích động", là "tấm
- 13 gương khiến cho con người soi vào mà nhìn nhận bản tính của chính mình, nhìn thẳng vào linh hồn mình" [128, 85], vì vậy, chúng có "tác dụng cảnh tỉnh và ngăn chặn quên lãng" [152, 227]. Đối với chủ đề khổ nạn trong tiểu thuyết Dư Hoa, nhiều công trình đã được thực hiện. Đặc biệt, từ năm 1990, việc nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào các bộ tiểu thuyết. Trước những ý kiến hoài nghi cho rằng Dư Hoa thiếu sự xét đoán rõ ràng các giá trị của nhân sinh và không nhìn nhận nỗi đau khổ trên lập trường của nhân gian, Hồng Trị Cương trong “Sức mạnh của tình thương – Luận về hướng đi tinh thần ở ba bộ trường thiên tiểu thuyết của Dư Hoa” lại nhận định rằng đây là loại "độc thoại gạt độc giả sang một bên", nhưng là để bảo tồn một chút chân thực "khắc nghiệt" cho thời đại ngày càng giả dối này. Dư Hoa trong câu chuyện về khổ nạn đã ẩn giấu đi sự can dự của "chủ thể đạo đức và chủ thể tri thức". Qua mỗi bộ tiểu thuyết nhà văn lại thể hiện sự phát triển trong nhận thức về chủ đề này: từ "thể nghiệm khổ nạn", "chịu đựng khổ nạn" đến "hóa giải khổ nạn" [97, 507]. Thứ tư, về nghệ thuật tự sự trong sáng tác Nhiều thành tựu đáng kể cũng đã đạt được trên lĩnh vực nghiên cứu nghệ thuật tự sự của tác phẩm Dư Hoa. Ở thời kì đầu, với đối tượng là các truyện ngắn của nhà văn, giới nghiên cứu đã có những ý kiến khác nhau. Vương Bân Bân trong “Lời lẽ ngông cuồng của Dư Hoa” xem chúng "giống như một mớ giấc mộng giữa ban ngày, hoặc giống như một lời nói điên cuồng nhảm nhí của một bệnh nhân tâm thần" [86, 39]. Trương Vệ Trung trong “Đọc sáng tác của Dư Hoa” lại khẳng định Dư Hoa đã "phát triển một loại ngôn ngữ tự sự và hình thức tự sự mới", trong đó chủ yếu thể hiện trên ba phương diện: "sự trùng lặp những góc nhìn bị hạn chế, miêu tả biến hóa khôn lường, mô tả cảm giác trừu tượng" [160, 32]. Các nhà nghiên cứu từ sớm đã chỉ ra tính chất "lật đổ thể loại" hay kiểu tự sự "trò chơi" [97, 219] trong truyện ngắn Dư Hoa. Bước sang những năm 90 của thế kỉ XX, các nghiên cứu tập trung vào các bộ tiểu thuyết của Dư Hoa. Trong một nghiên cứu về Gào thét trong mưa bụi, Tạ Hữu Thuận cho rằng sự thay đổi đáng kể trong tiểu thuyết này là tác giả đã "bắt đầu sử
- 14 dụng rộng rãi ngôn ngữ của tâm hồn", khác với giai đoạn trước, giờ đây "Dư Hoa có cách viết lặn sâu vào nội tâm nhân vật" [143, 55]. Ngô Nghĩa Cần lại phân tích hai loại ngôn ngữ điển hình của tiểu thuyết này là "tự sự kiểu tiên tri và tự sự kiểu phân tích" [137, 63]. Từ khi tiểu thuyết Chuyện Hứa Tam Quan bán máu xuất bản, vấn đề được nhắc đến nhiều trong các công trình nghiên cứu là sự chuyển đổi lối tự sự “tiên phong” sang lập trường dân gian của Dư Hoa trong các tiểu thuyết. Các nghiên cứu cũng đi vào các phương diện cụ thể của nghệ thuật tự sự. Thẩm Hạnh Bồi, Khương Du trong “Lăng kính trẻ thơ – Bàn về chiến lược trần thuật qua điểm nhìn trẻ thơ trong tiểu thuyết của Dư Hoa” đã có những kiến giải thú vị về chiến lược trần thuật của Dư Hoa trong tiểu thuyết thông qua sự soi chiếu của điểm nhìn trẻ thơ. Các tác giả đã chỉ ra cơ chế hình thành diễn ngôn trần thuật của tiểu thuyết Dư Hoa dưới sự chi phối của cảm xúc, tâm lý, kinh nghiệm sống của trẻ thơ. Qua lăng kính của đôi mắt trẻ em, một thế giới "bạo lực, đạo đức giả, xảo quyệt, điên loạn, hỗn tạp, tiến thoái lưỡng nan" được tái hiện trong tác phẩm [132, 70]. Từ cấp độ vĩ mô, Trương Thanh Hoa trong bài viết “Phép trừ của văn học – luận Dư Hoa” đã khái quát Sống là "câu chuyện của một con bạc", những câu chuyện giản dị trong Chuyện Hứa Tam Quan bán máu thể hiện sự "biến hóa biện chứng giữa nhiều và ít, nặng và nhẹ, đơn giản và phức tạp" [97, 131]. Như vậy, mặc dù Dư Hoa là một tác giả đương đại nhưng lịch sử nghiên cứu các tác phẩm của ông đã khá dày dặn. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề vẫn còn để ngỏ. Ví dụ như quan niệm về hiện thực của Dư Hoa là độc đáo, mang tính "đột phá về mặt triết học" hay chỉ là "sự thao túng nhân tạo"? Tiểu thuyết của Dư Hoa từ những năm 90 của thế kỉ XX đã cắt đứt hoàn toàn với tinh thần “tiên phong” của giai đoạn trước hay vẫn tiếp nối tinh thần ấy nhưng dưới một hình hài khác? Viết về cái ác, sự bi thảm của con người, liệu có phải Dư Hoa quá khắc nghiệt?... Trong quá trình khảo sát và bàn luận về ý nghĩa các hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Dư Hoa, luận án chắc chắn sẽ ít nhiều đụng chạm đến các vấn đề
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ẩn dụ ý niệm cảm xúc trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)
322 p | 419 | 84
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Giao thoa nghệ thuật giữa hai khuynh hướng văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực thời kì 1932 - 1945
217 p | 362 | 81
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ báo chí Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh
184 p | 277 | 47
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Đối chiếu cấu trúc – ngữ nghĩa tục ngữ tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt
237 p | 188 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh truyện cổ tích thần kỳ người Khmer Nam Bộ với truyện cổ tích thần kỳ người Việt (một số type và motif cơ bản)
169 p | 124 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
164 p | 74 | 24
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930)
232 p | 135 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: So sánh phương thích nối trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh
202 p | 115 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu thơ đi sứ của Đoàn Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn
90 p | 106 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử
172 p | 131 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cấu tạo và phương thức thể hiện tiếng cười của truyện cười hiện đại Việt Nam
179 p | 66 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Biểu tượng trong tiểu thuyết Haruki Murakami
32 p | 24 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Phản trinh thám trong bộ ba New York của Paul Auster
167 p | 107 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Nghiên cứu văn bản Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp tập
282 p | 29 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami
237 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tư tưởng thị tài trong thơ trung đại Việt Nam
490 p | 11 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết William Faulkner từ góc nhìn nhân học văn hóa
27 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 đến nay từ cách đọc chấn thương
27 p | 20 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn