Sáng kiến kinh nghiệ<br />
Đề tài :<br />
<br />
DẠY TOÁN (PHẦN HÌNH HỌC) LỚP 4<br />
<br />
Họ và tên giáo viên : <br />
<br />
I. Đặt vấn đề :<br />
Trong bốn mạch kiến thức cơ bản của Toán 4, mạch các yếu tố hình học <br />
( YTHH ) không đóng vai trò trọng tâm, cốt lõi, thời lượng dành cho nội dung các <br />
YTHH chỉ chiếm khoảng 10% tổng thời lượng Toán 4. Nói như vậy, không có <br />
nghĩa là mạch các YTHH không có vai trò trong chương trình, mà nó được sắp xếp <br />
hợp lí, đan xen với mạch kiến thức số học, đại lượng đo đại lượng và giải toán <br />
làm nổi rõ mạch kiến thức số học và hỗ trợ học tốt các mạch kiến thức khác.<br />
Việc dạy – học các YTHH làm cho học sinh có được những biểu tượng chính <br />
xác về một số hình hình học đơn giản và một số đại lượng hình học thông dụng ; <br />
rèn cho học sinh một số kĩ năng thực hành như biết dùng êke để vẽ đường thẳng <br />
vuông góc, đường thẳng song song, vẽ chính xác hình chữ nhật … ; phát triển một <br />
số năng lực trí tuệ như phân tích, tổng hợp, quan sát, so sánh, đối chiếu, trí tưởng <br />
tượng không gian được phát triển. Bên cạnh đó, việc dạy – học các YTHH làm <br />
tích lũy thêm những hiểu biết cần thiết cho đời sống sinh hoạt và học tập của học <br />
sinh. Ngoài ra các YTHH giúp học sinh phát triển được nhiều năng lực trí tuệ ; rèn <br />
luyện được nhiều đức tính và phẩm chất tốt như : cẩn thận, cần cù, chu đáo, khéo <br />
léo, ưa thích sự chính xác, … Nhờ đó mà học sinh có thêm tiền đề để học các môn <br />
học khác ở tiểu học, để học tiếp môn toán ở bậc trung học cơ sở và thích ứng tốt <br />
hơn với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh.<br />
Với mục đích quan trọng trên, tôi thiết nghĩ bản thân mình cần có sự nhìn <br />
nhận mới về mạch kiến thức này. Đặc biệt là cần có một phương pháp dạy học <br />
thích hợp sao cho vừa đạt được mục đích vừa thực hiện đúng tinh thần của việc <br />
đổi mới phương pháp dạy học.<br />
II. Những biện pháp đã thực hiện :<br />
Nội dung các YTHH trong chương trình Toán 4 bao gồm :<br />
Nhận biết các góc : góc nhọn, góc tù, góc bẹt.<br />
Nhận biết hai đường thẳng vuông góc với nhau<br />
Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, đường <br />
cao của một tam giác.<br />
Nhận biết hình bình hành, hình thoi, một số đặc điểm của mỗi hình ; biết <br />
cách tính chu vi và diện tích của mỗi hình.<br />
So với các lớp 1,2,3 thì số tiết về các YTHH ở lớp 4 tăng lên nhiều. Song về <br />
phương pháp giảng dạy thì chủ yếu vẫn là thông qua các hoạt động thực hành hình <br />
học ( đo, vẽ, cắt, ghép, gấp, xếp … hình ) để giúp học sinh nắm được một số tính <br />
chất đơn giản của các hình và các quan hệ hình học. Nắm được đặc điểm này, tôi <br />
đã cố gắng tổ chức các hoạt động thực hành là chủ yếu trong tất cả các tiết giảng <br />
dạy về các YTHH. Cụ thể :<br />
1. Giảng dạy về góc :<br />
Ở lớp 3, học sinh đã được làm quen về góc ( góc vuông, góc không vuông ) <br />
với cách nhận biết nhận biết góc đó như là nhận dạng một hình ( góc gồm đỉnh và <br />
hai cạnh, có hình ảnh như là góc tạo bởi kim đồng hồ, hai cái râu của ăng ten ti vi... <br />
). Đến lớp 4, góc đđược nhận biết cụ thể hơn ( là các góc vuông, góc nhọn, góc tù, <br />
góc bẹt ) với các đặc điểm của mỗi góc so với góc vuông ( góc nhọn bé hơn góc <br />
vuông, góc tù lớn hơn góc vuông, góc bẹt bằng hai góc vuông ). Tuy nhiên để có <br />
biểu tượng về góc ở Tiểu học, học sinh cũng chủ yếu dựa vào quan sát tổng thể <br />
hình để nhận biết về góc.<br />
a. Giới thiệu góc nhọn :<br />
* Ôn lại về cái ê ke :<br />
GV cho HS lấy cái ê ke, quan sát<br />
Cái ê ke hình gì ? ( …tam giác )<br />
Tam giác này có gì đặc biệt ? ( …có 1 góc vuông )<br />
GV : Hôm nay chúng ta sẽ sử dụng ê ke để kiểm tra một số góc.<br />
GV vẽ lên bảng góc nhọn AOB HS quan sát<br />
Hãy đọc tên góc, tên đỉnh và các cạnh Góc AOB có đỉnh O, hai cạnh OA và <br />
của góc này OB.<br />
GV giới thiệu : Góc này là góc nhọn. HS nêu : Góc nhọn AOB<br />
Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo <br />
góc nhọn AOB và cho biết góc này như dõi, sau đó kiểm tra góc AOB trong SGK <br />
thế nào so với góc vuông. > góc nhọn AOB bé hơn gco1 vuông.<br />
GV nêu : Góc nhọn bé hơn góc vuông.<br />
Yêu cầu HS vẽ một góc nhọn ( HS sử 1 HS vẽ bảng, HS cả lớp thực hành <br />
dụng ê ke để vẽ góc nhỏ hơn góc vuông vào nháp. <br />
)<br />
b. Tương tự như thế GV giới thiệu góc tù, góc bẹt. Lưu ý khi dạy về góc bẹt, <br />
GV vừa vẽ vừa thao tác như sau :<br />
GV vẽ lên bảng góc bẹt COD > yêu Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC và <br />
cầu HS đọc tên góc, tên đỉnh, tên các OD.<br />
cạnh của góc.<br />
GV tăng dần độ lớn của góc COD, đến <br />
khi hai cạnh OC và OD của góc COD “ Quan sát, theo dõi thao tác của GV<br />
thẳng hàng” ( cùng nằm trên một đường C<br />
thẳng ) với nhau. Lúc đó góc COD được <br />
gọi là góc bẹt. C D<br />
O<br />
<br />
c. Luyện tập :<br />
HS quan sát và đọc tên được các góc.<br />
HS biết dùng ê ke để kiểm tra và phân loại các góc cho trước để nhận ra <br />
tam giác ABC có ba góc nhọn, tam giác DEG có một góc vuông và tam giác MNP <br />
có một góc tù.<br />
Cho HS liên hệ trong thực tế về các góc đã học. Ví dụ :<br />
+ Góc nhọn : mỗi ê ke đều có hai góc nhọn, chữ V in hoa,…<br />
+ Góc tù : hai cánh của cái quạt trần, dấu mũ trong chữ ô, â, …<br />
Hoặc GV cũng có thể liên hệ củng cố bằng cách cho HS sử dụng 2 que tính xếp <br />
góc nhọn rồi mở rộng góc đó ( bằng cách quay một que ) để được lần lượt góc <br />
vuông, góc tù, góc bẹt.<br />
2. Giảng dạy về đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song :<br />
Tiếp theo việc học về đường thẳng, HS lớp 4 được làm quen với hai quan hệ <br />
hình <br />
học hết sức quan trọng là quan hệ vuông góc và quan hệ song song giữa các đường <br />
thẳng.<br />
Biểu tượng về hai đđường thẳng vuông góc được hình thành trên cơ sở kéo <br />
dài mãi hai cạnh liên tiếp của một hình chữ nhật. Hai đường thẳng vuông góc với <br />
nhau tạo thành bốn góc vuông có đỉnh chung.<br />
Ở đây hình chữ nhật chỉ là công cụ để hình thành biểu tượng về đường thẳng <br />
vuông góc và đường thẳng song song. Do đó :<br />
Sau khi kéo dài các cạnh AB và AD ( của hình chữ nhật ABCD ) để được hai <br />
đường thẳng AB và AD vuông góc với nhau thì giáo viên nên xóa bớt các cạnh BC <br />
và CD ( không cần thiết )đđể HS có thể tập trung chú ý vào cạnh AB và AD. <br />
Tương tự như vậy, sau khi kéo dài các cạnh AB và AD ( của hình chữ nhật <br />
ABCD ) để được hai đường thẳng song song với nhau thì giáo viên nên xóa bớt các <br />
cạnh AB và CD, chỉ giữ lại BC và AD mà thôi.<br />
<br />
<br />
<br />
A B<br />
A B<br />
<br />
<br />
<br />
D C<br />
D C<br />
<br />
<br />
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần quan tâm đến việc yêu cầu học sinh :<br />
+ Chỉ ra được các ví dụ về đường thẳng song song vàđđường thẳng vuông <br />
góc trong thực tế. Chẳng hạn : hai thanhđđường ray xe lửa song song với nhau, hai <br />
chấn song cửa song song với nhau; hai mép bảng liên tiếp vuông góc với nhau, cột <br />
cờ luôn vuông góc với bóng nắng của nó.<br />
+ Nêu ra các phản ví dụ về hai đường thẳng không song song ( cắt nhau ), <br />
hai đường thẳng không vuông góc trong thực tế hoặc trong hình vẽ để học sinh so <br />
sánh, đối chiếu.<br />
Cho học sinh dùng thước tập vẽ đđường thẳng song song và đường thẳng <br />
vuông góc trên giấy kẻ ô. <br />
Bên cạnh đó để giúp học sinh học hình thành biểu tượng về đđường thẳng <br />
song song vàđđường thẳng vuông góc được chính xác, ở lớp 4 ta còn dạy học sinh <br />
cách dùng thước và ê ke để vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông <br />
góc ( song song ) với một đường thẳng cho trước. Trong trường hợp này, học sinh <br />
thường tỏ ra lúng túng trong việc dịch chuyển ê ke khi điểm E nằm ở các vị trí <br />
khác nhau. Vì vậy thao tác mẫu của giáo viên cần chậm, kết hợp lời nói rõ ràng, <br />
dứt khoát để học sinh nắm bắt trước khi các em thực hành. Có thể hướng dẫn học <br />
sinh vẽ đường thẳng đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB theo các <br />
bước sau :<br />
+ Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB.<br />
+ Trượt ê ke theo đường thẳng AB sao cho cạnh thứ hai của ê ke gặp điểm <br />
E.<br />
+ Vạch đường thẳng theo cạnh thứ hai của ê ke để được đường thẳng CD<br />
đi qua điểm E và vuông góc với AB.<br />
<br />
C C<br />
<br />
E<br />
E<br />
<br />
A B A<br />
B<br />
D D<br />
Điểm E nằm trên đường thẳng AB. Điểm E nằm ngoài đường thẳng AB.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Còn với bài thực hành vẽ hai đường thẳng song song, giáo viên có thể hướng <br />
dẫn học sinh như sau :<br />
+ Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB.<br />
+ Vẽ đường thẳng MN đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD.<br />
C M D<br />
<br />
<br />
E<br />
<br />
<br />
A B<br />
N<br />
Tuy nhiên để đạt được yêu cầu của tiết dạy, khi hướng dẫn học sinh vẽ <br />
hình, giáo viên cần chú ý :<br />
Yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như : ê ke, thước. Bút, chì, <br />
giấy, tẩy.<br />
Tổ chức cho học sinh làm việc theo các bước :<br />
+ Giao nhiệm vụ.<br />
+ Hướng dẫn các thao tác, làm mẫu để học sinh quan sát.<br />
+ Lần lượt cho học sinh tự tay thực hiện từng bước. Giáo viên đi sát, đôn <br />
đốc, uốn nắn, giúp đỡ…<br />
+ Nhận xét.<br />
Nên đặt các đường thẳng đã cho theo những phương khác nhau. Tránh tình <br />
trạng lúc nào cũng cho trước một đường thẳng nằm ngang.<br />
Nhắc nhở học sinh giữ gìn cẩn thận dụng cụ thực hành.<br />
Bản thân giáo viên cũng phải hết sức mẫu mực và cẩn thận trong các thao tác <br />
sử dụng thước và ê ke để vẽ hình trên bảng lớp.<br />
Trên cơ sở nắm và thực hành tốt việc dựng hai đường thẳng vuông góc ( song <br />
song ) thì học sinh dễ dàng học tốt bài : Thực hành vẽ hình vuông ; thực hành vẽ <br />
hình chữ nhật.<br />
3. Giảng dạy về hình bình hành và hình thoi :<br />
Khái niệm hình bình hành, hình thoi được giới thiệu, bổ sung giúp học sinh <br />
biết một “hệ thống” các hình tứ giác thường gặp trong thực tế như : hình vuông, <br />
hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi. Để nhận biết đặc điểm của hình bình <br />
hành, hình thoi, giáo viên cần tổ chức cho học sinh quan sát và quan sát chúng ở các <br />
kích thước, góc độ khác nhau với mục đích giúp các em có biểu tượng ban đầu về <br />
hình bình hành và hình thoi. Sau đó có thể tổ chức cho các em làm việc cá nhân <br />
hoặc làm việc theo nhóm bằng thao tác đo độ dài của các cạnh, trao đổi, nhận xét <br />
về chúng để đi đến kết luận : Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song <br />
và bằng nhau hay hình thoi có hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng <br />
nhau. Với đặc điểm của hình bình hành, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng <br />
nên đặt vấn đề : “ Hình chữ nhật và hình vuông có được gọi là hình bình hành <br />
không ? Vì sao ?”. Lí giải được điều này tôi tin rằng là học sinh đã nắm bài rất <br />
chắc. Bên cạnh hệ thống bài tập nhằm giúp học sinh nắm được đặc điểm của <br />
hình bình hành, hình thoi, tôi nghĩ ở phần cuối bài giáo viên đưa ra một trò chơi <br />
hoặc thiết kế một bài tập vừa mang tính giải trí vừa mang tính củng cố kiến thức <br />
cao. Ví dụ : Chỉ dùng một nhát kéo, em hãy cắt các hình sau và ghép lại để được <br />
hình bình hành.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H.1 H.2<br />
4. Giảng dạy về diện tích hình bình hành, hình thoi :<br />
Nếu các quan hệ song song, vuông góc của hai đường thẳng được xây dựng <br />
một cách trực quan từ quan hệ giữa các cạnh của hình chữ nhật đã học, thì các qui <br />
tắc tính diện tích hình bình hành, hình thoi cũng được xây dựng từ qui tắc tính diện <br />
tích hình chữ nhật. Nói như vậy để chúng ta thấy được tính chặt chẽ, hợp lí giữa <br />
các yếu tố hình học được học ở lớp dưới đối với lớp trên ( hình chữ nhật được <br />
học ở lớp 3 ). Chúng ta có thể dạy bài diện tích hình bình hành, hình thoi theo các <br />
bước sau :<br />
* Bước 1 : Cắt ghép hình bình hành hoặc hình thoi để được hình chữ nhật. Đây <br />
có thể xem là bước quan trọng nhất. Vì qua thao tác cắt, ghép học sinh phát hiện ra <br />
mối quan hệ giữa diện tích hình chữ nhật với hình bình hành và hình thoi. Ở bước <br />
này giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn. Thao tác cắt, ghép của <br />
giáo viên chỉ được thực hiện sau khi học sinh thực hành xong, nhằm giúp học sinh <br />
so sánh, đối chiếu xem kết quả làm việc của mình có chính xác chưa?<br />
<br />
<br />
A<br />
B A B<br />
<br />
h<br />
h<br />
<br />
D C H I<br />
C<br />
H<br />
<br />
a<br />
a<br />
<br />
H.1 H.2<br />
<br />
<br />
B B<br />
M N<br />
<br />
O A C<br />
A C<br />
O<br />
<br />
D m<br />
<br />
m<br />
<br />
H.3 H.4<br />
<br />
* Bước 2 : Tổ chức cho HS so sánh, đo đạc, đối chiếu, nhận xét để thấy được <br />
diện tích hình chữ nhật vừa ghép bằng diện tích hình bình hành ( hình thoi ) lúc <br />
đầu và dựa vào công thức tính diện tích hình chữ nhật suy ra công thức tính diện <br />
tích hình bình hành ( hoặc hình thoi ).<br />
mxn<br />
S = a h hoặc S = <br />
2<br />
* Bước 3 : Dựa vào cách tính cho HS phát biểu qui tắc tính diện tích bằng lời và <br />
biểu thị bằng công thức chữ :<br />
Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao ( cùng đơn vị <br />
đo ) :<br />
S = a h<br />
Diện tích hình thoi bằng tích độ dài hai đường chéo chia cho 2 ( cùng đơn vị <br />
đo ) :<br />
<br />
mxn<br />
S = <br />
2<br />
Khi dạy học về các hình này, chúng ta chưa yêu cầu HS “ đi sâu” vào các đặc <br />
điểm, tính chất của hình, cách xây dựng công thức tính diện tích, chu vi các hình <br />
đó… mà chủ yếu yêu cầu HS vận dụng được qui tắc, công thức để tính diện tích, <br />
chu vi các hình với những số đo cạnh đáy, chiều cao, đường chéo đã biết…<br />
III. Kết quả :<br />
Nhờ có sự nhìn nhận đúng về nội dung dạy học Toán cũng như kế thừa và <br />
phát huy các kết quả đổi mới của phương pháp dạy học, mà việc dạy học Toán <br />
nói chung và dạy học các YTHH nói riêng của tôi ở hai năm học liền, có sự chuyển <br />
biến lớn.<br />
Đối với học sinh :<br />
Đa số các em tỏ ra rất hứng thú khi học các tiết toán có liên quan đến các <br />
YTHH. Tiết học giờ đối với các em thực sự là một cuộc chơi. Vì ở đó, tất cả các <br />
em đều phải hoạt động, phải độc lập suy nghĩ và làm việc. Điều này tạo cho các <br />
em có được thói quen làm việc tự giác, chủ động, không rập khuôn, biết tự đánh <br />
giá kết quả học tập của mình, của bạn, đặc biệt là mang lại cho các em niềm tin, <br />
niềm vui trong học tập.<br />
Đối với giáo viên :<br />
Tôi cảm thấy bản thân mình dường như bị hấp dẫn hơn với các tiết học này. <br />
Nhìn các em cần mẫn trong từng nhát kéo, từng đường gấp, sôi nổi trong thảo <br />
luận, tranh cãi trong phương pháp giải... càng tạo cho tôi nguồn cảm hứng khi <br />
giảng bài. Tiết học giờ đối với tôi không còn nặng nề, giữa tôi và các em đã có <br />
một sự đồng điệu. Và điều quan trọng hơn là tôi cảm nhận hướng đi của mình đã <br />
phần nào giải đáp được cho những suy nghĩ, trăn trở trước đây “ Tại sao mình dạy <br />
không hấp dẫn được HS ?”. Điều đó càng giúp tôi có quyết tâm hơn trên con <br />
đường đổi mới mà tôi đã chọn.<br />
Chất lượng môn học qua các năm :<br />
<br />
Chất lượng đạt được.<br />
Năm học<br />
Giỏi Khá Trung bình yếu<br />
2006 2007<br />
17 9 2 /<br />
(SS : 28 HS)<br />
2007 2008<br />
32 3 / /<br />
(SS : 35 HS)<br />
IV. Bài học kinh nghiệm :<br />
Như chúng ta đã biết, ở nội dung Toán 4, số lượng tiết học về các YTHH <br />
không nhiều, kiến thức các tiết học này thì tương đối đơn giản. Tuy nhiên, nếu <br />
chúng ta không có sự nghiên cứu, đầu tư thì khó có thể có một tiết dạy thành công. <br />
Vậy để một tiết dạy về các YTHH thành công, chúng ta cần phải làm gì ?<br />
Điều đầu tiên tôi chú trọng nhất đó là phương pháp dạy học. Vì Hình học ở <br />
tiểu học là Hình học trực quan nên phương pháp cơ bản để dạy là giáo viên phải <br />
biết kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng. Ở đây HS tiếp thu và vận <br />
dụng các kiến thức hình học theo quá trình hoạt động với những vật thể hoặc với <br />
mô hình hay sơ đồ hình vẽ, từ đó chuyển sang ngôn ngữ và áp dụng những điều <br />
khái quát đã lĩnh hội được vào những trường hợp cụ thể. Ví dụ khi dạy bài “ Hình <br />
bình hành”, GV có thể tiến hành như sau ;<br />
+ Giới thiệu hình bình hành : GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình bình hành cho <br />
HS xem ( với các màu sắc, kích thước và vị trí khác nhau ) và nói : “ Đây là hình <br />
bình hành” > GV vẽ hình bình hành lên bảng rồi chỉ vào và yêu cầu HS nói tương <br />
tự.<br />
+ Yêu cầu HS chọn và lấy ra hình bình hành có trong bộ đồ dùng học toán<br />
+ Tổ chức cho HS quan sát, đo, nhận xét > nêu được đặc điểm của hình bình <br />
hành.<br />
+ GV cho HS tìm các vật xung quanh có dạng hình bình hành.<br />
Bên cạnh đó, GV cũng cần xem trọng phương pháp thực hành – luyện tập. Có <br />
thể nói không một tiết học nào về các yếu tố hình học mà các em không thực hành <br />
để phát hiện kiến thức mới. Ngoài ra các em còn thực hành – luyện tập giải các <br />
loại bài tập đa dạng từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để củng cố kiến <br />
thức mới và rèn luyện kĩ năng.<br />
Trong giảng dạy các yếu tố hình học, GV nên cân đối giữa tính khoa học và <br />
tính vừa sức. Chúng ta không nên đặt yêu cầu quá cao vào tính chính xác và sự <br />
chặt chẽ của kiến thức, khiến HS không thể tiếp thu được. Tuy nhiên cũng đừng <br />
vin vào cớ HS còn nhỏ, khả năng suy nghĩ còn nhiều hạn chế mà bất chấp mọi yêu <br />
cầu về tính khoa học của kiến thức. Hay nói cách khác là cần cố gắng dạy các <br />
yếu tố hình học cho HS ở mức chặt chẽ và chính xác cao nhất mà trẻ có thể tiếp <br />
thu được. Chẳng hạn, khi dạy HS về chiều cao của hình tam giác, GV chưa nên <br />
yêu cầu HS phân biệt :<br />
+ Chiều cao là độ dài đoạn thẳng AH.<br />
+ Còn đường cao là đoạn thẳng AH.<br />
Yêu cầu như thế là quá cao : thiên về tính khoa học, coi nhẹ tính vừa sức. Tuy <br />
nhiên nếu GV chỉ vẽ đoạn thẳng AH vuông góc với BC rồi chỉ vào và nói : “ Đây <br />
là chiều cao của tam giác” thì lại quá thấp bởi vì cách giới thiệu như vậy quá mơ <br />
hồ, chưa mô tả được đặc điểm cơ bản của khái niệm chiều cao. Dạy như thế là <br />
quá thiên về tính vừa sức, coi nhẹ tính khoa học.<br />
Ở đây để đảm bảo sự cân đối, ta nên kết hợp mô tả thêm “ Đoạn thẳng kẻ từ đỉnh <br />
tam giác mà vuông góc với đáy thì gọi là chiều cao”. Sau đó cho HS tập vẽ chiều <br />
cao của hình tam giác trong các trường hợp : đáy nằm ngang, đáy nằm xiên hoặc <br />
tam giác có ba góc nhọn, tam giác có góc tù, tam giác vuông.<br />
GV cần coi trọng việc rèn luyện cho HS kĩ năng sự dụng các dụng cụ hình <br />
học. <br />
+ Dạy cho các em nắm vững các thao tác cần thiết trong khi sử dụng các dụng <br />
cụ hình học để vẽ hình,… được chính xác, đẹp và sạch.<br />
+ Dạy cho các em cách giữ gìn, bảo vệ các dụng cụ hình học để sử dụng <br />
chúng được lâu bền và chính xác.<br />
+ về phần mình, GV cũng phải gương mẫu : giữ gìn, bảo quản và có thái độ <br />
cẩn trọng trong khi sử dụng các dụng cụ hình học để vẽ hình, đo đạc,…Các hình <br />
vẽ của GV trên bảng phải chính xác, sạch sẽ và đẹp, … tuyệt đối không được cẩu <br />
thả. Đồng thời, GV cũng phải chú ý sử dụng phấn màu một cách thích hợp trong <br />
khi vẽ hình ; phải viết các kí hiệu hình học một cách rõ ràng, chuẩn xác và mẫu <br />
mực, … để HS để theo dõi và bắt chước.<br />
Cần đặc biệt quan tâm đến việc thường xuyên ôn tập, củng cố và hệ thống <br />
hóa các kiến thức và kĩ năng hình học. Những qui tắc và công thức hình học cần <br />
phải được thường xuyên ôn lại để HS dễ nhớ. GV cần cho HS áp dụng nhiều lần <br />
các công thức đó trong nhiều bài tập thực hành, qua đó mà trẻ ghi nhớ. Không nên <br />
coi việc bắt trẻ đọc thuộc làu các công thức và qui tắc nhiều lần là cách chính để <br />
ghi nhớ.<br />
* Kết luận :<br />
Đổi mới phương pháp dạy học Toán nói chung và phương pháp dạy học các <br />
YTHH nói riêng có thể nói là một quá trình lâu dài. Để đi đến cái đích của việc đổi <br />
mới, bản thân người giáo viên cần có sự nổ lực rất lớn. Giáo viên cần nắm chắc <br />
và hiểu sâu các nội dung dạy học của chương trình Toán 4. Giáo viên phải biết nói <br />
ít, giảng giải ít, làm mẫu ít nhưng lại thường xuyên làm việc với từng học sinh <br />
hoặc từng nhóm học sinh. Cách làm như vậy đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ <br />
chức hoạt động của học sinh, phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, <br />
nghiệp vụ để đáp ứng kịp thời những tình huống có thể xảy ra. Nhờ cách dạy học <br />
này mà giáo viên nắm được kĩ năng của từng học sinh. Từ đó có thể giúp học sinh <br />
phát triển năng lực, tự tin, chủ động nắm kiến thức.<br />
<br />
Ngày 10 tháng 3 năm 2009<br />
Người viết<br />