intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý kênh phân phối thành công

Chia sẻ: Xylitol Cool | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

80
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản lý kênh phân phối là việc một đối tác tham gia trong kênh phân phối xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng và tất cả các đối tác tham gia kênh. Quản trị kênh có thể là một nhà sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ hay cơ sở chế tạo một sản phẩm thiết yếu; nhà cung cấp và thu gom sản phẩm; hãng phân phối sản phẩm hoặc nhà bán lẻ, hay bất cứ một mắt xích nào nằm trong chuỗi giá trị cho đến người tiêu dùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý kênh phân phối thành công

  1. QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI THÀNH CÔNG Quản lý kênh phân phối là việc một đối tác tham gia trong kênh phân phối xây dựng chiến   lược tiếp cận thị trường nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng và tất cả các đối tác   tham gia kênh. Quản trị  kênh có thể  là một nhà sản xuất sản phẩm hay cung  ứng dịch vụ  (như  các hãng Procter hoặc hàng không American); hay cơ  sở  chế  tạo một sản phẩm thiết   yếu; nhà cung cấp và thu gom sản phẩm (hãng điện tử  Arrow Electronics); hãng phân phối   sản phẩm (W.W Grainder) hoặc nhà bán lẻ  (Wal­Mart), hay bất cứ một mắt xích nào nằm   trong chuỗi giá trị cho đến người tiêu dùng. Trong phạm vi của một công ty, nhà quản lý kênh có thể là chuyên gia kinh tế, giám đốc điều  hành hay một nhóm các chuyên gia quản trị cấp cao. Tuy nhiên, họ muốn quản lý kênh phân   phối thành công phải trải qua các khâu sau: 1. Xác định mục tiêu phân phối Để xác định hướng đi cho doanh nghiệp không chỉ là thời gian ngắn hạn mà cả dài hạn, quản  trị kênh cần đạt 3 mục tiêu quan trọng.
  2. Mục tiêu chính là tăng cường giá trị lợi ích cho khách hàng. Các đối tác muốn tham gia  vào kênh phải có sự hướng dẫn hiệu quả của quản trị viên để  phát triển thị  phần và  sức mua của người tiêu dùng. Mục tiêu thứ  hai là tạo ra một kênh có tính gắn kết và khả  năng ứng dụng. Quản trị  kênh đòi hỏi phải thiết lập mối quan hệ để các thành viên đều được hưởng lợi ích và  không có thành viên nào bị đào thải ra khỏi hệ thống. Mục tiêu cuối cùng giúp doanh nghiệp xác định hướng đi và liên quan đến xuất và  nhập khẩu. Lượng hàng sản xuất ra hay nhập khẩu sẽ căn cứ  vào khả  năng tiêu thụ  của kênh phân phối và số lượng khách hàng doanh nghiệp muốn hướng đến. Điều này  sẽ giúp nhà kinh doanh tránh được tình trạng khi tình hình thuận lợi, có doanh thu cao;  doanh nghiệp mở quá nhiều kênh phân phối. Ngược lại, khi tình hình thị trường không  khả  quan thì phải thu hẹp kênh phân phối. Hậu quả, khâu sản xuất và nhập khẩu bị  ảnh hưởng và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về lưu thông nguồn tiền. 2. Lựa chọn các kênh phân phối Một kênh phân phối là phương pháp một công ty sử  dụng để  có được sản phẩm của mình  vào thị trường cho người tiêu dùng. Các kênh truyền thống đi từ nhà cung cấp, nhà sản xuất,   nhà phân phối, bán sỉ và bán lẻ. Hai loại kênh phân phối tồn tại: gián tiếp và trực tiếp. Kênh gián tiếp được sử dụng bởi những công ty không bán hàng trực tiếp cho người   tiêu dùng. Nhà cung cấp và nhà sản xuất thường sử  dụng các kênh gián tiếp bởi vì  chúng tồn tại đầu tiên trong chuỗi cung ứng. Tuỳ thuộc vào ngành công nghiệp và sản   phẩm, mà doanh nghiệp chọn kênh phù hợp cho mình.
  3. Các nhà phân phối, bán sỉ và bán lẻ là các kênh hàng đầu của nhà kinh doanh có số lượng lớn   khách hàng phân tán khắp mọi nơi. Từ đó, dẫn đến việc nhà sản xuất có thể không đáp ứng   đủ nguồn lực để “chạy” một hoạt động bán hàng trực tiếp. Tuy doanh nghiệp sẽ không trực  tiếp kiểm soát những mối quan hệ khách hàng, nhưng họ có thể thực hiện các hình thức ảnh   hưởng đến mức độ phục vụ của nhà phân phối với khách hàng. Một kênh phân phối trực tiếp là nơi một công ty bán sản phẩm của mình trực tiếp đến người   tiêu dùng. Trong khi các kênh trực tiếp không phổ  biến nhiều năm trước đây thì internet đã   tăng lên rất nhiều việc sử dụng các kênh trực tiếp. Ngoài ra, các công ty cần phải cắt giảm  chi phí có thể sử dụng các kênh trực tiếp để tránh trung gian đánh dấu trên sản phẩm của họ. Đại lý bán hàng và bán hàng internet là hai loại kênh phân phối trực tiếp phổ biến. Đại lý bán   làm việc cho các công ty và tiếp thị sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua 
  4. thư  đặt hàng, các cửa tiệm hoặc các phương tiện khác. Internet là một kênh phân phối dễ  dàng vì sự tiếp cận đến người tiêu dùng trên toàn cầu luôn sẵn sàng. Hệ  thống phân phối có thể  đơn giản như  bán hàng rong hay phức tạp và tinh vi như  các   mạng vận chuyển quốc tế. Họ là trung tâm của sự  thành công của công ty, vì họ  là có liên   quan trực tiếp đến doanh thu và họ cung cấp các liên kết cuối cùng giữa việc tạo ra một sản   phẩm và làm cho nó có sẵn cho thị trường mục tiêu của nó. 2. Thiết kế và quản lý phân phối Người lãnh đạo kênh phân phối muốn thay đổi cả  một hệ  thống phân phối đã từ  lâu vận  hành thiếu sự hướng dẫn và không có trật tự lô­gic là một thách thức lớn song cũng là cơ hội.  Một điều quan trọng, nhà quản trị kênh cần thường xuyên hướng dẫn và định hướng thiết kế  kênh phân phối, thực hiện quản lý kênh để  đáp  ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi   nhuận cho các đối tác. Nền móng tạo ra chiến lược quản lý kênh hiệu quả  chính là kỹ  thuật thiết kế  kênh phân   phối. Vì thiết kế  kênh là một công cụ  hữu hiệu sẽ  trợ  giúp đắc lực và giảm nặng cho nhà   quản lý trong công tác giải quyết các vấn đề về quản lý kênh phân phối.
  5. Ví dụ thực tế, khi doanh nghiệp phát hiện hệ  thống kênh phân phối không có khả  năng đẩy   mạnh tiêu thụ sản phẩm ra thị trường, nguồn nhân lực bán hàng yếu. Vào lúc đó, để  duy trì   và tăng cường nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm khác, quản lý viên cần đưa ra ý   tưởng xây dựng chương trình khuyến khích, lập kế  hoạch xúc tiến và quảng bá sản phẩm.  Đây chính là hoạt động quản lý theo kiểu “chắp vá”. Do ngay từ đầu thiếu thiết kế kênh nên  nhà quản trị kênh không nhận thức được sâu cái gì cần giải quyết và làm thế nào giải quyết  triệt để được vấn đề. Xác định được vai trò của quản lý kênh phân phối, Ông Trần Quý Thanh, CEO của Tân Hiệp  Phát đã tìm cho mình giải pháp quản lý tối ưu nhất. Vì trước đây, Tân Hiệp Phát thường mất  nhiều thời gian để thu thập và tổng hợp số liệu từ các kênh phân phối. Và giờ, ông Thanh đã   thực hiện giải pháp DMS Acumatica (DMS ­ Distribution Management System Acumatica: h ệ  thống quản lý phân phối và tài chính kế  toán dựa trên nền tảng điện toán đám mây của  Acumatica) giúp công ty có thể  cập nhật số  liệu phát sinh ngoài thị  trường theo thời gian  
  6. thực, đánh giá người dùng nhanh chóng, chính xác nhu cầu thị trường, hiệu suất và năng lực   của nhà phân phối và đội ngũ bán hàng. Việc phân tích các số liệu này là một trong những cơ  sở quan trọng nhằm đưa ra quyết định kịp thời trong chiến lược kinh doanh. Tóm lại, doanh nghiệp muốn quản lý kênh phân phối thành công cần xác định đúng mục tiêu   phân phối. Từ đó, lựa chọn kênh phân phối phù hợp với quy mô công ty và lượng khách hàng  mục tiêu để  kịp thời thiết kế  hệ  thống phân phối và quản lý hiệu quả  lâu dài. Hoặc quyết  định lựa chọn cho doanh nghiệp mình một dịch vụ  quản lý  kênh phân phối chuyên nghiệp  như Tân Hiệp Phát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2