Ngon không nhờ bột ngọt
lượt xem 19
download
Ngon không nhờ bột ngọt Mỳ chính hay bột ngọt chính là Glutamate – một trong 5 vị cơ bản mà ta vẫn cảm nhận được trong các món ăn hàng ngày: - Ngọt (đường) – năng lượng; - Chua (giấm, chanh) – thức ăn bị hư hỏng; - Mặn (muối) – các chất khoáng; - Đắng (bia Hoblon, mướp đắng); - Và glutamate hay còn được gọi là vị umami. Vị umami khá độc đáo, có vị ngọt lợ, vị ngon của nước thịt (còn gọi là vị ngọt thịt, vị của phức hợp nước dùng, cà chua, măng tây, phomat...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ngon không nhờ bột ngọt
- Ngon không nhờ bột ngọt Mỳ chính hay bột ngọt chính là Glutamate – một trong 5 vị cơ bản mà ta vẫn cảm nhận được trong các món ăn hàng ngày: - Ngọt (đường) – năng lượng; - Chua (giấm, chanh) – thức ăn bị hư hỏng; - Mặn (muối) – các chất khoáng; - Đắng (bia Hoblon, mướp đắng); - Và glutamate hay còn được gọi là vị umami.
- Vị umami khá độc đáo, có vị ngọt lợ, vị ngon của nước thịt (còn gọi là vị ngọt thịt, vị của phức hợp nước dùng, cà chua, măng tây, phomat và thịt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các món ăn ngon. Trong văn hóa ẩm thực, vị uammi rất quen thuộc và tạo cho món ăn có vị ngọt và ngon. Chính vị ngọt thịt trong ẩm thực của Việt Nam là vị umami. Vị umami hay glutamate hiện diện trong nhiều thực phẩm mà ta ăn hàng ngày. Hàm lượng glutamate tự do trong 100g thực phẩm ăn được: Kombu (2340 mg), phomat (1200), trà xanh (668), cá mòi (280), cà chua (246), cải xanh (171), bắp (106), đậu Hà Lan (106), hành củ (51), cải bắp (50), măng tây (49), cải bó xôi (48), bí đỏ (47), nấm rơm (42), cà-rốt (33), khoai tây (10)…; sò điệp (140), cua Hoàng đế Alaska (72), cua xanh (43), tôm bạc (20), cua tuyết (19), trai (41), thịt gà (22), thịt bò (10), thịt lợn (9)… Trong 100ml nước mắm có 1370 mg glutamate tự do. Sữa mẹ có nhiều glutamat hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Glutamate là một trong 20 acid amin, có trong tự nhiên (các thực phẩm tự nhiên, các thực phẩm lên men từ cá, tôm tép, đậu nành… chẳng hạn, có nhiều acid amin trong đó thường nhiều nhất là glutamate), tham gia cấu thành protein, tồn tại trong phần lớn các mô cơ, được tạo ra trong cơ thể và đóng một vai trò thiết yếu tạo nên vị umami. Sự kết hợp hài hòa các loại nguyên liệu giàu glutamate cho ta các món ăn ngon mà nước dùng là một ví dụ. Nước dùng được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Vị
- umami là vị cơ bản của nước dùng Pháp, Trung Quốc (nước dùng Tan), Nhật Bản (nước dùng Konbu dashi). Tuy nguyên liệu tạo ra nước dùng ở mỗi nước có khác nhau: nước dùng Tan (Trung Quốc) được chế biến từ gà, xương lợn, tỏi tây và gừng; nước dùng Pháp (bouillon) được chế biến từ gà và rau củ; nước dùng Nhật Bản (dashi) sử dụng tảo biển và cá ngừ khô…) nhưng đều có hàm lượng glutamate cao hơn các acid amin khác và đều có chung công dụng: bổ sung vị ngọt cho món ăn. Nước dùng cũng là thành phần không thể thiếu trong các món ăn ở nước ta: phở, bún thang, bún riêu (ở miền Bắc), bún cá, bún chả cá, bùn bò Huế (ở miền Trung), bánh canh, hủ tiếu (miền Nam)… đều có vị umami đậm đà. Mỳ chính, thực chất là Mono Natri Glutamate (MSG: Na Glutamate-H2O), được sản xuất bằng phương pháp lên men vi sinh, nguyên liệu chủ yếu là tinh bột hay mật mía làm từ cây mía, lúa mì, bắp, sắn tàu, củ cải đường, cây cọ; được sử dụng dưới các tên gọi: mỳ chính, bột ngọt, hạt nêm. Tác dụng của mỳ chính - Bổ sung 0,3 – 1,0% mỳ chính vào súp, thịt, nước sốt, mòn hầm làm ăn ngon miệng hơn, ăn được nhiều hơn. - Bổ sung 1,5 – 3,5% mỳ chính vào món gà, súp hành hay món rau củ làm tăng tiết nước bọt.
- - Bổ sung 0,6% mỳ chính vào thực đơn trưa làm ăn được nhiều súp rau củ và carbonhydrate hơn, do đó làm giảm hấp thu đồ ngọt, tăng lượng chất dinh dưỡng (vì rau củ có nhiều Ca, Mg). Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung mỳ chính vào thực đơn giúp cho người cao tuổi ăn được nhiều hơn, ăn ngon miệng hơn. Ăn mỳ chính có an toàn? - Với cơ thể, mỳ chính (MSG) không phải là chất lạ. - Quá trình chuyển hóa mỳ chính trong cơ thể trẻ em và người lớn không có gì khác nhau; và không tìm thấy bất cứ mối nguy hại nào ảnh hưởng đến não trẻ em. Các nghiên cứu độc học trên động vật cũng không ghi nhận được mối nguy hại nào đối với sức khỏe. Đúng là ở nhiệt độ 300oC, các protein/thực phẩm bị biến tính và mỳ chính có thể biến đổi thành chất gây đột biến gen nhưng trong thực tế ở nhiệt độ này các nguyên liệu khác cũng bị cháy thành than và một điều chắc chắn là chẳng ai nấu nướng các món ăn ở nhiệt độ này nên không phải lo ngại điều này. Còn trong nước đun sôi, mỳ chính rất ổn định. Về hiện tượng “cao lâu Trung Quốc”, hiện không có cơ sở khoa học để kết luận do dị ứng mỳ chính. Bằng phương pháp mù kép có đối chứng đánh giá tác động gộp các triệu chứng được cho là do mỳ chính, các tác giả không gặp hội chứng này ở bất cứ đối tượng nào. Các triệu chứng này cũng gặp khi ăn các thực phẩm có
- nguồn gốc tương tự (như nước tương, rượu…). Do vậy, khi gặp tình huống tương tự nên cảnh giác và cần tìm kiếm các căn nguyên đích thực. Theo Ủy ban hỗn hợp các chuyên gia nghiên cứu về phụ gia thực phẩm (JECFA, 1987), thuộc FAO và WHO, “liều dùng hằng ngày (ADI) không xác định” tức không tìm thấy mức liều lượng nào của mỳ chính ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. FDA Hoa Kỳ cũng xác nhận sự an toàn của mỳ chính như một thành phần của thực phẩm. Cộng đồng châu Âu (1991) và các quốc gia khác cũng kết luận “liều dùng hàng ngày không xác định”. Cũng theo JECFA-1972, trẻ em dưới 12 tuần không được sử dụng mỳ chính cũng như bất kỳ loại phụ gia thực phẩm nào. Duy có một điều cần lưu ý khi nấu nướng, với liều thích hợp sẽ tăng được hương vị món ăn, lại làm giảm được tổng lượng Na vì hàm lượng Na trong mỳ chính là 12% còn trong muối ăn NaCl: 39%; ngược lại dùng quá nhiều sẽ làm giảm hương vị món ăn. Ngon không nhờ bột ngọt Khuynh hướng ẩm thực hiện nay là không sử dụng bột ngọt mà tận dụng vị ngọt, đậm đà từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên. Tăng vị đậm đà chính là tăng độ đạm trong món ăn. Các món nước như hủ tiếu, phở… xương heo, xương bò, nấm rơm là những nguyên liệu tự nhiên đem đến vị
- ngọt đậm đà cho nồi nước lèo. Ngoài ra, người ta còn dùng tôm khô, khô mực để có vị ngọt. Đặc biệt, vài năm gần đây, trong các quán ăn, người ta hay dùng con sá sùng để làm tăng vị ngọt. Con sá sùng khô có xuất xứ từ miền Bắc, thân dài. Tuỳ theo chất lượng mà giá sá sùng có thay đổi. Loại cao cấp hiện nay có lẽ là sá sùng Hải Phòng, một con có bề ngang bằng khoảng một ngón tay, màu vàng, giá khoảng trên một triệu đồng/kg. Loại thường hơi gãy vụn, màu nâu đen, giá rẻ hơn, chỉ khoảng vài trăm ngàn. Nếu nấu một nồi nước lèo cho 50 tô thì dùng khoảng 10 gram sá sùng. Nên cắt đầu sá sùng để dễ vuốt sạch cát trong ruột ra trước khi cho vào nồi nấu. Sá sùng cho vị ngọt, mùi thơm như tôm khô. Tuy nhiên, không nên lạm dụng sá sùng trong món phở gà hay hủ tiếu vì mùi tôm khô của sá sùng sẽ làm món ăn mất hương vị xương hầm đặc trưng. Nước mắm cũng là nguyên liệu làm tăng vị đậm đà cho món ăn. Chẳng hạn như nấu canh rau dền tôm khô, ngoài vị ngọt của tôm khô thì một ít nước mắm thay thế muối sẽ làm tăng thêm vị đậm đà cho món canh. Đối với các món chiên xào, tận dụng sự tươi ngon của rau củ quả để có vị ngọt tự nhiên. Ví dụ như cà chua, trái hơi sống sẽ ngọt hơn trái chín đỏ. Các món xào của
- người Hoa thường có nước xốt, sử dụng nước dùng hoặc dầu hàu (chưa xác định trong dầu hàu có bột ngọt hay không) để tạo vị ngọt cho nước xốt. Lưu ý, khi chế biến các món có chất chua như giấm, me, chanh… không nên dùng bột ngọt vì acid trong chất chua sẽ làm bột ngọt có vị chát, món ăn sẽ mất ngon.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Canh măng giò heo thơm ngon
4 p | 102 | 10
-
Sườn heo xào chua ngọt
2 p | 132 | 10
-
Giò heo rút xương hầm kim chi
2 p | 105 | 9
-
Bánh dừa nướng giòn thơm.Món bánh này không chỉ dễ làm mà còn nhỏ xinh, rất thích hợp để ăn vặt đấy! Chuẩn bị những nguyên liệu sau: - 110g dừa (xay nhỏ) - 35g bột mì - 15g sữa bột - 20g sữa tươi - 2 lòng đỏ trứng - 50g đường - 50g bơ (để mềm).Cách là
4 p | 126 | 7
-
Đậu phụ nhồi thịt Đậu phụ nhồi thịt với nước sốt dầu hào có vị ngọt
4 p | 589 | 7
-
Ngọt ngào bánh sữa
3 p | 83 | 7
-
Thơm ngọt: Cà tím nhồi thịt nướng
4 p | 86 | 7
-
Gà viên xốt cà chua
2 p | 79 | 7
-
Cách làm dồi chiên
3 p | 130 | 6
-
Chuối nướng thơm phưng phức
3 p | 87 | 6
-
Không thể từ chối: Canh sườn hầm ngô
3 p | 93 | 6
-
Thạch nho quyến rũ
6 p | 67 | 5
-
Bữa tráng miệng ngọt ngào ngày Valentine
2 p | 78 | 5
-
Cheesecake nho khô thơm ngon đặc biệt
16 p | 47 | 5
-
Đậu hũ trứng sốt chua ngọt
3 p | 117 | 5
-
Cháo bột báng thịt bò
2 p | 78 | 4
-
Nộm thịt bò ớt chuông ngon, giòn, ngọt
4 p | 57 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn