
74 | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2024
...................................................................................................................................................................................
PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
TRONG DẠY VÀ HỌC NGÔN NGỮ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI
NGỮ - TIN HỌC TP.HCM: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN
NGUYỄN NGỌC VŨ* - TRẦN NGỌC HÀ**
Tóm tắt: Bài viết này xem xét sự chuyển đổi của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy
ngôn ngữ, nhấn mạnh sự thay đổi từ các phương pháp truyền thống. Nhóm tác giả tập trung
vào các công cụ AI do Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. HCM (HUFLIT) phát triển, mang lại
trải nghiệm học tập cá nhân hóa và tương tác, từ mô phỏng hội thoại đến hiểu ngôn ngữ trong
ngữ cảnh. Bài viết so sánh giữa phương pháp giảng dạy truyền thống và phương pháp hỗ trợ
bởi AI, làm nổi bật lợi ích của AI như tăng cường sự tham gia, động lực, và hiệu quả học tập.
Đồng thời, cá tác giả cũng bàn về thách thức đạo đức và việc tích hợp công nghệ một cách phù
hợp. Cuối cùng, bài viết kết luận về vai trò của AI trong việc đổi mới và cá nhân hóa giáo dục
ngôn ngữ.
Từ khóa: Trí tuệ nhân tạo, Giảng dạy tiếng Anh, Chatbot TARI, Mô hình Ngôn ngữ
lớn, Ngôn ngữ học tính toán.
1. Giới thiệu
Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của Trí tuệ nhân tạo (AI) trong
các lĩnh vực khác nhau đã tác động đáng kể đến lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, báo hiệu một
sự thay đổi mang tính mô hình từ các phương pháp sư phạm truyền thống (Nguyễn Ngọc Vũ
& Nguyễn Thị Hồng Liên, 2023). Bài viết này tạo tiền đề cho việc khám phá sâu về các ứng
dụng hiện tại của AI trong giảng dạy tiếng Anh thông qua việc giới thiệu các công cụ như AI
do trường Đại học HUFLIT phát triển cũng như những tác động và lợi ích rộng hơn của chúng
trong bối cảnh giáo dục ngôn ngữ.
Sự ra đời của các công cụ AI tại Đại học HUFLIT dựa trên cơ sở huấn luyện lại những
môn hình ngôn ngữ lớn mã nguồn mở được chia sẻ gần đây, đặc biệt là Llama3.1 của Facebook
và Gema của Google. Những mô hình ngôn ngữ nâng cao này không chỉ giới hạn ở những
nhiệm vụ thô sơ như sửa lỗi ngữ pháp hoặc nâng cao từ vựng; thay vào đó, chúng mở rộng
sang các lĩnh vực phức tạp như mô phỏng cuộc trò chuyện và hiểu ngôn ngữ theo nhiều sắc
thái. Khả năng này minh họa một bước nhảy vọt trong việc tạo ra trải nghiệm học tập mang
tính tương tác, hấp dẫn và cá nhân hóa hơn. Giờ đây, người học có thể hòa mình vào một môi
trường học tập năng động, nơi những phản hồi phù hợp, nhanh chóng sẽ thúc đẩy trình độ
ngôn ngữ của họ phát triển (Nguyễn Ngọc Vũ, 2024). Các mô hình ngôn ngữ lớn được sử dụng
* PGS.TS, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh; Email: vunn@huflit.edu.vn
** ThS, Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh; Email: hatn@huflit.edu.vn