Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thể loại văn học trung đại Việt Nam
lượt xem 3
download
Luận án tổng thuật, nghiên cứu một cách tổng quan về thể loại từ ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, xem đó như một “bối cảnh rộng” để định vị, so sánh với thể loại từ tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thể loại văn học trung đại Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM VĂN ÁNH THỂ LOẠI TỪ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62223401 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2014
- Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trần Ngọc Vương 2. TS. Phạm Ngọc Lan Phản biện 1: GS. Nguyễn Huệ Chi - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đăng Na - ĐH Sư phạm Nà Nội I Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng – ĐH KHXH&NV Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại………………………………………………………………. vào hồi…… giờ……phút, ngày….tháng…… năm 2014. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội - ………………………………………………………… - …………………………………………………………
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. “Về Nguyễn Húc và bộ Cưu đài thi tập hiện còn”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 2 (408), năm 2006, tr.33-54. 2. “Trở lại bài từ Nguyễn lang quy của Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu dưới góc nhìn từ sử”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3 (82), năm 2007, tr.103-116. 3. “Hoa viên kì ngộ - gốc gác và sáng tân”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9 (427), năm 2007, tr.53-69. 4. “Cổ điệu ngâm từ không phải từ tập của Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (82), năm 2007, tr.62-66. 5. “Một số vấn đề văn bản của Mộng Mai từ lục”, Đào Tấn – Trăm năm nhìn lại, Nxb. Hội Nhà văn, 2008, tr.471-486. 6. “Một số hiện tượng bất ổn trong văn bản Lưu Hương kí”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11 (441), năm 2008, tr.61-75. 7. “Về các sáng tác từ của Nguyễn Huy Oánh”, Kỉ yếu hội thảo khoa học danh nhân văn hóa Nguyễn Huy Oánh, Viện Văn học & Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hà Tĩnh xuất bản, năm 2008, tr.274-292. 8. “Thể loại từ ở Trung Quốc: nguồn gốc và sự vận động của nó xét về phương diện sáng tác”, Thông báo Hán Nôm học 2008, Nxb. Khoa học xã hội, H, 2009, tr.58-75. 9. “Sự thực nào cho Mộng Mai từ lục”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9 (451), năm 2009, tr.69-87. 10. “Một số nét cơ bản về thể loại từ ở Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm , số 4 (95), năm 2009, tr.22-29. 11. “Có hay không yếu tố nữ trong bài từ điệu Nguyễn lang quy của Khuông Việt đại sư”, Tạp chí Hán Nôm, số 1 (98), năm 2010, tr.60-67. 12. “Ngôn ngữ và cách lập ý trong bài từ điệu Nguyễn lang quy của Khuông Việt đại sư”, Tạp chí Khuông Việt, số 10, tháng 5, năm 2010, tr.51-60. 13. “Bài tựa Cổ duệ từ của Miên Thẩm”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (100), năm 2010, tr.65-73. 14. “Thêm một số lưu ý về Mộng Mai từ lục của Đào Tấn”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (106), năm 2011, tr.54-59. 15. “Quan niệm từ học của Miên Trinh”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 12 (478), năm 2011, tr.61-76. 16. “Một trường hợp ứng dụng thể loại Từ khá đặc biệt”, Tạp chí Khoa học Xã hội & Nhân văn Nghệ An, số 7, tháng 10, năm 2012, tr.28-31. 17. “Thể loại Từ ở Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 8-9 (97-98), năm 2012, tr.32-64. 18. “Thể loại từ ở Hàn Quốc trong sự so sánh với truyền thống từ học Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông bắc Á, số 11 (141), năm 2012, tháng 11, 69-76. 19. “Nghiên cứu, giới thiệu thể loại từ ở Việt Nam”, Bốn mươi năm đào tạo và nghiên cứu Hán Nôm (1972-2012), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2013, tr.405-426. 20. “Cổ duệ từ của Miên Thẩm: Văn bản, quan niệm sáng tác và nguồn ảnh hưởng”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11 (501), năm 2013, tr.92-107. V.v…
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử văn học ở mức độ nhất định có thể hiểu là lịch sử của các thể loại văn học. Do đó, nghiên cứu các thể loại văn học có thể góp phần soi sáng tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Gần đây, hướng nghiên cứu văn học trung đại theo thể loại được giới nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm, đã xuất hiện nhiều công trình, luận án nghiên cứu về các thể loại văn học trung đại như tiểu thuyết chữ Hán, tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ Nôm, thể kí trung đại.... Tuy nhiên, đối với thể loại từ, đến thời điểm này mới chỉ có những nghiên cứu, mô tả bước đầu, đôi khi còn nhiều nhầm lẫn, chưa đủ để hình dung về sự vận động và phát triển cũng như đóng góp của thể loại này trong văn học trung đại Việt Nam. Từ là thể loại văn học có nguồn gốc Trung Quốc. Trong văn học Trung Quốc, đây là thể loại quan trọng, nhiều thành tựu, đồng thời có ảnh hưởng đối với văn học các nước Đông Á. Nghiên cứu thể loại từ trong văn học trung đại Việt Nam một mặt có thể thấy rõ vị trí và sự đóng góp của nó cho văn học dân tộc, từ đó soi sáng thêm cho tiến trình văn học sử; mặt khác, xem xét thể loại từ Việt Nam trong sự đối sánh với thể loại này ở Trung Quốc và các nước Đông Á khác là hướng mở, không những có thể góp phần làm sáng tỏ quy luật tiếp thu, kế thừa, sáng tạo của văn học dân tộc mà còn giúp nhìn nhận nền văn học quá khứ của dân tộc trong những tương quan rộng hơn. Vì những lí do đó, người viết chọn “Thể loại từ trong văn học trung đại Việt Nam” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án tổng thuật, nghiên cứu một cách tổng quan về thể loại từ ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, xem đó như một “bối cảnh rộng” để định vị, so sánh với thể loại từ tại Việt Nam. Đối với thể loại từ tại Việt Nam, luận án sưu tầm, giám định các văn bản có ghi chép tác phẩm từ hiện còn, làm rõ tính chân ngụy của tác phẩm, phân định rõ về tác quyền cũng như niên đại tác phẩm; trên cơ sở đó tổng kết thành tựu sáng tác từ ở Việt Nam thời trung đại. Tiến hành phân kì từ sử Việt Nam, đồng thời nghiên cứu đặc điểm của thể loại từ Việt Nam qua các thời kì. Người viết có ý hướng triển khai luận án như một công trình khảo cứu - nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về từ sử Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các tác phẩm từ do các tác giả Việt Nam thời trung đại sáng tác được ghi chép lại qua các thư tịch Hán Nôm hiện còn và qua tư
- 2 liệu điền dã. Trong trường hợp tác phẩm hiện không còn trong các sách Hán Nôm tại Việt Nam, song vẫn được bảo lưu trong các tư liệu hải ngoại thì lấy các tư liệu hải ngoại để bổ khuyết (như trường hợp Cổ duệ từ của Miên Thẩm). Khái niệm “trung đại” được dùng trong luận án này giới hạn thời gian từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Do vậy, các tác phẩm từ xuất hiện sau đó, như trong các sách chữ quốc ngữ và báo chí đầu thế kỉ XX (chẳng hạn trên Nam Phong tạp chí số 9, 10, tháng 4 năm 1918; số 11, tháng 5 năm 1918…) không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án này. Luận án lấy tác giả tác phẩm từ Việt Nam thời trung đại làm trọng điểm nghiên cứu. Trong khi nghiên cứu, người viết tiến hành so sánh từ Việt Nam với từ ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ở mức độ nhất định. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp chính như văn bản học Hán-Nôm cùng với các phương pháp tương cận như biện ngụy học, khảo chứng học, hiệu thù học… để đối chiếu, giám định, xác minh văn bản. Áp dụng phương pháp loại hình học để nghiên cứu về đội ngũ tác giả, tác phẩm. Đối với các tác phẩm từ, người viết áp dụng từ chương học, thi pháp học, phong cách học để nghiên cứu chúng từ nhiều phương diện khác nhau như mức độ tuân thủ từ luật, các dạng thức biến thể của tác phẩm từ Việt Nam, quy trình lập ý, ngôn ngữ, phong cách từ học… Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu, phê bình truyền thống đối với thể loại từ như bản sắc, dĩ thi vi từ, dĩ văn vi từ, cảnh giới nghệ thuật… Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như so sánh văn học, văn hóa học, thống kê phân loại… 5. Một số thuật ngữ chính được sử dụng trong luận án Trong nghiên cứu từ học, hệ thống thuật ngữ, khái niệm chuyên biệt rất phong phú, luận án chỉ nêu vắn tắt về 39 thuật ngữ, khái niệm từ học được sử dụng với tần suất cao nhất, một số trong số đó được đề cập sâu hơn ở phần Phụ lục 2.1. 6. Đóng góp mới của luận án Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu thành tựu nghiên cứu của giới nghiên cứu từ học Nhật Bản, Triều Tiên và đặc biệt là các nhà nghiên cứu từ học Trung Quốc, luận án tổng thuật, nghiên cứu một cách tổng quan về thể loại từ ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên làm cơ sở để so sánh với thể loại từ tại Việt Nam. Cho đến thời điểm này, luận án là công trình sưu tập đầy đủ nhất về thể loại từ trong văn học trung đại Việt Nam, đồng thời đây cũng là công trình có sự nỗ lực xử lí, giám định văn bản một cách riết ráo nhất. Trên cơ sở khảo sát cụ thể, tổng kết thành tựu sáng tác từ tại Việt Nam thời trung đại, luận án tiến hành phân kì từ sử, nghiên cứu sâu từng giai đoạn sáng tác từ về các phương diện: đội ngũ tác giả, các nguồn ảnh hưởng đến việc tác từ, quan niệm – động cơ sáng tác, quan niệm từ học, thể thức đã tiếp thu, các dạng thức biến cách, nội dung và khuynh hướng nghệ thuật, từ đó làm rõ đặc điểm của thể loại từ ở Việt Nam qua mỗi giai đoạn.
- 3 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có cấu trúc gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu thể loại từ Việt Nam Chương 2: Thể loại từ ở các nước trong khu vực và thực trạng sáng tác từ tại Việt Nam. Chương 3: Thể loại từ Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVIII: Tiếp nhận và tái tiếp nhận Chương 4: Thể loại từ Việt Nam thế kỉ XIX: Thừa tiếp và phát huy PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỂ LOẠI TỪ VIỆT NAM 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thể loại từ Việt Nam Ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỉ XX trở lại đây, trong một số sách đã có một số kết quả nghiên cứu nhất định về từ được công bố, song thành tựu còn nhiều hạn chế. 1.1.1. Những nghiên cứu trường hợp Hướng nghiên cứu này có hai trọng điểm chính thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đó là bài từ điệu Nguyễn lang quy của Không Việt đại sư Ngô Chân Lưu và Mộng Mai từ lục của Đào Tấn. Về trường hợp bài từ điệu Nguyễn lang quy của Khuông Việt, tới nay có tới trên 20 bài viết chuyên sâu, khởi đầu là Phạm Thị Tú với bài “Về bài từ đầu tiên và tác giả của nó: sư Khuông Việt” (Tạp chí Văn học, số 6 - 1974), sau đó là các tác giả Nguyễn Tài Cẩn, Hoàng Văn Lâu, Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Đình Phức, Phạm Văn Ánh, v.v... Tác phẩm được nghiên cứu với nhiều góc độ, như: lập trường ngoại giao của tác giả, văn bản, nội dung, phong cách, giọng điệu, ngôn ngữ, cách lập ý, v.v... Về Mộng Mai từ lục của Đào Tấn, từ bài viết thiên về phê bình, phát huy nghĩa lí của Xuân Diệu công bố năm 1982, trong phần “Tìm hiểu nhà thơ Đào tấn” (sách Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập II, Nxb. Văn học, H.1982), đến một số bài viết mang tính chất bình tán, gần đây tác phẩm được tiếp cận chủ yếu dưới góc độ văn bản học, tiêu biểu là các bài viết của Trần Văn Tích (học giả Việt Nam tại hải ngoại), Trần Nghĩa và Phạm Văn Ánh. Bên cạnh đó là một số nghiên cứu về tác phẩm từ trong Cưu đài thi tập, Cổ điệu ngâm từ, Lưu Hương kí, tác phẩm từ của Nguyễn Huy Oánh, Miên Thẩm, quan niệm từ học của Miên Trinh... của Phạm Văn Ánh.
- 4 Với các nghiên cứu trường hợp nói trên, hướng nghiên cứu chủ yếu vẫn là văn bản học. 1.1.2. Những nghiên cứu tổng quan về thể loại từ Việt Nam Năm 2001, tác giả Thế Anh trên Tạp chí Hán Nôm có bài“Từ Trung Hoa và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam”, song chỉ là mô tả một cách hết sức sơ lược. Người thực sự đi đầu trong việc mô tả một cách tổng quan về thể loại từ tại Việt Nam là Trần Nghĩa. Trong bài “Thể loại từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với văn học bản địa” (Tạp chí Hán Nôm, số 5 - 2005), Trần Nghĩa tiến hành thống kê, phân kì từ sử Việt Nam đồng thời có một số nhận định bước đầu về thực trạng sáng tác từ ở Việt Nam. Tại Trung Quốc, năm 2004, trên tờ Giải phóng quân Ngoại quốc ngữ học viện học báo, Tưởng Quốc Học (蔣國學) có bài “Từ tại Việt Nam vị năng hưng thịnh đích nguyên nhân thám tích” (Tìm hiểu về nguyên nhân khiến thể loại từ Việt Nam không phát triển hưng thịnh), song cũng mới chỉ mô tả về thể loại từ ở Việt Nam một cách sơ lược. Năm 2008, trên tờ Quảng Tây đại học học báo, Hà Thiên Niên (何仟 年) trong bài “Việt Nam đích điền từ cập từ học –Hán văn học di thực bối cảnh đích văn thể án lệ” (Điền từ và từ học ở Việt Nam – Một nghiên cứu trường hợp về thể loại văn học trong bối cảnh di thực của văn học Hán) đã tiến hành thống kê tác giả, tác phẩm từ Việt Nam đồng thời đưa ra một số nhận định ban đầu. Trong số các bài viết của 4 tác giả trên đây, bài viết của Trần Nghĩa và Hà Thiên Niên thể hiện công phu sưu tập, nghiên cứu thực sự dù còn ở mức độ sơ lược. Tuy nhiên, đáng lưu ý là con số thống kê của hai tác giả nói trên đưa ra còn nhiều thiếu sót và nhầm lẫn, dẫn đến các kiến giải chưa đủ thức thuyết phục. Ngoài các bài viết đã đề cập còn một số nghiên cứu của Phạm Văn Ánh, như các bài: “Một số nét cơ bản về thể loại từ ở Việt Nam” (Tạp chí Hán Nôm, số 4, 2009), mang tính khái lược về thành tựu sáng tác từ và từ sử Việt Nam; “Thể loại từ ở Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVIII” (Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 8-9, 2012), nghiên cứu chuyên sâu về thể loại từ Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVIII trên một số phương diện như số lượng tác giả, tác phẩm, thể thức, nội dung, nghệ thuật... TIỂU KẾT: Có thể thấy những năm gần đây, thể loại từ ở Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của giới học thuật trong và ngoài nước. Qua các công trình đã công bố, chỉ có trường hợp bài từ điệu Nguyễn lang quy của Ngô Chân Lưu là được nghiên cứu một các đa diện và chuyên sâu. Các nghiên cứu khác hoặc giải quyết một vài vấn đề cụ thể, hoặc mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu một số phương diện của một giai đoạn từ sử nhất định. Việc khảo sát và nghiên cứu tổng quan về thành tựu sáng tác từ tại Việt Nam còn nhiều bất cập, cần có những nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn.
- 5 Chương 2 THỂ LOẠI TỪ Ở CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ THỰC TRẠNG SÁNG TÁC TỪ TẠI VIỆT NAM 2.1. Khái niệm thể loại từ Từ (詞) là thể loại văn học có nguồn gốc Trung Quốc, nguyên tên đầy đủ là khúc tử từ (曲子詞), có nghĩa là phần lời của bài hát. Sáng tác từ ban đầu được thực hiện theo nguyên tắc “tiên nhạc hậu từ” (先樂後詞 - nhạc trước lời sau), “ỷ thanh điền từ” (倚聲填詞 - nương vào âm nhạc để điền lời); trên cơ sở bản nhạc có sẵn, người viết từ - từ nhân (詞人), điền lời vào cho bản nhạc ấy để diễn xướng, phần lời đó chính là từ, còn thao tác viết từ gọi là điền từ (填詞), ỷ thanh (倚聲), y thanh (依 聲)... Sau khi từ nhạc dần thất truyền, các điệu từ được khái quát thành các khung cách luật gọi là từ phổ, việc điền từ do đó cũng có sự thay đổi, từ “ỷ thanh điền từ” chuyển sang “án phổ điền từ” (按譜填詞). Ngoài tên gọi là từ, hay khúc tử từ, thể loại này còn có nhiều cách gọi khác như: thi dư (詩餘), trường đoản cú (長短句), nhạc phủ (樂府), nhạc chương (樂章 ), biệt điệu (別調), ca khúc (歌曲), ngữ nghiệp (語業)... mỗi một tên gọi mang những hàm nghĩa nhất định. Xét về hình thức, các bài từ chủ yếu dùng lối câu dài ngắn không đồng đều (trường đoản cú), với hàng ngàn thể thức (điệu, thể) khác nhau. Từ có thủ pháp nghệ thuật, phạm vi đề tài và giá trị thẩm mĩ riêng. Từ khi ra đời, trải hơn ngàn năm, thể loại này tồn tại song hành cùng các thể thơ truyền thống như thơ cổ phong, cận thể… xác lập vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Không chỉ vậy, cùng ảnh hưởng của chữ Hán, văn hóa Hán, từ còn ảnh hưởng lan tỏa sang các nước Đông Á trong đó có Việt Nam, tạo ra một thể loại văn học mang tính chất khu vực. 2.2. Thể loại từ ở Trung Quốc và sự ảnh hưởng của nó ra các nước Đông Á 2.2.1. Thể loại từ ở Trung Quốc Thể loại từ Trung Quốc manh nha từ thời Tùy (581-618), đến thời Đường Huyền Tông (712-756) được sáng tác một cách tương đối thường xuyên. Các sáng tác ban đầu chủ yếu là các tác phẩm dân gian, sau đó thể loại từ dần thu hút sự chú ý của giới “thi khách”. Cuối thời Đường, Ngũ đại, từ phát triển tương đối mạnh, đặc biệt là thành tựu sáng tác từ của Hoa gian phái. Sang thời Tống (960-1279), kế thừa thành tựu phát triển của thể loại từ các giai đoạn trước, đặc biệt là giai đoạn Ngũ đại, bên cạnh đó là chính sách sùng văn ức
- 6 võ và sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị, thể loại từ thời Tống dần phát triển vượt bậc, đạt đến đỉnh cao. Nói về thành tựu của từ giai đoạn này, Vương Quốc Duy (王 國維, 1877-1927) cho rằng Tống từ đã đạt đến mức là “văn học của một thời đại mà các đời sau chẳng thể nào theo kịp” (Tống Nguyên hí khúc sử - Tự tự), dẫn đến cách gọi định danh thể loại gắn với triều đại là “Tống từ”. Sự phát triển của thể loại từ thời Tống thể hiện ở một số điểm cơ bản: phát triển vượt bậc về số lượng tác giả - tác phẩm, hoàn thiện về thể thức, thuần thục về nghệ thuật, đa dạng về phong cách và nội dung biểu đạt. Không chỉ vậy, ở giai đoạn này, quan niệm từ học cũng có nhiều nét thú vị như quan điểm “dĩ thi vi từ” (lấy thơ làm từ) của Tô Đông Pha (蘇東坡, 1037-1101), “biệt thị nhất gia” của Lí Thanh Chiếu (李清照, 1084-1151), “dĩ văn vi từ” của Tân Khí Tật (辛棄疾, 1140-1207), v.v… Do từ nhạc thất truyền, sự thay thế của bắc khúc... từ suy thoái vào thời Kim (1115-1234) - Nguyên (1271-1368). Thời Minh (1368-1644), từ được sáng tác tương đối phổ biến song không có thành tựu thật sự nổi bật. Thời Thanh (1644-1912) là giai đoạn phục hưng của thể loại từ. Bên cạnh các thành tựu về sáng tác, thể loại từ ở Trung Quốc còn đạt nhiều giá trị về phương diện lí luận từ học. Từ là một thể loại có thành tựu đặc biệt trong nền văn học Trung Quốc. Trải qua hơn một nghìn năm vận động và phát triển, thể loại từ ở Trung Hoa qua nhiều giai đoạn khác nhau, về thể thức cũng như khuynh hướng nghệ thuật có nhiều biến đổi qua các giai đoạn. 2.2.2. Thể loại từ ở Nhật Bản Tại Nhật Bản, từ được tiếp nhận từ đầu thế kỉ XIX với chùm từ 5 bài Ngư ca tử của Thiên hoàng Saga (嵯峨天皇, 786-842), song trải nhiều thế kỉ, thể loại từ ở Nhật Bản gần như không phát triển, tới thế kỉ XVII mới ít nhiều khởi sắc. Đến thế kỉ XIX, thể loại từ Nhật Bản có nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tiêu biểu nhất là các sáng tác của Điền Năng Thôn Trúc Điền (田能村竹田, 1777-1835) và Lâm Hòe Nam (森槐南, 1863-1911). Nhà từ học Trung Quốc là Hạ Thừa Đảo trong Vực ngoại từ tuyển (域外詞選) - một tuyển tập tác phẩm từ Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam - từng viết: “Từ nhân Nhật Bản thuộc phái từ của Tô - Tân, đương thời không ai vượt qua được Hòe Nam. Mà tác phẩm của ông, về sự diễm lệ và chặt chẽ, thì cũng không kém gì Yến Cơ Đạo (宴幾道, 1040?-1112?) và Tần Quán (秦觀, 1049-1100)”. Giai đoạn năm thứ 10 niên hiệu Minh Trị [1877] tới năm thứ 25 [1892], được coi là “thời đại hoàng kim của điền từ Nhật Bản” (Kađa Chikirô - Nhật Bản điền từ sử thoại). 2.2.3. Thể loại từ ở Triều Tiên
- 7 Tại Triều Tiên, thể loại từ bắt đầu từ sáng tác của Tuyên Tông nước Cao Li là Vương Vận (王運, 1049-1094). Tuy nhiên, tới hết thế kỉ XIII, sáng tác từ ở Triều Tiên vẫn khá thưa thớt. Từ thế kỉ XIV, thể loại từ ở Triều Tiên được sáng tác một cách phổ biến, đạt đỉnh cao nhất vào thế kỉ XIX, đặc biệt là nửa sau thế kỉ XIX. Không chỉ có các tác phẩm từ độc lập, trong các bộ tiểu thuyết chữ Hán của Triều Tiên như An Bằng mộng du lục (安憑夢遊錄, khuyết danh), Ngọc tiên mộng (玉仙 夢) của Đãng Ông (宕翁), Kim ngao tân thoại (金鰲新話) của Kim Thời Tập (金時 習), Anh Anh truyện (英英傳, khuyết danh)… thể loại từ cũng được ứng dụng một cách phổ biến. Điều đáng chú ý là, bên cạnh các bài từ sáng tác theo các từ điệu tiếp nhận từ Trung Hoa, các tác giả Triều Tiên còn chủ động tự viết nhạc (tự độ khúc) để tạo ra các điệu từ mới. Đây là điều ít thấy ở Nhật Bản và Việt Nam. Nhìn chung, sơ bộ thống kê, tại Triều Tiên từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XIX có khoảng gần 200 tác giả từ, số lượng tác phẩm khá phong phú, lên tới hàng ngàn bài. Số lượng tác giả tác phẩm đó là ưu trội so với thể loại từ ở Nhật Bản và Việt Nam. 2.3. Thực trạng sáng tác từ ở Việt Nam – Khảo biện qua các nguồn tư liệu 2.3.1. Các tiêu chí nhận dạng Căn cứ vào trạng thái tồn bản và những biến đổi phức tạp về hình thức của tác phẩm từ Việt Nam hiện còn, luận án đưa ra 5 tiêu chí nhận dạng tác phẩm từ Việt Nam, gồm: 1/ Mỗi bài từ bao giờ cũng được sáng tác theo một điệu từ (từ điệu) nhất định. Trừ một số trường hợp, về cơ bản các điệu từ đều từng được ghi nhận trong các sách về từ phổ, từ luật. Do vậy, một tác phẩm được coi là thuộc thể loại từ thì phải có từ điệu và từ điệu đó từng được các sách về từ phổ, đồ phổ, từ luật ghi nhận. Nếu tác phẩm không có từ điệu thì phải thuộc từ tập chuyên biệt và có thể thức đặc trưng của thể loại từ. 2/ Tác phẩm không thuộc hai trường hợp trên thì phải được tác giả coi là từ, hoặc sách có chép tác phẩm đó ghi rõ nó là sáng tác từ. 3/ Những bài mang các tên gọi khác của từ như “trường đoản cú”, “nhạc chương”, ... cũng cần kiểm tra kĩ về cách luật bởi chúng không nhất thiết thuộc thể từ. 4/ Những bài mà tên gọi mang chữ “từ” như: Yến tử từ, Cung từ, Xuân từ, Thu từ... có khi chỉ là thơ cung từ, hoặc cổ phong; nếu không có tên điệu, không thuộc từ tập, không có những đặc trưng thể thức của từ thì không được coi là tác phẩm từ. 5/ Các bài thuộc điệu Liễu chi, Trúc chi... có bài thuộc thơ cổ phong, có bài thuộc thơ cận thể, có bài thuộc thể từ, nếu không thuộc các từ tập, dạng thức cách luật không đúng từ luật thì không được coi là từ. Trong tất cả các trường hợp kể trên đều cần phải kiểm tra kĩ về dạng thức cách luật của từng tác phẩm.
- 8 2.3.2. Khảo biện tác giả, tác phẩm từ Việt Nam qua các nguồn tư liệu 2.3.2.1. Khảo biện qua các truyện kí, tiểu thuyết: Luận án sưu tập, khảo biện tác giả, tác phẩm từ Việt Nam qua 8 tài liệu, gồm: 1/ Thiền uyển tập anh, 2/ Tam tổ thực lục, 3/ Truyền kì tân phả, 4/ Hoa viên kì ngộ, 5/ Sơ kính tân trang, 6/ Đồng song kí, 7/ Việt Nam kì phùng sự lục, 8/ Truyện kí trích lục, xác định được 8 tác giả, 29 bài từ.
- 9 2.3.2.2. Khảo biện qua các thi văn tập: Luận án sưu tập, khảo biện tác giả, tác phẩm từ Việt Nam qua 27 tài liệu, gồm : 1/ Cưu đài thi tập, 2/ Ngôn chí thi tập, 3/ Phủ chưởng tân thư, 4/ Hoa trình ngẫu bút lục, 5/ Hồng Ngư trú tú lục, 6/ Bách liêu thi văn tập, 7/ Anh ngôn thi tập, 8/ Anh ngôn thi tập hạ, 9/ Ngọ Phong văn tập, 10/ Thạc Đình di cảo, 11/ Thạch Động tiên sinh thi tập, 12/ Dụ Am ngâm tập, 13/ Thủy vân nhàn vịnh tập, 14/ Châu Phong tạp thảo, 15/ Mai dịch thú dư, 16/ Lưu Hương kí, 17/ Quan Đông hải, 18/ Minh quyên thi tập, 19/ Hoa thiều ngâm lục, 20/ Tạ Hiên tiên sinh nguyên tập, 21/ Kim Mã Ẩn Phu cảm tình lệ tập (đính kèm trong Danh ngôn tạp trước), 22/ Hà Đình ứng chế thi sao, 23/ Thi văn tạp tập, 24/ Quy điền thi tập, 25/ Nguyễn Hoàng Trung thi tạp tập, 26/ Diệu Liên tập, 27/ Nguyễn đại nhân thí trúng hạ tập, xác định được 23 tác giả, 143 bài từ. 2.3.2.3. Khảo biện qua các từ tập chuyên biệt: Luận án sưu tập, khảo biện tác giả, tác phẩm từ Việt Nam qua 3 tài liệu, gồm: 1/ Cổ duệ từ, 2/ Mộng Mai từ lục, 3/ Cổ điệu ngâm từ, xác định được 2 tác giả, 131 bài từ. 2.3.2.4. Khảo sát qua tư liệu điền dã: Qua khảo sát điền dã, hiện mới phát hiện được 1 bài từ điệu Thiên tiên tử tại nhà thờ Đại tông dòng họ Nguyễn Huy (Xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). 2.3.2.5. Các tác phẩm đã thất truyền: Luận án khảo cứu qua các tư liệu Hán – Nôm, xác định được 3 tác giả, với 1 từ tập chuyên biệt, 1 sách từ luận, 1 tuyển tập từ và một số bài từ (không rõ số lượng cụ thể) đã bị thất truyền. Sưu tập, khảo biện qua các nguồn tư liệu, sau khi loại bỏ các tác phẩm từ Trung Quốc chép lẫn trong các thư tịch (181 tác phẩm: 64 bài chép lẫn trong các thi tập, 117 bài chép lẫn trong từ tập), đính chính các nhầm lẫn về từ điệu, xác định, bổ sung từ điệu, số lượng tác giả, tác phẩm từ Việt Nam qua các nguồn tư liệu gồm 37 tác giả, với số lượng tác phẩm từ hiện còn là 304 bài viết theo 133 điệu. 2.4. Phân kì từ sử Việt Nam Xem xét các yếu tố niên đại sáng tác của các bài từ cụ thể, niên đại hoàn thành các sách có lưu trữ các bài từ, cũng như niên đại tác giả, có thể tổng hợp kết quả khảo sát thể loại từ Việt Nam theo lịch đại như bảng sau:
- 10 BẢNG TỔNG HỢP TÁC PHẨM TỪ VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN STT Tên sách Tác giả từ Số lượng (bài) Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII 1. Thiền uyển tập anh Ngô Chân Lưu (933-1011) 1 2. Tam tổ thực lục Lí Đạo Tái (1254-1334) 1 3. Ngôn chí thi tập Phùng Khắc Khoan (1528-1613) 3 Tổng số: 3 tác giả, 5 bài từ Giai đoạn thế kỉ XVIII 4. Truyền kì tân phả Đoàn Thị Điểm (1705-1748) 6 5. Đặng Trần Côn (Nửa đầu thế kỉ XVIII) 9 6. Phủ chưởng tân thư Nguyễn Ngọc Thiềm (nửa đầu thế kỉ 8 XVIII) 7. Hoa trình ngẫu bút lục Lê Quang Viện (Nửa sau thế kỉ XVIII), 4 8. Hồng Ngư trú tú lục Học trò mừng Nguyễn Nghiễm (1708- 1 1775) 9. Bách liêu thi văn tập Trần Danh Lâm (1705-1777) 1 10. Anh ngôn thi tập 7 11. Anh ngôn thi tập hạ Ngô Thì Sĩ (1726-1780) 10 12. Ngọ Phong văn tập 4 13. Thạc Đình di cảo Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) 9 14. Thạch Động tiên sinh thi tập Phạm Nguyễn Du (1739-1786) 5 15. Dụ Am ngâm tập Phan Huy Ích (1750-1822) 11 16. Châu Phong tạp thảo Phạm Đình Hổ (1768-1839) 6 17. Hoa viên kì ngộ tập Khuyết danh (Cuối thế kỉ XVIII) 7 Tổng số: 12 tác giả, 88 bài từ Giai đoạn thế kỉ XIX 18. Kim Mã ẩn phu cảm tình lệ Đỗ Lệnh Thiện (1760- sau 1824) 5 tập 19. Sơ kính tân trang Phạm Thái (1777-1813) 4 20. Bảng gỗ nhà thờ họ Khuyết danh (Cuối thế kỉ XVIII, đầu XIX) 1 Nguyễn Huy 21. Mai dịch thú dư Ngô Thì Hương (1774-1821) 3 22. Lưu Hương kí Hồ Xuân Hương (thế kỉ XIX) 4 23. Quan Đông hải Nguyễn Hành (1771-1824) 15 24. Minh quyên thi tập 25. Hoa thiều ngâm lục Phan Huy Chú (1782-1840) 8 26. Chu Tạ Hiên tiên sinh Chu Doãn Trí (1779-1850) 2 nguyên tập 27. Hà Đình ứng chế thi sao Nguyễn Thuật (1842-?) 1 28. Thi văn tạp tập Hà Tông Vịnh, Khuyết danh (Nửa đầu thế 2 kỉ XIX) 29. Cổ duệ từ Miên Thẩm (1819-1870) 114 30. Lật Viên điền từ Nguyễn Miên Khoan (Thế kỉ XVIII) ?
- 11 31. Từ thoại 32. Từ tuyển, một số sáng tác từ Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì, 1829-1833) ? (không rõ số lượng cụ thể) 33. Một số sáng tác từ (không rõ Miên Trinh (1820-1897) ? số lượng cụ thể) 34. Nguyễn Hoàng Trung thi tạp Nguyễn Hoàng Trung thế kỉ (XIX ) 22 tập 35. Diệu Liên thi tập Mai Am (1826-1904) 2 36. Mộng Mai từ lục Đào Tấn (1845-1907) 17 37. Nguyễn đại nhân thí trúng Bùi Lương (Cuối XIX) 1 hạ tập 38. Đồng song kí Khuyết danh (Thế kỉ XIX) 6 39. Việt Nam kì phùng sự lục Khuyết danh (cuối thế kỉ XIX) 3 40. Truyện kí trích lục Mai Cát Phủ (Cuối thế kỉ XIX) 1 Tổng số: 22 tác giả, 211 bài từ. Căn cứ vào thực tế sáng tác từ ở Việt Nam, có thể phân chia từ sử Việt Nam thành 2 giai đoạn lớn: 1/ Giai đoạn thứ nhất từ năm 987 đến hết thế kỉ XVII, là giai đoạn thể loại từ được tiếp nhận và ít nhiều được vận dụng trong sáng tác, song gần như không phát triển; 2/ giai đoạn thứ hai từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là giai đoạn thể loại từ xuất hiện trở lại sau một thời gian dài vắng bóng, được sáng tác một cách thường xuyên hơn, dần dần đạt đến đỉnh cao nhất vào nửa sau thế kỉ XIX. Ở giai đoạn thứ hai này có thể phân chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn: 1/ Giai đoạn thứ nhất tương ứng với thế kỉ XVIII, là giai đoạn xuất hiện trở lại của thể loại từ, và từ đây, thể loại văn học này được sáng tác một cách khá thường xuyên, tạo đà cho giai đoạn sau; 2/ Giai đoạn thứ hai tương ứng với thế kỉ XIX, là giai đoạn thể loại từ tiếp tục được duy trì và phát triển đến đỉnh cao. TIỂU KẾT: Từ là thể loại văn học quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Từ khi xuất hiện đến thời quân chủ, thể loại này trải nhiều giai đoạn khác nhau, có toàn thịnh, suy thoái đồng thời về quan niệm thẩm mĩ cũng không hoàn toàn nhất quán. Cùng với ảnh hưởng của chữ Hán, văn hóa Hán, giống như nhiều thể loại văn học có nguồn gốc Trung Quốc khác, thể loại này sớm được các nước Đông Á tiếp thu và vận dụng trong sáng tác, dần trở thành một thể loại văn học có tính chất khu vực. Từ sử Việt Nam khởi đầu bằng sáng tác của Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu, năm 987, chỉ tính đến hết thế kỉ XIX trải dài hơn 9 thế kỉ. So với các nước Đông Á, Nhật Bản là nước tiếp nhận, sáng tác từ sớm nhất, kế đó là Việt Nam rồi tới Triều Tiên, nhưng nếu xét về thành tựu sáng tác từ thể hiện ở số lượng tác giả, tác phẩm thì có thể nói Triều Tiên là nước khả quan nhất. Tuy thành tựu sáng tác từ ở các nước Đông Á nhiều ít khác nhau song về đại quan, thể loại từ Trung Quốc khi truyền sang các nước Đông Á đều không phát triển mạnh như nhiều thể loại văn học khác có chung một nguồn gốc mà tiêu biểu là thơ cận thể. Thực trạng sáng tác cùng tiến trình vận động và phát triển của thể loại từ Việt Nam khá giống với Nhật Bản. Đáng chú ý là giai đoạn thời Tống, giai đoạn phát triển đạt đến đỉnh cao của thể loại
- 12 từ Trung Quốc, đồng thời là giai đoạn từ gắn liền với âm nhạc và diễn xướng, thể loại từ ở Đông Á đều không phát triển mạnh. Thời nhà Thanh là giai đoạn phục hưng của thể loại từ Trung Hoa, khi đó sáng từ không còn là “ỷ thanh điền từ”, mà là “án phổ điền từ”. Sự phục hưng của thể loại từ thời Thanh đã được xác lập ngay từ nửa sau thế kỉ XVII, dưới các triều Thuận Trị (1644-1661) và Khang Hi (1662- 1722), song phải đến nửa sau thế kỉ XIX thể loại từ ở ba nước Đông Á mới phát triển lên đến đỉnh cao nhất. Có thể nhận thấy, dẫu khi từ còn là thể thức thơ ca hợp nhạc, hay khi đã tách li khỏi âm nhạc để trở thành một thể thức thơ ca cách luật riêng biệt, thì sự tiếp nhận thể loại từ ở Đông Á nhìn chung vẫn “chậm một nhịp” so với thể loại từ ở Trung Quốc. Chương 3 THỂ LOẠI TỪ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XVIII – TIẾP NHẬN VÀ TÁI TIẾP NHẬN 3.1. Thể loại từ Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVII – Xuất hiện và ngưng trệ 3.1.1. Đội ngũ tác giả Tính từ tác phẩm từ đầu tiên được Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu sáng tác năm 987 đến hết thế kỉ XVII, trải qua thời gian hơn 700 năm, hiện chỉ còn xác định được 3 tác giả, với 5 tác phẩm từ. Các tác giả từ giai đoạn này đều là các trí thức cao cấp, có vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị đương thời; có thể nói họ đều là những “nhân vật chính trị”. Trong số này có 2 tác giả là những Thiền sư nổi tiếng trong lịch sử (Khuông Việt đại sư Ngô Chân Lưu, Huyền Quang Lí Đạo Tái). Đó là nét khu biệt với đội ngũ tác giả từ các giai đoạn sau. 3.1.2. Các nguồn ảnh hưởng đến việc tác từ Xem xét trên các phương diện phương thức chế tác, nội dung và phong cách từ, có thể thấy ảnh hưởng của thể loại từ thời Ngũ đại mà gần gũi nhất là từ phong của triều Nam Đường đến sáng tác từ của Ngô Chân Lưu. Các sáng tác của Lí Đạo Tái và Phùng Khắc Khoan có dấu vết ảnh hưởng của thể loại từ từ thời Tống về sau. 3.1.3. Quan niệm, động cơ sáng tác Nếu ở Trung Quốc, từ thiên về trữ tình, nhất là tình cảm cá nhân, nam nữ luyến ái thì sáng tác từ giai đoạn này ngay từ tác phẩm đầu tiên đã được dùng để phục vụ phục vụ mục đích chính trị. Các tác phẩm khác đều được dùng để thể hiện, đề cao đạo hiếu và ngôn chí. 3.1.4. Văn bản và thể thức Tác phẩm từ giai đoạn này có nhiều biến dạng về văn bản. Có 2 lí do dẫn đến tình trạng đó: 1/ Do truyền bản qua thời gian lâu dài với nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng
- 13 khác nhau (như trường hợp sáng tác của Ngô Chân Lưu, Lí Đạo Tái), 2/ Do tác giả không tuân thủ nghiêm ngặt từ luật (tiêu biểu là các sáng tác của Phùng Khắc Khoan). 3.1.5. Nội dung và phong cách nghệ thuật Bài từ điệu Nguyễn lang quy của Ngô Chân Lưu sáng tác tiễn sứ giả nhà Tống là Lí Giác về nước tiêu biểu cho nghệ thuật điền từ với tư cách là thể loại thơ ca hợp nhạc, dùng để diễn xướng, tiếp cận với đặc trưng phong cách thể loại từ thời Ngũ đại. Đây là tác phẩm mở đầu thể loại từ ở Việt Nam đồng thời cũng là một trong những tác phẩm mở đầu lịch sử văn học dân tộc, ngôn từ trau chuốt, hoa mĩ, “có thể vốc được” (Lê Quý Đôn – Toàn Việt thi lục), lập ý khéo léo, vừa đảm bảo yếu tố diễm mĩ vừa đảm bảo yếu tố bi mĩ, có thể coi là một trong những bài từ xuất sắc nhất trong từ sử Việt Nam. Các sáng tác của Lí Đạo Tái và Phùng Khắc Khoan nói về đạo hiếu và chí hướng phò vua giúp nước, đã có biểu hiện của xu hướng thi hóa thể loại theo quan niệm thi giáo của Nho gia. 3.2. Thể loại từ Việt Nam thế kỉ XVIII – Tái tiếp nhận và phát triển 3.2.1. Đội ngũ tác giả Giai đoạn này hiện còn ít nhất 12 tác giả sáng tác theo thể loại từ. Về cơ bản họ đều là các nhà khoa bảng thành danh, đồng thời cũng có vị trí cao trong xã hội (như: Trần Danh Lâm, Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du, Nguyễn Huy Oánh, Phan Huy Ích), một số tuy không đỗ đạt cao song đương thời nổi tiếng về tài năng thơ ca (như trường hợp Đặng Trần Côn, Phạm Đình Hổ), một số là các bậc tài tử đương thời (như: Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Ngọc Thiềm). Giữa một số tác giả có quan hệ với nhau: Đoàn Thị Điểm có quan hệ với Đặng Trần Côn, Đặng Trần Côn là bạn thơ từ với Nguyễn Ngọc Thiềm đồng thời có quan hệ với Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Oánh có quan hệ với Phạm Nguyễn Du và Ngô Thì Sĩ. Nét nổi bật của đội ngũ tác giả từ giai đoạn này là xuất thân Nho học, có học vấn cao, có tài năng văn chương, thành danh trong khoa cử; đa số các tác giả như Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn, Nguyễn Ngọc Thiềm, Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du đều là những nhân vật giàu cá tính và chất tài tử. 3.2.2. Các nguồn ảnh hưởng đến việc tác từ Ngoài tác động của bối cảnh xã hội và văn chương, về các nguồn ảnh hưởng dẫn đến việc tác từ của các tác giả giai đoạn này có thể khái quát bởi 4 yếu tố: 1/ Xuất phát từ sự học, 2/ Từ nguồn sách vở Trung Quốc truyền sang, 3/ Do sự tiếp xúc trực tiếp thông qua đi sứ, 4/ Do ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tác giả. Tuy nhiên, bốn yếu tố này không phải bao giờ cũng có thể phân tách được một cách thật rạch ròi. 3.2.3. Quan niệm, động cơ sáng tác Tuy các tác giả giai đoạn này không phát biểu một cách trực tiếp quan niệm sáng tác của họ, song dựa vào từ tự, nội dung các bài từ, có thể nhận thấy đối với đa phần các tác giả, từ vẫn thuộc địa hạt của thơ, không phân biệt một cách rạch ròi về mặt chức năng, nhưng so với thơ, địa vị của từ có phần sút kém hơn. Đây cũng là
- 14 một trong những nguyên nhân khá quan trọng khiến từ tuy không bị dè bỉu, tẩy chay, nhưng cũng không được sáng tác một cách phổ biến. 3.2.4. Thể thức 3.2.4.1. Các điệu thức đã được tiếp thu Thống kê 88 tác phẩm từ Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII cho thấy chúng thuộc về 54 điệu, trong đó các điệu được sử dụng một cách thường xuyên nhất là: Mãn đình phương – 7 lần, Vọng Giang Nam (hay cũng gọi là điệu Giang Nam hảo) – 6 lần, Tây giang nguyệt – 5 lần. Xét về cú thức, trong các sáng tác từ giai đoạn này có sự hiện diện của 8 trong tổng số 11 kiểu câu của từ, bao gồm: câu 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ và câu 9 chữ, không có các câu 1 chữ, 10 chữ và 11 chữ; cách cách ngắt câu cũng hết sức phong phú. 3.2.4.2. Về phương diện gieo vần Các tác phẩm từ thế kỉ XVIII thuần túy gieo vần chân theo 3 cách: 1/ Dùng thuần vần bằng, 2/ Dùng thuần vần trắc, 3/ Dùng vần bằng và vần trắc đan xen nhau. Đây cũng là nét khá đặc biệt so với cách gieo vần của các thể thức thơ cận thể vốn là thể thức quen thuộc, sở trường của nhà nho Việt Nam. 3.2.4.3. Về ngôn ngữ Ngôn ngữ từ giai đoạn thế kỉ XVIII thiên về trang trọng, tao nhã, đặc biệt là từ trong các thi tập; đôi khi cũng có tác giả khá chuộng dùng điển, như trường hợp các bài từ của Nguyễn Huy Oánh. Lãnh cú tự có xuất hiện nhưng rất ít, đến mức không đáng kể. 3.2.4.4. Phân loại theo loại và phiến Các tác phẩm từ giai đoạn thế kỉ XVIII, dạng tiểu lệnh - song điệu vẫn chiếm số lượng lớn nhất. Trong số 88 bài từ giai đoạn này chỉ có 1 bài làm theo lối tam điệp, toàn bài phân làm ba phiến, đó là bài từ điệu Nguyệt trung hành của Phạm Nguyễn Du. Thực ra, điệu Nguyệt trung hành theo từ phổ là loại song điệu, có 2 thể: 48 chữ và 50 chữ, xét tổng số chữ theo từ phổ, bài trên vẫn thuộc loại tiểu lệnh, nhưng khi tiếp thu điệu từ này, Phạm Nguyễn Du đã “chế biến” và “nâng cấp”, biến nó từ song điệu thành tam điệp; từ số chữ là 48 hoặc 50 đẩy lên thành 82 chữ, tức là biến điệu Nguyệt trung hành từ loại tiểu lệnh thành loại trung điệu. 3.2.4.5. Mức độ chuẩn xác về từ luật Các sáng tác từ giai đoạn này nhìn chung có độ “lệnh khung” rất lớn so với từ luật, nhiều tác phẩm thậm chí nếu không có từ điệu thì không thể xác định được điệu thức của chúng. Điều này cho thấy, tác phẩm từ Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII mang tính biến thể cao.
- 15 3.2.4.6. Nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch về cách luật Có 2 nguyên nhân cơ bản: 1/ Do biến động về văn bản, 2/ Do tác giả cố ý không tuân thủ nghiêm cách luật, vừa có xu hướng thoát li khỏi sự quy định chặt chẽ của từ phổ để tự do trong sáng tác, lại có biểu hiện cách tân thể loại để tạo ra những dạng thức cách luật mới, chứng tỏ trong khi tiếp nhận một thể loại từ với tư cách là thể loại văn học ngoại lai, các tác giả Việt Nam giai đoạn này có sự tìm tòi riêng, không quá câu nệ vào các khuôn mẫu có sẵn. 3.2.5. Nội dung và phong cách nghệ thuật 3.2.5.1. Xu hướng dùng từ để tả cảnh Các bài từ dạng này chiếm tỉ lệ lớn. Tiêu biểu cho khuynh hướng dùng từ để miêu tả phong cảnh là Ngô Thì Sĩ và Phan Huy Ích. Tuy nhiên trong thể loại từ, nhất là từ ở Trung Quốc, không có xu hướng tả cảnh thuần túy, các tác giả thường thông qua tả cảnh để ngụ cái xuân tình, hoặc giả là ý “thương xuân bi thu”, hay “thương loạn thương biệt”. Các sáng tác của hai tác giả Việt Nam nói trên (nhất là Ngô Thì Sĩ) khá gần với thơ, sự phân biệt với thơ qua các bài từ chỉ là ở hình thức thể loại. Cũng là các bài từ tả cảnh, tác phẩm của Nguyễn Huy Oánh và Phạm Nguyễn Du lại mang ý vị khác hẳn. Với Nguyễn Huy Oánh, đó là cảnh nhàn dật của một sĩ phu sau khi “công thành danh thỏa” trở về làm bạn với cúc với mai, vui với một bầu nước biếc, bốn phía gió xuân, tìm phong vị của cuộc sống nơi thôn dã, an bần mà lạc đạo. Với Phạm Nguyễn Du, đó là tâm thái của đạo sĩ lánh đời, vô vàn xa cách cõi hồng trần. Như vậy, với hai tác giả này, dùng từ để tả cảnh mà thực chất lại là để nói chí. 3.2.5.2. Xu hướng dùng từ để trữ tình Tác phẩm thuộc dạng này chiếm tỉ lệ khá nhỏ, tiêu biểu là một số sáng tác của Ngô Thì Sĩ, Đặng Trần Côn, Nguyễn Ngọc Thiềm, và một số bài trong Truyền kì tân phả, Hoa viên kì ngộ tập. Nhìn chung các bài từ trong các tiểu thuyết bạo dạn hơn trong việc ngôn tình, nhất là tình yêu, tiệm cận hơn với phong cách thể loại. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng sở dĩ có hiện tượng đó là do các bài từ này bị chi phối bởi nội dung các tiểu thuyết. 3.2.5.3. Xu hướng dùng từ để tự sự Các bài từ viết theo xu hướng này không nhiều, tiêu biểu là một số sáng tác của Ngô Thì Sĩ và Nguyễn Huy Oánh. Tuy tự sự không phải điểm mạnh, đặc sắc của từ, nhưng dùng từ để thuật việc mà “thuật lại sự việc như nói ra miệng” , như thế vẫn được coi là có ý cảnh (Vương Quốc Duy – Nhân gian từ thoại). 3.2.5.4. Xu hướng dùng từ để triết lí và nói chí Tiêu biểu cho việc dùng từ để triết lí và nói chí chính là Ngô Thì Sĩ. Bài từ điệu Tô mạc già của ông như sau:
- 16 Phiên âm: Tạm dịch: Thiên bao hàm, Trời bao hàm, Địa trì tải, Đất che chở, Nhân sinh kì trung, Người sống ở trong, Hựu đệ trì nhất hội. Lại tuần hoàn một hội. Trường tồn chính hợp tam tương đối, Còn mãi, đất-trời-người tiếp nối, Na lý nhân mang, Nơi đó người vội vàng, Địa hòa thiên độc tại. Đất trời riêng tồn tại. Thế khuynh triều, Thế nghiêng thành, Nhan tuyệt đại, Xinh bậc nhất, Chuyển tiệp thành không, Chớp mắt thành không. Hốt nhiên như long mại. Chợt tựa rồng bay vút. Thương mang chỉ tác vô tình đãi, Trời xanh vẫn chỉ kẻ vô tình, Thiên cổ hý trường, Thiên cổ một trường đùa cợt, Tá cừ đương khổi lỗi. Mượn ngươi làm hình nộm. (Hàn Vu Thủy dịch). Tác phẩm thể hiện sự suy lự sâu sắc về nhân sinh, tuy nặng về triết lí nhưng cách nói “Cái thế xiêu đổ triều đình / Cái nhan sắc nhất đời / Chớp mắt đã thành không” và “Thiên cổ hý trường / Chỉ mượn kẻ kia để làm cái hình nộm” đã ít nhiều biểu lộ những cảm nhận về sự ngắn ngủi và vô thường của kiếp người; điều đó khiến cho từ phong tuy thiên về triết lí mà vẫn phảng phất yếu tố “bi mĩ” của thể loại từ. Đây là nội dung ít thấy trong thể loại từ nói chung. TIỂU KẾT: Trong từ sử Việt Nam, sáng tác từ giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVIII là một hành trình dài, song thành tựu không lớn. Có 4 nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng này. Trước hết, ban đầu từ là thể thức văn chương dùng để phối hợp với âm nhạc để hát, theo con đường “do nhạc định từ” (từ nhạc điền lời), “tiên nhạc hậu từ” (nhạc trước lời sau), “ỷ thanh điền từ” (dựa vào âm nhạc để điền lời); chịu sự chế định của âm nhạc (yến nhạc). Vì thế, muốn sáng tác được từ, các tác giả - từ nhân - cần phải am tường từ nhạc. Điều đó khiến từ nhân cần phải có tố chất nghệ sĩ cao hơn nhiều so với thi nhân. Sự khó khăn trong việc tiếp thu hệ thống từ nhạc hiển nhiên là một lực cản lớn đối với việc điền từ. Thứ hai, thể thức cách luật của từ phức tạp hơn nhiều lần so với thơ. Vì vậy, ngay cả khi từ thoát li khỏi sự tòng thuộc của âm nhạc để trở thành một dạng thức thơ ca cách luật thì sự phức tạp về cách luật của nó vẫn là một lực cản khá lớn đối với các tác giả, nhất là các nhà nho Việt Nam vốn đã phải quá dụng tâm vào các thể thức văn chương cử nghiệp. Thứ ba, từ vốn là thể thức văn học giải trí trước chén dưới trăng (tôn tiền nguyệt hạ), được tiến hành trong một môi trường âm nhạc và nữ tính, nội dung thiên về nỗi “thương xuân, bi thu”, “li sầu biệt hận”, tình yêu trai gái, sắc dục… thể loại này cố nhiên không phù hợp với quan niệm thẩm mĩ của giới tăng lữ, ngay nhà nho cũng coi là thể loại ủy mị, thấp kém. Để từ phát triển mạnh trong điều kiện đó, ngoài việc tiếp thu hệ thống
- 17 từ nhạc, sự am tường từ luật, nó cần một môi trường tiếp nhận phù hợp, đặc biệt là sự phát triển của các đô thị lớn và các trung tâm giải trí kiểu “ca lâu kĩ quán”, “ca đài vũ tạ”… mà điều này thực tế phát triển ở Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVIII còn nhiều hạn chế. Thứ tư, ngoài những điểm trên, xét hoàn cảnh Việt Nam, đến thế kỉ XVIII, tuy môi trường xã hội, quan niệm văn học có nhiều chuyển biến so với các giai đoạn trước song sự trở lại của thể loại từ giai đoạn này về cơ bản không có sự kế thừa từ giai đoạn trước, vì vậy để thể hiện tình cảm riêng tư các tác giả Việt Nam có thể sử dụng các thể loại vốn là quen thuộc, sở trường như thơ cận thể (chẳng hạn các trường hợp Khuê ai lục, Đoạn trường lục), hay các thể loại văn học nội sinh như ngâm khúc, hát nói… mà không nhất thiết tìm đến với từ. Hơn nữa đến giai đoạn này, từ đã thoát li khỏi sự lệ thuộc vào âm nhạc, sáng tác từ không còn dùng để hát. Do đó, để giải trí, bộc lộ ưu hoài trong các cuộc yến ẩm trước chén trong hoa, thay vì tìm đến với thể loại từ, các tác giả đương thời có thể tìm đến với hát nói, là thể thức văn học nội sinh, dễ sáng tác, dễ cảm thụ và cũng dễ biểu diễn. Chính vì những nguyên nhân cơ bản trên, ở giai đoạn này chưa thấy có tác giả nào thực sự thâm nhập vào thể loại từ, vì thế chưa xuất hiện các từ nhân thực thụ, sáng tác từ mới như một sự thể nghiệm đối với một thể loại văn học vốn dĩ không thông dụng ở Việt Nam. Và hệ quả kéo theo là thể loại từ ở giai đoạn này tính ngôn chí và tự sự lấn át tính ngôn tình, chưa đạt mức thuần thục đồng thời có nhiều biến thái phức tạp về hình thức mà nguyên nhân không phải chỉ là do sự biến động về văn bản. Ra đời trong bối cảnh thời đại và văn chương có nhiều thuận lợi, song do không có sự kế thừa truyền thống, không có sự phát triển mạnh mẽ của đô thị, thị dân và các trung tâm giải trí, cũng như các yếu tố truyền dẫn cần thiết, bản thân các tác giả cũng chưa có sự tiềm tâm nghiên cứu thấu đáo về thể loại từ, vì thế tác phẩm từ giai đoạn này xét về thể thức có xu hướng “bị” tự do hóa, bên cạnh đó dưới sự chi phối khá mạnh mẽ bởi quan niệm văn chương chức năng của Nho gia, tác phẩm từ giai đoạn này, xét về nội dung, thủ pháp… còn bị thi hóa một cách rõ nét, khiến bản sắc thể loại cũng mờ nhạt. Tuy còn nhiều bất cập và hạn chế, sáng tác từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XVIII vẫn có những đóng góp nhất định, làm phong phú thêm cho kho tàng văn học dân tộc, nhất là các dạng thức cách luật của chúng. Không chỉ vậy, về phương diện từ sử, thể loại từ giai đoạn thế kỉ XVIII còn có tác dụng quan trọng, làm bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của thể loại từ ở thế kỉ sau. Chương 4 THỂ LOẠI TỪ VIỆT NAM THẾ KỈ XIX - THỪA TIẾP VÀ PHÁT HUY 4.1. Đội ngũ tác giả Về đội ngũ tác giả từ giai đoạn thế kỉ XIX, trên đại thể có thể phân làm hai nhóm lớn: Nhóm thứ nhất bao gồm các tác giả xuất thân từ hệ thống khoa cử Nho học, nhóm thứ hai là các tác giả không thành công trong khoa cử, hoặc không tham
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 306 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn