intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi

Chia sẻ: Solua999 Solua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

126
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thật hạnh phúc biết bao khi nghe con bập bẹ những tiếng đầu đời. Những tiếng gọi cha, gọi mẹ còn non nớt. Để giúp con nói tốt bố mẹ cần dạy bé tập nói ngay từ khi còn nhỏ. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết về Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi dưới đây để giúp bé tập nói tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp dạy bé tập nói theo từng tháng tuổi

  1. PHƯƠNG PHÁP DẠY BÉ TẬP NÓI THEO TỪNG THÁNG TUỔI
  2. Thật hạnh phúc biết bao khi nghe con bập bẹ những tiếng đầu đời. Những tiếng gọi cha, gọi mẹ còn non nớt. Để giúp con nói tốt bố mẹ cần dạy bé tập nói ngay từ khi còn nhỏ. Và dưới đây là một vài gợi ý cho các bậc phụ huynh. Từ rất sớm trong thai kỳ, bé đã có thể nghe được tiếng tim mẹ đập. Không lâu sau đó, cùng với thính giác phát triển hơn, thai nhi đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ và ghi nhớ được những giọng nói, giai điệu bài hát và những bản nhạc, những mẩu chuyện quen thuộc mà mẹ thường đọc trong qu á trình thai giáo. Chính nhờ điều này, bé có thể phân biệt nhiều kiểu giọng nói ngay khi mới chào đời. Vì vậy, ngay từ trong bụng mẹ, người ta đã khuyên mẹ nên nói chuyện nhiều với bé, cho bé nghe nhạc, thậm chí đọc chuyện cho bé nghe. Thế nên, việc dạy bé tập nói ngay khi chào đời là việc làm hết sức bình thường. 1/ Từ lúc sinh ra đến 3 tháng tuổi Ngôn ngữ giao tiếp của bé lúc này chính là tiếng khóc. Người mẹ có thể dựa vào tiếng khóc để biết bé đang cần gì, bé muốn gì để đáp ứng cho con. Tùy theo tính cách từng bé thì tiếng khóc cũng khác nhau, lúc này người mẹ chính là người hiểu bé nhất. Bé khóc có thể do đói, do tã ướt, do đòi bế. Khi bé lớn hơn chút xíu, bé có thể phát ra nhiều âm thanh ngộ nghĩnh khác, như ô, a… bé có thể thở dài, bé bắt đầu nhận thức âm thanh được phát ra như thế nào… Những bước đầu tiên để dạy bé tập nói sẽ bao gồm:  Hát cho bé nghe.  Nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt.  Dành cho bé những khoảng thời gian yên lặng: Điều này giúp tạ o cho bé khoảng không để tự tạo ra những âm thanh của riêng mình. 2/ Từ 4-6 tháng tuổi Giai đoạn này, trẻ bắt đầu bập bẹ, bé phát ra những âm thanh như baba, ma ma, ya ya, đa đa… Bé có thể phản ứng khi mọi người gọi tên mình, thường lúc này bé được 6 tháng tuổi. Lúc này bé rất muốn hóng chuyện, bé cố gắng hết sức để phát ra tiếng để giao tiếp với mọi người. Bé cố gắng sử dụng lưỡi, răng, vòm miệng và thanh quản của mình để phát ra tiếng. Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:
  3.  Giao tiếp bằng mắt: Bế bé, dịu dàng nhìn vào mắt bé và trò chuyện về bất cứ chủ đề gì bạn muốn.  Mỉm cười với bé khi đang nói chuyện.  Bắt chước lại tiếng bập bẹ ê a của bé.  Khuyến khích bé bắt chước âm thanh của bố mẹ bằng cách lặp đi lặp lại cho bé nghe và làm theo. 3/ Từ 7-12 tháng tuổi Ở tháng này bé bắt đầu bập bẹ theo âm thanh mà bé nghe được và cố gắng bắt chước. Vì vậy, ở giai đoạn này mẹ đọc sách hoặc kể chuyện hay nói chuyện nhiều với con giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm:  Chơi cùng bé những trò chơi đơn giản kết hợp đọc thơ/ đồng dao có vần điệu. Ú òa chính là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho g iai đoạn này.  Chơi trò soi gương: Chỉ vào bé và bóng mẹ trong gương và giới thiệu cho bé tên của mình và tên mẹ.  Chơi trò giới thiệu tên đồ vật, con vật trong nhà. 4/ Từ 13-18 tháng tuổi Lúc này bé đã biết nói một hay nhiều từ ngữ ghép lại thành câu với mọ i người xung quanh. Bé đã biết ý nghĩa của từ ngữ và thậm chí có bé đã biết dùng từ chính xác trong các tình huống và biết lên xuống giọng tùy vào ngữ cảnh. Những bước để dạy bé tập nói trong giai đoạn này bao gồm: Tập ngôn ngữ cử chỉ: Chẳng hạn, khi mẹ kh ông muốn bé làm gì, hãy nói  “không không” kèm theo lắc lắc đầu hoặc lắc bàn tay. Khi mẹ nói “bai bai” hãy kèm theo vẫy bàn tay để giúp bé học các ngữ nghĩa đi cùng cử chỉ.  Dạy bé các từ đơn: Những từ đầu tiên mà con nói thường là danh từ chỉ người, con vật, đồ vật mà bé thường tiếp xúc như ba, mẹ, bà, ghế, bàn, chó, gà, hoa, sữa…  Dạy bé các từ chỉ trạng thái: Bé có thể học được thế nào là đau, ngứa, nóng, lạnh…  Dạy bé về màu sắc: Ở lứa tuổi từ 18 tháng, mẹ có thể chỉ cho bé về sự khác nhau của màu sắc.  Dạy bé về các bộ phận cơ thể: Đây là lứa tuổi bé tự khám phá bản thân rất nhiều. Mẹ có thể dạy con phân biệt đầu, mắt, cổ, mũi, miệng… 5/ Từ 19-24 tháng tuổi
  4. Lúc này vốn từ vừng của bé đã nhiều lên, bé có thể nói khoảng 50 từ, khả năng hiểu ngôn ngữ của bé cũng phát triển. Lúc này, bé thường lắng nghe, chú ý để học hỏi từ mới mỗi ngày từ những người xung quanh. Giai đoạn này, bé đã biết nói cụm từ gồm hai, ba từ như ba ơi, mẹ ơi, cô ơi… Tuy nhiên lúc này, bé chưa biết sắp xếp từ cho đúng như “mẹ ẵm ơi” tha y vì “mẹ ơi ẵm”, vì vậy, mẹ cần dạy bé chỉnh sửa cho đúng. Những bước dạy bé tập nói thích hợp cho giai đoạn này: Dạy bé về các hoạt động: Tuổi này, bé thích bắt chước các hoạt động của  bố mẹ và thích “giúp đỡ”. Mẹ có thể phân cho bé một số nhiệm vụ nhỏ nh ư “cất đồ chơi”, tự “uống nước”, tự “măm măm”. Mỗi khi chỉ cho bé một hoạt động nào, bạn hãy nhấn mạnh và lặp đi lặp lại từ ngữ để bé ghi nhớ.  Dạy bé bài hát ngắn: Tùy theo nhịp phát triển riêng, bé có thể hát được các bài hát thiếu nhi đơn giản hoặc không. 6/ Từ 25-36 tháng tuổi Giai đoạn này bé bắt đầu nói rành rọt, bé biết cách xưng hô, biết xưng con và gọi ba mẹ. Đây là giai đoạn vốn từ vựng của bé tăng lên đáng kể. Thậm chí, bé có thể ghép từ thành những câu đơn giản để nói chuyện với mọi người. Bé có thể nói ra mong muốn của mình, và bé bắt đầu thắc mắc, bình luận, lý lẽ hất sức ngộ nghĩnh. Một số gợi ý về việc dạy bé tập nói trong giai đoạn này:  Dạy bé nói đầy đủ tên của mình.  Hỏi bé về số lượng, màu sắc, tên con vật, đồ vật.  Hỏi bé những câu hỏi mở: Để giúp bé phát triển khả năng tự suy nghĩ, hãy hỏi con những câu như “đây là cái gì vậy”, “con gà màu gì nhỉ”, “chú kiến đi đâu”.  Chơi trò giả bộ, đóng giả: Những trò chơi này cực kỳ hữu ích trong việc phát triển khả năng tư duy và ngôn ngữ của bé.
  5. 7/ Một số phương pháp dạy bé tập nói sớm Bạn nghĩ rằng những tiếng rù rì và bập bẹ của bé chỉ là những tiếng ồn vô nghĩa? Thế nhưng, đây là cách để bé cố gắng nói chuyện với bạn đấy. Bạn có thể dạy bé tập nói sớm qua những cách sau đây: Thường xuyên nói chuyện cùng bé Ngay từ khi bé mới chào đời, bạn hãy nói chuyện với bé. Ôm bé và giao tiếp bằng mắt. Bé cần phải hiểu các từ trước khi nói. Vì vậy, việc nói chuyện sẽ giúp xây dựng các mối liên kết trong não của bé. Nghiên cứu chỉ ra rằng những bé được nghe âm thanh bi bô từ cha mẹ thường biết nói bập bẹ khi 1 tuổi. Đặt câu hỏi cho bé Khi 6 tuần tuổi, bé sẽ quan tâm nhiều hơn đến mọi thứ xung quanh. Vì vậy, hãy bắt đầu đặt câu hỏi cho bé: “Con có đói không?”, “Con có muốn uống sữa không?”.
  6. Hãy chỉ cho bé một vài thứ, ví dụ như: “Con nhìn kìa, một con mèo”, “Bà ngoại ở kia”… Khi bé lớn hơn, hãy nói thêm một vài chi tiết như: “Con nhìn kìa, chiếc xe màu đỏ” hoặc “Một ngôi nhà nhỏ”… Sao chép âm thanh của bé Khoảng 3 – 4 tháng tuổi, những âm thanh oohs, ahhs sẽ dần biến thành những tiếng bập bẹ. Đây là thời điểm mà bé làm quen với các từ như babababa, dadadada. Hãy thử bắt chước lại những âm thanh mà bé phát ra. Điều này không chỉ khuyến khích trẻ làm nhiều hơn mà còn bắt đầu dạy trẻ nói chuyện. Chờ cho đến khi bé nói xong, bạn hãy nói lại những tiếng tương tự mà trẻ vừa nói. Thể hiện cảm xúc của bản thân Khi bé bắt đầu nói bập bẹ, bé sẽ thêm các giai điệu khác nhau vào giọng nói của mình. Đến 6 tháng, bé sẽ nhận ra sự tức giận hoặc kích động trong giọng nói của bạn và cũng sẽ bắt đầu phát ra nhiều âm thanh hơn để thu hút sự chú ý hoặc thông báo cho bạn biết bé đói. Nhận ra âm thanh của bé và nói chuyện sẽ giúp bé cảm thấy vui hơn. Đây là lúc mà bé bắt đầu cảm thấy vui với giọng nói của bản thân. Giai điệu và bài hát Bài hát là mẫu cho bé nói. Đó là lý do tại sao mà mỗi nền văn hóa lại có những bài hát riêng dành cho trẻ nhỏ. Đừng lo nếu bạn hát không hay vì bé sẽ không quan tâm đâu. Bé chỉ thích nghe giọng hát của bạn mà thôi. Nếu không biết hát những bài hát ru, bạn có thể hát bất kỳ bài nào mà bạn thích. Việc hiểu cách bắt đầu và kết thúc một âm thanh sẽ giúp ích nhiều cho bé trong việc học phát âm sau này. Hãy trở thành “mọt sách” Trẻ nhỏ yêu sách. Vì vậy, hãy bắt đầu chú ý đến chúng. Bạn không cần phải đọc mà có thể mua những quyển sách có hình ảnh tươi sáng, rực rỡ. Điều này đã làm bé mê mẩn rồi đấy. Lặp đi lặp lại tên sự vật sẽ giúp trẻ hiểu ý nghĩa của những từ đó. Xây dựng vốn từ cho bé Khi một tuổi, bé đã có thể nắm vững được một vài từ. Đây là thời điểm để thúc đẩy bé nói ra những từ đầu tiên. Nếu bé nói sai điều gì đó, bạn hãy sửa lại cho bé.
  7. Bạn có thể giúp bé xây dựng vốn từ bằng cách đưa ra nhiều sự lựa chọn cho bé và khuyến khích bé sử dụng nhiều từ hơn. Ví dụ: “Con thích quả táo và quả chuối không?”… Cử chỉ có thể giúp ích Vẫy tay, chỉ tay có thể giúp ích trong việc giao tiếp. Trước khi 1 tuổi, bé sẽ chỉ những điều mà bé thích hoặc quan tâm. Bé có thể lắc đầu khi biểu hiện điều mình không muốn. Một số bà mẹ dạy con ngôn ngữ ký hiệu để khuyến khích trẻ giao tiếp trước khi bé biết nói. Cho bé thời gian Đến 2 tuổi, bé bắt đầu biết ghép các từ lại với nhau và hình thành những câu đơn giản. Hãy cho bé thời gian để nói chuyện. Nếu bạn đặt một câu hỏi cho bé, hãy kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời của bé. Dành nhiều thời gian để nói chuyện với con. Tivi có thể khiến trẻ mất tập trung. Do đó, hãy tắt tivi nếu bạn đang nói chuyện với con. Tắm cho con cũng là cơ hội tuyệt vời để trò chuyện với trẻ. Bạn có thế sử dụng những đồ chơi trong phòng tắm để giúp trẻ học từ và màu sắc mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2