intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sáng tạo từ nguyên liệu tái chế, tre, nứa, ống nhựa, làm đồ dùng cho trẻ trải nghiệm với nước trong trường mầm non

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

60
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích giúp cho lớp học của tôi có được nhiều đồ dùng sáng tạo cho trẻ hoạt động với nước ngày một nhiều hơn, sáng tạo hơn. Đồng thời cũng chia sẻ với đồng nghiệp cách làm những đồ dùng sáng tạo để phục vụ chính cho lớp học của mình, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy cho trẻ mầm non với mong muốn mang những thành công của mình đến với những đồng nghiệp, những người luôn quan tâm đến công tác chăm sóc sáo dục trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Sáng tạo từ nguyên liệu tái chế, tre, nứa, ống nhựa, làm đồ dùng cho trẻ trải nghiệm với nước trong trường mầm non

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA THÀNH BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Sáng tạo từ nguyên liệu tái chế, tre, nứa, ống nhựa, làm đồ dùng cho trẻ trải nghiệm với nước trong trường mầm non” Lĩnh vực: Giáo dục (03)/MN Tác giả: Phạm Thị Nụ Trình độ chuyên môn: Cao Đẳng sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Mầm non xã Nghĩa Thành Nam Định, ngày 30 tháng 05 năm 2020
  2. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Sáng tạo từ nguyên liệu tái chế, tre nứa, ống nhựa làm đồ dùng cho trẻ trải nghiệm với nước trong trường mầm non”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/MN 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 10 tháng 9 năm 2019 đến ngày 30 tháng 5 năm 2020. 4. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Nụ Năm sinh: 1976 Nơi thường trú: Xóm Mỹ Điền - Xã Nghĩa Thành - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Mầm non. Chức vụ công tác: Giáo viên nhà trẻ. Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Nghĩa Thành - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% Điện thoại: 0834.352.356 - 0964.893.951 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non xã Nghĩa Thành Địa chỉ: Xóm Tây Thành - Xã Nghĩa Thành - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định Điện thoại: 0942.578.915
  3. BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời là phương pháp phát triển nhân cách toàn diện tốt nhất cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống. Nó cần cho sự phát triển tư duy, nhân cách toàn diện của một đứa trẻ, đồ dùng tự tạo giúp phát triển nhận thức phát triển tư duy khả năng ghi nhớ có chủ đích, kích thích sự sáng tạo, tính độc lập của trẻ. Hiện nay khi thực hiện chương trình mầm non mới điều khó khăn nhất đối với chúng ta là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, tiết kiệm, nhưng lại đạt hiệu quả cao. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng nguyên vật liệu mở có sẵn ở địa phương gần gũi an toàn đối với trẻ. Đây cũng chính là hình thức dạy trẻ biết yêu quý sức lao động ngay từ khi còn bé. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển và kỹ thuật điện tử xâm nhập đến từng mái trường, từng gia đình, từng trẻ em. Chúng ta không thể yên tâm với con em mình khi từng ngày, từng giờ những mặt trái của thời đại công nghệ đang ảnh hưởng không mấy tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Vậy làm thế nào để trẻ vừa chơi, vừa học, lại vừa sáng tạo là mối quan tâm và cũng là nhu cầu thiết yếu của các bậc phụ huynh và giáo viên mầm non. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo, tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động. Đồ dùng sáng tạo giúp trẻ dễ dàng hòa nhập vào hành động chơi giống như đáp ứng nhu cầu bắt chước hành động của người lớn và làm quen thế giới xung quanh. Chính đồ dùng, đồ chơi là sợi dây bền chắc nhất liên kết trẻ với nhau để cùng chơi, cùng hành động và để duy trì hứng thú của trẻ với trò chơi đồng thời đồ chơi còn giúp trẻ hình thành sự chú ý và ghi nhớ có chủ định, góp phần phát triển trí tuệ, tích luỹ các biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động phát triển tư duy của trẻ.
  4. 2 Việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Trong quá trình làm đồ dùng cô giáo cũng phải xem xét mọi điều kiện, khía cạnh thực tế để phù hợp với điều kiện của địa phương, tình hình của lớp học mình, nhận thức của trẻ. Trẻ nhận thức ở mức độ như thế nào để cô tìm hướng, cách làm đồ dùng sao cho phù hợp với sự tiếp thu của trẻ. Với những đồ dùng do tự tay mình làm ra bản thân giáo viên sẽ rất dễ dàng trong việc hướng dẫn trẻ trong quá trình thực hiện, trẻ sẽ lĩnh hội được những kinh nghiệm, dễ dàng tiếp thu kiến thức, có thể sẽ đưa ra những sáng kiến riêng, dần dần kỹ năng kỹ xảo sẽ ngày một hoàn thiện hơn. Ngoài ra, trẻ sẽ học được cách chia sẻ trong quá trình lao động. Điều này sẽ giúp trẻ tích cực, tự chủ trong hoạt động liên quan. Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức được vấn đề này trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong giảng dạy tôi luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo ra các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ. Từ đó tôi đã tìm ra cho mình một phương pháp dạy học khá hay, rất tiết kiệm mà lôi cuốn trẻ vào các hoạt động giúp trẻ học tập tốt hơn, tôi đã sử dụng phương pháp sáng tạo từ các vật liệu tái sử dụng, nguyên liệu sẵn có tại địa phương để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ bằng nhiều nguyên liệu khác nhau. Năm 2018 tôi đã nghiên cứu và làm thành công một số mẫu đồ dùng cho trẻ trải nghiệm trong trường mầm non. Tôi đã kết hợp với một số giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở một số trường mầm non trên toàn quốc ứng dụng đồ dùng cho trẻ mầm non vui chơi với nước do chính bản thân tôi làm ra. Sau khi đưa vào ứng dụng thực hành tại một số trường tôi nhận được phản hồi tích cực từ các thầy cô giáo. Trẻ tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng hơn, hứng thú, sáng tạo hơn trong các hoạt động. Từ những lí do đó năm học 2019- 2020 tôi đã ứng dụng đồ dùng này tại trường Mầm Non xã Nghĩa Thành với đề tài: “ Sáng tạo từ nguyên liệu tái chế, tre nứa, ống nhựa làm đồ dùng cho trẻ trải nghiệm với nước trong trường mầm non”. Mục đích giúp cho lớp học của tôi có được nhiều đồ dùng sáng tạo cho trẻ hoạt động với nước ngày một nhiều hơn, sáng tạo hơn. Đồng
  5. 3 thời cũng chia sẻ với đồng nghiệp cách làm những đồ dùng sáng tạo để phục vụ chính cho lớp học của mình, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy cho trẻ mầm non với mong muốn mang những thành công của mình đến với những đồng nghiệp, những người luôn quan tâm đến công tác chăm sóc sáo dục trẻ. Đồng thời mong muốn đào tạo ra những thế hệ tương lai năng động, sáng tạo luôn biết giữ gìn bản sắc dân tộc nhưng lại thích ứng nhanh với sự tiến bộ của xã hội, góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP. 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Việc làm đồ dùng tự tạo là trách nhiệm của mỗi giáo viên, ngoài giờ lên lớp giáo viên còn tự lựa chọn thời gian hợp lí để tìm tòi cách làm đồ dùng phục vụ cho chính tiết dạy của mình, nhằm phục vụ cho việc dạy và học đồng thời nâng cao sự tìm tòi, ham hiểu biết của trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy việc làm đồ dùng sáng tạo cho trẻ chiếm khá nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến các nhiệm vụ khác của giáo viên, giáo viên đôi khi không có nhiều thời gian cho việc chuẩn bị giáo án, đồ dùng lên lớp để đạt kết quả cao. Chính vì vậy, năm học 2019 – 2020 tôi được nhà trường phân công giảng dạy nhóm trẻ 24- 36 tháng với tổng số học sinh là 25 cháu, với nhận thức của trẻ chưa đồng đều, bản thân tôi trong quá trình thực hiện việc làm đồ dùng sáng tạo cho trẻ về đề tài này tôi còn gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: a) Thuận lợi. - Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục đào tạo huyện Nghĩa Hưng cùng với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhóm lớp, lớp tôi đã đạt 83% danh mục đồ dùng, trang thiết bị theo thông tư 01. - Ban giám hiệu thường xuyên tạo điều kiện cho tôi được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ dành cho giáo viên cũng như tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm trong thực tiễn giảng dạy.
  6. 4 - Trẻ đi học chuyên cần, khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. - Bản thân là một giáo viên được đào tạo Cao đẳng sư phạm, nắm vững chuyên môn, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tôi thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu cách làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non, luôn tìm cách làm đồ dùng với nước cho trẻ với nhiều đồ dùng, vật liệu khác nhau. - Hai giáo viên đứng lớp luôn kết hợp thống nhất phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ, thường xuyên tổ chức các hoạt động chơi, dành thời gian trao đổi với phụ huynh để phụ huynh thu lượm giúp những vật liệu sẵn có tại địa phương phục vụ cho việc làm đồ dùng. b) Khó khăn. - Kinh phí nhà trường còn hạn hẹp chưa thể bổ sung trang thiết bị, cở sở vật chất đầy đủ cho nhà trường, cho nhóm lớp. - Bản thân tôi gặp không ít khó khăn trong việc tìm tòi đồ dùng, vật liệu sẵn có tại địa phương, đồ dùng cho trẻ với nước còn thiếu trong quá trình cho trẻ chơi, lao động hoạt động tập thể. - Thời gian dành cho việc làm đồ dùng sáng tạo chưa nhiều do vậy khi thực hiện làm một số đồ dùng sáng tạo cho trẻ chơi với nước cần rất nhiều thời gian. - Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, ít được tiếp xúc với môi trường xung quanh. - Nhiều phụ huynh chưa có hành vi đúng đắn và lời nói mẫu mực. - Mỗi trẻ lại có đặc điểm cá tính riêng biệt vì thế việc quan tâm, sát sao tất cả trẻ trong các hoạt động là điều hết sức khó khăn. - Môi trường xã hội nơi trẻ sống bên cạnh nhiều mặt tích cực còn có mặt tiêu cực làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở trẻ. Nhiều trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử... nên trẻ không quan tâm nhiều đến các hoạt động khác.
  7. 5 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. Dựa vào những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện tìm tòi và khám phá trước đó, bản thân tôi đã áp dụng những biện pháp mới và sau đây là những biện pháp mà tôi mạnh dạn đưa ra để áp dụng trong đề tài này như sau: a) Giải pháp1: Tham mưu với ban giám hiệu nhà trường về vấn đề đầu tư cơ sở vật chất. - Như chúng ta đã biết mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học cho giáo viên và học sinh là một việc làm vô cùng cần thiết. Ngay từ đầu năm học khi thực hiện đề tài sáng kiến bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch, tham mưu với ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất phục vụ cho năm học dựa trên nhóm đồ dùng phục vụ cho trẻ chơi với nước có trong danh mục đồ chơi theo thông tư 01. + Ca cốc bằng inoc đảm bảo an toàn vệ sinh, có quai cầm chắc chắn. + Bát ăn cơm, thìa xúc cơm chất liệu bằng inoc. + Bình nước có vòi: Đảm bảo chắc chắn, đảm bảo vệ sinh, tiện lợi cho trẻ khi mở vòi, khóa vòi. + Chậu đựng nước bằng inoc. + Bộ đồ chơi đong nước: Để trẻ chơi đong nước trong các học động chơi và học đảm bảo khoa học và sáng tạo. + Thùng đựng nước có vòi phục vụ cho rửa tay vệ sinh cho trẻ. + Khăn lau tay để trẻ lau khô tay khi chơi với nước. + Khăn mặt, khăn lau khô cho trẻ. + Xô đựng nước chất liệu bằng nhựa. + Bình ủ nước: Sử dụng cho mùa đông đựng nước nóng cho học sinh. + Nhà vệ sinh có lắp hệ thống nóng lạnh phục vụ vệ sinh cho trẻ theo mùa. Trong quá trình tham mưu và đề xuất bản thân tôi đã chắt lọc những đồ dùng chính phục vụ cần thiết nhất, ngoài ra còn đưa thêm một số đề xuất đồ dùng sáng tạo cho trẻ chơi với nước trong các giờ chơi, giờ học của trẻ để trẻ
  8. 6 tham gia đầy đủ và đảm bảo tính sáng tạo giúp trẻ hứng thú, say mê, sáng tạo trong các hoạt động hàng ngày góp phần cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Cô giáo hướng dẫn trẻ lấy nước uống b) Giải pháp 2: Tuyên truyền với các bậc phụ huynh về việc thu gom phế liệu để làm đồ dùng cho trẻ chơi với nước. Để thực hiện tốt việc làm đồ dùng sáng tạo cho trẻ chơi với nước thì
  9. 7 chuẩn bị phế liệu, đồ dùng là rất quan trọng. Dựa trên các chủ đề, tôi đã xây dựng những tiết học có sử dụng đồ dùng chơi với nước sau đó tôi đã tích cực tuyên truyền với các bậc phụ huynh về việc ủng hộ những phế liệu để làm đồ dùng phục vụ cho các cháu tại lớp. Trong giờ đón trẻ tôi trao đổi với phụ huynh một cách thân thiện. Luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về công tác chăm sóc giáo trẻ. Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc học của con em mình nên rất đồng tình trong quá trình thu gom phế liệu. Sau khi đã có kế hoạch hoạt động trong một năm học của nhà trường, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch tháng, tuần của lớp dựa trên kế hoạch năm học tôi lên kế hoạch thu gom nguyên liệu tái chế làm đồ dùng theo các chủ đề. Để làm tốt việc làm đồ dùng tự tạo bản thân tôi đã luôn suy nghĩ và tìm ra những phế liệu có thể tái chế hiệu quả và an toàn để phục vụ cho việc làm đồ dùng cho trẻ. Tôi thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh một số kiến thức về việc làm đồ dùng, đồ chơi, khuyến khích phụ huynh cho trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi và đóng góp những nguyên vật liệu thiên nhiên đã qua sử dụng cho lớp. Tôi nghĩ đây cũng là một hình thức khá hay trong việc giúp cô giáo làm được nhiều đồ dùng không chỉ là những đồ dùng cho trẻ chơi với nước mà còn làm được nhiều đồ chơi khác giúp phát huy ở trẻ tính tích cực sáng tạo trong các hoạt động học, đồng thời đây cũng hình thức tuyên truyền khá hay về công tác chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và gia đình. Bên cạnh đó tôi thường xuyên mời phụ huynh tham quan góc học tập, xem các đồ dùng đồ chơi do chính tay tôi làm để phục vụ trẻ, ghi lại video để phụ huynh thấy được con em mình được học, được chơi gì ở trường. Tổ chức các buổi họp phụ huynh tuyên truyền về công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Hướng dẫn phụ huynh làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ tại nhà. Mời phụ huynh tham dự một số hoạt động vui chơi trải nghiệm của trẻ với đồ dùng tự làm từ nguyên liệu tái chế do phụ huynh ủng hộ.
  10. 8 Cô giáo hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi cho trẻ tại nhà Phụ huynh ủng hộ băng đĩa DVD Phụ huynh ủng hộ chai lọ tái chế
  11. 9 c) Giải pháp 3: Thực hiện làm đồ dùng sáng tạo cho trẻ chơi với nước Đối với trẻ mầm non, đồ dùng đồ chơi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Thông qua đồ dùng đồ chơi trẻ có thể tìm tòi, khám phá, trẻ được thao tác với các đồ vật… qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Khi trẻ được tìm hiểu, khám phá các đồ dùng đồ chơi giúp trẻ hiểu biết về tên gọi, đặc điểm, công dụng…về thế giới xung quanh, giúp trẻ biết được cách sử dụng của các đồ dùng, đồ vật, qua đó giúp trẻ phát triển về nhận thức. Khi được thao tác với đồ dùng đồ chơi: cầm, nắn, sờ, mó… giúp trẻ được phát triển thể chất về các vận động tinh. Bên cạnh đó, khi được tiếp xúc với các đồ dùng đồ chơi, trẻ cảm nhận được cái đẹp, tạo cho trẻ yêu thích và mong muốn tạo ra cái đẹp qua đó giúp trẻ phát triển thẩm mĩ một cách tốt nhất. Không những thế, khi được chơi với các đồ dùng đồ chơi, vốn từ của trẻ được phát triển một cách nhanh nhất giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, rèn luyện cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn khi chơi với bạn, với cô qua đồ dùng đồ chơi, qua đó trẻ được phát triển ngôn ngữ và tình cảm kĩ năng xã hội. Đồ dùng đồ chơi mua sẵn không phải lúc nào cũng đẹp, lúc nào cũng tốt, chúng không đủ về chủng loại và phong phú về chất liệu. Hơn nữa không phải trường mầm non nào cũng có đủ điều kiện để mua tất cả các đồ dùng đồ chơi có sẵn, đủ để phục vụ nhu cầu chơi cho trẻ. Trẻ mầm non hiểu và tiếp thu mọi điều về thế giới xung quanh thông qua việc tìm hiểu, khám phá các sự vật, hiện tượng; học cách làm người qua việc thể hiện tình cảm, thái độ đối với các đồ vật, đồ dùng đồ chơi. Trong thực tế, qua nhiều năm giảng dạy, hàng ngày được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, được trò truyện cùng trẻ tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ, đặc biệt là những đồ chơi tự tạo. Được chơi, khám phá với đồ dùng tự tay mình làm ra trẻ sẽ phát huy được hết tính tích cực và khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Từ những lý do trên, bản thân tôi là một giáo viên trực tiêp giảng dạy, tôi đã dựa vào kinh nghiệm của bản thân và những ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, dựa vào sách báo…tôi xin đưa ra ý tưởng từ tre nứa, vỏ chai nước, ống nhựa, ống nước cũ dư thừa của gia đình
  12. 10 lắp ghép lại để tạo ra đồ chơi cho trẻ chơi và qua đó giúp trẻ khám phá ra nhiều trò chơi từ ống nhựa, ống nước này. Sau đây là những đồ dùng sáng tạo làm cho trẻ chơi với nước mà bản thân tôi thực sự tâm đắc: * Đồ dùng chơi với nước làm bằng ống nhựa. - Chất liệu: Đồ dùng làm từ ống nhựa, nguyên liệu tái chế. - Lựa chọn đồ dùng bằng ống nhựa làm đồ dùng cho trẻ chơi với nước là tiêu chí của bản thân tôi vì: Thứ nhất: Đồ dùng khi ứng dụng hoạt động bằng nước không sử dụng điện. An toàn tuyệt đối với trẻ. Thứ hai: Bản thân tôi thấy đồ dùng dễ dàng tìm kiếm, phù hợp với độ tuổi mầm non. Thứ ba: Chất liệu nhựa nhẹ, dễ cắt, khoan, đục. Thứ tư: Bản thân tôi rất dễ lắp ghép. Ngoài việc làm cho cô sử dụng, mục đích còn để trẻ có thể tự tháo lắp được không cần sự giúp đỡ của giáo viên trong suốt quá trình chơi. - Công dụng: + Từ ống nhựa trên đầu tiên bản thân tôi cho trẻ chơi với ống nhựa trong tiết hoạt động góc, hoạt động với đồ vật nhằm tạo giúp ra cho trẻ kích thích sự khám phá, tìm tòi. + Sau khi đã cho trẻ trải nghiệm và khám phá tôi đã ghép cho trẻ nhìn thấy để trẻ hứng thú chơi, để thấy được sự phát huy của đồ dùng tôi đã chuẩn bị những chậu nước to để giữa lớp (Trẻ ngồi xung quanh để quan sát). Sau đó dùng nước đổ từ trên ống cao nhất xuống nước chảy vào ống và thoát ra đều đều kích thích trẻ khám phá vì sao? Có những trẻ hỏi: Cô ơi nước chảy nhiều thế? Cô ơi sao nước chảy ở đâu ra cái vòi này? Sao cái kia lại quay được ạ? ... Ôi thích quá. Từ những khám phá trên giúp trẻ kích thích tư duy, quan sát có chủ định và hứng thú tìm tòi, sáng tạo. + Ngoài việc cho khám phá trong tiết học, đồ dùng này còn được phục vụ
  13. 11 trong các hoạt động chơi với nước ở ngoài trời, các hoạt động trải nghiệm của trẻ với nước. +Ngoài những trò chơi trên, từ ống nhựa nhỏ trẻ còn chơi được với các trò chơi khác: Xâu ống vào trụ, xâu ống vào dây kéo đi chơi, chơi xếp cạnh, xếp chồng, lắp ghép, làm ống nghe khám bệnh cho búp bê… +Tôi nhận thấy, khi trẻ chơi với đồ chơi này còn giúp cho trẻ phát triển rất nhiều mặt: + Phát triển các giác quan: Trẻ biết cầm, nắm, lăn xoay; biết phối hợp tay và mắt: xâu, xếp, lắp ghép… + Phát triển trí tuệ: Trẻ phân biệt được kích thước to – nhỏ, dài- ngắn, tính chất cứng – mềm… + Phát triển ngôn ngữ: Trẻ nói được rất nhiều và phát triển hơn so với yêu cầu thực: trong quá trình trẻ chơi, trẻ được tiếp xúc với nhau kích thích trẻ giao tiếp nhiều hơn qua đó sẽ giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ của trẻ. + Phát triển cảm xúc, tình cảm: Trẻ vui, thích thú, vui cười nói chuyện với nhau trong quá trình chơi. Cô giáo hướng dẫn trẻ lắp ghép thác nước
  14. 12 Cô và trò đang vui chơi với thác nước Trẻ đang tự mình trải nghiệm với thác nước Trẻ thích thú vui chơi với guồng quay nước Trẻ khám phá trải nghiệm với guồng quay nước
  15. 13 * Đồ dùng chơi với nước làm bằng cây tre. Trong cuộc sống có muôn vàn vạn vật. Vật chất, đồ dùng xung quanh được làm ra không chỉ mang tính chất thẩm mỹ, dùng để trưng bày được thể hiện qua sự khéo léo của con người. Ngoài ra, chúng còn dùng phục vụ rất nhiều trong công việc, trong học tập, trong cuộc sống hàng ngày... đặc biệt thông qua những đồ dùng, vật liệu sẵn có tại địa phương đã giúp cho mọi người sáng tạo ra nhiều đồ dùng phục vụ cho học tập và giảng dạy. - Cách làm: Tận dụng những phế liệu sẵn có tại địa phương, tôi đã lựa chọn những đoạn tre dài ngắn, to nhỏ khác nhau, sau đó cắt, khoan, lắp ghép để tạo thành đồ chơi sáng tạo cho trẻ vui chơi và trải nghiệm. Bước 1. Cắt tre thành nhiều đoạn dài ngắn Bước 2. Lắp ghép guồng Bước 3. Lắp khung Bước 4. Lắp chi tiết phụ và trang trí
  16. 14 - Công dụng: + Bước đầu tôi cho trẻ làm quen với tre nứa đã được đánh bóng bảo đảm an toàn cho trẻ để trẻ cảm nhận được độ nhẵn, ráp của nguyên liệu từ thiên nhiên + Sau đó tôi cho trẻ trải nghiệm khám phá đồ dùng bằng cách. Cho đồ dùng vào chậu hay bể, bồn để trẻ quan sát và chơi cùng đồ dùng đó. Từ đó trẻ có những câu hỏi ( Cô ơi có nước kìa! Ôi thích quá! Cô ơi tại sao nó lại quay? Cô ơi tại sao có tiếng nhạc? Chú tễu đang làm gì?... Từ đó giúp trẻ có khả năng phát triển tư duy khả năng sáng tạo của trẻ cũng được hình thành. + Ngoài việc cho khám phá trong tiết học đồ dùng này còn được phục vụ trong các hoạt động chơi với nước ở ngoài trời, các hoạt động trải nghiệm của trẻ với nước. + Khi trẻ chơi với đồ chơi này còn giúp cho trẻ phát triển rất nhiều mặt: + Phát triển các giác quan: Trẻ biết cầm, nắm, biết cảm nhận về độ nhẵn, ráp của đồ dùng. Biết lắng nghe và phân biệt được một số âm thanh to, nhỏ khác nhau. + Phát nhận thức: Trẻ phân biệt được kích thước to – nhỏ, dài- ngắn, màu sắc cơ bản, tính chất cứng - mềm… Biết được một số tác dụng của nước đối với cuộc sống xung quanh trẻ + Phát triển ngôn ngữ: Trẻ nói được rất nhiều và phát triển hơn so với yêu cầu thực. Thể hiện được nhu cầu, mong muốn và hiểu biết bằng một vài câu đơn giản Trong quá trình trẻ chơi, trẻ được tiếp xúc với nhau kích thích trẻ giao tiếp đặt ra nhiều câu hỏi: Vì sao? Tại sao? nhiều hơn sẽ giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ của trẻ tốt hơn, trẻ nói được câu dài hơn, đầy đủ ý hơn: Cô ơi nước chảy từ đâu kìa? Cô ơi chú tễu đang làm gì thế ạ ?... + Phát triển cảm xúc, tình cảm: Trẻ vui, thích thú, vui cười nói chuyện vu vơ. Thích được trò truyện cùng mọi người xung quanh. Thực hiện được yêu cầu đơn giản của cô giáo. Biết lắng nghe lời nói kể lại một số sự vật trẻ vừa nhìn, nghe thấy với sắc thái tình cảm khác nhau. + Qua hoạt động vui chơi với đồ dùng này cô có thể dạy trẻ cách giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết cất lấy đồ dùng đúng nơi quy định.
  17. 15 Guồng quay nước làm bằng tre Cô trò vui chơi trải nghiệm với guồng quay nước * Đồ chơi với nước làm bằng chai peppsi, la vi nước, đĩa nhạc, nắp chai bằng nhựa. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non thông qua các hoạt động vui chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động và trải nghiệm. Ở đó trẻ được thể hiện nhu cầu của cá nhân, được phát triển cân đối hài hòa từ đó giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện nhất cả về thể chất và tinh thần. Với sáng kiến làm đồ chơi từ ống nhựa dư thừa hoặc đã qua sử dụng, chai nhựa tái chế để tạo thêm nhiều đồ chơi cho trẻ, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu chơi và học của trẻ mầm non. Tôi nhận thấy những đồ chơi này rất dễ làm, dễ hoạt động và tuyệt đối an toàn. Cách thức chơi cũng sẽ được thay đổi theo sự phát triển của trẻ, theo nhiều chủ đề và càng có nhiều cách chơi với một đồ chơi thì trẻ sẽ học hỏi được càng nhiều. Những chai nhựa nào có thể tái chế? Đó là những chai nhựa có hình dáng thích hợp, không độc hại với trẻ em. Tái chế rất có ích, trẻ vừa có đồ chơi để chơi vừa giảm lượng rác thải góp phần bảo vệ môi trường. Vật liệu tái sử dụng đối với các giáo viên mẫu giáo là một nguyên liệu phong phú dùng để tạo ra các
  18. 16 mẫu đồ chơi thân thiện với môi trường nhưng lại an toàn, góp phần bảo vệ môi trường, ngăn chặn chất thải và giảm thiểu rác thải, đồng thời tiết kiệm chi phí và mang đến cho trẻ những món đồ chơi hết sức sáng tạo và đẹp mắt, có tính ứng dụng cao. Thấy được tầm quan trọng của việc vui chơi đặc biệt khi trẻ được hoạt động với đồ vật sẽ kích thích não bộ của trẻ phát triển, trí tưởng tượng phong phú, tận dụng những vật liệu, phế thải sẵn có. Bản thân tôi đã tìm tòi thêm chai, lọ peppsi để thực hiện đồ dùng sáng tạo cho trẻ chơi với nước từ chai peppsi, đĩa nhạc DVD, ống nhựa... -Nguyên liệu: nắp chai, đĩa DVD, chai nhựa, ống nhựa... - Cách làm: +Từ những nguyện liệu trên tôi đã cắt, khoan lỗ, lắp ghép, gắn keo tạo thành chiếc xe nước nhỏ cho trẻ chơi hoạt động ngoài trời, hoạt động khám phá khoa học. Bước 1. Lắp khung xe Bước 2. Làm guồng quay Bước 4. Lắp trụ và chai đổ nước Bước 3. Lắp bánh xe
  19. 17 - Công dụng: Phục vụ cho chính tiết học của trẻ khi học với nước, phục vụ trong các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động khám phá khoa học. + Rèn luyện khả năng lắp ghép trong quá trình lắp ghép sản phẩm ( Xoáy nắp chai, kĩ năng ghi nhớ chính xác để lắp đồ dùng) + Phát triển nhận thức: Phát triển được khả năng đếm, phân biệt màu sắc rõ rệt của trẻ. + Phát triển ngôn ngữ: Giúp trẻ đặt ra nhiều câu hỏi mở: (Tại sao xe có thể di chuyển được? Tại sao xe lại có ba bánh? Vì sao có nước xe mới di chuyển được?...) + Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội: Đồ chơi giúp trẻ hiểu biết hơn về thế giới xung quanh. Điều thú vị là sẽ học cách thừa nhận thất bại, ăn mừng chiến thắng, chấp nhận thử thách khi lắp ghép thành công hay thất bại… và ứng xử mềm dẻo hơn khi chơi sử dụng đồ dùng, đồng thời hình thành cho trẻ kĩ năng ứng xử phù hợp với người xung quanh. Trẻ dùng kĩ năng để lắp, xoáy nút chai
  20. 18 Trẻ đang tìm cách lắp ghép xe nước Trẻ vui chơi thích thú chơi với xe nước III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI. Qua một năm thực hiện đề tài và nghiên cứu, bản thân tôi được sự giúp đỡ tạo mọi điều kiện của ban giám hiệu nhà trường, sự phối hợp với phụ huynh trong quá trình thực hiện đề tài đã thu được những kết quả như sau: 1.Hiệu quả về kinh tế Nhà trường giảm được kinh phí đầu tư hỗ trợ đồ dùng đồ chơi cho lớp, cho trường tối thiểu khoảng 5 triệu đồng/ năm. Nếu các mẫu đồ dùng của tôi được hội đồng thi đua đánh giá và được phép đưa vào ứng dụng rộng rãi tại các nhóm lớp, các nhà trường thì tôi ước tính sẽ giảm bớt phần chi phí không nhỏ về đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục huyện nhà. 2.Hiệu quả về mặt xã hội : 2.1. Về phía giáo viên. - Tự tin, sáng tạo hơn trong việc sắp xếp thời gian hợp lí để làm đồ dùng cho trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2